Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

This is a research topic about the problem, Lecture notes of Business Finance

This is a research topic about the problem

Typology: Lecture notes

2020/2021

Uploaded on 03/03/2023

huyen-djang-1
huyen-djang-1 🇻🇳

1 document

1 / 73

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------------
BÀI TIỂU LUẬN
Môn học: ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Mã môn: AA6006.7
KẾ TOÁN TIỀN TƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KỸ
THUẬT SỐ VIỆT
Nhóm thực hiện: 02
Danh sách nhóm : 1. Hoàng Thị Hồng Nhung
2. Nguyễn Thị Phương
3. Nguyễn Thị Phượng
4. Hà Quỳnh Phương
5. Phạm Thị Lan Phương
Người hướng dẫn: TS. Cao Thị Huyền Trang
Hà Nội, 5/2022
1
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41
pf42
pf43
pf44
pf45
pf46
pf47
pf48
pf49

Partial preview of the text

Download This is a research topic about the problem and more Lecture notes Business Finance in PDF only on Docsity!

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN

Môn học: ĐỀ ÁN MÔN HỌC

Mã môn: AA6006.

KẾ TOÁN TIỀN TƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH

THEO LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KỸ

THUẬT SỐ VIỆT

Nhóm thực hiện: 02

Danh sách nhóm : 1. Hoàng Thị Hồng Nhung

2. Nguyễn Thị Phương

3. Nguyễn Thị Phượng

4. Hà Quỳnh Phương

5. Phạm Thị Lan Phương

Người hướng dẫn: TS. Cao Thị Huyền Trang

Hà Nội, 5/

LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội đã đưa môn học “Đề án môn học” vào trương trình giảng dạy cho sinh viên ngành kế toán. Đặc biệt, nhóm em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến hai giảng viên bộ môn - cô Vương Thị Tuyên và cô Cao Thị Huyền Trang đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học “Đề án môn học” của hai cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này khi trở thành một kế toán giỏi. Bộ môn “Đề án môn học” là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù nhóm em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của nhóm em được hoàn thiện hơn. Nhóm em xin chân thành cảm ơn!

lương trở thành động lực thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn với công việc thực sự là việc làm cần thiết. Trong những năm gần đây, hoạt động ngành quản lý, đấu thầu và giám sát thi công công trình đang phát triển mạnh ở nhiều nước cũng như ở Việt Nam. Cơ cấu của ngành đã giải quyết được một lượng lớn lao động nhàn rỗi trong xã hội, góp phần đảm bảo thu nhập nâng cao đời sống cho họ. Vì vậy, công tác kế toán tiền lương trong mỗi doanh nghiệp xây dựng cơ bản cũng được quan tâm. Nhận thức được vai trò của kế toán tiền, đặc biệt là vai trò của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương đối với người lao động trong quản lý doanh nghiệp. Qua quá trình tìm hiểu tại Công ty cổ phần đầu tư kỹ thuật số Việt nhóm đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán tiền và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần đầu tư kỹ thuật số Việt" làm đề tài cho đề án của nhóm mình.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này là công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần đầu tư kỹ thuật số Việt. Qua đó có thể thấy được các ưu điểm và hạn chế trong phần hành kế toán này, để mạnh dạn đề ra phương hướng khắc phục. Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề tiền lương, các khoản trích theo lương và cách hạch toán lương của Công ty cổ phần đầu tư kỹ thuật số Việt từ Quý 4/2021. 3. Mục tiêu và ý nghĩa của việc nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu

  • Tìm hiểu cơ sở lý luận về tiền lương và các khoản trích theo lương.
  • Phản ánh thực tế hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp.
  • Đề ra nhận xét chung và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp. Ý nghĩa nghiên cứu
  • Kết quả nghiên cứu giúp tìm hiểu rõ cách tính và hạch toán lương của công ty đã phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty cũng như phù hợp với quy định của nhà nước chưa.
  • Giúp công ty đưa ra các hình thức trả lương phù hợp với điều kiện thực tế, qua đó đánh giá tình hình trả lương và hạch toán tiền lương để tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu từ đó có những biện pháp khắc phục để hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương, đảm bảo sự công bằng, tạo động lực thúc đẩy cán bộ, công nhân viên trong Công ty phát huy hết khả năng sức lao động và sáng tạo của mình để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Từ đó kịp thời cung cấp thông tin kế toán cho ban giám đốc hiểu rõ hết tình hình của Công ty, đưa ra các quyết định đúng đắn, phù hợp với thực trạng của Công ty, để có thể đạt được hiệu quả cao nhất về mọi mặt.
  • Đồng thời giúp hiểu rõ về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương có gì khác giữa thực tế và lý thuyết đã học. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu
    • Thu thập thực tế từ phòng kế toán:
      • Bảng lương và các khoản trích theo lương
      • Bảng chấm công của cán bộ công nhân viên trong công ty quý 4 năm 2021
      • Sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản 334,
      • Cách tính lương của công ty
      • Tham khảo các tài liệu liên quan đến tài liệu nghiên cứu Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý, phân tích những thông tin tìm được bằng phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánh.

