Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

THU HOACH SHCD ULAW K49, Summaries of Law

bai thu hoach shcd k49 ulaw nha uyen

Typology: Summaries

2024/2025

Uploaded on 03/09/2025

nha-uyen-3
nha-uyen-3 🇻🇳

2 documents

1 / 3

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Bài thu hoạch 1:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại, là tấm gương sáng ngời về tư tưởng, đạo đức
và phong cách sống giản dị của dân tộc Việt Nam, Người cha già của dân tộc là tượng
đài mà con dân Việt Nam đời đời nhớ ơn. Những giá trị mà Người để lại cho “con” của
mình không chỉ mang ý nghĩa lịch sử mà còn là kim chỉ nam cho mọi thế hệ trong hành
trình rèn luyện, học tập và cống hiến. Trong bối cảnh hiện nay, việc học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành nhiệm vụ quan trọng đối với sinh
viên. Với vai trò là một tân sinh viên trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, tôi nhận thức
rõ ràng đây là định hướng cần thiết để rèn luyện, trưởng thành và đóng góp hiệu quả
vào sự nghiệp xây dựng của đất nước.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ giá trị toàn diện, kết tinh giữa chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam, tư tưởng phương Đông và tinh hoa văn hóa phương Tây, đặc biệt là chủ nghĩa
Mác – Lênin. Đại hội VII của Đảng (tháng 6-1991) khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động,
đồng thời nêu rõ: “Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta”. Đại hội IX của Đảng (tháng 4-
2001) xác định tư tưởng Hồ Chí Minh gồm: Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội;…. Với
dân tộc Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành ngọn đuốc soi đường trong sự
nghiệp đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ đất nước, là tài sản tinh thần vô
giá, là nền tảng tư tưởng của Đảng cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin. Người nhấn mạnh
vai trò của nhân dân và khẳng định: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, tạo động lực
cho toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc. Tư tưởng Hồ Chí
Minh không chỉ có ý nghĩa đối với dân tộc Việt Nam chúng ta mà còn mở ra một ngọn
cờ tư tưởng đối với thế giới, đặc biệt đối với những quốc gia đang trong quá trình giải
phóng dân tộc, thoát khỏi sự thống trị và lệ thuộc vào các quốc gia khác. Trên thế giới,
tư tưởng Hồ Chí Minh về hòa bình, đoàn kết và nhân quyền đã có sức lan toả mạnh mẽ.
Một dẫn chứng tiêu biểu là bài phát biểu của Hồ Chí Minh tại Hội nghị Fontainebleau
(1946), nơi Người kêu gọi quyền tự quyết của các thuộc địa, góp phần thức tỉnh phong
trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Tư tưởng Hồ Chí Minh không
chỉ giúp Việt Nam giành được độc lập mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều dân tộc
trên thế giới đấu tranh vì tự do và công lý.
Đạo đức đối với Hồ Chí Minh là nền tảng vững chắc để xây dựng một xã hội công bằng,
văn minh. Hồ Chí Minh xem đạo đức là cái gốc của con người, không có đạo đức thì
không thể lãnh đạo được và không thể làm người. Sông phải có nguồn không có
nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc không có gốc thì cây héo và người cũng phải có
đạo đức, đặc biệt là “cái cột” không có đạo đức thì không thể lãnh đạo được nhân dân.
Nhưng Hồ Chí Minh không tuyệt đối hóa vào cái đạo đức, mà bên cạnh cái đạo đức,
còn phải chú ý cái tài. Tức là vừa có đạo đức vừa có tài, như câu nói nổi tiếng của Hồ
Chí Minh: “Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm
kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì…ví như ông Bụt không làm hại gì,
pf3

Partial preview of the text

Download THU HOACH SHCD ULAW K49 and more Summaries Law in PDF only on Docsity!

Bài thu hoạch 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại, là tấm gương sáng ngời về tư tưởng, đạo đức và phong cách sống giản dị của dân tộc Việt Nam, Người cha già của dân tộc là tượng đài mà con dân Việt Nam đời đời nhớ ơn. Những giá trị mà Người để lại cho “con” của mình không chỉ mang ý nghĩa lịch sử mà còn là kim chỉ nam cho mọi thế hệ trong hành trình rèn luyện, học tập và cống hiến. Trong bối cảnh hiện nay, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành nhiệm vụ quan trọng đối với sinh viên. Với vai trò là một tân sinh viên trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, tôi nhận thức rõ ràng đây là định hướng cần thiết để rèn luyện, trưởng thành và đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng của đất nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ giá trị toàn diện, kết tinh giữa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, tư tưởng phương Đông và tinh hoa văn hóa phương Tây, đặc biệt là chủ nghĩa Mác – Lênin. Đại hội VII của Đảng (tháng 6-1991) khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, đồng thời nêu rõ: “Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta”. Đại hội IX của Đảng (tháng 4-

  1. xác định tư tưởng Hồ Chí Minh gồm: Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội;…. Với dân tộc Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành ngọn đuốc soi đường trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ đất nước, là tài sản tinh thần vô giá, là nền tảng tư tưởng của Đảng cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin. Người nhấn mạnh vai trò của nhân dân và khẳng định: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, tạo động lực cho toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc. Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa đối với dân tộc Việt Nam chúng ta mà còn mở ra một ngọn cờ tư tưởng đối với thế giới, đặc biệt đối với những quốc gia đang trong quá trình giải phóng dân tộc, thoát khỏi sự thống trị và lệ thuộc vào các quốc gia khác. Trên thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh về hòa bình, đoàn kết và nhân quyền đã có sức lan toả mạnh mẽ. Một dẫn chứng tiêu biểu là bài phát biểu của Hồ Chí Minh tại Hội nghị Fontainebleau (1946), nơi Người kêu gọi quyền tự quyết của các thuộc địa, góp phần thức tỉnh phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ giúp Việt Nam giành được độc lập mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều dân tộc trên thế giới đấu tranh vì tự do và công lý. Đạo đức đối với Hồ Chí Minh là nền tảng vững chắc để xây dựng một xã hội công bằng, văn minh. Hồ Chí Minh xem đạo đức là cái gốc của con người, không có đạo đức thì không thể lãnh đạo được và không thể làm người. Sông phải có nguồn không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc không có gốc thì cây héo và người cũng phải có đạo đức, đặc biệt là “cái cột” không có đạo đức thì không thể lãnh đạo được nhân dân. Nhưng Hồ Chí Minh không tuyệt đối hóa vào cái đạo đức, mà bên cạnh cái đạo đức, còn phải chú ý cái tài. Tức là vừa có đạo đức vừa có tài, như câu nói nổi tiếng của Hồ Chí Minh: “Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì…ví như ông Bụt không làm hại gì,

nhưng cũng không lợi gì cho người”. Có đức mà không có tài cũng giống như ông Bụt, ai cũng được ông Bụt cầu chúc hạnh phúc nhưng hạnh phúc của con người không bắt nguồn từ sự cầu chúc của ông Bụt, mà hạnh phúc của con người chính là sự đấu tranh để có được của người đó. Muốn có được hạnh phúc thì phải đấu tranh, chứ không thể có được nhờ sự ban phát. Còn nếu như chỉ có tài mà không có đức, giống như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két, tham ô, tham nhũng, giẫm đạp lên miếng cơm manh áo của đồng bào dân tộc để được ăn sung mặc sướng. Từ đó mà Hồ Chí Minh mới xây dựng những chuẩn mực đạo đức của con người, như: “Trung với nước, hiếu với dân”, “Cần, kiệm, liêm, chính”, “Chí công vô tư”. Thiên hạ có điều lo mình là người lo trước, thiên hạ có niềm vui mình là người vui sau cùng đó mới là “Chí công vô tư”. Và còn chuẩn mực “Yêu thương con người”, chính là truyền thống của toàn người dân Việt Nam, yêu thương và sẻ chia với đồng bào máu thịt của mình, đặc biệt đối với những người nghèo khổ như câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”. Phải có “Tinh thần quốc tế trong sáng”, đó là tinh thần quốc tế vô sản mà Hồ Chí Minh cũng đã từng nêu lên “bốn phương vô sản đều là anh em”, tức là chúng ta không chỉ biết mỗi riêng mình ta, mà còn phải biết suy nghĩ, cảm thông tới người khác. Hồ Chí Minh cũng đã đưa ra ba nguyên tắc: “Nêu gương về đạo đức”, “Nói phải đi đôi với làm”, “Phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức suốt đời”. Phong cách của Hồ Chí Minh là sự kết tinh của lối sống giản dị, tư duy sâu sắc và cách làm việc khoa học, hiệu quả. Phong cách làm việc cũng chính là một trong số những phong cách nổi bật của Người – luôn cẩn trọng, rõ ràng, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Người luôn nhấn mạnh: “Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì hại cho dân ta phải hết sức tránh.”. Cũng từ đó, mà bản thân tôi cũng có thể học tập, noi gương theo Người trong cách làm việc sao cho khoa học nhất, mang lại kết quả tốt nhất. Bản thân tôi là một tân sinh viên vẫn còn nhiều thiếu sót, thế nhưng, nhờ noi gương theo phong cách làm việc của Bác mà tôi đã có cho mình những trải nghiệm làm việc nhóm: chia nhỏ công việc, họp nhóm để lắng nghe ý kiến của từng thành viên, phân công cụ thể dựa trên thế mạnh của từng người và cuối cùng là tổng hợp thành một bài hoàn chỉnh để có thể mang lại kết quả tốt đẹp và cũng từ đó mà tôi thu lại cho mình được những kinh nghiệm đắt giá. Phong cách làm việc không chỉ là bài học lý thuyết mà còn có thể áp dụng vào thực tế. Là một tân sinh viên trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, tôi thấm thía giá trị to lớn trong tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, xem đó như kim chỉ nam cho hành trang trên con đường học tập và rèn luyện bản thân. Tư tưởng của Bác về “lấy dân làm gốc”, về sự học đi đôi với hành, thôi thúc tôi không chỉ trau dồi tri thức, mà còn biết ứng dụng nó vào đời sống để góp phần xây dựng một xã hội công bằng, văn minh. Kiến thức không chỉ nằm trên giảng đường mà còn trong những hoạt động ngoại khóa như CLB Luật gia trẻ, các chương trình tình nguyện phổ biến kiến thức pháp lý cho cộng đồng. Đạo đức của Người về sự cần, kiệm, liêm, chính là tấm gương sáng đầy những giá trị để tôi học hỏi, biết sống trung thực, giản dị, biết sẻ chia, giúp đỡ bạn bè, thầy cô. Động lực thúc đẩy tôi rèn luyện kĩ năng mềm, khiến bản thân tôi phải xây dựng cho chính mình những kế hoạch học tập, chi tiêu, đặt mục tiêu rõ ràng và cân