Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Tìm hiểu về một doanh nhân Việt Nam, Schemes and Mind Maps of History

Giới thiệu về tiểu sử, thành công.... của Doanh nhân của Tập đoàn Tôn Hoa Sen

Typology: Schemes and Mind Maps

2022/2023

Uploaded on 09/25/2024

binh-nguyen-67
binh-nguyen-67 🇻🇳

1 document

1 / 6

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
LÊ PHƯỚC VŨ
Tiểu sử
Ông sinh năm 1963 trong một gia đình nghèo ở Quảng Nam, dù phải dành thời
gian và nỗ lực làm nhiều việc để mưu sinh khi theo học tại trường Trung cấp
giao thông, ông vẫn đạt kết quả học tập xuất sắc và được giữ lại trường làm
giảng viên sau khi tốt nghiệp – mơ ước của nhiều bạn đồng trang lứa. Tuy
nhiên, Lê Phước Vũ đã từ chối bởi cơ chế đãi ngộ khó có thể cho phép ông đỡ
đần gia đình. Ra trường, với đôi bàn tay trắng nhưng trái tim đầy ắp ý chí và
nhiệt huyết, ông cùng gia đình khăn gói ngược phương Nam.
Hai năm đầu, Lê Phước Vũ làm việc cho một công ty vận tải ở Tây Ninh,
thường xuyên chạy tuyến Sài Gòn – Vinh. Luôn phải xa nhà, tuyến đường nguy
hiểm, kinh nghiệm đường trường chưa có, ông và gia đình vẫn phải sống trong
khó khăn. Hy vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn đẩy vợ chồng ông lên Buôn Ma
Thuật thử lập nghiệp. Nhưng hy vọng cũng nhanh chóng tàn lụi sau 2 tháng
thay đổi. Trở lại Sài Gòn lần hai, thất bại không làm Lê Phươc Vũ nản lòng,
trái lại, trước các thử thách, ý chí và khát vọng vươn lên trong ông ngày càng
mãnh liệt.
Như sự sắp đặt của số phận con đường kinh doanh đến với Lê Phước Vũ hoàn
toàn tình cờ. Ban đầu, ông được mời làm quản đốc Công ty Gỗ Đức Thành
(tiền thân của CTCP Gỗ Đức Thành hiện nay, đang niêm yết tại HOSE với mã
GDT). Trong thời gian này, ông tình cờ gặp gỡ Giám đốc một công ty thép
nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Quý mến sự thật thà, tư chất thông
minh và đặc biệt ý chí vươn lên mạnh mẽ của chàng trai Việt vị Tổng Giám
đốc nọ gợi ý cho Lê Phước Vũ thử tự kinh doanh.
Năm 1994, chỉ với 2 chỉ vàng trong tay - số tiền gia đình ông tích lũy sau nhiều
năm bôn ba, Lê Phước Vũ khởi nghiệp kinh doanh với một cửa hàng nhỏ bán
tôn. Ông kể lại vẫn nhớ như in vào ngày 18/5/1994 Ông kể lại vẫn nhớ như in
vào ngày 18/5/1994, vợ chồng ông nghẹn ngào, mừng tủi nắm trong tay số tiền
lãi 650.000 đồng - Số tiền lớn nhất vợ chồng có được tính đến thời điểm đó qua
10 năm vất vả, bôn ba.
Ông kể lại vẫn nhớ như in vào ngày 18/5/1994, vợ chồng ông nghẹn ngào,
mừng tủi nắm trong tay số tiền lãi 650.000 đồng - Số tiền lớn nhất vợ chồng có
được tính đến thời điểm đó qua 10 năm vất vả, bôn ba.
Tuy nhiên đến năm 1997, nhận ra cửa hàng kinh doanh tôn hoạt động không
còn hoạt động hiệu quả, Lê Phước Vũ nghĩ đến chuyện sản xuất với việc mở
một xưởng cán tôn. Bên cạnh việc mua máy móc thiết bị thanh toán trả góp,
ông phải cạnh tranh với rất nhiều công ty khác, thậm chí nhiều lúc xưởng của
ông ngấp nghé bở vực phá sản. Chính chữ “nhẫn” học từ Đạo Phật đã giúp Ông
vượt qua những lúc khó khăn, yếu lòng. Dần dần, xưởng của ông thu hút được
khách hàng, hoạt động kinh doanh ngày càng thuận lợi. Lê Phước Vũ tính
chuyện mở rộng, thành lập thêm nhiều xưởng cán tôn khác. Trong thời gian đó,
ông đã tìm cách tiếp cận nhiều nguồn vốn khác nhau Phước Vũ tính chuyện mở
rộng, thành lập thêm nhiều xưởng cán tôn khác cũng như học hỏi các công
nghệ sản xuất mới và kiến thức về quản trị kinh doanh.
Sau một thời gian, ông chyển lên sản xuất lớn đòi hỏi đầu tư hiệnđại, cho ra
sảnphẩmtốt cao... Tiếp đến, Tôn Hoa Sen xây dựng thương hiệu,hệ thống phân
pf3
pf4
pf5