2.2. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty

cổ phần đầu tư kỹ thuật số Việt........................................................................ 48

2.2.1. Một số vấn đề chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 48 2.2.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần đầu tư kỹ thuật số Việt.................................................................................................... 51 2.2.3 Sổ kế toán sử dụng tại công ty cổ phần đầu tư kỹ thuật số Việt.................. 54 PHẦN 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KỸ THUẬT SỐ VIỆT................................................................................. 64

3.1. Yêu cầu nguyên tắc hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo

lương tại công ty.............................................................................................. 64

3.2. Đánh giá khái quát tình hình kế toán tiền lương và các khoản trích theo

lương tại công ty cổ phần đầu tư kỹ thuật số Việt........................................... 64

3.2.1 Công tác kế toán chung............................................................................... 64 3.2.2 Ưu điểm và nhược điểm của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần đầu tư kỹ thuật số Việt................................................ 65

3.3. Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản

trích theo lương tại công ty cổ phần đầu tư kỹ thuật số Việt........................... 67

3.3.1 Nguyên tắc hoàn thiện................................................................................. 67 3.3.2 Phương hướng hoàn thiện........................................................................... 67 3.3.3 Giải pháp..................................................................................................... 67

3.4. Điều kiện thực hiện các khuyến nghị........................................................ 68

KẾT LUẬN................................................................................................................. 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 73

DANH MỤC VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ đầy đủ và nghĩa của từ 1 BHXH Bảo hiểm xã hội 2 BHYT Bảo hiểm y tế 3 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 4 KPCĐ Kinh phí công đoàn 5 DN Doanh nghiệp 6 NLĐ Người lao động 7 CNV Công, nhân viên 8 SXKD Sản xuất kinh doanh

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Một số vấn đề chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1.1.1 Một số khái niệm về tiền lương 1.1.1.1 Khái niệm Trong kinh tế thị trường sử dụng lao động trở thành hàng hóa, người có sức lao động có thể tự do cho thuê (bán sức lao động của minh cho người sử dụng lao động: Nhà nước, chủ doanh nghiệp ...) thông qua lao động hợp đồng. Sau quá trình làm việc, chủ doanh nghiệp sẽ thanh toán một khoản tiền có liên kết chặt chẽ với kết quả lao động của người đó. Ở góc độ khái quát nhất, định nghĩa về tiền lương được Tổ chức Lao động quốc tế quy định trong Điều 1 Công ước số 95 năm 1949 về bảo vệ tiền lương. “Tiền lương được hiểu là sự trả công hoặc thu nhập, bất kể tên gọi hay cách tính mà có thể biểu hiện bằng tiền mặt và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc bằng pháp luật quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng thuê mướn lao động, bằng viết hoặc bằng lời nói cho một công việc đã thực hiện hoặc sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm.” Từ góc độ kinh tế, tiền lương được định nghĩa như: “Tiền lương là giá cả của sức lao động được hình thành qua thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với cung - cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường” Hiện nay, khái niệm tiền lương được tiếp cận đơn giản trong quy định Bộ luật lao động năm 2019 với quy định tại Điều 90: “Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả yếu tố của sức lao động mà người sử dụng (Nhà nước, chủ doanh nghiệp) phải trả cho người cung ứng sức lao động, tuân theo nguyên tắc cung - cầu , giá cả thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước.” Vậy tóm lại, tổng thể tiền lương được xem như là một phần của quá trình trao đổi giữa doanh nghiệp và người lao động. Người lao động cung cấp cho họ về thời gian, sức lao động, trình độ nghề nghiệp cũng như kỹ năng lao động của mình. Đổi lại, người lao

