Giải pháp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam
Đối với Nhà nước
Trong bối cảnh mới, khi các chính sách ưu tiên chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển và thu hút
DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Nhà nước cần thực hiện toàn diện các chủ trương, giải
pháp về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của
Chính phủ.
Đồng thời, cần có các giải pháp về cơ chế, chính sách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện nay, thực
thi các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích đủ mạnh và hiệu quả để thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực này. Cụ thể
như:
- Điều chỉnh, sửa đổi, ban hành chính sách ưu tiên, khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp hiện
đại cùng với các loại hình gia trại, trang trại, hợp tác xã có năng lực sản xuất lớn nhưng chưa phát triển
thành DN bằng các chính sách bảo hiểm, giảm thuế, phí… ứng dụng công nghệ cao như cơ giới hóa, tự
động hóa, tin học hóa….
- Xây dựng cơ chế đủ sức bảo vệ lợi ích nông dân, DN, nhà khoa học… khi tham gia hợp tác, liên kết sản
xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị.
- Xây dựng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn sản phẩm về sản xuất nông sản an toàn, nông sản sạch.
- Ban hành các chế tài đủ sức răn đe, ngăn chặn sự vi phạm pháp luật, quy định trong sản xuất, kinh doanh
nông nghiệp, quản lý chuỗi cung ứng sản xuất nông nghiệp, thị trường nông sản nhằm bảo vệ được lợi ích
của người sản xuất và tiêu dùng.
- Bố trí nguồn lực đầu tư thích hợp cho nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao trong cơ cấu đầu tư chung,
tập trung vào yếu tố nền tảng cho phát triển nông nghiệp như: Đào tạo, giáo dục nghề phát triển nguồn nhân
lực, giao thông, thông tin, kết nối, thị trường…; Đẩy mạnh quan hệ, hợp tác quốc tế, thông tin thị trường, dự
báo, phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản.
- Nghiên cứu, tổng kết các mô hình tích tụ và tập trung ruộng đất đã triển khai trong thực tiễn thời gian qua,
đánh giá ưu điểm, hạn chế, khó khăn, vướng mắc của mỗi mô hình làm căn cứ thực tiễn để đề xuất giải
pháp tích tụ và tập trung ruộng đất hiệu quả, khả thi, vừa bảo vệ được quyền lợi của nông dân, vừa tạo
được sự an tâm của DN trong đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các quy định hiện hành về đất đai, bao gồm cả luật pháp đến các vấn đề về cơ
chế, chính sách theo hướng hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các DN tiếp cận đất đai sản xuất nông nghiệp; Áp dụng
chế độ miễn giảm và thời hạn thanh toán tiền thuê đất linh hoạt, phù hợp với nhu cầu sử dụng của DN; Cho
phép các DN được phép thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng và huy động vốn cho sản xuất -
kinh doanh.
Các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp cũng cần chú trọng rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành
chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông nhất là trong thu hút đầu tư, đăng ký kinh doanh nhằm
xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch cho DN nói chung, DN trong lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn nói riêng, qua đó, tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của DN. Điển
hình như: