Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

surprise policy challenge, Schemes and Mind Maps of Economic policy

creating a board game which help you learn better in a special sector

Typology: Schemes and Mind Maps

2024/2025

Uploaded on 05/18/2025

vip01-977-le-thi-thu-huyen
vip01-977-le-thi-thu-huyen 🇻🇳

3 documents

1 / 7

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BÁO CÁO THIẾT KẾ TRÒ CHƠI GIÁO DỤC: “CHÍNH SÁCH
BẤT NGỜ- SURPRISE POLICY CHALLENGE”
1. Empathize – Đồng cảm
Bước đồng cảm (Empathise), ta xác định mục tiêu dự kiến là làm cho môn Kinh tế vĩ mô
trở nên dễ hiểu hơn, thú vị hơn giúp cải thiện việc ghi nhớ và giải quyết vấn đề trong
kinh tế vĩ mô . Trong trò chơi giáo dục , ta sẽ tập trung vào hỗ trợ người học giải quyết
vấn đề khó khăn họ gặp phải khi học kinh tế vĩ mô.
I. Các vấn đề sẽ được giải quyết trong trò chơi :
Nội dung lý thuyết phức tạp khô khan khó áp dụng vào thực tế
Thiếu sự hứng thú với các vấn đề về các chỉ số vĩ mô, chính sách tiền tệ, chính
sách tài khóa, chu kì kinh tế, ....
Hạn chế khả năng vận dụng vào thực tế
II. Thời gian dự kiến của trò chơi được tính từ khi bắt đầu đến khi kết thúc trò chơi.
III. Đối tượng dự kiến của trò chơi, là nhóm sinh viên sẽ trực tiếp trải nghiệm board game.
Đối tượng quyết định độ phức tạp của trò chơi nhằm duy trì hứng thú của học sinh.
2. Define – Xác định mục tiêu
Trong bước này, ta xem xét các kỹ năng mà người chơi phát triển sau khi kết thúc trò
chơi ( hiểu rõ được các yếu tố cơ bản của Kinh tế vĩ mô như GDP, lạm phát, thất nghiệp,
chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chu kì kinh tế )
I. Xác định mục tiêu:
Giúp người chơi tiếp thu và vận dụng được các kiến thức về kinh tế vĩ mô 1
cách thành thạo nhất .
Tạo ra được 1 môi trường để người chơi vận dụng được kiến thức và thực hành
tư duy đưa ra các quyết định xử lí các tình huống kinh tế .
Tăng khả năng tư duy và kỹ năng làm việc nhóm, đưa ra các quyết định nhanh
chóng
II. Chọn cơ chế trò chơi: Cơ chế trò chơi là các thao tác của người chơi trong khi chơi,
cách tương tác với trò chơi. Mục tiêu chính là học được kiến thức của môn kinh tế vĩ
mô và vận dụng được trong thực tế .Nhiệm vụ đầu tiên cần phải có một nội dung thu
hút được sự tập trung và khả năng tư duy của người chơi để họ không bị nhàm chán ,
giữ được hứng thú của người chơi cũng như sự tương tác của họ với nhau
Trò chơi được
mô phỏng dựa theo trò chơi Cờ Tỷ Phú , người chơi sẽ di chuyển
nền kinh tế của mình bằng xúc xắc qua các ô đại diện cho các tình huống biến
động của nền kinh tế.
pf3
pf4
pf5

Partial preview of the text

Download surprise policy challenge and more Schemes and Mind Maps Economic policy in PDF only on Docsity!

BÁO CÁO THIẾT KẾ TRÒ CHƠI GIÁO DỤC: “CHÍNH SÁCH

BẤT NGỜ- SURPRISE POLICY CHALLENGE”

1. Empathize – Đồng cảm

Bước đồng cảm (Empathise), ta xác định mục tiêu dự kiến là làm cho môn Kinh tế vĩ mô trở nên dễ hiểu hơn, thú vị hơn giúp cải thiện việc ghi nhớ và giải quyết vấn đề trong kinh tế vĩ mô. Trong trò chơi giáo dục , ta sẽ tập trung vào hỗ trợ người học giải quyết vấn đề khó khăn họ gặp phải khi học kinh tế vĩ mô. I. Các vấn đề sẽ được giải quyết trong trò chơi : ● Nội dung lý thuyết phức tạp khô khan khó áp dụng vào thực tế ● Thiếu sự hứng thú với các vấn đề về các chỉ số vĩ mô, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chu kì kinh tế, .... ● Hạn chế khả năng vận dụng vào thực tế II. Thời gian dự kiến của trò chơi được tính từ khi bắt đầu đến khi kết thúc trò chơi. III. Đối tượng dự kiến của trò chơi, là nhóm sinh viên sẽ trực tiếp trải nghiệm board game. Đối tượng quyết định độ phức tạp của trò chơi nhằm duy trì hứng thú của học sinh.

2. Define – Xác định mục tiêu

Trong bước này, ta xem xét các kỹ năng mà người chơi phát triển sau khi kết thúc trò chơi ( hiểu rõ được các yếu tố cơ bản của Kinh tế vĩ mô như GDP, lạm phát, thất nghiệp, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chu kì kinh tế ) I. Xác định mục tiêu: ● Giúp người chơi tiếp thu và vận dụng được các kiến thức về kinh tế vĩ mô 1 cách thành thạo nhất. ● Tạo ra được 1 môi trường để người chơi vận dụng được kiến thức và thực hành tư duy đưa ra các quyết định xử lí các tình huống kinh tế. ● Tăng khả năng tư duy và kỹ năng làm việc nhóm, đưa ra các quyết định nhanh chóng II. Chọn cơ chế trò chơi: Cơ chế trò chơi là các thao tác của người chơi trong khi chơi, cách tương tác với trò chơi. Mục tiêu chính là học được kiến thức của môn kinh tế vĩ mô và vận dụng được trong thực tế .Nhiệm vụ đầu tiên cần phải có một nội dung thu hút được sự tập trung và khả năng tư duy của người chơi để họ không bị nhàm chán , giữ được hứng thú của người chơi cũng như sự tương tác của họ với nhau ● Trò chơi được̣ mô phỏng dựa theo trò chơi Cờ Tỷ Phú , người chơi sẽ di chuyển nền kinh tế của mình bằng xúc xắc qua các ô đại diện cho các tình huống biến động của nền kinh tế.

● Khi dừng lại ở một ô bất kì người chơi sẽ phải rút thẻ chính sách bất ngờ hoặc sự kiện kinh tế. Sau đó, người chơi phải chọn được chính sách ứng phó. Mỗi quyết định đúng sẽ giúp tăng điểm kinh tế GDP ,ổn định được sự lạm phát và thất nghiệp. Ngược lại, nền kinh tế của họ sẽ có thu nhập GDP thấp hơn và tỷ lệ gia tăng thất nghiệp cao hơn. III. Hạn chế và thử thách: ● Các quy tắc hoặc thao tác trợ giúp hoặc cản trở người chơi theo các cách khác nhau nhằm duy trì sự thích thú và tạo động lực tiếp tục chơi. Tuy nhiên, cần có sự cân bằng về số lượng và mức độ thử thách, dựa trên tìm hiểu tâm lí của đối tượng dự kiến để ngăn trò chơi trở nên nhàm chán hoặc giảm nhịp độ. Các hạn chế có thể bao gồm giới hạn thời gian và số lượng người chơi, thẻ và/hoặc di chuyển mỗi lượt. Ngoài ra, thử thách có thể là các hành động mà người chơi cần thực hiện để tiếp tục trò chơi. IV. Phần thưởng : ● Mỗi lượt chơi kết thúc bằng bảng tổng kết chỉ số: GDP, lạm phát, thất nghiệp. ● Người chơi/nhóm có nền kinh tế phát triển ổn định nhất là người chiến thắng.

3. Ideate – Hình thành ý tưởng

Bước 3 tạo ra ý tưởng cho trò chơi mình muốn đề cập tới. Các thành phần chính cần có thiết bị, luật chơi, và chủ đề của trò chơi.

