Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Tìm hiểu về cơ quan tư pháp Mỹ, Schemes and Mind Maps of International Law

Tìm hiểu về cơ quan tư pháp Mỹ

Typology: Schemes and Mind Maps

2024/2025

Uploaded on 04/29/2025

tran-huyen-trang-2
tran-huyen-trang-2 🇻🇳

1 document

1 / 31

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
---------------***---------------
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
HỌC PHẦN: LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC
CHỦ ĐỀ: CƠ QUAN TƯ PHÁP
HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ
Giảng viên hướng dẫn:
Lớp tín chỉ:
Nhóm sinh viên thực hiện:
Nguyễn Phương Linh
Nguyễn Minh Châu
Nguyễn Lan Anh
Đỗ Minh Khuê
Trần Huyền Trang
Nguyễn Quang Bửu
Bùi Hương Giang
LHPVN&CN-ALL.2_LT
Nhóm 11
TTQT50B11813
TTQT50C11685
TTQT50C11664
TTQT50C11777
TTQT50C11971
KTQT50C10414
Hà Nội, tháng 4 năm 2025
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f

Partial preview of the text

Download Tìm hiểu về cơ quan tư pháp Mỹ and more Schemes and Mind Maps International Law in PDF only on Docsity!

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

HỌC PHẦN: LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC

CHỦ ĐỀ: CƠ QUAN TƯ PHÁP

HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ

Giảng viên hướng dẫn: Lớp tín chỉ: Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Phương Linh Nguyễn Minh Châu Nguyễn Lan Anh Đỗ Minh Khuê Trần Huyền Trang Nguyễn Quang Bửu

Bùi Hương Giang LHPVN&CN-ALL.2_LT Nhóm 11 TTQT50B TTQT50C TTQT50C TTQT50C TTQT50C KTQT50C

Hà Nội, tháng 4 năm 2025

MỤC LỤC

  • MỤC LỤC......................................................................................................................
  • LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................
  • LỜI CẢM ƠN................................................................................................................
  • LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................................
  • PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................
  • CHÍNH VĂN..................................................................................................................
      1. Tổng quan về cơ quan tư pháp Hoa Kỳ.................................................................
      • 1.1. Khái niệm tư pháp.........................................................................................
      • 1.2. Vai trò của cơ quan tư pháp...........................................................................
      • 1.3. Thể chế chính trị Mỹ.....................................................................................
      • 1.4. Cơ sở hình thành cơ quan tư pháp...............................................................
      1. Cơ cấu tổ chức cơ quan tư pháp Hoa Kỳ.............................................................
      • 2.1. Cấu trúc hệ thống tòa án..............................................................................
      • 2.2. Nguyên tắc hoạt động..................................................................................
      • 2.3. Thẩm quyền của cơ quan tư pháp Mỹ.........................................................
      • 2.4. Tác động của cơ quan tư pháp Mỹ đối với đời sống chính trị - xã hội Mỹ.
      1. Quy trình hoạt động của hệ thống tư pháp Hoa Kỳ............................................
      • 3.1. Quy trình xử lý các vụ án liên quan đến luật tiểu bang...............................
      • 3.2. Quy trình xử lý các vụ án liên quan đến luật liên bang...............................
      1. Mối liên kết giữa cơ quan tư pháp với hệ thống luật pháp Hoa Kỳ.....................
      • 4.1. Với cơ quan lập pháp...................................................................................
      • 4.2. Với cơ quan hành pháp................................................................................
      1. So sánh tổng quan................................................................................................
      • luật khác............................................................................................................. 5.1. So sánh cơ quan tư pháp Mỹ với lập pháp, hành pháp và các hệ thống pháp
      • 5.2. So sánh với hệ thống tư pháp của các nước khác........................................
      1. Các vấn đề và thách thức cơ quan tư pháp Hoa Kỳ đang gặp phải......................
      • 6.1. Chính trị hóa tư pháp...................................................................................
      • 6.2. Tình trạng quá tải vụ án...............................................................................
      • 6.3. Xung đột giữa luật liên bang và luật tiểu bang............................................
      • 6.4. Ảnh hưởng của các tập đoàn và nhóm lợi ích.............................................
  • LỜI KẾT......................................................................................................................
  • ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN........................................................................................
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản báo cáo bài thi giữa kỳ này, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin.

Đặc biệt, nhóm sinh viên chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Bùi Hương Giang, giảng viên môn Luật hiến pháp Việt Nam và các nước, người đã tận tình hướng dẫn, cung cấp tài liệu, định hướng phương pháp nghiên cứu và hỗ trợ chúng em trong suốt quá trình thực hiện bài tiểu luận giữa kỳ.

Trước khi thực hiện đề tài này, nhóm sinh viên chúng em chỉ có những hiểu biết rời rạc về cơ cấu hoạt động của cơ quan tư pháp nói riêng và hệ thống luật pháp của Hoa Kỳ nói chung. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, chúng em đã có góc nhìn toàn diện hơn về hệ thống, vai trò của cơ quan tư pháp Hoa Kỳ hơn để có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Đồng thời, việc phân tích hệ thống pháp luật và cơ quan tư pháp Hoa Kỳ đã giúp nhóm nhận diện rõ hơn những điểm tương đồng, khác biệt và rút ra những đặc điểm để so sánh, đánh giá hệ thống tư pháp tại Việt Nam cũng như các quốc gia có cùng thể chế chính trị.

