Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Thuẹc tập cơ sở ngành, Essays (university) of Accounting

Thực tập cơ sở ngành về ngành kế toán

Typology: Essays (university)

2020/2021

Uploaded on 07/24/2024

anh-hong-14
anh-hong-14 🇻🇳

5

(1)

1 document

1 / 29

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH
Đợt thực tập cơ sở ngành tại Công ty TNHH Miki Industry Việt Nam
“Lời mở đầu”
Thực tập cơ sở ngành là một phần quan trọng, bắt buộc ở quá trình đào tạo của các
Trường Đại học, trong đó có trường Đại học Hàng Hải Việt Nam. Mục tiêu của công việc
tổ chức đợt thực tập là tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với môi trường làm việc thực
tế tại doanh nghiệp, có cơ hội quan sát và nhận dạng hiểu rõ hơn những kiến thức đã được
học cũng như hiểu được các yêu cầu về nghề nghiệp, rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng làm việc chuyên ngành của mình đang theo học tại trường, tự đánh giá được ưu
khuyết điểm của bản thân để có kế hoạch khắc phục và bồi dưỡng trước khi bước vào môi
trường làm vệc thực tế trong thời gian tới sau khi kết thúc chương trình học tập của mình.
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu cùng với việc được xem xét, tìm hiểu, quan sát
tình hình thực tế tại Công ty TNHH Miki Industry Việt Nam – chi nhánh thành phố Hải
Phòng trong thời gian thực tập vừa qua. Đặc biệt với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban
lãnh đạo Công ty, các cô chú, anh chị ở các phòng ban và các thầy cô giáo của trường Đại
học Hàng Hải Việt Nam – những người đã cung cấp cơ sở kiến thức về kinh tế, xã hội và
những người đã hướng dẫn trực tiếp để em có thể hoàn thành báo cáo thực tập cơ sở
ngành này.
Báo cáo thực tập cơ sở ngành bao gồm các phần sau:
Chương 1: Tìm hiểu về đơn vị thực tập
Chương 2: Tìm hiểu về báo cáo tài chính của đơn vị
Chương 3: Nhận xét và kết luận
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới giáo viên hướng dẫn Tô Văn Tuấn cùng với
Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ trong Công ty đã nhiệt tình hỗ trợ để em có thể hoàn
thành báo cáo thực tập được trọn vẹn nhất.
Chương 1: Tìm hiểu về đơn vị thực tập
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d

Partial preview of the text

Download Thuẹc tập cơ sở ngành and more Essays (university) Accounting in PDF only on Docsity!

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH

Đợt thực tập cơ sở ngành tại Công ty TNHH Miki Industry Việt Nam “Lời mở đầu” Thực tập cơ sở ngành là một phần quan trọng, bắt buộc ở quá trình đào tạo của các Trường Đại học, trong đó có trường Đại học Hàng Hải Việt Nam. Mục tiêu của công việc tổ chức đợt thực tập là tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế tại doanh nghiệp, có cơ hội quan sát và nhận dạng hiểu rõ hơn những kiến thức đã được học cũng như hiểu được các yêu cầu về nghề nghiệp, rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc chuyên ngành của mình đang theo học tại trường, tự đánh giá được ưu khuyết điểm của bản thân để có kế hoạch khắc phục và bồi dưỡng trước khi bước vào môi trường làm vệc thực tế trong thời gian tới sau khi kết thúc chương trình học tập của mình. Sau một thời gian học tập và nghiên cứu cùng với việc được xem xét, tìm hiểu, quan sát tình hình thực tế tại Công ty TNHH Miki Industry Việt Nam – chi nhánh thành phố Hải Phòng trong thời gian thực tập vừa qua. Đặc biệt với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo Công ty, các cô chú, anh chị ở các phòng ban và các thầy cô giáo của trường Đại học Hàng Hải Việt Nam – những người đã cung cấp cơ sở kiến thức về kinh tế, xã hội và những người đã hướng dẫn trực tiếp để em có thể hoàn thành báo cáo thực tập cơ sở ngành này. Báo cáo thực tập cơ sở ngành bao gồm các phần sau: Chương 1: Tìm hiểu về đơn vị thực tập Chương 2: Tìm hiểu về báo cáo tài chính của đơn vị Chương 3: Nhận xét và kết luận Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới giáo viên hướng dẫn Tô Văn Tuấn cùng với Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ trong Công ty đã nhiệt tình hỗ trợ để em có thể hoàn thành báo cáo thực tập được trọn vẹn nhất. Chương 1: Tìm hiểu về đơn vị thực tập

