Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Tài liệu môn thống kê ứng dụng, Study Guides, Projects, Research of Applied Statistics

Tài liệu thống kê ứng dụng từ thầy Huỳnh Văn Linh

Typology: Study Guides, Projects, Research

2024/2025

Uploaded on 02/24/2025

24-tran-ngoc-kieu-oanh
24-tran-ngoc-kieu-oanh 🇻🇳

2 documents

1 / 12

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
1
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ THỐNG KÊ
Mục tiêu:
Kiến thức: Nắm được các khái niệm cơ bản về thống kê, nhiệm
vụ của thống kê và các quá trình nghiên cứu thống kê;
Kỹ năng: Phân tích, đánh giá vấn đề theo lối tư duy biện chứng;
Mức độ tự chủ và trách nhiệm: Khách quan trong xem xét vấn
đề có tính hệ thống.
1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA THỐNG KÊ
1.1.1. Khái niệm
Trong nghiên cứu kinh tế và xã hội, khái niệm thống kê có nhiều
quan điểm khác nhau, có thể khái quát như sau:
- Thống kê liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau bao gồm phân
tích và trình bày dữ liệu, thiết kế nghiên cứu thử nghiệm và ra quyết
định (Wyatt và Bridges, 1967);
- Thống kê liên quan đến việc phát triển áp dụng các phương
pháp, kỹ thuật trong thu thập, phân tích và thảo luận, giải thích những
dữ liệu sao cho dựa trên các dữ liệu quan sát được người ta có thể đưa
ra các kết luận đáng tin cậy về một vấn đề nghiên cứu (Ngọc và Tươi,
1974);
- Thống thể được định nghĩa việc thu thập, trình bày,
phân tích và diễn giải các dữ liệu dưới dạng số (Croxton và ctg, 1988);
Từ các khái niệm trên có thể khái quát thống việc thu thập,
phân tích, trình bày và diễn giải các dữ liệu liên quan đến các vấn
đề tự nhiên, kinh tế, hội. Do đó, thống vừa mang tính khoa
học và cũng mang tính nghệ thuật.
Trong quản trị, thống kê một khoa học bao gồm một hệ
thống các phương pháp từ việc thu thập, trình bày, tóm tắt dữ liệu, đến
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa

Partial preview of the text

Download Tài liệu môn thống kê ứng dụng and more Study Guides, Projects, Research Applied Statistics in PDF only on Docsity!

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ THỐNG KÊ

Mục tiêu: Kiến thức : Nắm được các khái niệm cơ bản về thống kê, nhiệm vụ của thống kê và các quá trình nghiên cứu thống kê;

Kỹ năng : Phân tích, đánh giá vấn đề theo lối tư duy biện chứng; Mức độ tự chủ và trách nhiệm : Khách quan trong xem xét vấn đề có tính hệ thống.

1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA THỐNG KÊ

1.1.1. Khái niệm Trong nghiên cứu kinh tế và xã hội, khái niệm thống kê có nhiều quan điểm khác nhau, có thể khái quát như sau:

  • Thống kê liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau bao gồm phân tích và trình bày dữ liệu, thiết kế nghiên cứu thử nghiệm và ra quyết định (Wyatt và Bridges, 1967);
  • Thống kê liên quan đến việc phát triển và áp dụng các phương pháp, kỹ thuật trong thu thập, phân tích và thảo luận, giải thích những dữ liệu sao cho dựa trên các dữ liệu quan sát được người ta có thể đưa ra các kết luận đáng tin cậy về một vấn đề nghiên cứu (Ngọc và Tươi, 1974);
  • Thống kê có thể được định nghĩa là việc thu thập, trình bày, phân tích và diễn giải các dữ liệu dưới dạng số (Croxton và ctg, 1988);

Từ các khái niệm trên có thể khái quát thống kê là việc thu thập, phân tích, trình bày và diễn giải các dữ liệu có liên quan đến các vấn đề tự nhiên, kinh tế, xã hội. Do đó, thống kê vừa là mang tính khoa học và cũng mang tính nghệ thuật.