Trong thời gian tham gia lớp học, chúng em cũng đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích và tinh thần học tập tích cực, hiệu quả, nghiêm túc. Những kiến thức này không chỉ bổ ích đối với môn học mà còn có giá trị thiết thực cho công việc trong tương lai của chúng em khi bước vào thị trường lao động trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn hạn hẹp và các kỹ năng nghiên cứu còn bỡ ngỡ nên bản báo cáo tiểu luận giữa kỳ của nhóm chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót và những điểm chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài làm của chúng em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn.

Tập thể Nhóm 11

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hệ thống tư pháp đóng vai trò nền tảng trong việc đảm bảo công bằng, bảo vệ quyền con người và duy trì trật tự xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc nghiên cứu mô hình tổ chức và vận hành của các hệ thống tư pháp tiên tiến trên thế giới là điều cần thiết để rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị.

Việt Nam đang trong quá trình cải cách tư pháp theo định hướng xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng và nghiêm minh. Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định trong thời gian tới, “tiếp tục xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”.^1 Nhằm đạt được mục tiêu này, Đảng ta đã đặt ra nhiều nhiệm vụ cho ngành Tư pháp, bao gồm cả nhiệm vụ “đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của tòa án nhân dân”.^2 Để thực hiện quan điểm chỉ đạo trên của Đảng thì việc nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn về tòa án, nhằm tổng kết và đưa ra những kiến nghị hữu ích cho việc đổi mới tổ chức Tòa án nhân dân là điều tất yếu phải làm. Trong đó, việc tìm hiểu và áp dụng những giá trị tích cực từ hệ thống tòa án của các nước phát triển sẽ giúp Tòa án nhân dân của Việt Nam sớm tiệm cận những giá trị tiến bộ của thế giới.^3

Hoa Kỳ là một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới, có hệ thống tòa án lâu đời và hiệu quả hàng đầu. Tính hiệu quả này từng được thể hiện qua quan điểm của Richard Neely - Chánh án Tòa án tối cao bang Tây Virginia, một người vừa là thẩm phán vừa là nhà lập pháp: “Hoa Kỳ là đất nước được điều hành bởi Tòa án”.^4 Chính vì lẽ đó, với kinh nghiệm gần 300 năm tổ chức và phát triển^5 , những giá trị tham khảo từ tòa án Hoa Kỳ sẽ cho chúng ta rất nhiều bài học hữu ích để hoàn thiện Tòa án nhân dân Việt Nam.

Hệ thống tư pháp Hoa Kỳ được thiết kế dựa trên nguyên tắc phân quyền, trong đó tòa án giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giải thích và áp dụng pháp luật. Theo Alexander Hamilton – một trong những người sáng lập Hiến pháp Hoa Kỳ, “Tòa án là nhánh chính phủ yếu nhất nhưng cũng là nhánh bảo vệ quyền hiến định mạnh mẽ nhất” ( The Federalist No. 78 ). Nhờ cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực, tòa án

(^5) David W Neubauer, America’s Courts and the Criminal Justice System (8th ed., NXB. Thomson Wadsworth,

(^4) Harden, I V. R Neely, How Courts Govern America (Book Review) (International Review of Law and Economics, 3(1), 95. Butterworths) 599-600.

(^3) Đinh Thanh Phương, Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án Hoa Kỳ - giá trị tham khảo cho Việt Nam (2022) TCCT <https://tapchicongthuong.vn/nguyen-tac-to-chuc-va-hoat-dong-cua-toa-an-hoa-ky-gia-tri-tham-khao-cho-viet-n am-98027.htm> truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2025.

(^2) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (NXB. Chính trị quốc gia Sự Thật,

(^1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (NXB. Chính trị quốc gia Sự thật,

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận về “Cơ quan tư pháp Hoa Kỳ”, nhóm sinh viên áp dụng phương pháp “Phân tích - Tổng hợp” nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan và khoa học trong phân tích.

Phân tích là quá trình chia nhỏ tài liệu thành các phần cụ thể nhằm hiểu rõ hơn về

đối tượng nghiên cứu, sau đó tổng hợp những thông tin này thành một hệ thống lý thuyết

mới, đầy đủ và sát với mục tiêu nghiên cứu.

Trước hết, phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để thu thập dữ liệu sơ

cấp và hệ thống hóa thông tin từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy, bao gồm giáo trình luật,

văn bản pháp luật, bài nghiên cứu học thuật và các tài liệu chính thức từ các cơ quan tư

pháp Hoa Kỳ. Các nguồn dữ liệu như các trang báo Việt Nam, Hiến pháp Hoa Kỳ, các

văn bản pháp luật chính thống, trang thông tin điện tử, bài báo khoa học, luận văn, hay

nghiên cứu từ ResearchGate, Google Scholar… được sử dụng để phục vụ cho công tác

phân tích.