động nhận lại doanh nghiệp tiền lương, tiền thưởng, hỗ trợ cấp xã hội, những khả năng đào tạo và phát triển nghề nghiệp của mình. Đối với thành phần kinh tế tư nhân, sức lao động rõ ràng trở thành hàng hóa bởi vì người sử dụng tư liệu sản xuất không đồng thời sở hữu tư liệu sản xuất. Họ là người làm thuê bán sức lao động cho những người có tư liệu sản xuất. Giá trị của sức lao động thông qua sự thỏa mãn của hai bên căn cứ vào pháp luật để người lao động thể hiện. Đối với thành phần kinh tế thuộc sở hữu của Nhà nước, tập tin từ giám đốc đến công nhân đều là người cung cấp sức lao động và được Nhà nước trả lương. Nhà nước giao quyền sử dụng tư liệu sản xuất quản lý cho người lao động. Giám đốc và công nhân viên là người làm chủ được quyền không đầy đủ, và không phải quyền về tư liệu đó. Tuy nhiên những đặc thù riêng trong việc sử dụng lao động của khu vực kinh tế có hình thức sở hữu khác nhau nên các quan hệ thuê mướn , mua bản , hợp đồng lao động cũng khác nhau, các thoả thuận về tiền lương và cơ chế quản lý tiền lương cũng được thể hiện theo nhiều hình thức khác nhau. Tiền lương là bộ phận cơ bản ( hay duy nhất ) trong thu nhập của người lao động, đồng thời là một trong các chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. 1.1.1.2 Ý nghĩa tiền lương

  • Tiền lương là công cụ để thực hiện các chức năng phân phối thu nhập quốc dân, các chức năng thanh toán giữa người sử dụng sức lao động và người lao động.
  • Tiền lương nhằm tái sản xuất sức lao động thông qua việc trao đổi tiền tệ do thu nhập mang lại với các vật dụng sinh hoạt cần thiết cho người lao động và gia đình họ.
  • Kích thích con người tham gia lao động, bởi lẽ tiền lương là một bộ phận quan trọng của thu nhập, chi phối và quyết định mức sống của người lao động. Do đó là công cụ quan trọng trong quản lí. Người ta sử dụng nó để thúc đẩy người lao động hăng hái lao động và sáng tạo, coi như là một công cụ tạo động lực trong sản xuất kinh doanh (SXKD). 1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Hạch toán lao động, kế toán tiền lương không chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động mà còn liên quan đến các chi phí hoạt động kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp liên quan đến tình hình chấp hành chính sách về lao động tiền lương

Ngày công chuẩn của tháng là số ngày làm việc trong tháng theo quy định. Không bao gồm ngày nghỉ. Cách 2: Lương tháng = Lương + Phụ cấp/ 26 * số ngày công thực tế làm việc (Doanh nghiệp tự quy định 26 hoặc 24 ngày công) Theo cách tính lương ngày, lương tháng không còn là con số cố định Vì ngày công chuẩn hàng tháng khác nhau. Vì có tháng có 28, 30, 31 ngày. Với hình thức trả lương này thì khi nghỉ không hưởng lương, người lao động cần cân nhắc xem nên nghỉ vào tháng nào. Để làm sao thu nhập của họ ít bị ảnh hưởng nhất. Điều này có thể ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp khi nhiều nhân viên cùng chọn nghỉ vào những tháng có ngày công lớn nhằm giảm thiểu tiền công bị trừ. 1.1.3.2. Trả lương theo sản phẩm Theo khoản 1 Điều 90 Bộ luật lao động năm 2019: Hình thức trả lương theo sản phẩm là việc trả lương cho người lao động dựa trên số lượng và chất lượng sản phẩm. Hoặc công việc đã hoàn thành. Đây là hình thức trả lương gắn chặt năng suất lao động với thù lao lao động. Nó có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động góp phần tăng sản phẩm. Lương = Số lượng sản phẩm * Đơn giá lương một sản phẩm Đa số các doanh nghiệp hiện nay sử dụng cách trả lương này để đáp ứng đúng với năng lực của người lao động. 1.1.3.3. Hình thức trả lương theo lương khoán Theo Khoản 1 Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2019 và điểm c Khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định: Đây là cách trả lương cho người lao động khi hoàn thành một khối lượng công việc theo đúng chất lượng được giao. Lương = Mức lương khoán * Tỷ lệ phần trăm hoàn thành công việc

