Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian kể về những sự kiện đã diễn ra trong lịch s, Schemes and Mind Maps of Latin literature

1.Khái niệm : TOP Truyền thuyết là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

Typology: Schemes and Mind Maps

2022/2023

Uploaded on 02/17/2025

huyen-nguyen-khanh-3
huyen-nguyen-khanh-3 🇻🇳

4 documents

1 / 3

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Tìm hiểu và Phân tíc nhân vật Yết Kiêu
( Tiếng Việt lớp 4 tập 1 )
Ông Yết Kiêu
Thời nhà Trần có một người tên là Yết Kiêu, sức khỏe phi thường. Đặc biệt, ông
bơi lội rất giỏi. Mỗi lần ông lặn xuống biển, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất
liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên.
Hồi ấy, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến
vào cửa biển Vạn Ninh. Nhà vua sai sứ giả đi tìm người đánh giặc. Yết Kiêu bèn
tìm đến, tâu vua rằng:
- Thần tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ giặc vào bụng cá.
Vua hỏi:
- Nhà ngươi cần bao nhiêu người, bao nhiêu thuyền bè?
- Tâu bệ hạ, thần chỉ cần một cái dùi sắt, một chiếc búa – ông đáp.
Một mình ông lặn xuống biển, tìm đáy tàu giặc, đục thủng tàu. Tàu giặc đắm hết
chiếc này đến chiếc khác. Quân giặc vô cùng sợ hãi.
Mãi về sau, giặc đem một cái ống nhòm thủy tinh có phép nhìn thấu qua nước,
thấy ông đi lại thoăn thoắt như đi trên bộ. Chúng bèn đem cái vó bằng sắt, nhân lúc
ông đang mải đục một chiếc tàu, buông xuống chụp lấy ông. Bắt được Yết Kiêu,
giặc tra khảo ông:
- Nước Nam có bao nhiêu kẻ lặn được như ngươi?
Ông bảo chúng:
- Không kể những người đi lại dưới nước suốt mười ngày không lên, còn như hạng
ta thì một trăm chiếc tàu của chúng bay cũng không chở hết.
Giặc dụ dỗ ông đưa chúng đi bắt những người khác. Ông giả vờ nghe theo, rồi
thừa lúc chúng vô ý, nhảy xuống nước trốn đi. Bấy giờ quân giặc đã bị thiệt hại khá
nặng, lại nghe nói nước Nam nhiều người có tài lặn nên đành phải quay tàu trở về,
không dám quấy nhiễu nữa.
1. Khái quát nhân vật và bối cảnh
Hoàn cảnh:
Giặc Nguyên Mông vào thế kỉ XVIII sang cướp
nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến
vào cửa biển Vạn-ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền
bè, đốt phá chài lưới. Đi đến đâu, chúng cướp của
giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải.
Chiến thuyền nhà vua ra đối địch bị giặc đánh đắm
mất cả. Nhà vua rất lo sợ, sai rao trong thiên hạ ai
pf3

Partial preview of the text

Download Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian kể về những sự kiện đã diễn ra trong lịch s and more Schemes and Mind Maps Latin literature in PDF only on Docsity!

Tìm hiểu và Phân tíc nhân vật Yết Kiêu ( Tiếng Việt lớp 4 tập 1 ) Ông Yết Kiêu Thời nhà Trần có một người tên là Yết Kiêu, sức khỏe phi thường. Đặc biệt, ông bơi lội rất giỏi. Mỗi lần ông lặn xuống biển, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên. Hồi ấy, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh. Nhà vua sai sứ giả đi tìm người đánh giặc. Yết Kiêu bèn tìm đến, tâu vua rằng:

  • Thần tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ giặc vào bụng cá. Vua hỏi:
  • Nhà ngươi cần bao nhiêu người, bao nhiêu thuyền bè?
  • Tâu bệ hạ, thần chỉ cần một cái dùi sắt, một chiếc búa – ông đáp. Một mình ông lặn xuống biển, tìm đáy tàu giặc, đục thủng tàu. Tàu giặc đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Quân giặc vô cùng sợ hãi. Mãi về sau, giặc đem một cái ống nhòm thủy tinh có phép nhìn thấu qua nước, thấy ông đi lại thoăn thoắt như đi trên bộ. Chúng bèn đem cái vó bằng sắt, nhân lúc ông đang mải đục một chiếc tàu, buông xuống chụp lấy ông. Bắt được Yết Kiêu, giặc tra khảo ông:
  • Nước Nam có bao nhiêu kẻ lặn được như ngươi? Ông bảo chúng:
  • Không kể những người đi lại dưới nước suốt mười ngày không lên, còn như hạng ta thì một trăm chiếc tàu của chúng bay cũng không chở hết. Giặc dụ dỗ ông đưa chúng đi bắt những người khác. Ông giả vờ nghe theo, rồi thừa lúc chúng vô ý, nhảy xuống nước trốn đi. Bấy giờ quân giặc đã bị thiệt hại khá nặng, lại nghe nói nước Nam nhiều người có tài lặn nên đành phải quay tàu trở về, không dám quấy nhiễu nữa. 1. Khái quát nhân vật và bối cảnh Hoàn cảnh: Giặc Nguyên Mông vào thế kỉ XVIII sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn-ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới. Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải. Chiến thuyền nhà vua ra đối địch bị giặc đánh đắm mất cả. Nhà vua rất lo sợ, sai rao trong thiên hạ ai

có cách gì lui được giặc dữ sẽ phong cho quyền cao chức trọng. Thân phận: Yết Kiêu ( 1242-1301 ) tên thật là Phạm Hữu Thế, quê tại làng Tường, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương (nay thuộc thôn Hạ Bì, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Quê mẹ của ông ở làng Đồng Nổi (nay là làng Song Động, xã Tân An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương). Cha ông là Phạm Hữu Hiệu, người thôn Hạ Bì và bà Vũ Thị Duyên, người huyện Thanh Hà. Mẹ là Vũ Thị Duyên, cùng quê Hải Dương. Cha làm nghề chài lưới bên sông Quát, mẹ bán hàng nước ở bến đò. Từ nhỏ, ông đã phải lăn lộn trên sông nước để kiếm sống và nuôi cha bệnh tật. Ông là gia nô trung thành và cận vệ đắc lực của Trần Hưng Đạo. Ngày nay vẫn còn tồn tại đền thờ Yết Kiêu, gọi là đền Quát, thuộc tả ngạn sông Đò Đáy, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Theo chú thích trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, tên gọi Yết Kiêu là tên một loài chó săn ngắn mõm. Cách dùng tên thú đặt tên cho người nói lên địa vị làm "nô" thấp kém của họ. Yết Kiêu là đại diện cho lực lượng nô tỳ, có vài trò lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên. Khả năng đặc biệt: Điều kỳ lạ đầu tiên xảy ra khi Yết Kiêu 16 tuổi. Tương truyền vào đêm thanh vắng, khi Yết Kiêu ra bến sông gánh nước, vừa đến bến, ông thấy đôi trâu trắng đang húc nhau chí tử. Thấy thế, ông liền cầm đòn gánh xông liền vào giãn hai con trâu ra (Nếu ông không can ngăn, chắc chắn sẽ có con chết, con bị thương…). Yết Kiêu vừa can ngăn xong, hai con trâu liền chạy xuống sông và biến mất. Nhìn quanh không thấy, ông tiếp tục quẩy gánh xuống sông lấy nước. Để lấy được nước trong, ông dùng đòn gánh khua khua mặt nước như mọi lần. Lạ thay, khi chiếc đòn gánh vừa chạm xuống mặt nước, nước sông liền giãn ra hai bên. Thấy lạ, ông cầm chiếc đòn gánh lên xem thì thấy hai chiếc lông dính ở đầu đang tỏa ánh hào quang. Nghĩ đây là điềm lành nên ông nuốt hai chiếc lông trắng ấy vào bụng. Sau khi nuốt xong, ông đi xuống nước như đi ở trên cạn.