Thông qua việc tổng hợp các nguồn tư liệu từ nhiều góc độ khác nhau, nhóm

không chỉ rút ra các đặc điểm quan trọng của hệ thống tư pháp Hoa Kỳ mà còn có cơ

sở để đối chiếu với hệ thống tư pháp Việt Nam, từ đó đưa ra những nhận định mang

tính học thuật. Việc tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cũng giúp đảm bảo

tính khách quan và tránh các sai sót hoặc thiên kiến trong quá trình nghiên cứu.

Bài phân tích được nhóm phân bổ thành 6 phần nội dung chính:

  1. Tổng quan về cơ quan tư pháp Hoa Kỳ
  2. Cơ cấu tổ chức cơ quan tư pháp Hoa Kỳ
  3. Quy trình hoạt động của hệ thống tư pháp Hoa Kỳ
  4. Mối liên kết giữa cơ quan tư pháp với hệ thống luật pháp Hoa Kỳ
  5. So sánh tổng quan
  6. Các vấn đề và thách thức cơ quan tư pháp Hoa Kỳ đang gặp phải

Việc áp dụng hai phương pháp này giúp nhóm xây dựng một cách tiếp cận toàn

diện và logic đối với đề tài, đảm bảo rằng các nội dung phân tích đều dựa trên cơ sở

khoa học và có độ tin cậy cao. Qua đó, bài tiểu luận không chỉ mang tính lý luận mà

còn có giá trị thực tiễn, hỗ trợ sinh viên trong việc hiểu rõ hơn về hệ thống tư pháp

Hoa Kỳ cũng như những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng trong bối cảnh Việt Nam.

CHÍNH VĂN

1. Tổng quan về cơ quan tư pháp Hoa Kỳ

1.1. Khái niệm tư pháp

Định nghĩa cụ thể cho tư pháp chưa thực sự tồn tại trong các văn bản pháp luật hiện có nhưng có thể hiểu tư pháp qua từ điển luật học như sau:

Theo học thuyết tam quyền phân lập^6 , quyền tư pháp là một trong ba nhánh quyền lực của nhà nước, bên cạnh quyền lập pháp (ban hành pháp luật) và quyền hành pháp (tổ chức thi hành pháp luật). Quyền tư pháp có chức năng duy trì, bảo vệ pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, theo quan điểm của Nhà nước Việt Nam, tư pháp chủ yếu đề cập đến hoạt động tổ chức nhằm giữ gìn và bảo vệ pháp luật. Bên cạnh đó, “tư pháp” còn là thuật ngữ chung để chỉ các cơ quan thực hiện nhiệm vụ điều tra, kiểm sát, xét xử hoặc các cơ quan phụ trách công tác hành chính tư pháp, chẳng hạn như Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp.^7

Theo Từ điển Tiếng Việt (từ điển của GS. Hoàng Phê) , “Tư pháp” là việc xét xử các hành vi phạm pháp và các vụ kiện tụng trong nhân dân.^8

“Tư pháp” cũng có thể hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, trong đó: Theo nghĩa rộng nhất, tư pháp được hiểu là sự công bằng, công lý và các thiết chế được thiết lập nhằm duy trì, đảm bảo công bằng và bảo vệ nền công lý. Trong tiếng Anh, “Justice” không chỉ mang ý nghĩa công lý mà còn đại diện cho một trong ba nhánh quyền lực trong bộ máy nhà nước, có vai trò tổ chức và duy trì trật tự xã hội. Khái niệm này bắt nguồn từ lý thuyết phân quyền do các triết gia cổ đại khởi xướng, nhưng chỉ đến thời kỳ La Mã cổ đại, tư pháp mới được hiện thực hóa trong đời sống xã hội.^9 Tư pháp bao gồm toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xét xử các vụ án theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, đồng thời bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và pháp chế xã hội chủ nghĩa.^10

Theo nghĩa hẹp, tư pháp được hiểu là hoạt động xét xử do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, nhằm giải quyết các vụ án theo quy định pháp luật.^11

(^11) Chu Tường Vy, tlđd.

(^10) Chu Tường Vy, tlđd.

(^9) Lê Thu Hà, Quyền tư pháp và cơ quan tư pháp ở Việt Nam (2015) TCDCVPL https://danchuphapluat.vn/quyen-tu-phap-va-co-quan-tu-phap-o-viet-nam truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2025.

(^8) Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt (Từ điển Hoàng Phê) (2003).

(^7) Chu Tường Vy, Tư pháp là gì? Cơ quan tư pháp ở Việt Nam gồm những cơ quan nào? (thuvienphapluat.vn, 2023)<https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/839E198-hd-tu-phap-la-gi-co-quan-tu-phap-o-viet-nam-gom -nhung-co-quan-nao.html> truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2025.

(^6) Thuyết tam quyền phân lập là gì? ( thuvienphapluat.vn , 2017) https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1DBDD-hd-thuyet-tam-quyen-phan-lap-la-gi.html truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2025.

Hành pháp : Tổng thống đứng đầu, chịu trách nhiệm thi hành luật pháp và quản lý các cơ quan hành chính liên bang.

Tư pháp : Hệ thống tòa án, với Tòa án Tối cao là cơ quan cao nhất, có chức năng giải thích luật pháp, đánh giá tính hợp hiến của các đạo luật và hành động hành pháp.

1.3.2. Lịch sử hình thành thể chế chính trị Mỹ

Thể chế chính trị Hoa Kỳ được hình thành qua một quá trình lịch sử kéo dài từ thời kỳ thuộc địa đến khi trở thành một quốc gia độc lập với hệ thống chính trị đặc trưng. Vào thế kỷ XVII, các thuộc địa Anh được thành lập tại Bắc Mỹ, mỗi thuộc địa có quyền tự trị nhất định. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa thực dân và chính quyền Anh ngày càng gia tăng do chính sách thuế và quản lý của Nghị viện Anh mà không có đại diện từ các thuộc địa. Những bất đồng này dẫn đến Chiến tranh Cách mạng Mỹ (1775-1783) và việc 13 thuộc địa tuyên bố độc lập vào ngày 4/7/1776, thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Sau khi giành độc lập, Hoa Kỳ đối mặt với thách thức xây dựng một chính phủ hiệu quả. Hiến pháp năm 1789 được thông qua, thiết lập nền tảng chính trị với ba nhánh quyền lực: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp, cùng nguyên tắc phân quyền (Separation of Powers) bao gồm cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực nhằm ngăn chặn sự lạm quyền. Cuối thế kỷ XVIII, hệ thống lưỡng đảng dần hình thành với sự trỗi dậy của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, đóng vai trò chi phối chính trường Mỹ cho đến ngày nay. Có thể nói, thể chế chính trị Hoa Kỳ được hình thành qua nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng, tạo nên một nền dân chủ liên bang với cơ chế giám sát chặt chẽ giữa các nhánh quyền lực.

1.3.3. Thể chế chính trị Mỹ hiện nay

Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump trong nhiệm kỳ thứ hai, thể chế chính trị Hoa Kỳ đang trải qua những thay đổi đáng kể. Chính quyền Trump đã thể hiện xu hướng tập trung quyền lực, với việc Tổng thống sử dụng quyền hành pháp để đối phó với các đối thủ chính trị và thúc đẩy chương trình nghị sự của mình. Đảng Cộng hòa hiện kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện, cùng với Tòa án Tối cao có đa số thẩm phán bảo thủ, tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng thống thực hiện các chính sách mà không gặp nhiều sự phản đối từ các nhánh quyền lực khác.^15 Tuy nhiên, những động thái này đã gây lo ngại về sự suy yếu của các cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực truyền thống trong hệ thống chính trị Hoa Kỳ.^16

(^16) John Kruzel, With sweeping actions, Trump tests US constitutional order (2025) https://www.reuters.com/world/us/with-sweeping-actions-trump-tests-us-constitutional-order-2025-03-21/ truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2025.

(^15) Par Gilles Paris, Une seconde présidence Trump sans véritables contre-pouvoirs ( lemonde.fr , 2024) <https://www.lemonde.fr/international/article/2024/11/14/une-seconde-presidence-trump-sans-veritables-contre- pouvoirs_6393251_3210.html> truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2025.

1.4. Cơ sở hình thành cơ quan tư pháp

Hệ thống tư pháp Hoa Kỳ được hình thành dựa trên các nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp năm 1787. Điều III của Hiến pháp thiết lập Tòa án Tối cao và trao quyền cho Quốc hội thành lập các tòa án cấp dưới khi cần thiết. Năm 1789, Quốc hội thông qua Đạo luật Tư pháp, chính thức thiết lập hệ thống tòa án liên bang với ba cấp: tòa án quận (District courts) giải quyết các vụ việc sơ thẩm, tòa án phúc thẩm (Appeals courts) xem xét các kháng nghị, và Tòa án Tối cao đóng vai trò là tòa án cao nhất, thụ lý các vụ việc liên quan đến Hiến pháp.^17

Bên cạnh hệ thống tòa án liên bang, mỗi tiểu bang cũng có hệ thống tòa án riêng, hoạt động độc lập nhưng song song với hệ thống liên bang. Cấu trúc này phản ánh nguyên tắc liên bang trong Hiến pháp Hoa Kỳ, cho phép các tiểu bang duy trì quyền tự chủ trong lĩnh vực tư pháp, đồng thời đảm bảo sự thống nhất và hiệu quả của hệ thống pháp luật trên toàn quốc.^18

Như vậy, cơ sở hình thành cơ quan tư pháp Hoa Kỳ dựa trên các quy định của Hiến pháp và các đạo luật liên quan, với mục tiêu xây dựng một hệ thống tư pháp độc lập, công bằng và hiệu quả.

2. Cơ cấu tổ chức cơ quan tư pháp Hoa Kỳ

2.1. Cấu trúc hệ thống tòa án

2.1.1. Tòa án Liên bang

Theo Điều III khoản 1 của Hiến pháp Hoa Kỳ 1787, quyền tư pháp của quốc gia này được trao cho một Tòa án tối cao, và các Tòa án cấp dưới của nó mà đã được uỷ quyền cho Quốc hội thành lập. Đối với hệ thống Tòa án Liên bang của Hoa Kỳ, cấu trúc bộ máy gồm 3 tầng là Tòa án tối cao (Supreme Court), các tòa phúc thẩm (Appeals Courts) và các tòa án quận (District Courts).