Trong quản trị, thống kê là một khoa học vì nó bao gồm một hệ thống các phương pháp từ việc thu thập, trình bày, tóm tắt dữ liệu, đến

các phân tích và dự đoán giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định; tính nghệ thuật là nó tùy thuộc vào tình hình thực tiễn và các biến động của kinh tế xã hội mà người nghiên cứu có cách điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

Thống kê ứng dụng là sự kết hợp của thống kê mô tả và thống kê suy diễn; thống kê mô tả là các phương pháp sử dụng để tóm tắt hoặc mô tả một tập hợp dữ liệu; còn thống kê suy diễn là các phương pháp mô hình hóa trên các dữ liệu quan sát để giải thích được những biến thiên có tính ngẫu nhiên và tính không chắc chắn của các quan sát, và dùng để rút ra các suy diễn về quá trình hay về tập hợp các đơn vị nghiên cứu.

1.1.2. Vai trò của thống kê Trong quản lý công, thống kê là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, có vai trò cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân.

Trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, thống kê cung cấp các thông tin cần thiết ngoài việc phục vụ cho việc báo cáo theo yêu cầu của pháp luật, thì thống kê là nguồn cung cấp thông tin để cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định trong quản lý và điều hành doanh nghiệp.

1.1.3. Đối tượng nghiên cứu của thống kê Thống kê nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng kinh tế xã hội theo qui luật số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Do đó, các đối tượng nghiên cứu của thống kê bao gồm:

  • Hiện tượng, quá trình tái sản xuất – xã hội như: sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng;
  • Hiện tượng, quá trình dân số như:  Số lượng dân số của một địa phương, quốc gia;

soát (thay đổi điều kiện nghiên cứu và đo lường lại đối tượng với cùng một cách đo trước đó) để xác định sự thay đổi được kiểm soát chủ động có làm thay đổi các giá trị đo đạc không. Nó được dùng trong việc đánh giá các tác động của các chính sách, giải pháp có làm thay đổi kết quả trên đối tượng nghiên cứu hay không.

Các bước thực hiện trong nghiên cứu thử nghiệm bao gồm :

  1. Lập kế hoạch nghiên cứu: xác định nguồn thông tin, lựa chọn đối tượng;
  2. Thiết kế cuộc thử nghiệm tập trung vào mô hình hệ thống và tương tác giữa biến nguyên nhân và biến kết quả;
  3. Tóm tắt các giá trị quan sát;
  4. Từ thực tế quan sát rút ra kết luận vấn đề nghiên cứu;
  5. Viết báo cáo trình bày các kết quả nghiên cứu. 1.2.3. Khái quát quá trình nghiên cứu thống kê Quá trình nghiên cứu thống kê bao gồm các bước sau:
  • Xác định mục đích, đối tượng, nội dung nghiên cứu
  • Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê
  • Điều tra thống kê
  • Tổng hợp thống kê
  • Phân tích thống kê
  • Dự đoán thống kê
  • Báo cáo, giải thích và truyền đạt kết quả nghiên cứu

1.3. THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ, XÃ HỘI

Thống kê ngày nay được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, chính trị, văn hóa xã hội. Nó là nền tảng cho việc cung cấp thông tin và nhận định xu hướng cho các nhà quản trị trước khi đưa ra các quyết định có liên quan.

1.3.1. Trong kinh tế Để dự báo về tương lai của nền kinh tế hoặc một vài đặc trưng cơ bản của nền kinh tế, các nhà kinh tế thường sử dụng một loạt các

thông tin thống kê trong việc dự báo như: tỷ lệ lạm phát, chỉ số giá, tỷ lệ thất nghiệp, mức độ sử dụng năng lực sản xuất…

1.3.2. Trong sản xuất Để quản lý chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, người ta dùng đến các công cụ chất lượng như biểu đồ dạng thanh (bar), biểu đồ Pareto, 6sigma.