1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Miki Industry Việt Nam. Công ty TNHH Miki Industry Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập với loại hình trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tên công ty: CÔNG TY TNHH MIKI INDUSTRY VIỆT NAM Tên nước ngoài: MIKI INDUSTRY VIETNAM CO.,LTD. Tên viết tắt: MIV Mã số thuế: 0200612786 Vốn điều lệ: 47.331.000.000 VND Địa chỉ: Lô đất số 1/2 L2.8 và 1/2L2.9. khu công nghiệp Đồ Sơn Hải Phòng, Phường Ngọc Xuyên, Quận Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng Đại diện pháp luật: Takeshi Hashimoto Ngày cấp giấy phép: 10/09/ Ngày hoạt động: 01/02/ Điện thoại: 0313816510/ 0313816511 Trải qua hơn 15 năm thành lập công ty đã đi lên và phát triển ngày càng vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, nâng cao kinh nghiệm tổ chức thi công, cơ sở vật chất dần được cải thiện và nâng cấp, quản lý sản xuất kinh doanh có nhiều tiến bộ, chất lượng sản phẩm được đánh giá cao. Khi mới thành lập doanh nghiệp đã bước đầu khẳng định được vị thế là một trong những doanh nghiệp ổn định đi vào hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp đã từng bước tich tụ thêm vốn để doanh thu hàng năm không ngừng tăng trưởng ở mức cao và ổn định. Hòa mình với công cuộc hiện đại hóa đất nước, công ty đã vạch ra những phương hướng hoạt động của mình để xây dựng và mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh. Công ty dần đã có những thay đổi đáng kể về tổ chức quản lý với sự sắp xếp, bố trí lực lượng hoạt động một cách tinh giản, gọn nhẹ. Tuy nhiên, công ty vẫn luôn hoàn thành tốt những kế hoạch được giao. Giá trị sản lượng, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, ổn định việc làm, tăng thu nhập. 2.Đặc điểm hoạt động sản suất, kinh doanh a. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty Miki Industry là một công ty sản xuất Nhật Bản. Sản phẩm chính của công ty là khuôn đúc nhựa nhiệt rắn dùng trong các ngành công nghiệp khác nhau. Nhờ vào quá trình quản lí chất lượng, môi trường chặt chẽ, Miki Industry đã được chứng nhận ISO 9001 và ISO 14001 …Đặt tại Hải Phòng, Miki industry Việt Nam chuyên về sản xuất, lắp ráp, gia công

lâu dài với các nhà cung cấp để xây dựng cơ sở bền vững cho sự ổn định nguồn cung ứng vật liệu. Ngoài ra, các thiết bị phòng cháy chữa cháy trong công ty cũng luôn được trang bị đầy đủ để đảm bảo khi có các tình huống xấu xảy ra d. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn (vốn chủ sở hữu, vốn vay trong 3 năm gần đây)

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy a. Cơ cấu tổ chức bộ máy Để góp phần vào sự phát triển của công ty thì việc tổ chức được một cơ cấu điều hành từ trên xuống dưới đóng vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ, doanh nghiệp chủ chương xây dựng bộ máy quản lí như sau: b. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban a. Ban Giám đốc Ban Giám đốc là những người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh, chịu sự BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG KIM LOẠI PHÒNG TẠO HÌNH PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH

lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc đồng thời trợ giúp ban giám đốc công ty chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh đi đúng hướng mục tiêu đề ra và hoàn thành tốt các mục tiêu đó. b. Phòng kỹ thuật Quản lý máy móc thiết bị toàn công ty, nghiên cứu lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp, chịu trách nhiệm về điều hành sản xuất và tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm c. Phòng tài chính kế toán Là bộ phận cung cấp số liệu, tài liệu cho ban Giám đốc phục vụ điều hành hoạt động sản xuất, thi công, phân tích các hoạt động kinh tế phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phòng TCKT có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát về các hoạt động tài chính của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp. Ghi chép và thu thập các số liệu trên cơ sở giúp Giám đốc trong công việc phân tích các hoạt động kinh tế tính toán hiệu quả các hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Phòng kế toán còn có nhiệm vụ báo cáo thống kê tình hình thực hiện các chi tiêu tài chính của Doanh nghiệp với các cơ quan chức năng. d.Phòng kim loại Chịu trách nhiệm thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của phòng. Thi hành, đôn đốc công nhân trong phòng thi hành chính sách chất lượng, môi trường và an toàn sức khỏe nghề nghiệp của Công ty. Triển khai sản xuất theo kế hoạch của phòng, giám sát, đôn đốc việc thực thi kế hoạch của công nhân trong phòng. Xác định các khía cạnh và tác động môi trường, an toàn sức khỏe nghề nghiệp liên quan đến công việc và phạm vi của tổ. Thực hiện các biện pháp khắc phục phòng ngừa đối với các điểm không phù hợp được phát hiện. Báo cáo cho người quản lý mọi vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện công việc. e. Phòng tạo hình

- Quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, mạng lưới an toàn viên, vệ sinh viên, lực lượng phòng chống cháy nổ đến các đơn vị trực thuộc trên phạm vi toàn Công ty. - Quản lý, bảo quản, sửa chữa, điều động toàn bộ xe máy thiết bị thi công trong toàn Công ty. Lập kế hoạch sửa chữa, mua sắm thiết bị máy móc hàng quý, năm. Phối hợp cùng phòng Kinh doanh, phòng Tài chính kế toán khoán quản ca xe, máy các loại tại các đơn vị trực thuộc Công ty và các đối tác ngoài Công ty. f. Phòng kinh doanh

Biểu đồ 1 : Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính 92,4% 7,6% Năm 2015 Lao động nam Lao động nữ 91,8% 8,2% Năm 2016 Lao động nam lao động nữ Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng số lao động nữ của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá nhỏ. Năm 2015, số lao động nữ của toàn Công ty là 34 người, chiếm tỷ lệ 7.6%. Năm 2016, số lao động nữ tăng lên là 39 người, chiếm 8.2% tổng số cán bộ công nhân viên. Số lao động nữ của doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở bộ phận văn phòng như: phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán tài chính,… Lực lượng lao động nam trong Công ty luôn chiếm tỷ lệ cao so với nữ giới. Năm 2015, toàn Công ty có 411 lao động nam, chiếm tỷ trọng 92.4% làm việc tại các tổ đội và khối hành chính văn phòng. Sang năm 2016, số lao động nam giới tăng lên là 438 người, tức là tăng lên 6.6% so với năm 2015.Sự phân công lao động này là tương đối hợp lý vì đặc thù của Công ty là Công ty xây dựng với tính chất công việc phức tạp, nặng nhọc nên đòi hỏi phải có một sức khỏe nhất định cho nên lao động nam trong Công ty chiếm số lượng đông đảo là hoàn toàn hợp lý. b. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn Bảng 2: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn (Đơn vị : Số lượng (người), Tỷ trọng (%) Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Trình độ học vấn Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng +/- % Đại học và trên đại học 43 9,7 44 9,2 1 2, Cao đẳng 36 8,1 38 8 2 5, Trung cấp 102 22,9 117 24,5 15 14, Công nhân kĩ thuật 194 43,6 206 43,2 12 6,

Lao động phổ thông 70 15,7 72 15,1 2 2, Tổng 445 100 477 100 32 7, Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn 9,7% 8,1% 22,9% 43,6% 15,7% Năm 2015 Đại học và trên đại học Cao đẳng Trung cấp Công nhân kĩ thuật Lao động phổ thông 9,2% 8% 24,5% 43,2% 15,1% Năm 2016 Đại học và trên đại học Cao đẳng Trung cấp Công nhân kĩ thuật Lao động phổ thông Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong năm 2015, số lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học trong Công ty là 43 người, chiếm tỷ trọng 9.7%. Đến năm 2016, con số này tăng lên là 44 người, tức là tăng 2.3% so với năm 2015. Số lượng lao động có trình độ cao đẳng năm 2016 là 38 người, tăng 5.6% so với năm 2015. quản trị nhân lực lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học, cao đẳng chủ yếu là lực lượng lao động gián tiếp (cán bộ quản lý, kỹ sư kỹ thuật, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ). Chất lượng của đội ngũ lao động này được nâng cao sẽ đem lại nhiều hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành Công ty. Tuy nhiên, ta thấy số lượng lao động có trình độ đại học, trên đại học và cao đẳng giữa các năm có ít sự chênh lệch (năm 2016 số lượng lao động có trình độ đại học chỉ tăng 1 người, số lượng lao động có trình độ cao đẳng cũng chỉ tăng 2 người so với năm 2015). Có sự chênh lệch như vậy là do trong năm 2016, Công ty đã tuyển dụng được 2 lao động có trình độ đại học và 1 nhân viên đã hoàn thành khóa học liên thông hệ cao đẳng. Lực lượng lao động chịu trách nhiệm trực tiếp thi công, xây dựng tại các công trường phần lớn là lao động có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật, đã được đào tạo nghề tương đối tốt. Năm 2015, Công ty có 194 lao động là công nhân kỹ thuật, 102 lao động có trình độ trung cấp, lần lượt chiếm tỷ trọng là 43.6% và 22.9%. Năm 2016, số lượng công nhân kỹ thuật tăng lên là 206 người, tương đương với tỷ lệ tăng 6.2% so với năm 2015, số lượng lao động có trình độ trung cấp tăng từ 102 người vào năm 2015 lên

Qua bảng số liệu trên cho thấy nhìn chung lực lượng lao động của Công ty TNHH Miki industry Việt Namcó độ tuổi tương đối trẻ, tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi. Số lao động có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi năm 2015 là 247 người, chiếm 55.5%. Năm 2016, số lượng lao động trong độ tuổi này là 275 người, chiếm tỷ lệ 57.7%. Lực lượng lao động của Công ty có sự “trẻ hóa” qua các năm. Năm 2016, số lượng lao động có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi tăng 11.3% so với năm 2015. Trong khi đó, tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty năm 2016 chỉ tăng 7.2% so với năm 2015. Đây là độ tuổi có sức khỏe dẻo dai, sung mãn có thể đáp ứng tốt những yêu cầu của công việc. Hơn nữa, đội ngũ lao động trẻ là những người có khả năng tiếp nhận những thay đổi của môi trường một cách nhanh chóng, sẵn sàng thích nghi với yêu cầu phát triển của tổ chức. Tuy nhiên, số lượng đông đảo của lực lượng lao động trẻ như vậy cũng đặt ra cho doanh nghiệp một vấn đề cần quan tâm đặc biệt, nhất là công tác quản lý, giáo dục ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động. Năm 2016 Công ty có 195 lao động trong độ tuổi từ 31 đến 35 tuổi, chiếm tỷ lệ 40.9%. So với năm 2015 thì số lượng lao động trong độ tuổi này của Công ty năm 2016 tăng 4 người nhưng về tỷ trọng thì giảm từ 42.9% (năm 2015) xuống còn 40.9% (năm 2016). Lực lượng lao động trong độ tuổinày vẫn có khả năng lao động tương đối tốt, có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời đây cũng là độ tuổi tập trung nhiều lao động có bậc nghề cao, là những người thành thạo công việc. Độ tuổi lao động trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ khá nhỏ (năm 2015 chiếm 1.6%, năm 2016 chiếm 1.4%). Độ tuổi lao động này chủ yếu bao gồm những lãnh đạo chủ chốt của Công ty và trưởng các phòng ban nghiệp vụ. Ưu thế của họ là có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp. Họ là những người đã có mối quan hệ lâu dài với các đối tác, khách hàng cũng như các nhà cung ứng của doanh nghiệp. Trong tương lai, đội ngũ này vẫn đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu. Tuy nhiên, đội ngũ lao động này có một số hạn chế mà mặt hạn chế lớn nhất trong số đó có khả năng thích ứng, thay đổi khi có sự thay đổi từ mội trường bên ngoài là chưa thật sự nhanh chóng nhất là khi đứng trước sự thay đổi của khoa học kỹ thuật.

5. Những thuận lợi , khó khăn và định hướng phát triển trong tương lai Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động nhất hiện nay do đó có rất nhiều tiềm năng cho các Công ty phát triển nhưng đồng thời vùng với đó là

rất nhiều những thách thức lớn. Đứng trước những cơ hội và thách thức như vậy đòi hỏi Công ty phải có đủ sức mạnh, năng lực để đón nhận những cơ hội và đối đầu với những thách thức đó. Muốn giành được thế chủ động đòi hỏi Công ty phải nắm rõ được những thuận lợi và khó khăn của mình. a. Thuận lợi

  • Công ty thành lập đã hơn 15 năm đã tạo được tên tuổi trong ngành xây dựng cơ bản, luôn luôn đáp ứng đúng, đủ, chất lượng sản phẩm tạo uy tín lớn với khách hàng.
  • Hải Phòng là thành phố trẻ đang phát triển với tốc độ nhanh, đó là điều kiện thuận lợi để Công ty đẩy mạnh kinh doanh của mình.
  • Đội ngũ cán bộ, kỹ thuật có trình độ cao, có ý thức kỷ luật tốt tạo được môi trường làm việc tốt. Hiệu quả kinh doanh ngày sàng tăng rõ rệt. b. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có những khó khăn cần khắc phục như:
  • Thiếu vốn kinh doanh: thiếu vốn để đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất. Đây là khó khăn lớn nhất mà Công ty gặp phải hiện nay. Chuyển sang nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp đều phải tự chủ kinh doanh đảm bảo có lãi hàng năm, nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh của Công ty là khá lớn, trong khi đó nguồn vốn tự bổ sung chưa đáp ứng đủ do đó Công ty phải vay vốn từ các ngân hàng, với chi phí sử dụng vốn cao. Chi phí sử dụng tăng lên đã làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng giá chi phí của Công ty làm lợi nhuận giảm.
  • Chịu áp lực cạnh tranh: Nền kinh tế đa thành phần, đa sở hữu tạo ra môi trường cạnh tranh cho các dơn vị cùng chức năng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị cùng chức năng khác gây không ít trở ngại cho hoạt động kinh doanh của Công ty
  • Những chính sách của Nhà nước cũng gây không ít khó khăn cho Doanh nghiệp như: Chế độ nghỉ ốm thì thanh toán theo quý...
  • Các rủi ro về thiên tai, hỏa hoạn... là những rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại lớn cho tài sản, con người và tình hình hoạt động kinh doanh chung của Công ty.
  • Hiện nay tình hình dịch bệnh Covid vẫn còn diễn biến rất phức tạp, chính điều đó đã gây nhiều khó khăn cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong cả nước và trong đó có Công ty TNHH Miki industry Việt Nam.

toán lập Bảng cân đối kế toán, thì giá trị các chỉ tiêu cho biết tại thời điểm này đơn vị có những tài sản nào và giá trị của chúng là bao nhiêu.

  • Bảng cân đối kế toán được coi là một trong những biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối bởi cơ sở thiết lập báo cáo này cũng dựa trên tính cân đối vốn có của đối tượng kế toán, ta có phương trình kế toán phản ánh mối liên hệ giữa tài sản theo kết cấu vốn kinh doanh (Tài sản) và nguồn hình thành vốn kinh doanh (Nguồn vốn): Tài sản = Nguồn vốn b. Kết cấu Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần, phần tài sản và phần nguồn vốn. * Phần tài sản : Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Tài sản được phân chia thành 2 loại: A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. * Phần nguồn vốn : Phản ánh nguồn hình thành giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo và cũng được phân chia thành 2 loại: A: Nợ phải trả B: Nguồn vốn chủ sở hữu Số liệu tổng cộng của 2 phần bao giờ cũng bằng nhau theo đẳng thức: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
  • Về hình thức thể hiện: có thể theo chiều dọc hoặc chiều ngang: Bảng 4: Bảng cân đối trình bày theo kiểu chiều dọc PHẦN 1: TÀI SẢN GIÁ TRỊ Tổng cộng tài sản … PHẦN 2: NGUỒN VỐN GIÁ TRỊ

Tổng cộng nguồn vốn … Bảng 5: Bảng cân đối trình bày theo kiểu chiều ngang PHẦN 1: TÀI SẢN GIÁ TRỊ PHẦN 2: NGUỒN VỐN

GIÁ TRỊ

Tổng cộng tài sản Tổng cộng nguồn vốn … c. Ý nghĩa Đối với phần tài sản

- Về mặt pháp lý: Phần tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có thời điểm lập báo cáo, thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp - Về mặt kinh tế: Các số liệu ở phần tài sản phản ánh quy mô và kế các loại vốn, tài sản của doanh nghiệp hiện có tại thời điểm lập báo cáo, tồn tại dưới hình thái vật chất hoặc phi vật chất. Ví dụ như Vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định… Thông qua đó, có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô vốn và mức độ phân bổ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Đối với phần nguồn vốn - Về mặt pháp lý: Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Qua đó cho biết doanh nghiệp có trách nhiệm pháp lý phải trả đối với khoản nợ là bao nhiêu và các chủ nợ biết được giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. - Về mặt kinh tế: Số liệu ở phần nguồn vốn thể hiện quy mô và cơ cấu các nguồn vốn được đầu tư và huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Thông qua đó có thể đánh giá một cách khái quát mức độ tự chủ về tài chính và khả năng rủi ro tài chính của doanh nghiệp. 2. Vẽ bảng cân đối kế toán rút gọn

Tổng tài sản năm 2019 đạt 86.535.660.997 đồng tăng 9,25% so với năm 2018 là 79.206.995.773 đồng. Tài sản của năm 2019 tập trung chủ yếu ở các khoản mục : Tiền và các khoản tương đương tiền, Các khoản phải thu ngắn hạn, Tài sản cố định

- Tài sản ngắn hạn : + Tiền và các khoản tương đương tiền : Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng không quá cao trong cơ cấu tài sản của công ty và có dấu hiệu giảm từ năm 2018 sang 2019. Khoản mục này đạt 2.370.668.292 đồng vào năm 2019 (chiếm 2,74% tổng TS) so với năm 2018 (đạt 5.018.986.930 đồng – chiếm 6,34% tổng TS) + Các khoản phải thu ngắn hạn : không có biến động đáng kể giảm nhẹ từ năm 2018 sang 2019 là 83.901.719 đồng (tương đương giảm 1,14%). Nguyên nhân có sự biến động này chủ yếu là do khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng, trả trước cho người bán ngắn hạn, phải thu ngắn hạn khác. Trong đó, phải thu ngắn hạn của khách hàng trong hai năm lần lượt là 6.264.333.048 đồng và 6.012.222.517 đồng. Như vậy phải thu ngắn hạn giảm thể hiện vốn của doanh nghiệp không bị chiếm dụng + Hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác có cùng xu thế biến động : cùng tăng từ 2018 sang 2019. Cụ thể Hàng tồn kho năm 2019 tăng 48,34% (chiếm 12,97% tổng TS) so với 2018 (chiếm 9,55% tổng TS). Sự tăng lên của hàng tồn kho có thể là do quy mô sản suất kinh doanh của công ty tăng lên. Nhưng sự tăng lên này chỉ được đánh giá là hợp lý khi quá trình mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Các nhà quản trị cần so sánh, đối chiếu giữa lượng dự trữ thực tế với nhu cầu sử dụng để có biện pháp quản trị phù hợp với hàng tồn kho của doanh nghiệp. Về tài sản ngắn hạn khác tăng 17,19% vào năm 2019 do chi phí trả trước ngắn hạn và thuế GTGT được khấu trừ biến động qua các năm - Tài sản dài hạn : Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng TS và có sự tăng nhẹ qua các năm. Tỷ trọng TS dài hạn trong giai đoạn 2018-2019 lần lượt chiếm 73,44% và 74,41% tổng TS. Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn như vậy là do Công ty Miki industry Việt Nam chuyên về sản xuất, lắp ráp, gia công sản phẩm nhựa, kim loại phục vụ cho ngành ô tô, xe máy, điện tử, thiết bị văn phòng … vậy thì rõ ràng tài sản được đầu tư lớn nhất sẽ là tài sản cố định. Cụ thể năm 2018 TSCĐ là 52.621.630.902 đồng chiếm 66,44% tổng TS, năm 2019 là 57.793.595.308 đồng chiếm 66,79% tổng TS. Điều này là hoàn toàn hợp lí _ Phân tích cơ cấu phân bổ tài sản_*

  • Trong tổng tài sản thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2018 chiếm 26,56% năm 2019 chiếm 25,59% (giảm 0,97%).Trong khi đó tài sản dài hạn năm 2018 chiếm 73,44% năm

2019 chiếm 74,1% (tăng 0,97%). Như vậy trong năm công ty đã tăng tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn đồng thời giảm tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn chứng tỏ quy mô kinh doanh được tăng lên.

  • Việc giảm tỷ trọng Tài sản ngắn hạn trong năm là do giảm tỷ trọng Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2018 chiếm 6,34% năm 2019 chiếm 2,74% ( giảm 3,6%).
  • Việc tăng tỷ trọng tài sản dài hạn chủ yếu là do sự tăng lên của tỷ trọng tài sản cố định năm 2018 là 66,44% năm 2019 là 66,79% (tăng 0,35%)
  • Như vậy việc tăng tỷ trọng tài sản dài hạn nhất là tăng tỷ trọng tài sản cố định hữu hình chứng tỏ công ty đang mở rộng kinh doanh và cơ cấu tài sản theo hướng hợp lý hơn. Tóm lại: Qua phân tích tình hình biến động và cơ cấu vốn của công ty ta thấy tình hình sử dụng vốn của công ty là hoàn toàn hợp lý. Việc tăng tổng tài sản của công ty thể hiện quy mô của doanh nghiệp được mở rộng, đồng thời tăng năng lực sản xuất kinh doanh. Đồng thời dự trữ hàng tồn kho vừa phải, phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh. Thứ 2: Về nguồn vốn _ Xét về biến động của tổng nguồn vốn_* Tổng nguồn vốn năm 2019 so với năm 2018 tăng 7.328.665.224 đồng với tỷ lệ 9,25%. Chứng tỏ trong năm công ty đã tăng cường huy động vốn và thực tế khả năng huy động vốn của công ty cũng tăng. Nguyên nhân trực tiếp của sự biến động này là do Nguồn vốn CSH năm 2019 so với năm 2018 tăng 4.957.161.773 đồng đã làm cho tổng nguồn vốn tăng lên một khoản 4.957.161.773 đồng. Còn Nợ phải trả năm 2019 so với 2018 tăng lên 2.371.503.451 đồng làm tổng nguồn vốn tăng lên một khoản 2.371.503.451 đồng. - Nợ phải trả : NPT năm 2019 so với 2018 tăng 2.371.503.451 đồng tương đương với tỉ lệ 4,64%. Trong đó chủ yếu là do Nợ dài hạn. Nợ dài hạn 2019 so với 2018 tăng 10.348.785.114 đồng (với tỉ lệ 29,68%) đã làm cho NPT tăng một khoản tương ứng. Nợ dài hạn tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của Vay và nợ thuê tài chính dài hạn Còn nợ ngắn hạn so với năm 2018 lại giảm đi 7.977.281.663 đồng (tỉ lệ 49,05%) làm NPT giảm đi một khoản tương ứng. Nợ ngắn hạn giảm đi chủ yếu là do sự giảm đi của các khoản phải trả. Như vậy vốn NPT tăng chủ yếu là tăng các khoản vay. - Vốn chủ sở hữu : Vốn CSH năm 2019 so với 2018 tăng 4.957.161.773 đồng tương ứng với 17,66%. Với mức tăng và tỉ lệ tăng như trên là khá cao mà trong đó đều là do sự tăng lên của vốn CSH.

tượng kế toán, cụ thể áp dụng cho báo kết quả hoạt động kinh doanh là phương trình kế toán: KẾT QUẢ (LÃI, LỖ) = DOANH THU (THU NHẬP) – CHI PHÍ Từ phương trình trên cho thấy nội dung chính phản ánh của báo cáo này đó là cho biết các hoạt động của đơn vị cho kết quả cuối cùng như thế nào (lãi hay lỗ) sau một thời kỳ hoạt động. b. Kết cấu Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 2 phần. Phần I – Lãi, lỗ: Thể hiện toàn bộ lãi (lỗ) của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính. Bao gồm:

  • Doanh thu: bao gồm tổng doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, doanh thu thuần
  • Giá vốn hàng bán: Phản ánh toàn bộ chi phí để mua hàng và để sản xuất
  • Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh: bao gồm chi phí lưu thông và chi phí quản lý
  • Lãi (hoặc lỗ): phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.
  • Các khoản trích lục dự phòng Phần II - Tình hình thực hiện nghĩa vụ Ngân sách Nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. Các khoản thuế này được chi tiết theo từng loại như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, …Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bày theo các nội dung như số còn phải nộp đầu năm, số phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo, số đã nộp trong kỳ báo cáo, số còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo. Ngoài ra, phần II còn phản ánh thuyết minh thuế GTGT bao gồm: Thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế phải nộp

Ảnh 2: Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Thông tư số 200 c. Ý nghĩa

  • Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp thông tin về doanh thu , chi phí và lợi nhuận trong một kì hoạt động của doanh nghiệp. Căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh các đối tượng quan tâm có thể đánh giá về kết quả và hiệu quả hoạt động sau mỗi thời kì, trên cơ sở đó dự báo về tương lai của DN.
  • Báo cáo kết quả kinh doanh giúp các đối tượng quan tâm nhận diện rõ ràng các mối quan hệ cơ bản trong hoạt động kinh doanh , từ đó dự báo về lợi nhuận cũng như dòng tiền trong tương lai của DN. Để đứng vững và phát triển trong hoạt động kinh doanh, một doanh nghiệp cần tạo ra đủ tiền để mua sắm các tài sản mới cũng như thay thế các tài sản