Các tòa án quận của Hoa Kỳ, hay tòa sơ thẩm, đóng vai trò giải quyết tranh chấp bằng cách xác định các vụ việc và áp dụng luật vào những vụ việc đó. Hiện có 94 tòa án sơ thẩm liên bang trên phạm vi toàn quốc, trong đó có ít nhất một tòa án sơ thẩm liên bang đặt ở mỗi tiểu bang của Hoa Kỳ. Trong phạm vi giới hạn do Quốc hội và Hiến pháp đặt ra, tòa án quận có thẩm quyền xét xử hầu hết các loại vụ án dân sự và hình sự liên bang.^19 Là một đơn vị thuộc tòa án quận, Toà án phá sản đóng vai trò thụ

(^19) Toà án Hoa Kỳ, About U.S. District Courts https://www.uscourts.gov/about-federal-courts/court-role-and-structure/about-us-district-courts truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2025.

(^18) Đinh Thanh Phương, tlđd.

(^17) Nguyễn Văn Cương, Cơ chế bảo đảm độc lập tư pháp ở Hoa Kỳ (2014) BTP https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1715 truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2025.

nhân), luật gia đình (kết hôn, ly hôn, nhận con nuôi),... Việc áp dụng luật liên bang hoặc Hiến pháp Hoa Kỳ của Tòa án Tiểu bang có thể được kháng cáo lên Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Tòa án Tối cao có thể chọn thụ lý hoặc không thụ lý những vụ án như vậy.^23

2.1.3. Một số chức vụ quan trọng trong hệ thống tòa án

Thẩm phán Chức vụ thẩm phán trong hệ thống tòa án Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự công bằng và độc lập của tư pháp. Tại cấp liên bang, thẩm phán được Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện xác nhận, thường giữ nhiệm kỳ suốt đời trừ khi có vi phạm nghiêm trọng về đạo đức.^24 Họ thường được chọn từ các luật sư, giáo sư luật có uy tín hoặc thẩm phán cấp dưới. Sự độc lập của thẩm phán được bảo vệ bởi cơ chế không thể cắt giảm lương và chỉ có thể bị bãi nhiệm thông qua quy trình nghiêm ngặt. Ở cấp tiểu bang, phương pháp lựa chọn thẩm phán đa dạng, bao gồm cả đề cử của hội đồng và bầu cử phổ thông. Các thẩm phán tiểu bang thường có nhiệm kỳ cố định và có thể tái bổ nhiệm. Cả hệ thống liên bang và tiểu bang đều không có chương trình đào tạo riêng cho thẩm phán, nhưng yêu cầu họ tham gia các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên. Sự đa dạng trong phương pháp bổ nhiệm và đảm bảo độc lập cho phép hệ thống tư pháp Hoa Kỳ hoạt động hiệu quả và công bằng.

Công tố viên Công tố viên đại diện cho chính phủ trong các vụ án hình sự và chịu trách nhiệm đảm bảo công lý được thực thi, thông qua truy tố những cá nhân bị coi là phạm tội.^25 Ở cấp liên bang, công tố viên thuộc Bộ Tư pháp và được Tổng thống bổ nhiệm với sự thông qua của Thượng viện, phục vụ theo sự chỉ đạo của Tổng Chưởng lý. Ở cấp tiểu bang, công tố viên thường được bầu cử bởi người dân và chịu trách nhiệm về các vụ án hình sự theo luật tiểu bang. Họ phải tuân thủ một bộ quy tắc đạo đức nghiêm ngặt, đảm bảo rằng quá trình truy tố được tiến hành một cách công bằng và minh bạch.

Luật sư Hệ thống tư pháp Hoa Kỳ được xây dựng dựa trên nguyên tắc tố tụng tranh tụng, nơi các luật sư đóng vai trò quan trọng trong việc trình bày chứng cứ và lập luận pháp lý, giúp xác định sự thật khách quan của vụ án. Tại Hoa Kỳ, luật sư có quyền tự do hành nghề và được bảo vệ bởi Hiến pháp, cho phép họ đại diện cho thân chủ trong

(^25) Hiệp hội Luật sư quận Quốc gia Hoa Kỳ, What is a DA <https://ndaa.org/about/what-does-a-da-do/#:~:text=The%20District%20Attorney%20(DA)%2C,individuals% accused%20of%20committing%20crimes> truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2025.

(^24) Hiến pháp Hoa Kỳ (thông qua ngày 17 tháng 9 năm 1787) https://www.archives.gov/founding-docs/constitution-transcript truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2025.

(^23) Toà án Hoa Kỳ, Comparing Federal & State Courts https://www.uscourts.gov/about-federal-courts/court-role-and-structure/comparing-federal-state-courts truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2025.

suốt quá trình tố tụng. Luật sư Hoa Kỳ không cần thực hiện thủ tục “đăng ký bào chữa” như ở một số quốc gia khác, và họ có toàn quyền đánh giá, kiểm tra chứng cứ để trình bày trước thẩm phán và bồi thẩm đoàn.

2.2. Nguyên tắc hoạt động

Cơ quan tư pháp của Hoa Kỳ được tổ chức và hoạt động dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau: nguyên tắc tư pháp độc lập (Judicial independence), nguyên tắc tư pháp tối cao (Judicial supremacy) và nguyên tắc án lệ (Stare decisis).

2.2.1 Nguyên tắc tư pháp độc lập (Judicial Independence)

Nguyên tắc tư pháp độc lập bắt nguồn từ yêu cầu của một nhà nước pháp quyền và có cơ sở từ học thuyết phân quyền. Montesquieu từng nhấn mạnh rằng “ sẽ không có tự do nếu quyền tư pháp không tách rời khỏi lập pháp và hành pháp. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền lập pháp, quan tòa là người làm luật thì quyền sống và quyền tự do của công dân sẽ bị đe dọa. Còn nếu nó nhập lại với quyền hành pháp thì quan tòa sẽ có quyền lực của kẻ đàn áp^26 ”. Nếu quyền tư pháp không tách rời khỏi lập pháp và hành pháp, công lý sẽ không được đảm bảo. Khi thẩm phán đồng thời là nhà lập pháp, họ có thể thao túng pháp luật theo ý mình; nếu họ chịu sự chi phối của hành pháp, công lý có nguy cơ bị bóp méo bởi quyền lực chính trị.

Lịch sử cho thấy, dưới các chế độ phong kiến và chiếm hữu nô lệ, quyền tư pháp chưa tách ra khỏi quyền lập pháp và hành pháp.^27 Tuy nhiên, với sự ra đời của các nhà nước dân chủ, nguyên tắc pháp quyền được đề cao, đòi hỏi hệ thống tư pháp phải vận hành một cách độc lập. Giáo sư John Ferejohn từ Đại học Stanford đã cụ thể hóa nguyên tắc này thành hai yếu tố chính.^28

  1. Yếu tố bên trong (internal aspects): Nhấn mạnh vào sự độc lập của từng thẩm phán, giúp họ đưa ra phán quyết không bị ảnh hưởng bởi áp lực chính trị hay lợi ích vật chất.
  2. Yếu tố bên ngoài (external aspects): Đề cập đến cơ cấu tổ chức của tòa án, bảo vệ thẩm phán khỏi những tác động từ bên ngoài, từ đó duy trì sự độc lập của hệ thống tư pháp. Linh hồn của Hiến pháp Hoa Kỳ về tổ chức quyền lực nhà nước chính là học thuyết phân quyền (Separation of Powers), được quy định chủ yếu trong các điều khoản thành lập ba nhánh quyền lực:

Điều I – Quy định về Quyền lập pháp (Quốc hội).

(^28) Kaufman, I R, The Essence of Judicial Independence (Columbia Law Review, 80(4), 1980) 671-701.

(^27) Đinh Thanh Phương, tlđd.

(^26) Hon John M Walker, Jr, The Role of Precedent in the United States: How Do Precedents Lose Their Binding Effect?.

Nguyên tắc tư pháp tối cao xuất phát từ cơ chế phân quyền trong Hiến pháp Hoa Kỳ, trao cho Tòa án Tối cao thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền lực giữa lập pháp, hành pháp và giữa chính quyền liên bang với các tiểu bang.^31

Tòa án Tối cao có chức năng chính là giải thích Hiến pháp và luật pháp, đảm bảo rằng mọi hành động của chính phủ đều nằm trong giới hạn được Hiến pháp quy định. Vai trò này được coi là cầu nối giữa nhân dân và chính quyền, nhằm giám sát để Nghị viện không vượt quá quyền hạn mà nhân dân đã trao cho họ. Vì Hiến pháp Hoa Kỳ là văn kiện có giá trị tối cao, các phán quyết của Tòa án Tối cao có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các cơ quan và chính quyền các cấp. Chỉ khi Hiến pháp được sửa đổi hoặc một phán quyết mới thay thế, những quyết định của Tòa án Tối cao mới mất hiệu lực. Điều này giúp duy trì tính ổn định và nhất quán trong hệ thống pháp luật Mỹ.

2.2.3. Nguyên tắc án lệ (Stare Decisis)

Học thuyết án lệ (Stare decisis) là nguyên tắc yêu cầu tòa án phải tuân theo các phán quyết trước đây khi xét xử những vụ án có bản chất tương tự. Đây là nền tảng của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, nhằm đảm bảo tính thống nhất và khả năng dự đoán trong việc áp dụng luật.

Án lệ được chia thành hai cấp độ:

  1. Án lệ ngang (Horizontal Stare Decisis): Một tòa án phải tuân thủ các phán quyết trước đây của chính mình.
  2. Án lệ dọc (Vertical Stare Decisis): Tòa án cấp dưới bắt buộc phải tuân theo các án lệ do tòa án cấp trên đặt ra. Để một phán quyết trở thành án lệ, cần đáp ứng hai điều kiện:
  3. Vụ án mới phải có những tình tiết tương tự với vụ án đã được xét xử trước đó.
  4. Phán quyết trước đây phải được đưa ra bởi chính tòa án đang xét xử hoặc bởi một tòa án cấp trên. Điều này có nghĩa là mọi bản án đều có khả năng trở thành án lệ mà không cần qua thủ tục công bố chính thức. Nhờ đó, các tòa án Hoa Kỳ có thể đảm bảo sự nhất quán trong phán quyết và giúp hệ thống pháp luật phát triển một cách ổn định.

2.3. Thẩm quyền của cơ quan tư pháp Mỹ

Hệ thống tư pháp Hoa Kỳ xác định thẩm quyền của các tòa án dựa trên ba nguyên tắc chính: thẩm quyền theo địa hạt, thẩm quyền theo đối tượng, và thẩm quyền theo thứ bậc.

(^31) Ruth Bader Ginsbur, Judicial Independence: The Situation of the U.S. Federal Judiciary (Neb. L. Rev, 85(1), 2011).

Thẩm quyền theo địa hạt: Thẩm quyền này giới hạn phạm vi xét xử của tòa án trong một khu vực địa lý cụ thể. Ví dụ, một tòa án ở bang này không có thẩm quyền xét xử các vụ án xảy ra ở bang khác. Hệ thống tòa án liên bang được chia thành 94 địa hạt tư pháp, mỗi địa hạt nằm trong một bang và không vượt quá ranh giới bang đó.

Ví dụ, trong vụ việc liên quan đến Mahmoud Khalil, một thẩm phán liên bang ở New Jersey đã bác bỏ yêu cầu của chính quyền Trump về việc chuyển vụ kiện của Khalil đến Louisiana, nơi ông đang bị giam giữ. Thẩm phán quyết định rằng New Jersey có thẩm quyền xét xử vụ việc này vì Khalil đã bị tạm giữ ngắn hạn tại bang này khi các luật sư của ông đệ đơn kiện.^32

Thẩm quyền theo đối tượng : Loại thẩm quyền này hạn chế các vụ án mà một tòa án có thể xét xử. Các tòa sơ thẩm thường chỉ có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự là thường tội hoặc dân sự với số tiền tranh chấp nhỏ. Đối với các vụ án liên quan đến giao thông hay trẻ vị thành niên sẽ có riêng các tòa án chuyên trách như tòa giao thông hoặc tòa vị thành niên ở các tiểu bang.

Thẩm quyền theo thứ bậc: Thẩm quyền này liên quan đến sự khác biệt trong chức năng và trách nhiệm giữa các tòa án. Tòa án sơ thẩm có thẩm quyền xét xử ban đầu, trong khi tòa án phúc thẩm có thẩm quyền xem xét lại các vụ án đã được phán quyết bởi tòa án khác. Tòa án tối cao là tòa án phúc thẩm cao nhất, chỉ có thẩm quyền sơ thẩm trong một số trường hợp rất hạn chế, như tranh chấp giữa các tiểu bang hoặc các vấn đề liên quan đến đại sứ.

Ví dụ, tòa án Tối cao Hoa Kỳ có thẩm quyền xét xử ban đầu (original jurisdiction) trong một số trường hợp đặc biệt, như tranh chấp giữa các tiểu bang.

2.4. Tác động của cơ quan tư pháp Mỹ đối với đời sống chính trị - xã hội Mỹ

Hệ thống cơ quan tư pháp đóng vai trò không thể thiếu trong đời sống chính trị của Hoa Kỳ. Sự độc lập và quyền lực của tư pháp đã tạo nên một hệ thống cân bằng quyền lực, ngăn chặn việc tập trung quyền lực vào một nhánh duy nhất trong chính phủ. Qua việc phán xét tính hợp hiến của các đạo luật, Tòa án Tối cao đã hủy bỏ nhiều luật được thông qua bởi Quốc hội và Tổng thống, thể hiện sự độc lập và sức mạnh của tư pháp.^33 Điều này không chỉ giúp duy trì sự cân bằng quyền lực mà còn ngăn chặn việc lạm dụng quyền lực chính trị, đặc biệt trong các vấn đề như quyền bầu cử và quyền tự do ngôn luận.^34 Sự độc lập của tư pháp cho phép các thẩm phán đưa ra quyết định không bị ảnh hưởng bởi áp lực chính trị, đặc biệt quan trọng khi xử lý các vụ việc liên quan đến các quan chức cấp cao.

(^34) Michele L Jawando và Sean Wright, Why Courts Matter ( Center for American Progress , 2015) https://www.americanprogress.org/article/why-courts-matter-2-2/ truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2025.

(^33) Thái Vĩnh Thắng, Giáo trình Luật Hiến pháp nước ngoài (Nxb. Đại học Huế, 2018) 141.

(^32) Anna Young, Judge rejects Trump admin’s bid to move Mahmoud Khalil’s legal case to Louisiana <https://nypost.com/2025/04/01/us-news/judge-rejects-trump-admins-bid-to-move-mahmoud-khalils-legal-case-t o-louisiana/> truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2025.

cao nhất trong hệ thống tư pháp tiểu bang là Tòa Tối cao Tiểu bang (State Supreme Courts), nơi xem xét các vụ án quan trọng hoặc giải quyết mâu thuẫn giữa các phán quyết của tòa cấp dưới. Quyết định của Tòa Tối cao Tiểu bang thường mang tính chất chung thẩm đối với các vấn đề liên quan đến luật tiểu bang.