1.3.3. Trong nghiên cứu và quản lý xã hội Người ta vận dụng thống kê để xác định xu hướng, trào lưu, những thói quen của cộng đồng dân cư để đưa ra các chính sách và giải pháp; ban hành các luật lệ có liên quan đến con người và quyền con người, cộng đồng…

1.4. CÁC KHÁI NIỆM CĂN BẢN THƯỜNG DÙNG TRONG THỐNG KÊ

1.4.1. Dữ liệu, thông tin và tri thức (data, Information, knowledge)

1.4.1.1. Khái niệm Dữ liệu (Data): bao gồm các biểu hiện dùng để phản ảnh thực tế của đối tượng nghiên cứu; phần lớn các biểu hiện này là các trị số đo lường hay quan sát về các biến nghiên cứu. Những biểu hiện này bao gồm các con số, từ ngữ hay hình ảnh

Thông tin (Information): là kết quả của dữ liệu đã được xử lý hoặc chuyển đổi thành những dạng hoặc cấu trúc phù hợp cho việc sử dụng của con người;

Tri thức (Knowledge): là sự hiểu biết, nhận thức về thông tin để phục vụ cho một mục tiêu nào đó.

1.4.1.2. Ví dụ Dữ liệu (data): Giá vàng: - ngày 02/08/2020: 6,32triệu/chỉ

  • ngày 25/8/2020: 5,65triệu/chỉ Thông tin (Information): Giá vàng giảm Tri thức (Knowledge): Nên mua vàng vào
  • Tổng thể hữu hạn (limited population): tổng thể chỉ có một số lượng đếm được các đơn vị thống kê như: số người đến siêu thị mua sắm, số hộ trong khu chung cư…
  • Tổng thể vô hạn (unlimited population): là tổng thể có một số lượng không thể đếm được các đơn vị thống kê như: số lượng tôm cá có trong các con sông, số lượng côn trùng trong khu rừng nguyên sinh… Do đó, nghiên cứu thống kê ngoài việc giới hạn tổng thề là gì mà còn phải giới hạn về thời gian và không gian mà tổng thể tồn tại.

1.4.2.3. Tiêu thức thống kê Là các đặc điểm cơ bản của đơn vị tổng thể, nó bao gồm: Tiêu thức thuộc tính : là tính chất của đơn vị tổng thể, không biểu hiện trực tiếp là con số (Còn gọi là tiêu thức phi lượng hoá) như: giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, loại hình kinh doanh.

Tiêu thức số lượng : là đặc điểm của đơn vị tổng thể có biểu hiện trực tiếp bằng con số (Còn gọi là tiêu thức lượng hoá). Các trị số cụ thể của tiêu thức số lượng được gọi là lượng biến và nó được thể hiện 2 dạng:

  • Lượng biến rời rạc : Các giá trị có thể có của nó là hữu hạn hay vô hạn và có thể đếm được: Số sinh viên trong lớp, số lao động trong doanh nghiệp, số các loại hình quãng cáo công ty đang áp dụng.

  • Lượng biến liên tục : Các giá trị có thể có của nó có thể lắp đầy cả một khoảng trên trục số như: năng suất; sản lượng sản phẩm làm ra của các công nhân.

Tiêu thức thay phiên (nhị phân): chỉ có 2 biểu hiện không trùng nhau trên một đơn vị tổng thể. Ví dụ như giới tính chỉ có 2 thuộc tính là nam hay nữ; trong một số trường hợp tổng thể có nhiều thuộc tính người ta gom các thuộc tính lại thành 2 thuộc tính như: sinh viên trường HUFI và sinh viên của trường khác (trường khác có thể có nhiều trường được ghép lại).

1.4.3. Mẫu và đơn vị mẫu (Sample) 1.4.3.1. Khái niệm Mẫu : là một phần của tổng thể được chọn ra theo những cách thức nhất định và với một số lượng hợp lý.

Tập hợp nghiên cứu : là toàn bộ những vật thể, sự vật, sự kiện, hay con người mà ta muốn nghiên cứu.

Mẫu thử : là một nhóm nhỏ vật thể, hoặc cá nhân cần thu thập thông tin để từ đó ước lượng các đặc tính chung của tập hợp nghiên cứu.

Kích cỡ mẫu : là số lượng vật thể, cá nhân cần tiếp xúc, quan sát để thu thập thông tin.