Cách trả lương này thường được sử dụng trong xây dựng nhà ở, cầu cống,… Cách trả lương theo lương khoán Trong trường hợp này. Các doanh nghiệp sẽ sử dụng các hợp đồng giao khoán để làm việc và đưa ra mức thù lao phù hợp. Sau khi đã hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có trách nhiệm trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận. 1.1.3.4. Trả lương theo doanh thu Theo bộ luật Lao động năm 2019: Trả lương theo doanh thu là hình thức trả lương/ thưởng mà thu nhập người lao động phụ thuộc vào doanh số đạt được theo mục tiêu doanh số và chính sách lương/ thưởng doanh số của công ty. Cách này thường áp dụng cho nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng,… Một vài cách trả lương như:  Trả lương/thưởng theo doanh số cá nhân  Trả lương/thưởng theo doanh số nhóm  Các hình thức thưởng kinh doanh khác: công nợ, phát triển thị trường,… 1.1.3.5. Kỳ hạn lương – nguyên tắc trả lương Kỳ hạn lương  Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc. Hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần  Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần  Còn người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên. Nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng. Nguyên tắc trả lương:

lương chính và tiền lương phụ có ý nghĩa nhất định đối với công tác hạch toán và phân tích giá thành sản phẩm. ⇒ Trong công tác hạch toán kế toán tiền lương chính của công nhân sản xuất được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm, tiền lương phụ của công nhân sản xuất được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại sản phẩm có liên quan theo tiêu thức phân bổ thích hợp. 1.1.4.2 BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ Quỹ bảo hiểm xã hội ( BHXH) được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp ( chức vụ, khu vực, đắt đỏ, thâm niên) của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. Quỹ BHXH được trích lập nhằm hỗ trợ cấp công nhân viên có tham gia đóng góp trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động, cụ thể:  Trợ cấp công nhân viên ốm đau thai sản.  Trợ cấp công nhân viên khi bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp  Trợ cấp công nhân viên khi về hưu, mất sức lao động.  Chi phí công tác quản lý quỹ BHXH. Theo Quyết định số 595/QĐ - BHXH được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 505/QĐ - BHXH, toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan quản lí quỹ bảo hiểm để chi trả các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động. Tại doanh nghiệp hàng tháng doanh nghiệp hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho CNV bị ốm, thai sản…Trên cơ sở các chứng từ hợp lệ. Cuối tháng doanh nghiệp, phải thanh quyết toán với cơ quan quản lí quỹ BHXH.  Quỹ bảo hiểm y tế: được hình thành bằng cách trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động thực tế phát sinh trong tháng.  Kinh phí công đoàn: hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động thực tế phát sinh trong tháng, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.

 Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: được hình thành bằng cách trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động thực tế phát sinh trong tháng. Mức trích lập: (Từ ngày 01/10/2021 đến ngày 30/06/2022) Theo Quyết định số 595/QĐ - BHXH được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 505/QĐ - BHXH  Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021: Người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/  Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24/09/2021: Người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống 0% từ ngày 1/10/2021 đến hết ngày 30/9/ Các khoản trích theo lương Trích vào chi phí DN Trích vào lương NLĐ Tổng Bảo hiểm xã hội 17% 8% 25% Bảo hiểm y tế 3% 1.5% 4.5% Bảo hiểm thất nghiệp

Tổng 20% 10.5% 30.5% Kinh phí công đoàn

  • Tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 25% trong đó 17% đơn vị hoặc chủ sở hữu sử dụng lao động nộp được tính vào chi phí kinh doanh, 8% còn lại do người lao động đóng góp và được tính trừ vào thu nhập của họ
  • Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế là 4,5% trong đó 3% tỉnh vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1,5% trừ vào thu nhập của người lao động.
  • Tỷ lệ trích bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ hiện hành là 1% trừ vào thu nhập của người lao động.
  • Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn là 2%.