Partial preview of the text

Download Tìm hiểu về một doanh nhân Việt Nam and more Schemes and Mind Maps History in PDF only on Docsity!

LÊ PHƯỚC VŨ

Tiểu sử Ông sinh năm 1963 trong một gia đình nghèo ở Quảng Nam, dù phải dành thời gian và nỗ lực làm nhiều việc để mưu sinh khi theo học tại trường Trung cấp giao thông, ông vẫn đạt kết quả học tập xuất sắc và được giữ lại trường làm giảng viên sau khi tốt nghiệp – mơ ước của nhiều bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, Lê Phước Vũ đã từ chối bởi cơ chế đãi ngộ khó có thể cho phép ông đỡ đần gia đình. Ra trường, với đôi bàn tay trắng nhưng trái tim đầy ắp ý chí và nhiệt huyết, ông cùng gia đình khăn gói ngược phương Nam. Hai năm đầu, Lê Phước Vũ làm việc cho một công ty vận tải ở Tây Ninh, thường xuyên chạy tuyến Sài Gòn – Vinh. Luôn phải xa nhà, tuyến đường nguy hiểm, kinh nghiệm đường trường chưa có, ông và gia đình vẫn phải sống trong khó khăn. Hy vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn đẩy vợ chồng ông lên Buôn Ma Thuật thử lập nghiệp. Nhưng hy vọng cũng nhanh chóng tàn lụi sau 2 tháng thay đổi. Trở lại Sài Gòn lần hai, thất bại không làm Lê Phươc Vũ nản lòng, trái lại, trước các thử thách, ý chí và khát vọng vươn lên trong ông ngày càng mãnh liệt. Như sự sắp đặt của số phận con đường kinh doanh đến với Lê Phước Vũ hoàn toàn tình cờ. Ban đầu, ông được mời làm quản đốc Công ty Gỗ Đức Thành (tiền thân của CTCP Gỗ Đức Thành hiện nay, đang niêm yết tại HOSE với mã GDT). Trong thời gian này, ông tình cờ gặp gỡ Giám đốc một công ty thép nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Quý mến sự thật thà, tư chất thông minh và đặc biệt ý chí vươn lên mạnh mẽ của chàng trai Việt vị Tổng Giám đốc nọ gợi ý cho Lê Phước Vũ thử tự kinh doanh. Năm 1994, chỉ với 2 chỉ vàng trong tay - số tiền gia đình ông tích lũy sau nhiều năm bôn ba, Lê Phước Vũ khởi nghiệp kinh doanh với một cửa hàng nhỏ bán tôn. Ông kể lại vẫn nhớ như in vào ngày 18/5/1994 Ông kể lại vẫn nhớ như in vào ngày 18/5/1994, vợ chồng ông nghẹn ngào, mừng tủi nắm trong tay số tiền lãi 650.000 đồng - Số tiền lớn nhất vợ chồng có được tính đến thời điểm đó qua 10 năm vất vả, bôn ba. Ông kể lại vẫn nhớ như in vào ngày 18/5/1994, vợ chồng ông nghẹn ngào, mừng tủi nắm trong tay số tiền lãi 650.000 đồng - Số tiền lớn nhất vợ chồng có được tính đến thời điểm đó qua 10 năm vất vả, bôn ba. Tuy nhiên đến năm 1997, nhận ra cửa hàng kinh doanh tôn hoạt động không còn hoạt động hiệu quả, Lê Phước Vũ nghĩ đến chuyện sản xuất với việc mở một xưởng cán tôn. Bên cạnh việc mua máy móc thiết bị thanh toán trả góp, ông phải cạnh tranh với rất nhiều công ty khác, thậm chí nhiều lúc xưởng của ông ngấp nghé bở vực phá sản. Chính chữ “nhẫn” học từ Đạo Phật đã giúp Ông vượt qua những lúc khó khăn, yếu lòng. Dần dần, xưởng của ông thu hút được khách hàng, hoạt động kinh doanh ngày càng thuận lợi. Lê Phước Vũ tính chuyện mở rộng, thành lập thêm nhiều xưởng cán tôn khác. Trong thời gian đó, ông đã tìm cách tiếp cận nhiều nguồn vốn khác nhau Phước Vũ tính chuyện mở rộng, thành lập thêm nhiều xưởng cán tôn khác cũng như học hỏi các công nghệ sản xuất mới và kiến thức về quản trị kinh doanh. Sau một thời gian, ông chyển lên sản xuất lớn đòi hỏi đầu tư hiệnđại, cho ra sảnphẩmtốt cao... Tiếp đến, Tôn Hoa Sen xây dựng thương hiệu,hệ thống phân

phối hiệu quả...đểcạnh tranh với các đốithủnặng ký là những tập đoàn lớn của nước ngoài đang có mặt tạiViệt Nam. Và ông đã gặt hái đượcrấtnhiều thành công sau những cố gắng không ngừng nghỉ của mình. Ai cũng có thể biện cho mình một lý do kinh doanh nhưng riêng ông có mộtquan điểm kinh doanh rấtđáng trân trọng: "Khi kinh doanh tôi tuyệtđối không dùng kỹ xảo,thủ đoạn,bởi tôi tin khởi nghiệp xuất phát từ tinh thần đúng sẽ tạo nên phong cách chuẩn mực, tạo được niềm tin nơi người khác" , ông chia sẻ. Năm 2001 ông thành lập công ty cổ phần Hoa Sen tại Bình Dương, vốn điều lệ khi đó là 30 tỷđồng với 22 nhân viên. Ngành nghề kinh doanh chính là nhập khẩu, sản xuất tấm lợp kim loại, gỗ thiếp, nhựa... Ngày 5/12/2008, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán với mã HSG. Vốn điều lệ ban đầu của Hoa Sen khoảng 570,4 tỷđồng. Hiện, HSG đang lưu hành hơn 98 triệu cổ phiếu, tương đương mức vốn hóa thị trường gần 1. tỷđồng. Trong nửa đầu năm 2013, ông Lê Phước Vũđã bứt phá mạnh mẽ trở thành một trong 10 người giàu nhất Việt Nam. Với gần 1.800 tỷđồng, ông Vũ chiếm vị trí thứ 7 và đánh ngã mọi đối thủ vềmức tăng giá trị tài sản cả về tuyệt đối lẫn tương đối (+940 tỷ và +115%). Tuy nhiên, danh tiếng của ông chủ Tập đoàn Hoa Sen nổi lên dữ dội nhất trong nửa đầu năm nay có lẽ lại từ sự kiện người không chân tay Nick Vujicic - một nhà diễn thuyết nổi tiếng thế giới tới Việt Nam. Một chương trình PR có thể nói hiệu quả rất cao, không trực tiếp tác động tới các khách hàng của tập đoàn nhưng lại có sức lan tỏa sâu rộng, tích cực về lâu dài. Còn gì bằng khi tiền nhiều mà danh tiếng cũng lên nhưng đi kèm với đó là những điều tiếng, những vụ việc lùm xùm. Và ông Vũ đã phải đối mặt với những vấn đề không mong muốn, nằm ngoài dự kiến và có lẽ không phù hợp với một phật tử như ông. Sóng gió, sự khó khăn và những điều tiếng Trong bối cảnh các DN thép kho khăn, thì Hoa Sen của ông Vũ lại có tăng trưởng tốt. Khi các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực tôn chiếm tối đa 5-6% thì HSG vươn lên chiếm tới 42% thị phần trong nước. Tuy nhiên, đi kèm với sựlớn mạnh là những vấn đề mới nảy sinh.Khi HSG đang hào hứng với việc đẩy mạnh xuất khẩu, đầu tư ra nước ngoài thì ngay lập tức HSG bị các doanh nghiệp Malaysia tố bán phá giá vào thịtrường nước họ là một rào cản đầu tiên trong quá trình mở rộng và lớn mạnh của tập đoàn này.Mặc dù ra sức bác bỏ và tuyên bố sẽ thắng cuộc trong vụ kiện này. Tuy nhiên, đòn tố bán phá giá của các đối thủởĐồng Nam Á sẽ là một đòn nặng, gây một trở ngại tham vọng mở rộng ra khu vực của DN này.Bên cạnh đó, HSG và ông Vũ còn khiến nhiều người lo ngại về cách thức làm thương hiệu phát triển với tốc độ chóng mặt. Và tất nhiên đi kèm đó là những hệquả ngoài mong muốn. Về cơ bản, vụ Nick Vujicic đã mang lại thành công nhưng không ít người đã đặt câu hỏi về số tiền quá lớn (hơn 30 tỷđồng) mà HSG đã bỏ ra để có thểđưa được "người không chân tay" về nói chuyện tại Việt Nam. Không ít ý kiến cho rằng, vụđầu tư này lãng phí, sính ngoại trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sản xuất đình đốn, doanh nghiệp nợ nần, giải thể, phá sản đồng loạt. Trước đó, vụ lùm xùm giữa HSG và

-Tinh thần sáng tạo và đổi mới: Ông Lê Phước Vũ luôn tìm kiếm và áp dụng những cải tiến kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, giúp Hoa Sen duy trì được vị thế cạnh tranh trên thị trường. -Tư duy kinh doanh nhạy bén: Ông Vũ đã nắm bắt và tận dụng được nhiều cơ hội kinh doanh, đồng thời cũng biết cách đối phó với các thách thức và rủi ro trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Hoài bão,chịu áp lực Hoài bão lớn:  Khởi nghiệp từ con số không: Ông Lê Phước Vũ bắt đầu sự nghiệp từ những ngày đầu khó khăn, khởi nghiệp với một cửa hàng tôn nhỏ. Từ những bước khởi đầu khiêm tốn, ông đã đặt ra mục tiêu xây dựng một tập đoàn lớn mạnh trong ngành công nghiệp tôn, thép. Mở rộng quy mô và đa dạng hóa hoạt động: Không dừng lại ở việc kinh doanh tôn, thép, ông Vũ luôn có hoài bão mở rộng quy mô doanh nghiệp và đa dạng hóa sản phẩm. Hoa Sen Group không chỉ hoạt động trong lĩnh vực tôn, thép mà còn tham gia vào nhiều ngành công nghiệp khác như bất động sản, logistics, và năng lượng tái tạo.  Hướng tới thị trường quốc tế: Hoài bão của ông Vũ không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế. Ông đã đưa Hoa Sen xuất khẩu sản phẩm sang nhiều nước trên thế giới, nâng tầm thương hiệu Việt Nam trên thị trường toàn cầu. Khả năng chịu áp lực cao:  Đối mặt với thách thức kinh doanh: Trong quá trình phát triển Tập đoàn Hoa Sen, ông Vũ đã phải đối mặt với nhiều thách thức và biến động của thị trường. Khả năng chịu áp lực và đưa ra các quyết định đúng đắn trong những thời điểm khó khăn đã giúp ông vượt qua nhiều trở ngại và duy trì sự phát triển của doanh nghiệp.  Quản lý khủng hoảng: Ông Vũ đã từng xử lý nhiều tình huống khủng hoảng, bao gồm các vấn đề về tài chính, sản xuất, và quản lý. Khả năng giữ bình tĩnh và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả trong những tình huống này là minh chứng rõ ràng cho khả năng chịu áp lực của ông.  Duy trì sự kiên trì và quyết tâm: Để đạt được những mục tiêu lớn và hoài bão của mình, ông Vũ luôn duy trì sự kiên trì và quyết tâm. Ngay cả khi đối mặt với thất bại hoặc khó khăn, ông vẫn không từ bỏ mà tiếp tục nỗ lực để tìm ra giải pháp và tiến lên. Kỹ năng  Kỹ năng tầm nhìn xa:  Dự đoán xu hướng thị trường: Ông Vũ có khả năng dự đoán và nhận diện xu hướng phát triển của thị trường tôn, thép tại Việt Nam và trên thế giới. Nhờ vào tầm nhìn xa, ông đã đưa ra những quyết định chiến lược, giúp Hoa Sen mở rộng quy mô và trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu trong ngành.  Định hướng phát triển doanh nghiệp: Ông đã lên kế hoạch dài hạn, không chỉ tập trung vào việc sản xuất và kinh doanh tôn, thép mà còn

mở rộng sang các lĩnh vực khác, đa dạng hóa sản phẩm và thị trường, đảm bảo sự bền vững và tăng trưởng ổn định cho doanh nghiệp.  Kỹ năng giao tiếp:  Giao tiếp hiệu quả với nhân viên: Ông Vũ luôn duy trì sự giao tiếp cởi mở và hiệu quả với nhân viên của mình. Ông thường xuyên lắng nghe và chia sẻ, tạo động lực cho nhân viên, giúp họ hiểu rõ mục tiêu và chiến lược của công ty.  Thương thảo và đàm phán: Khả năng giao tiếp tốt cũng giúp ông Vũ trong các cuộc thương thảo và đàm phán với đối tác, khách hàng, và nhà cung cấp. Sự thuyết phục và khả năng trình bày rõ ràng giúp ông đạt được nhiều thỏa thuận có lợi cho công ty.  Xây dựng mối quan hệ: Ông đã xây dựng và duy trì được nhiều mối quan hệ kinh doanh quan trọng, cả trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Hoa Sen.  Ham học hỏi:  Tự học và nghiên cứu: Ông Lê Phước Vũ luôn dành thời gian để học hỏi, nghiên cứu và cập nhật kiến thức mới trong ngành công nghiệp, công nghệ sản xuất và quản lý doanh nghiệp. Sự ham học hỏi này giúp ông nắm bắt được những xu hướng mới và áp dụng vào thực tiễn.  Khuyến khích sự học hỏi trong tổ chức: Ông không chỉ tự học mà còn khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên của mình học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng. Điều này giúp xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đáp ứng được yêu cầu phát triển của công ty.  Tham gia các diễn đàn và hội thảo: Ông thường xuyên tham gia các diễn đàn, hội thảo trong và ngoài nước để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia và doanh nhân khác, từ đó áp dụng những kiến thức và kinh nghiệm đó vào quản lý và phát triển công ty. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO  Chia sẻ tại phiên họp thường niên sáng 13/1 sau một năm không xuất hiện, ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch HSG nhận định, quý IV niên độ trước và quý đầu niên độ này khó khăn tương đương như đợt khủng hoảng năm 2010, kéo cổ phiếu xuống vùng đáy 5.000 đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã cơ bản vượt qua giai đoạn khắc nghiệt nhất của thị trường. Hoa Sen làm được hai việc lớn là tái cơ cấu toàn bộ hệ thống phân phối và bộ máy nhân sự nhờ công lớn của ban điều hành hiện tại "Ba năm qua tôi ít xuất hiện ở công ty vì thường ở trên núi, hoặc thỉnh thoảng ra nước ngoài thăm vợ con. Những tháng thị trường nhạy cảm thì ngày nào tôi cũng gọi anh Trí, anh Chu (Tổng giám đốc và Phó Chủ tịch HĐQT thường trực

  • PV) để cập nhật tình hình, còn không thì 2-3 ngày một lần. Đội ngũ điều hành bây giờ thực sự trưởng thành, không còn lệ thuộc vào Lê Phước Vũ. Một công ty đại chúng hơn 20.000 cổ đông nếu cứ tiếp tục trông chờ vào tôi thì thực sự sai lầm", người đứng đầu Tập đoàn Hoa Sen nói.