Thiết kế mẫu : cách thức chọn các vật thể, cá nhân tham gia vào nhóm mẫu.

Đơn vị mẫu : là phần tử lấy mẫu (vật, người...) Cơ sở (khung) lấy mẫu : Danh sách nhận diện các phần tử của mẫu.

Các thống kê mẫu : các kết quả dựa trên thông tin thu thập được qua quan sát mẫu.

1.4.3.2. Quan hệ giữa tổng thể và mẫu

Hình 1.1 Quan hệ giữa tổng thể và mẫu

Tổng thể N (Cỡ) μ (Trung bình) p (Tỷ lệ) σ (Độ lệch chuẩn)

Mẫu n (Cỡ) (Trung bình) (Tỷ lệ) s (Độ lệch chuẩn)

Lấy mẫu ngẫu nhiên

Biến

Mức độ của chỉ tiêu; Đơn vị tính của chỉ tiêu. Ví dụ: Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2019 là 7,02%; trong đó:

Khái niệm (mặt chất): Tăng trưởng GDP; Thời gian, không gian: năm 2019, Việt Nam; Mức độ của chỉ tiêu: 7,02; Đơn vị tính của chỉ tiêu: %. 1.4.5.2. Các loại chỉ tiêu Chỉ tiêu khối lượng : biểu hiện qui mô hiện tượng như: dân số hay GDP của một quốc gia, vốn tự có của một doanh nghiệp…

Chỉ tiêu chất lượng : biểu hiện tính chất, mối liên hệ, trình độ phổ biến của hiện tượng. như: tốt, không tốt, hài lòng hay không hài lòng…

1.5. CÁC LOẠI THANG ĐO DỮ LIỆU

1.5.1. Các loại dữ liệu Dữ liệu định tính : dữ liệu bao gồm các nhãn hay tên được sử dụng để xác định đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu. Nó bao gồm các thuộc tính của đối tượng nghiện cứu như: tốt, xấu, to, nhỏ, cao, thấp, hài lòng, không hài lòng…

Dữ liệu định lượng : Dữ liệu bao gồm các con số phản ánh mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu. Nó bao gồm số lượng, trọng lượng của đối tượng nghiên cứu.

1.5.2. Các nguồn dữ liệu Dữ liệu thứ cấp: Là dữ liệu thu được từ nguồn khác, do người khác thu thập và được sử dụng cho mục đích khác với mục đích của người nghiên cứu.

Dữ liệu sơ cấp : là dữ liệu được thu thập, xử lý phục vụ trực tiếp cho mục đích của người nghiên cứu đặt ra.

1.5.3. Thang đo thống kê Thang đo định danh: được sử dụng cho dữ liệu định tính, để tổng hợp, sắp xếp dữ liệu thì mỗi loại của dữ liệu người ta gán cho nó một con số; là thang đo dùng đánh số các biểu hiện cùng loại của tiêu thức

Vận dụng: giới tính, khu vực địa lý, nghề nghiệp, tôn giáo, tình trạng hôn nhân....

Thang đo thứ bậc: là thang đo định danh và giữa các biểu hiện của tiêu thức có quan hệ hơn kém; và nó cũng được dùng trong dữ liệu định tính

Vận dụng: đo các tiêu thức thuộc tính mà các biểu hiện có quan hệ thứ tự như đo thái độ đối với một hành vi nào đó (hoàn toàn đồng ý, đồng ý, hoàn toàn không đồng ý) hoặc thứ tự chất lượng sản phẩm, bậc thợ.

Thang đo khoảng: Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc có các khoảng cách đều dùng để đo lường một số hiện tượng tâm lý phức tạp như thái độ, thị hiếu của khách hàng; như gán cho các trị số về độ hài lòng và không hài lòng về một sản phẩm nào đó từ 1 không hài lòng đến mức 5 là hoàn toàn hài lòng.

Thang đo tỷ lệ: là thang đo mạnh nhất trong hệ thống thang đo, nó được sử dụng cho dữ liệu định lượng

Vận dụng: các đơn vị đo lường vật lý thông thường (kg, mét...), thu nhập, số lao động.