






















Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Chủ đề về quan niệm trọng dụng người tài của BÁC
Typology: Thesis
1 / 30
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
3 49.01.703.002 Nguyễn Bảo Vân Anh 16 49.01.903.006 Phan Công Danh 19 49.01.903.008 Nguyễn Đỗ Thanh Duy 25 49.01.753.017 Cao Thanh Hà 28 49.01.903.014 Lê Huy Hoàng 54 49.01.903.023 Lê Văn Nghĩa 62 49.01.753.047 Nguyễn Ngọc Uyên Nhi 80 49.01.753.072 Nguyễn Ngọc Anh Thư 87 49.01.753.095 Nguyễn Hoàng Khánh Vy 88 49.01.753.098 Nguyễn Hà Xinh Xinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là tấm gương sáng ngời về tư tưởng, đạo đức cách mạng và phong cách sống. Trong di sản tư tưởng đồ sộ mà Người để lại, tư tưởng về trọng dụng nhân tài là một nội dung nổi bật, thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu sắc của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng một đội ngũ nhân tài vừa có đức, vừa có tài để phụng sự Tổ quốc. Người từng khẳng định: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Quan điểm này không chỉ phản ánh rõ triết lý về việc đánh giá và trọng dụng con người, mà còn là kim chỉ nam để định hướng cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước qua nhiều giai đoạn lịch sử. Chúng em lựa chọn đề tài “Tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc trọng dụng người tài” với mong muốn hiểu rõ hơn tư tưởng của Người, đồng thời nhận thức sâu sắc hơn vai trò của nhân tài trong sự nghiệp cách mạng. Đặc biệt, tư tưởng này không chỉ mang ý nghĩa lịch sử mà còn là bài học quý giá cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay trong việc rèn luyện cả tài năng lẫn phẩm chất đạo đức để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập quốc tế. Với mục tiêu phân tích tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc trọng dụng nhân tài, tìm hiểu cách Người đánh giá, lựa chọn và sử dụng nhân tài trong các giai đoạn cách mạng, cũng như rút ra bài học kinh nghiệm có giá trị thực tiễn, chúng em đã kết hợp quan sát và tìm hiểu thông tin từ buổi đi tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh với nghiên cứu tài liệu liên quan và phân tích các sự kiện, tình huống điển hình trong lịch sử. Để hiểu rõ hơn về tầm nhìn và phương pháp trọng dụng nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phần tiếp theo sẽ đi sâu vào việc phân tích các nội dung cốt lõi trong tư tưởng của Người.
2.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về người tài Trong quan điểm của Hồ Chí Minh, , “tài” thể hiện ở cái trí, cái tầm, nhưng phải gắn chặt với cái tâm. Nhân tài không chỉ thể hiện năng lực làm việc, công tác xuất chúng, mà còn phải sẵn sàng tiên phong đi đầu trong việc rèn luyện, trau dồi phẩm chất và đạo đức. Đức và tài phải luôn gắn bó chặt chẽ, đức phải được đặt lên hàng đầu, phải là cái ‘’gốc’’ của người tài, “Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.” (Hồ Chí Minh toàn tập, 2011, tập 5, tr.292). Bác còn đặc biệt nhấn mạnh đức “là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người” (Hồ Chí Minh toàn tập, 2011, tập 5, tr.292). Điều đó có nghĩa, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh tài và đức phải luôn gắn bó chặt chẽ với nhau người đó mới thực là nhân tài. Đức và tài là những phẩm chất thống nhất với nhau. Không có tài thì làm việc sẽ khó khăn, nhưng không có đức thì sẽ trở thành người vô dụng, nặng nề hơn là “con sâu làm rầu nồi canh. Bởi vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu, khi đã phát hiện được người tài rồi thì phải dùng người đúng chỗ, đúng việc; “phải xem người ấy xứng với việc gì. Nếu người có tài mà dùng không đúng tài của họ, cũng không được việc”; cho nên đừng bao giờ “bảo thợ rèn đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao”. Ngoài những cá nhân có trí thức, Bác còn khẳng định rằng tất cả ai có tài-đức trong bất kỳ lĩnh vực nào như chính trị, quân sự,... dù có xuất thân ra sao đều xứng đáng được công nhận và trọng dụng. “Phải trọng dụng nhân tài, trọng dụng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta” (Hồ Chí Minh toàn tập, 2011, tập 5, tr.313). Thấm nhuần tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, Bác đã nói “kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”. Và để cho đất nước được
cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu…” (Hồ Chí Minh toàn tập, 2011, tập 4, tr.07) Để tìm người tài đức cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đăng bài viết “Nhân tài và kiến quốc” trên Báo Cứu quốc ngày 14/11/1945, trong đó Người khẳng định yếu tố quan trọng nhất để giữ vững nền độc lập là kiến quốc mà “Kiến thiết cần có nhân tài” tuy rằng: “Nhân tài nước ta dù chưa nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển càng thêm nhiều” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, 2011, tập 4, tr.114). Đây sẽ là nhân tố quan trọng để xây dựng và hoàn thiện mọi mặt, phát triển đất nước từ kinh tế, quân sự, giáo dục đến ngoại giao. (Nguyễn Vân Anh, 2021) Đồng thời, Người cũng tha thiết kêu gọi “đồng bào ta ai có tài năng và sáng kiến về những công việc đó, lại sẵn lòng hăng hái giúp ích nước nhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng cho chính phủ”. Đơn cử phải kể đến Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, với xuất thân giáo viên lịch sử - một ngành nghề không hề liên quan đến khả năng chỉ huy quân sự của ông, nhưng bằng con mắt chọn người tài tình của mình, Bác đã tìm ra nhân tài ở nơi chẳng ai ngờ đến. Đây là phương pháp đơn giản nhưng cũng đầy sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bởi có lẽ, Đảng chẳng thể đi đến mọi ngõ ngách để tìm kiếm nên thật sự tài tình khi Bác mở lời công khai kêu gọi trước toàn nhằm khơi gợi lên ý thức tự tôn, lòng tự hào dân tộc và tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân, tri thức vì độc lập, vì tự do của Tổ quốc… Hơn một năm sau, ngày 20/11/1946, trong bài “Tìm người tài đức” súc tích chưa đầy 140 chữ của mình, Người lại viết: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài” (Hồ Chí Minh toàn tập, 2011, tập 4, tr.504) và kêu gọi chính quyền tại các địa phương triển khai nhiệm vụ tìm người tài đức, có thể làm những việc ích nước, lợi dân báo cáo với Chính phủ. Có thể thấy, đây là một trong những chính sách quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc tìm kiếm người có tài có đức để xây dựng một nhà nước dân chủ nhân dân.
Điều đó cho ta thấy, việc tìm kiếm, phát hiện và tiến cử người tài không phải nhiệm vụ của một cá nhân hay một chính quyền mà là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Cả nước sẽ cùng tham gia vào nhiệm vụ chung này để “nghiên cứu kế hoạch ấy một cách kỹ lưỡng, có thể thực hành được thì thực hành ngay”. Tiếp đó, hàng loạt bức thư, bài báo, bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ này như: Thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp “Tuần lễ vàng”, Thư gửi các giới công thương Việt Nam, Thư gửi đồng bào công giáo, Hoa – Việt thân thiện,... đều thể hiện sự coi trọng việc tập hợp, sử dụng nhân sĩ, trí thức, nhân tài, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, hòa hợp dân tộc phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Song song với đó Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “người có tài, có đức nước ta không thiếu nhưng vấn đề là phát hiện và sử dụng phù hợp, nếu Chính phủ không thấy được thì lỗi thuộc về phía Chính phủ. Do đó Người đã tự nhận khuyết điểm của mình “nghe không đến, thấy không khắp”, khiến người tài đức chưa được biết tới: “Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài, có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó, tôi xin thừa nhận”(Hồ Chí Minh toàn tập, 2011, tập 4, tr.504). Để nhanh chóng tìm ra được những “người hiền năng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho “các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết”. Những nội dung trên đã thể hiện tính nhất quán về tư tưởng trọng dụng nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp kiến thiết đất nước. Đối với Người, nhân tố con người luôn là quan điểm, phương pháp luận quan trọng nhất, và nhân tài có vai trò to lớn, là một động lực để phát triển đất nước, phải được phát hiện, ươm trồng, phát huy, trọng dụng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì đất nước, vì nhân dân. ● Nhân tài ở mọi lĩnh vực:
Trong kháng chiến, Người cho mở Trường Đại học Y Dược (Việt Bắc); lớp toán đại cương và các trường dự bị đại học, sư phạm cao cấp (Khu IV); các trường khoa học cơ bản và sư phạm cao cấp (Khu học xá Trung ương, Quảng Tây, Trung Quốc) nhằm tạo dựng một lớp người có đủ tài và đức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Đến thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, bên cạnh việc nhờ các chuyên gia nước ngoài đào tạo, Người còn chủ trương cử người đi học ở Liên Xô, Trung Quốc và một số nước xã hội chủ nghĩa góp phần hình thành nên đội ngũ các nhà khoa học đông đảo sau này. (Nguyễn Vân Anh, 2021) Theo Bác, người tài không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải có phẩm chất đạo đức cao đẹp, trung thành với Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Bác luôn coi vấn đề bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng nhân tài là vấn đề hàng đầu, là nền tảng, quyết định sự thành bại của cách mạng đã thể hiện tầm nhìn sâu sắc và tầm quan trọng chiến lược của Người đối với sự phát triển của đất nước. Nói đến tài và đức cũng như đức và tài là nói đến những yếu tố chủ đạo, then chốt trong cấu trúc nhân cách của một con người trưởng thành. Hai yếu tố này xác lập mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, chi phối và chế ước lẫn nhau trong con người với tư cách cá nhân, cá thể của nó. Đó là một chủ thể mang nhân cách đã định hình chính nó, trong một môi trường xã hội, lịch sử và văn hóa nhất định, với những hoàn cảnh và điều kiện khách quan xác định cùng với hoạt động sống của chủ thể gắn liền với nỗ lực chủ quan của mỗi người. Tài và đức, cũng như đức và tài là những khái niệm, phạm trù thường được hiểu trong lĩnh vực đạo đức, là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học, của lý luận về nhân cách. Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách nhà tư tưởng, nhà đạo đức học Mác-xít - ở đây, nổi trội là đạo đức học thực hành - đã đặc biệt quan tâm tới quan hệ giữa đức và tài, giữa tài và đức trong nhân cách con người, nhất là nhân cách của cán bộ, đảng viên. Người chú trọng rèn luyện và công phu
dẫn, rèn luyện con người và tự mình thực hành trước để nêu gương. Cán bộ, đảng viên, công chức, nhân viên muốn tỏ rõ là đầy tớ, công bộc của dân, trước hết, phải thấm nhuần đạo làm người - ở đời phải làm người như thế nào cho xứng đáng với lòng tin, sự tín nhiệm và thương yêu của nhân dân. Tận tâm, tín tâm và tận hiến - là thể hiện sự trung thực, nhất quán của quyết tâm trong hành động và lối sống, chứ không phải chỉ là lời hứa, câu nói. Đó cũng là sức mạnh của cả ý chí lẫn tình cảm để không màng danh lợi, đứng ngoài vòng danh lợi mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân sinh động, để từ tuổi trẻ thanh niên đã lựa chọn “ham học, ham làm, ham tiến bộ”, “không ham làm quan to” như Người căn dặn. Phải thức tỉnh về nghĩa vụ và trách nhiệm, ý thức tự bảo vệ lương tâm và danh dự, giữ liêm sỉ trước mọi sự cám dỗ thường tình. Người nói rõ, nhân dân đóng thuế để chính phủ có tiền trả lương cho ta. Làm việc cẩu thả, lười biếng, vô trách nhiệm là lừa gạt nhân dân. Tham lam là một thói xấu, rất đáng xấu hổ. Tham ô, tham nhũng là có tội với dân, với nước, là tội ác và phải quyết trị cho bằng được, phải tẩy sạch cái tội phản dân, phản quốc đó. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, gốc rễ sâu xa của mọi thói hư tật xấu là do chủ nghĩa cá nhân gây ra, phải quét sạch nó đi. Nhưng chống chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa là xem nhẹ, phủ nhận cá nhân; không có nghĩa là chà đạp, giày xéo lên cá nhân với những lợi ích, nhu cầu, cá tính, sở trường của họ. Mỗi cá nhân là một nhân cách - không có cá nhân sẽ không thành tập thể và xã hội. Người luôn nhấn mạnh, “phê bình việc, không phê bình người” (tức là không xúc phạm nhân cách của họ). Lại phải thấu lý đạt tình, “có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Phải khéo léo thức tỉnh con người, làm cho mỗi người định hình thói quen, nhu cầu tự phê bình như rửa mặt hằng ngày. Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng con người và dùng người phải công phu tỷ mỷ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Đó là khoa học và nghệ thuật, sâu xa đó là văn hóa làm người, văn hóa trong việc dùng người. Nghiêm mà rộng lòng khoan
thứ. Thương yêu, bảo vệ cán bộ thì phải thường xuyên giáo dục, đồng thời với kiểm tra, giám sát để cán bộ không rơi vào hư hỏng. Giáo dục là đào tạo con người một cách toàn diện từ thể dục, đức dục và trí dục. Do đó, phải xây dựng một môi trường giáo dục và hệ thống nhà trường với đủ các điều kiện cần thiết để phát triển tự do mọi năng lực sẵn có trong mỗi người, moio Chính vì thế, trên cương vị là một học sinh, sinh viên chúng ta cần làm tốt vai trò và nghĩa vụ của bản thân mình. Trước hết, ta cần tổ chức các hoạt động chia sẻ kiến thức, tự học và phát triển bản thân, hỗ trợ người khó khăn để mọi người được học tập, nâng cao trình độ. Tiếp đó, ta cần tổ chức các buổi tổng kết, trao giải, tạo ra các bảng vinh danh những người có thành tích xuất sắc để các bạn sinh viên không chỉ tạo ra một môi trường học tập tích cực mà còn góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau. Và cuối cùng cùng, sinh viên nên chú trọng trong việc tổ chức các câu lạc bộ sách, các cuộc thi về văn hóa đọc, tạo môi trường học tập và làm việc sáng tạo, tham gia các chương trình trao đổi sinh viên, các hội nghị, hội thảo khoa học, phát triển bản thân để cùng nhau xây dựng một xã hội tôn trọng tri thức, tôn trọng nhân tài. Qua nội dung trên ta có thể thấy tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng là một di sản vô giá, là kim chỉ nam cho công tác xây dựng và phát triển đất nước. Việc thực hiện tốt tư tưởng của Người sẽ góp phần đưa đất nước ta phát triển nhanh và bền vững. 2.2.3. Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc sử dụng người tài đức. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà lãnh đạo vĩ đại, luôn đặt lợi ích của đất nước lên hàng đầu. Việc Người sử dụng nhân tài không chỉ đơn thuần là để giải quyết công việc mà còn hướng tới những mục tiêu cao cả hơn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu quan niệm về nhân tài bao gồm hai yếu tố quan trọng: tài và đức. Người có tài nhưng thiếu đức không phải là nhân tài hoàn hảo. Ngược lại, người có đức nhưng thiếu tài cũng không phải là nhân tài. Theo ông, đức phải là nền tảng chuẩn bị cho người có tài để họ có thể sử dụng tài năng của mình để phục vụ nhân dân. Ông đã ví von thế giới tự nhiên để minh họa tầm quan trọng của đức trong nhân tài. Sông cần có nguồn nước để chảy, cây cần có gốc để phát triển. Và người cách mạng cũng cần có đạo đức để lãnh đạo nhân dân. Một người có tài nhưng thiếu đức giống như cây không có gốc sẽ héo và không thể phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra được một sự thật quan trọng: năng lực của con người không phụ thuộc hoàn toàn vào bản năng mà còn phụ thuộc vào công tác và tập luyện. Điều này có nghĩa rằng, dù bạn có tài năng vượt trội, nhưng nếu không được nuôi dưỡng và chăm sóc đúng cách, tài năng đó sẽ dần bị mai một. Nhân tài được định nghĩa là người biết tiếp thu và kế thừa trí tuệ, tài năng từ những người khác, biến chúng thành tài năng của riêng mình. Họ biết đứng trên vai của các thế hệ trước, kế thừa và làm giàu trí tuệ của mình. Dù có nhiều định nghĩa khác nhau về nhân tài, nhưng giá trị cốt lõi không thay đổi: tiếp thu, kế thừa và làm giàu trí tuệ từ những người khác. 2.3. Thực tiễn áp dụng tư tưởng của Bác trong bối cảnh hiện nay 2.3.1. Thành tựu đạt được
rộng rãi, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội. Những nỗ lực này đã giúp Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể trong việc nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, từ đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước. ● Lĩnh vực giáo dục: ○ Mở rộng quy mô giáo dục : Hệ thống giáo dục quốc dân được mở rộng, tạo điều kiện cho mọi người dân được tiếp cận với giáo dục. ○ Đổi mới phương pháp dạy và học : Áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, tạo điều kiện cho học sinh chủ động trong học tập. ○ Nâng cao chất lượng giáo viên : Đầu tư đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp. ● Lĩnh vực khoa học và công nghệ: ○ P hát triển các trung tâm nghiên cứu : Thành lập nhiều viện nghiên cứu, trung tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy nghiên cứu khoa học. ○ Chuyển giao công nghệ: Tăng cường hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu và doanh nghiệp để chuyển giao công nghệ vào sản xuất. ○ Phát triển nhân tài khoa học : Có nhiều chương trình hỗ trợ, khuyến khích các nhà khoa học trẻ, tạo điều kiện để họ phát triển sự nghiệp. ● Những chính sách đào tạo nhân tài: ○ Chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: Đầu tư vào đào tạo các ngành nghề trọng điểm, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
2.3.2. Giải pháp phát triển theo tầm nhìn của Bác:
- Hoàn thiện hệ thống giáo dục, chính sách đãi ngộ và sử dụng nhân tài: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước hùng mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi thấp xuống”. Điều đó không chỉ thể hiện giá trị của nhân tài trong lịch sử của Việt Nam mà ngày nay, trong thời đại tri thức nó vẫn còn nguyên giá trị đối với mọi quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, Đảng ta đã đề ra yêu cầu: “Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá” và “ tạo bước chuyển căn bản trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài và đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên gia giỏi; xây dựng Chiến lược quốc gia về nhân tài; coi đó là giải pháp rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược cán bộ”. Nhân tài là người có những phẩm chất, năng lực vượt trội để có thể đảm nhiệm một công việc hay một lĩnh vực hoạt động khó khăn, phức tạp và đạt kết quả, hiệu quả, chất lượng rất cao, có khi cao nhất trong một phạm vi nào đó; là người có trí tuệ cao, tri thức rộng, kỹ năng nghề nghiệp điêu luyện, có lý tưởng chính trị, mục đích sống phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và có động cơ sống trong sáng vì xã hội.
cơ chế thu hút, cộng tác thích hợp nhằm sử dụng nhân tài phục vụ công việc của cơ quan, đơn vị.
- Khuyến khích sáng tạo, đổi mới, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Việt Nam đã được Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2015-2016 xếp vào nhóm 16 nước có trình độ phát triển ở giai đoạn quá độ từ nền kinh tế dựa vào các yếu tố sản xuất sang nền kinh tế dựa vào hiệu quả (World Economic Forum, 2015). Như vậy, nền kinh tế quốc gia đang bắt đầu giai đoạn thứ 2 trong 3 giai đoạn phát triển.