3.2. Quy trình xử lý các vụ án liên quan đến luật liên bang

Tòa Sơ thẩm Liên bang (District Courts) đóng vai trò là cấp xét xử sơ thẩm trong hệ thống này, với 94 tòa án sơ thẩm trên toàn quốc, mỗi tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm trong khu vực của mình. Nếu một bên không đồng ý với phán quyết của tòa địa hạt, họ có thể kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm Khu vực (Courts of Appeals). Hoa Kỳ có 13 tòa phúc thẩm khu vực. Ở cấp tòa này, hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán sẽ xét xử phúc thẩm các vụ án đã được quyết định bởi tòa án quận. Trừ những trường hợp không có quyền kháng cáo (trong vụ án hình sự, bên nhà nước không có quyền yêu cầu phúc thẩm nếu bị cáo được kết luận là “không có tội”), mỗi bên của vụ án sơ thẩm có thể kháng cáo lên tòa án phúc thẩm khu vực. Các tòa án khu vực của liên bang cũng phúc thẩm các quyết định của cơ quan hành chính liên bang. Ở cấp tòa này còn có một tòa án liên bang chuyên trách không tổ chức theo khu vực - tòa án này chuyên xét xử các vụ về bằng sáng chế và kiện bồi thường đối với chính phủ liên bang.^37

Ngoài ra, hệ thống tư pháp liên bang còn bao gồm một số tòa án liên bang đặc biệt, chuyên xử lý các vụ án thuộc các lĩnh vực cụ thể như Tòa án Thuế, Tòa án Thương mại Quốc tế và Tòa án Khiếu nại Liên bang.

Ở cấp cao nhất, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đóng vai trò là tòa án cao nhất trong hệ thống tư pháp Hoa Kỳ, có thẩm quyền tối cao trong việc giải thích Hiến pháp và luật liên bang. Tòa án này chỉ xét xử một số vụ án đặc biệt, bao gồm các tranh chấp giữa các bang, các vụ án liên quan đến chính phủ liên bang hoặc chính phủ nước ngoài, cũng như các vụ án quan trọng về hiến pháp hoặc khi có sự mâu thuẫn giữa các phán quyết của các tòa án cấp dưới. Quyết định của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ mang tính chung thẩm và không thể bị kháng cáo, qua đó đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính thống nhất và tối thượng của luật pháp Hoa Kỳ.^38

Như vậy, hệ thống tư pháp Hoa Kỳ với mô hình phân cấp rõ ràng giữa tòa án tiểu bang và liên bang đảm bảo tính hiệu quả, công bằng và minh bạch trong quá trình xét xử. Việc phân tầng từ tòa sơ thẩm đến tòa phúc thẩm và Tối cao Pháp viện giúp bảo vệ quyền lợi của công dân, tạo điều kiện cho việc xem xét, sửa đổi các sai sót pháp lý khi cần thiết. Đặc biệt, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự thống nhất của luật pháp, đảm bảo tính tối thượng của Hiến pháp và giải

(^38) Nguyễn Anh Hùng, Quyền hạn và công việc của Tòa án Tối cao liên bang Mỹ ( thanhtravietnam.vn , 2021) https://thanhtravietnam.vn/quoc-te/quyen-han-va-cong-viec-cua-toa-an-toi-cao-lien-bang-my-197960.html truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2025.

(^37) Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng quan về hệ thống tư pháp của Hoa Kỳ ( moj.gov.vn , 2015) https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=2326 truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2025.

quyết những tranh chấp có tác động lớn đến toàn bộ hệ thống pháp luật. Sự vận hành của hệ thống này góp phần duy trì trật tự, bảo vệ công lý và củng cố nền pháp quyền tại Hoa Kỳ.

4. Mối liên kết giữa cơ quan tư pháp với hệ thống luật pháp Hoa Kỳ

Mối liên kết giữa cơ quan tư pháp trong hệ thống chính trị Mỹ và các cơ quan khác, đặc biệt là cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp, thể hiện qua nguyên tắc kiểm soát và đối trọng (checks and balances) của Hiến pháp Mỹ. Nguyên tắc này đảm bảo rằng không có nhánh quyền lực nào có thể trở nên quá mạnh mẽ, qua đó tạo ra một hệ thống bảo vệ quyền lợi công dân và duy trì sự ổn định chính trị.

Hình 2: Mô hình mô tả tam quyền phân lập ở Mỹ (Nguồn: VnExpress).

4.1. Với cơ quan lập pháp

Quốc hội Hoa Kỳ (U.S. Congress) bao gồm hai viện: Hạ viện (House of Representatives) và Thượng viện (Senate). Hạ viện có 435 thành viên, mỗi người đại diện cho một khu vực địa lý cụ thể và phục vụ trong nhiệm kỳ 2 năm, trong khi Thượng viện có 100 thành viên, mỗi bang cử hai thượng nghị sĩ, với nhiệm kỳ 6 năm. Quốc hội có nhiệm vụ soạn thảo và thông qua các đạo luật, phê duyệt ngân sách, giám sát hành pháp và tư pháp, và phê chuẩn các đề cử của tổng thống. Cả hai viện của Quốc hội đều có các ủy ban chuyên môn, như Ủy ban Ngân sách, Ủy ban Đối ngoại,