  • Chủ đề chính : quản lí 1 quốc gia với nền kinh tế biến động , bị áp thuế , cấm vận , khủng hoảng kinh tế,... người chơi cần phải đưa ra các bước đi phù hợp để giải quyết các vấn đề của nền kinh tế đó
  • Nhiệm vụ : người chơi đưa ra các quyết định vĩ mô như điều chỉnh lãi suất, thay đổi chính sách thuế, chi tiêu công,... để kiểm soát lạm phát, thất nghiệp hay suy giảm GDP.
  • Tình huống: Trò chơi sẽ liên tục đưa ra các bối cảnh cụ thể – ví dụ: “Lạm phát đang tăng mạnh – bạn sẽ áp dụng chính sách nào?”, hoặc “GDP đang suy giảm – làm sao để kích thích tăng trưởng?”. Các phương án trả lời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến tiếp theo của nền kinh tế trong game. I. Thiết bị : Bảng chơi sẽ bao gồm các ô tượng trưng cho các biến cố mà nền kinh tế của bạn gặp phải như lạm phát , GDP, tỷ lệ thất nghiệp, ...và các nền kinh tế; “nhà đất” trong Monopoly: Nhà máy, khu công nghiệp, cảng;.... trong quá trình phát triển sẽ gặp phải các ô này. ● Thẻ câu hỏi : bạn sẽ rút thẻ câu hỏi tương ứng với vấn đề nền kinh tế bạn gặp phải và cần phải đưa ra quyết định. Ví dụ: "Lạm phát đang tăng cao, bạn sẽ giảm thuế hay tăng lãi suất?" ● Thẻ chính sách : với các chính sách như “ tăng lãi suất “; “ giảm thuế”; “đầu tư công “; “in tiền “;...

● Tối giản giao diện bảng chỉ số, thêm màu sắc trực quan. ● Rút ngắn mô tả tình huống và tăng phần tương tác nhóm. ● Thêm chức năng “Hội nghị nhóm” – nơi người chơi có thể thương lượng, đồng thuận chính sách.

CÁCH CHƠI

  1. Khởi đầu ● Mỗi người bắt đầu với: ○ 100 triệu USD (tiền mặt) ○ 3 thẻ chính sách ngẫu nhiên ○ Bảng chỉ số kinh tế quốc gia
  2. Lượt chơi ● Mỗi lượt, người chơi đổ xúc xắc → di chuyển quân cờ → thực hiện hành động tương ứng với ô đã đến: Loại ô Hành động Sự kiện kinh tế Rút 1 thẻ "Sự kiện": ảnh hưởng đến nền kinh tế bạn và các đối thủ

Cơ hội chính sách Rút 1 thẻ "Chính sách bất ngờ" và bắt buộc xử lý bằng 1 thẻ chính sách bạn có

Khu phát triển

Có thể “mua” khu vực (như mua đất trong Monopoly) → sinh lời mỗi vòng Khủng hoảng/Thuế Mất tiền hoặc chỉ số vĩ mô bị xấu đi (ví dụ: thất nghiệp tăng +2%) Ngân hàng Trung ương

Có thể đổi thẻ chính sách hoặc điều chỉnh chỉ số tạm thời (có phí)

  1. Sử dụng thẻ chính sách ● Trong mỗi lượt, người chơi có quyền dùng 1 thẻ chính sách để ứng phó với: ○ Sự kiện ○ Chỉ số đang xấu ● Hiệu quả thẻ phụ thuộc vào tình hình thực tế (ví dụ: dùng "Tăng chi tiêu công" trong khủng hoảng → tốt, nhưng dùng khi lạm phát cao → xấu).
  2. Thu lợi nhuận và cập nhật chỉ số ● Mỗi vòng, các khu vực bạn sở hữu sinh lời (tiền). ● Tuy nhiên, chỉ số vĩ mô quyết định tốc độ tăng trưởng: ○ Nếu GDP cao, lạm phát thấp, thất nghiệp thấp → thu lợi nhuận cao hơn. ○ Nếu chỉ số xấu → có thể bị thiệt hại hoặc khủng hoảng.
  3. Kết quả ● Sau 5 vòng chơi (hoặc khi có người phá sản), người có:

○ Tài sản quốc gia nhiều nhất ○ Chỉ số vĩ mô ổn định nhất

→ Là người chiến thắng!

MÔ HÌNH TRÒ CHƠI

THẺ SỰ KIỆN KINH TẾ