Bảng chấm công phải để lại một địa điểm công khai để người lao động giám sát thời gian lao động của mình. Cuối tháng tổ trưởng, trưởng phòng tập hợp tình hình sử dụng lao động cung cấp cho kế toán phụ trách. Nhân viên kế toán kiểm tra và xác nhận hàng ngày trên bảng chấm công. Sau đó tiến hành tập hợp số liệu báo cáo tổng hợp lên phòng lao động tiền lương. Cuối tháng, các bảng chấm công được chuyển cho phòng kế toán tiền lương để tiến hành tính lương. Đối với các trường hợp nghỉ việc do ốm đau, tai nạn lao động… thì phải có phiếu nghỉ ốm do bệnh viện, cơ sở y tế cấp và xác nhận. Còn đối với các trường hợp ngừng việc xảy ra trong ngày do bất cứ nguyên nhân gì đều phải được phản ánh vào biên bản ngừng việc, trong đó nêu rõ nguyên nhân ngừng việc và người chịu trách nhiệm, để làm căn cứ tính lương và xử lý thiệt hại xảy ra. Những chứng từ này được chuyển lên phòng kế toán làm căn cứ tính trợ cấp, BHXH sau khi đã được tổ trưởng căn cứ vào chứng từ đó ghi vào bảng chấm công theo những ký hiệu quy định. 1.2.1.3 Hạch toán kết quả lao động Hạch toán kết quả lao động là một nội dung quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý và hạch toán lao động ở các doanh nghiệp sản xuất. Công việc tiến hành là ghi chép chính xác kịp thời số lượng hoặc chất lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành của từng cá nhân, tập thể làm căn cứ tính lương và trả lương chính xác. Tuỳ thuộc vào loại hình và đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp, người ta sử dụng các chứng từ ban đầu khác nhau để hạch toán kết quả lao động. Các chứng từ ban đầu được sử dụng phổ biến để hạch toán kết quả lao động và phiếu xác nhận sản phẩm công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán… Phiếu xác nhận sản phẩm công việc hoàn thành là chứng từ xác nhận số sản phẩm (công việc) hoàn thành của đơn vị hoặc cá nhân người lao động. Phiếu này do người giao việc lập và phải có đầy đủ chữ ký của người giao việc, người nhận việc, người kiểm tra chất lượng sản phẩm và người duyệt. Phiếu được chuyển cho kế toán tiền lương để tính lương áp dụng trong hình thức trả lương theo sản phẩm. Hợp đồng giao khoán công việc là chứng từ giao khoán ban đầu đối với trường hợp giao khoán công việc. Đó là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán với khối lượng công việc, thời gian làm việc, trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên khi

thực hiện công việc đó. Chứng từ này là cơ sở để thanh toán tiền công lao động cho người nhận khoán. Trường hợp khi nghiệm thu phát hiện sản phẩm hỏng thì cán bộ kiểm tra chất lượng cùng với người phụ trách bộ phận lập phiếu báo hỏng để làm căn cứ lập biên bản xử lý. Số lượng, chất lượng công việc đã hoàn thành và được nghiệm thu được ghi vào chứng từ hạch toán kết quả lao động mà doanh nghiệp sử dụng, và sau khi đã ký duyệt nó được chuyển về phòng kế toán tiền lương làm căn cứ tính lương và trả lương cho công nhân thực hiện. 1.2.1.4 Hạch toán thanh toán lương với người lao động Hạch toán thanh toán lương với người lao động dựa trên cơ sở các chứng từ hạch toán thời gian lao động (bảng chấm công), kết quả lao động (bảng kê khối lượng công việc hoàn thành, biên bản nghiệm thu…) và kế toán tiền lương tiến hành tính lương sau khi đã kiểm tra các chứng từ trên. Công việc tính lương, tính thưởng và các khoản khác phải trả cho người lao động theo hình thức trả lương đang áp dụng tại doanh nghiệp, kế toán lao động tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương (gồm lương chính sách, lương sản phẩm, các khoản phụ cấp, trợ cấp, bảo hiểm cho từng lao động), bảng thanh toán tiền thưởng. Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động theo hình thức trả lương đang áp dụng tại doanh nghiệp, kế toán lao động tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương (gồm lương chính sách, lương sản phẩm, các khoản phụ cấp, trợ cấp, bảo hiểm cho từng lao động), bảng thanh toán tiền thưởng. Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh. Bảng thanh toán tiền lương được thanh toán cho từng bộ phận (phòng, ban…) tương ứng với bảng chấm công. Trong bảng thanh toán tiền lương, mỗi công nhân viên được ghi một dòng căn cứ vào bậc, mức lương, thời gian làm việc để tính lương cho từng người. Sau đó kế toán tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương tổng hợp cho toàn doanh nghiệp, tổ đội, phòng ban mỗi tháng một tờ. Bảng thanh toán tiền lương cho toàn doanh nghiệp sẽ chuyển sang cho kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị ký duyệt. Trên cơ sở đó, kế toán thu chi viết phiếu chi và thanh toán lương cho từng bộ phận. Việc thanh toán lương cho người lao động thường được chia làm 2 kỳ trong tháng: