Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

professionalism(tính chuyên nghiệp) tài liệu học tập trường Đại học y - dược thái Nguyên, Transcriptions of Nursing

Tài liệu "Tính chuyên nghiệp" là giáo trình cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để cán bộ y tế xây dựng phẩm chất chuyên nghiệp. Nội dung gồm vai trò của tâm lý học y học, yếu tố ảnh hưởng giao tiếp, bảo mật thông tin bệnh nhân, phản ứng tâm lý người bệnh, kỹ năng mềm như giao tiếp, quản lý thời gian, lập kế hoạch SMART, thuyết trình, ra quyết định. Tài liệu cũng nêu 12 điều y đức và nguyên lý công bằng trong y học, nhấn mạnh trung thực và đối xử công bằng trong môi trường y tế. The document "Professionalism" is a training manual offering key knowledge and skills to help healthcare workers develop professional conduct. It covers the role of medical psychology, communication factors, patient data confidentiality, psychological responses, and soft skills such as communication, time management, SMART planning, presentation, and decision-making. It also outlines 12 medical ethics principles and the justice principle, emphasizing honesty and fairness in the medical environment.

Typology: Transcriptions

2024/2025

Uploaded on 06/15/2025

thinh-bac
thinh-bac 🇻🇳

1 document

1 / 19

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Tính chuyên nghiệp
Phần I (4 điểm):
Câu 1. Định nghĩa, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu và vai trò của tâm lý học
y học?
Trả lời:
- Định nghĩa: Tâm lý y học là 1 ngành của y học nghiên cứu trạng thái tâm lý
người bệnh, thầy thuốc, cán bộ y tế trong các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau.
- Nhiệm vụ: Tâm lý y học có nhiệm vụ nghiên cứu:
+Các trạng thái tâm lý của người bệnh
+ Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới sự phát sinh và phát triển bệnh.
+ Vai trò của yếu tố tâm lý trong điều trị, phục hồi, phòng và bảo vệ sức
khỏe con người.
- Đối tượng nghiên cứu: Tâm lý y học nghiên cứu nhân cách của người bệnh,
nhân cách của thầy thuốc (bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa, điều dưỡng
viên...) mối quan hệ qua lại giữa cán bộ y tế và người bệnh.
- Vai trò của yếu tố tâm lý trong y học
+ Tâm thần và cơ thể là một khối thống nhất thường xuyên tác động qua lại và
ảnh hưởng lẫn nhau
Rất nhiều bệnh cơ thể ngoài sự phát hiện các triệu chứng đặc trưng còn có các
rối loạn tâm lý.
Ví dụ: bệnh lao: tăng khí sắc, tăng kích thích ...; bệnh tim: lo âu, sợ hãi, cảm
xúc không ổn định ...
+ Tâm chấn (stress - sang chấn tâm lý) có thể làm phát sinh bệnh
Sang chấn tâm lý có thể gây ra:
- Các bệnh tâm căn (tâm căn hysteria, tâm căn suy nhược, ... ).
- Loạn thần phản ứng.
- Bệnh y sinh (bệnh do thầy thuốc gây nên).
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13

Partial preview of the text

Download professionalism(tính chuyên nghiệp) tài liệu học tập trường Đại học y - dược thái Nguyên and more Transcriptions Nursing in PDF only on Docsity!

Tính chuyên nghiệp

Phần I (4 điểm): Câu 1. Định nghĩa, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu và vai trò của tâm lý học y học? Trả lời:

  • Định nghĩa: Tâm lý y học là 1 ngành của y học nghiên cứu trạng thái tâm lý người bệnh, thầy thuốc, cán bộ y tế trong các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau.
  • Nhiệm vụ: Tâm lý y học có nhiệm vụ nghiên cứu: +Các trạng thái tâm lý của người bệnh
    • Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới sự phát sinh và phát triển bệnh.
    • Vai trò của yếu tố tâm lý trong điều trị, phục hồi, phòng và bảo vệ sức khỏe con người.
  • Đối tượng nghiên cứu: Tâm lý y học nghiên cứu nhân cách của người bệnh, nhân cách của thầy thuốc (bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa, điều dưỡng viên...) mối quan hệ qua lại giữa cán bộ y tế và người bệnh.
  • Vai trò của yếu tố tâm lý trong y học
  • Tâm thần và cơ thể là một khối thống nhất thường xuyên tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau Rất nhiều bệnh cơ thể ngoài sự phát hiện các triệu chứng đặc trưng còn có các rối loạn tâm lý. Ví dụ: bệnh lao: tăng khí sắc, tăng kích thích ...; bệnh tim: lo âu, sợ hãi, cảm xúc không ổn định ...
  • Tâm chấn (stress - sang chấn tâm lý) có thể làm phát sinh bệnh Sang chấn tâm lý có thể gây ra:
  • Các bệnh tâm căn (tâm căn hysteria, tâm căn suy nhược, ... ).
  • Loạn thần phản ứng.
  • Bệnh y sinh (bệnh do thầy thuốc gây nên).
  • Bệnh cơ thể tâm sinh: bệnh cao huyết áp, bệnh loét hành tá tràng, bệnh hen phế quản, bệnh táo bón ...
  • Yếu tố tâm lý trong điều trị Liệu pháp tâm lý được dùng trong điều trị bệnh. Lòng tin của người bệnh vào thầy thuốc, điều dưỡng viên; lòng nhân ái, sự cư xử, tiếp xúc tốt có tác dụng điều trị bệnh. +Vai trò của yếu tố tâm lý trong phòng bệnh Giáo dục và rèn luyện nhân cách cho người bệnh kết hợp với thái độ đúng mực của cán bộ y tế sẽ giúp cho việc:
  • Phòng bệnh tâm thần cho người bệnh.
  • Vệ sinh tâm thần cho người bệnh và người lành.
  • Bồi dưỡng, giáo dục nhân cách người bệnh và gia đình người bệnh. Câu 2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp bằng ngôn ngữ bên ngoài? Cho ví dụ minh họa? Trả lời:
  • Một số yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp bằng ngôn ngữ bên ngoài:
    • Ngôn ngữ mang đặc tính cá nhân phụ thuộc vào tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, giáo dục, nghề nghiệp.
    • Khi nói cần nói nhẹ nhàng, lịch sự dễ đi vào lòng người; lượng từ càng nhiều, càng phong phú, sinh động, giàu hình ảnh dễ gây ấn tượng, cảm xúc mạnh.
    • Trong giao tiếp không nên dùng từ 1 cách cầu kỳ, hoa mỹ mà nên dùng từ phổ thông, rõ ràng, dễ hiểu, tránh dùng thuật ngữ chuyên môn đối với người bệnh và không nên nói quá nhanh, quá chậm hoặc nhát ngừng; nên nói đúng chỗ, đúng lúc.
    • Tùy từng đối tượng mà chọn các cách giao tiếp, ứng xử cho phù hợp. Khi giao tiếp nên tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở, chú ý tới thời gian cho phép khi giao tiếp và chú ý lắng nghe.
    • Lắng nghe tốt giúp thu nhận được nhiều thông tin, từ đó giúp con người xử lý thông tin chính xác.

chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong các trường hợp khác được pháp luật quy định.

  • Cũng trong dự thảo luật khám chữa bệnh. Chương III: Về hành nghề khám chữa bệnh: Điều 37: Quy định cho người hành nghề khám chữa bệnh: Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh và những thông tin mà người bệnh đã cung cấp cho mình và hồ sơ bệnh án, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 của luật này. Ví dụ, các cuộc thảo luận y tế về bác sĩ-bệnh nhân nói chung phải ở dạng riêng tư hoặc bệnh nhân có thể thích bác sĩ gọi vào văn phòng chứ không phải ở nhà. Tuy nhiên, trừ khi bệnh nhân phản đối, các bác sỹ có thể chia sẻ thông tin y tế với các thành viên trong gia đình của bệnh nhân hoặc người được biết đến là bạn thân của bạn nếu thông tin liên quan đến sự tham gia của người đó với việc chăm sóc bệnh nhân hoặc thanh toán cho việc chăm sóc và thông tin được giới hạn ở những gì cần thiết cho sự tham gia của người đó. Câu 4. Các loại phản ứng của người bệnh? Cho ví dụ minh họa? Trả lời:
  • Các loại phản ứng của người bệnh:
    • Phản ứng hợp tác: là loại nhận thức đúng đắn khi bị bệnh họ biết lắng nghe ý kiến của thầy thuốc, hợp tác với thầy thuốc trong quá trình điều trị; dễ tiếp thu, gần gũi, cởi mở với người khác.
    • Phản ứng nội tâm: Phản ứng đúng đắn, nghiêm túc có suy nghĩ nội tâm, nghiêm chỉnh tiếp thu ý kiến của bác sĩ, không phản ứng lung tung, nói đúng lúc đúng chỗ, khi đưa ra nhận xét thì khó thay đổi, tính tình trầm lặng, khó tính.
    • Phản ứng bàng quan: Người bệnh thường coi thường bệnh tật, thờ ơ với tất cả. Thầy thuốc bảo sao nghe vậy, không phấn đấu sốt sắng điều trị mà lơ là nên bệnh không được cứu chữa kịp thời dẫn tới bệnh sẽ trầm trọng thêm, người bệnh thường ít kêu ca phàn nàn và âm thầm chịu đựng.
    • Phản ứng hốt hoảng: Loại này thuộc thần kinh không ổn định, không cân bằng, dễ hoang mang dao động, dễ phản ứng không kiềm chế được; khi bị bênh dù nặng hay nhẹ đều hốt hoảng, hoang mang.
  • Phản ứng nghi ngờ: Loại này luôn nghi ngờ, thiếu tin tưởng, luôn sợ không tìm được thầy thuốc giỏi, không kiếm được thuốc, hay nghi ngờ chẩn đoán, kết quả điều trị, nghi ngờ cả xét nghiệm, X quang, hay nghe người khác sinh ra dễ hoang mang dao động.
  • Phản ứng tiêu cực: Loại này dễ bị bi quan, lúc nào cũng cho mình là bệnh không chữa được, sẽ tàn phế, sẽ chết, luôn có tư tưởng chờ chết.
  • Phản ứng phá hoại: Loại này người bệnh không còn thỏa mãn với những cái xung quang, dễ phản ứng, có hành động tiêu cực như: không chịu uống thuốc, không chịu để nhân viên chăm sóc, phản đối với nhân viên y tế và người bệnh thường gây gổ, cãi vã, hành hung. Câu 5. Nội dung của 12 điều y đức? Trả lời:
  • Nội dung 12 điều y đức:
    • Phải có lương tâm, trách nhiệm cao, yêu nghề, rèn luyện nâng cao phẩm chất người thầy thuốc, không ngừng học tập và nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn sẵn sàng vượt qua mọi gian khó vì sự nghiệp và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
    • Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn.
    • Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân, tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh, khi thăm khám, chăm sóc người bệnh cần phải lịch sự, kín đáo, không được phân biệt đối xử với người bệnh, không gây phiền hà cho người bệnh. Trung thực khi thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
    • Khi tiếp xúc với người bệnh, gia đình họ cần phải niềm nở, tận tình, trang phục chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh; phải giải thích tình trạng bệnh tật cho người bệnh, gia đình họ hiểu để họ cùng hợp tác điều trị; phổ biến những chính sách và động viên người bệnh điều trị, tập luyện để nhanh chóng hồi phục; trong trường hợp bị bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc tới cùng, đồng thời báo cho người nhà người bệnh biết.
    • Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không đùn đẩy người bệnh.
    • Kê đơn phù hợp với chẩn đoán và đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém chất lượng, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
  • Xin lỗi có hiệu quả: Tìm hiểu để áp dụng các yếu tố của 1 lời xin lỗi thành công khi một mất hiệu lực trong giao tiếp, đã làm tổn thương 1 mối quan hệ. Câu 7. Định nghĩa quản lý thời gian? Cho ví dụ minh họa? Trả lời:
  • Định nghĩa quản lý thời gian:
    • Quản lý thời gian là việc chia nhỏ các phần công việc cần làm rồi xếp chúng vào các khoảng thời gian nhất định, phù hợp với nhịp sống hằng ngày của bạn. Kỹ năng quản lý thời gian là quản lý chính mình.
    • Quản lý thời gian là hành động hoặc quá trình thực hiện kiểm soát có ý thức về số lượng thời gian dành cho hoạt động cụ thể, đặc biệt là để tăng hiệu quả hoặc năng suất công việc, học tập.
    • Quản lý thời gian có nghĩa kiểm soát tốt hơn cách bạn sử dụng thời gian và đưa ra những quyết định sáng suốt về cách bạn sử dụng nó. Ví dụ: một sinh viên muốn quản lý thời gian của mình hiệu quả hơn. Lập lịch trình học tập và làm bài tập hàng ngày, chia thời gian hợp lý cho từng hoạt động. Câu 8. Cách phân tích các nguyên nhân trong kỹ năng ra quyết định? Trả lời:
  • Cách phân tích các nguyên nhân:
    • Tập hợp dữ liệu về tình huống: Điều này đòi hỏi khả năng phân biệt giữa sự kiện và ý kiến. Bạn cần phải thu thập và tổ chức dữ liệu thích hợp cho vấn đề. Trên thực tế bạn không thể nào tập hợp được mọi thông tin mà bạn muốn, do đó bạn phải biết ưu tiên chọn cái gì là quan trọng nhất.
    • Xác định phạm vi vấn đề: Bạn hãy xem xét ai và cái gì có liên quan. Đó vấn đề có khả năng ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức hoặc chỉ 1 vài thành viên? Đó là 1 vấn đề giữa các cá nhân với nhau, 1 vấn đề về hệ thống hoặc 1 vấn đề thuộc về nhóm? Các nhân tố như vậy có thể ảnh hưởng tới nguồn lực mà bạn cấp cho việc tìm kiếm giải pháp.

Xác định phạm vi vấn đề cũng sẽ giúp xác định được những người có liên quan.

  • Xác định hậu quả vấn đề: Quyết định những hậu quả có thể có của vấn đề để thấy có phải phân tích thêm nữa hoặc nhận thêm nguồn lực nữa hay không?
  • Xem xét những hạn chế có thể ảnh hưởng đến giải pháp của vấn đề: Có những yếu tố nào có thể ngăn cản 1 giải pháp đạt kết quả tốt hay không? Nếu lãnh đạo đã thiết lập 1 chương trình đặc biệt là phân tích ban đầu chỉ vào tính không hiệu quả, thì việc này không đáng để bạn phải mất thời gian, nguồn lực, năng lượng (hoặc công việc) vào việc cố gắng giải quyết vấn đề này. Tập hợp dữ liệu để tách riêng rẽ những phức tạp của vấn đề. Câu 9. Một số phương pháp nghiên cứu tâm lý áp dụng trong nghiên cứu tâm lý học y học? Trả lời:
  • Phương pháp quan sát: phương pháp được dùng nhiều nhất; đối tượng ta quan sát để nghiên cứu tâm lý người là những cử chỉ, hành động, vẻ mặt, ánh mắt, nụ cười...
  • Phương pháp thực nghiệm:
    • Là phương pháp quan sát biểu hiện của hiện tượng tâm lý 1 cách chủ động theo kế hoạch đã định dựa vào sự thay đổi điều kiện tác động vào người bị thực nghiệm theo cách tự tạo để quan sát.
    • Có 2 loại thực nghiệm: thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm.
    • Ưu điểm: Phán đoán được sự phản ứng sinh lý bên trong cơ thể của con người bị thí nghiệm, vì thế tài liệu thu thập tương đối chính xác. Nghiên cứu 1 cách chủ động.
  • Phương pháp đàm thoại: là phương pháp nói chuyện với đối tượng mình nghiên cứu tâm lý của họ.
  • Phương pháp phân tích sản phẩm: là phương pháp dựa vào kết quả hoạt động, sản phẩm hoạt động của đối tượng để nghiên cứu tâm lý của họ.
  • Phương pháp trắc nghiệm:
  • Địa điểm, không gian, thời gian... khi giao tiếp.
  • Đặc điểm phong tục, tập quán, dân tộc, tôn giáo: mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán riêng. Ví dụ : Một bệnh nhân cao tuổi, có trình độ văn hóa thấp, sợ hãi và không tin tưởng vào bác sĩ trẻ tuổi. Sự khác biệt về tuổi tác, trình độ và tâm lý giữa bệnh nhân và bác sĩ đã gây ra những rào cản trong quá trình giao tiếp, ảnh hưởng đến việc thu thập thông tin, chẩn đoán và điều trị bệnh. Câu 11. Tiêu chí “trung thực”; “Đối xử công bằng với đồng nghiệp” trong mối quan hệ giữa bác sỹ và đồng nghiệp? Cho ví dụ minh họa? Trả lời:
  • Trung thực:
    • Bác sĩ phải trung thực trong mọi thông tin công bố về hoạt động chuyên môn của bản thân.
    • Thông tin công bố không được thiếu sót về kiến thức y học dưới bất kỳ hình thức nào.
    • Thông tin công bố về dịch vụ không được làm tổn thương đến người bệnh với bất kỳ hình thức nào.
    • Bác sĩ không được gây áp lực bắt buộc người bệnh phải khám và điều trị.
    • Bác sĩ phải thông báo trung thực với người bệnh khi có bất kì rủi ro, tai biến xảy ra trong quá trình chăm sóc y khoa.
    • Bác sĩ phải thông báo với người có trách nhiệm về những sai lầm đã xảy ra và cách giải quyết các sai lầm đó. Ví dụ : Khi một bác sĩ phát hiện ra sai sót trong quá trình điều trị của đồng nghiệp, anh ta sẽ thẳng thắn thừa nhận và báo cáo lại, thay vì cố gắng che giấu hoặc đổ lỗi cho người khác. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và cải thiện chất lượng chăm sóc.
  • Đối xử công bằng với đồng nghiệp:
  • Tôn trọng lẫn nhau, không xem thường những người khác và cho mình là giỏi hơn. Trong lĩnh vực chuyên môn, các chuyên khoa cần hợp tác bình đẳng với thì mới đáp ứng được quyền lợi của người bệnh.
  • Thân ái, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, chân thành trong các mối quan hệ với đồng nghiệp.
  • Khi giải quyết công việc cần phải bàn bạc dân chủ, tôn trọng các giá trị cá nhân của đồng nghiệp.
  • Trong công việc, cấp dưới tự giác và phục tùng cấp trên 1 cách triệt để. Ngoài cơ quan và giờ làm việc, bác sĩ với đồng nghiệp bình đẳng, đối xử với nhau thân ái như đồng chí, người bạn.
  • Trong công việc luôn giữ vững nguyên tác, chính sách, chế độ, hiểu biết, châm chước, bỏ qua những điểm vụn vặt về thái độ, tác phong, lề lối làm việc, lề lối sinh hoạt cá nhân; độ lượng, không trù úm nhau. Không nên có hành vi tiêu cực. Ví dụ: các bác sĩ sẽ tạo điều kiện cho các bác sĩ thực tập được hòa nhập, chia sẻ kinh nghiệm, giúp nhau trong học tập, thay vì coi là một đối thủ cạnh tranh. Câu 12. Các biểu hiện tâm lý thường gặp ở người bệnh? Cho ví dụ minh họa? Trả lời:
  • Sợ hãi:
    • Là phản ứng tự nhiên hợp quy luật biểu lộ khả năng tự vệ.
    • Trạng thái này gặp ở người bệnh lần đầu đến viện. Khi bị bệnh họ phải tới 1 môi trường mới phải tiếp xúc với bác sĩ, với những máy móc hiện đại vì thế họ thường có cảm giác sợ hãi.
  • Lo âu, xao xuyến: Lo âu là cảm nhận có 1 nguy cơ khó tránh nhưng không định được đó là gì, người bệnh cảm thấy bất lực trước những nguy cơ đó. Lo âu có thể sẽ kèm theo hồi hộp, ngạt thở, khó ngủ, mệt và khó chịu toàn thân.
  • Trầm cảm:
    • Là trạng thái buồn chán, một ấn tưởng ảm đạm mơ hồ rằng thân thể đã bị đổi khác, như bị bỏ rơi, như mất mát một cái gì... không còn tự tin ở chính mình, nhân cách trở nên yếu đuối.
    • Trầm cảm nặng có thể đưa đến tự sát. Do đó cần phải an ủi động viên tinh thần người bệnh.
  • Không phân biệt đối xử với dù là người giàu hay người nghèo, người tàn tật, người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa.
  • Không kỳ thị với người mắc bệnh hiểm nghèo và nhạy cảm. Nguyên lý công bằng có thể bị vi phạm bởi những lý do sau:
  • Người bệnh đông mà cơ sở vật chất của bệnh viện có hạn nên vài người bệnh phải nằm chung giường.
  • Nhân viên y tế làm việc trong môi trường có khối lượng công việc quá tải và căng thẳng về tâm lý, mệt mỏi.
  • Khi bác sĩ có thiết sót về kiến thức y học nên không hiểu biết đầy đủ thông tin để cung cấp cho người bệnh.
  • Đôi khi bác sĩ có xu hướng giải thích và nhận xét thiên lệch về 1 loại thuốc hoặc phương pháp điều trị mà mình thích và quen dùng. Ví dụ: Khi một bác sĩ phải chọn lựa giữa hai bệnh nhân cần ghép tạng, anh ta sẽ dựa trên các tiêu chí y tế khách quan như tình trạng sức khỏe, khả năng sống sót sau phẫu thuật, chứ không phân biệt đối xử dựa trên yếu tố như tuổi tác hay địa vị xã hội của bệnh nhân. Câu 14. Các kỹ năng của tính chuyên nghiệp? Cho ví dụ minh họa? Trả lời:
  • Các kỹ năng của tính chuyên nghiệp: +Giao tiếp hiệu quả: Ví dụ: một người có khả năng trình bày ý tưởng rõ ràng và lắng nghe các góp ý từ mọi người. +Quản lí thời gian: Ví dụ: lập kế hoạch phân chia sử dụng thời gian để giải quyết các công viện hợp lí. +Kĩ năng giải quyết vấn đề: Ví dụ: khi gặp một khó khăn nào đó, hãy đi tìm nguyên nhân gốc rễ và để xuất các giải pháp hiệu quả. +Kĩ năng lập kế hoạch: Ví dụ: xác định được các công việc cần làm, sắp xếp chúng hợp lí. +Kĩ năng cho và nhận phản hồi:

Ví dụ : bản thân phải có chính kiến riêng và biến lắng nghe mọi góp ý từ mọi người.

  • Kĩ năng làm việc nhóm Hợp tác và hỗ trợ đồng nghiệp để đạt mục tiêu chung. Ví dụ: Trong một dự án nhóm, bạn tích cực chia sẻ ý tưởng và sẵn sàng hỗ trợ đồng đội khi cần.
  • Kĩ năng ra quyết định: Ví dụ: bản thân cần đưa ra quyết định đúng đắn, tránh sự sai sót. Câu 15. Nhật ký thời gian? Cho ví dụ minh họa? Trả lời:
  • Nhật ký thời gian là 1 công cụ mà bạn sử dụng để ghi lại cách bạn sử dụng thời gian cho những công việc cụ thể.
  • Nhật ký thời gian giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về hiện trạng việc sử dụng thời gian của bạn và thông qua đó bạn có thể hiểu được bạn đang sử dụng thời gian như thế nào.
  • Lập nhật ký thời gian bằng cách chia ngày học tập, làm việc của bạn thành nhiều thành phần nhỏ khoảng 30 phút. Có lẽ nên bắt đầu từ thời điểm bạn bắt tay vào công việc đầu tiên và cho đến khi kết thúc công việc làm cuối cùng trong ngày để nghỉ ngơi.
  • Để có thể phân tích việc sử dụng thời gian bạn phải ghi nhật ký thời gian ít nhất là 3 ngày, kết quả phân tích sẽ tốt hơn có thể ghi nhật ký thời gian trong vòng 1 tuần.
  • Công việc phân tích nhật ký thời gian gồm 2 bước:
    • Phân loại các công việc thành các nhóm công việc.
    • Nhận định các phân bố thời gian. Câu 16. Nguyên tắc SMART trong nghệ thuật quản lý thời gian hiệu quả? Cho ví dụ minh họa? Trả lời:
  • Trong cuộc sống hiện đại người ta thường đề cấp đến nguyên tắc SMART trong xây dựng mục tiêu cho bản thân, tức là mục tiêu được xây dựng dựa trên những tiêu chí sau:
  • Tại địa điểm nào?
  • Kiểm tại tại bộ phận nào?
  • When: +Để xác định được thời hạn phải làm công việc, bạn cần xác định được mức độ khẩn cấp và mức độ quan trọng cảu từng công việc.
    • Có 4 loại công việc khác nhau: công việc quan trọng và khẩn cấp, công việc không quan trọng nhưng khẩn cấp, công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp, công việc không quan trọng và khẩn cấp. Bạn phải thực hiện công việc quan trọng và khẩn cấp trước.
    • Who:
    • Ai làm việc đó?
    • Ai kiểm tra?
    • Ai hỗ trợ?
    • Ai chịu trác nhiệm? Xác định phương pháp:
    • Tài liệu hướng dẫn thực hiện là gì?
    • Tiêu chuẩn là gì?
    • Nếu có phương tiện hỗ trợ thì cách thức sử dụng như thế nào? Xác định phương pháp kiểm soát:
    • Công việc đó có đặc tính gì?
    • Làm thế nào để đo lường đặc tính đó?
    • Đo lường bằng dụng cụ, máy móc như thế nào?
    • Có bao nhiêu điểm kiểm soát và điểm soát trọng yếu? Xác định phương pháp kiểm tra:
    • Có những bước công việc nào cần phải kiểm tra?
    • Tần suất kiểm tra như thế nào? Việc kiểm tra đó thực hiện 1 lần hay thường xuyên? (nếu vậy thì bao lâu 1 lần?)
    • Ai tiến hành kiểm tra?
    • Những điểm kiểm tra nào là trọng yếu?
  • Kiểm tra những điểm trọng yếu. Xác định nguồn lực:
  • Nhiều kế hoạch thường chỉ chú trọng đến công việc mà lại không chú trọng đến các nguồn lực, mà chỉ có nguồn lực mới đảm bảo cho kế hoạch được khả thi.
  • Nguồn lực bao gồm các yếu tố:
  • Man: nguồn nhân lực
  • Những ai sẽ thực hiện công việc, họ có đủ trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng, phẩm chất, tính cách phù hợp?

  • Ai hỗ trợ?

  • Ai kiểm tra?

  • Nếu cần nguồn phòng ngừa thì có đủ nguồn lực con người để hỗ trợ không? +Money: tiền bạc

  • Material: nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng
  • Xác định tiêu chuẩn phương tiện

  • Tiêu chuẩn nhà cung ứng

  • Xác định phương pháp thực hiện

  • Thời hạn thực hiện

  • Machine: máy móc/công nghệ
  • Method: phương pháp làm việc Câu 18. Các bước cần thiết để chuẩn bị cho một bài thuyết trình hiệu quả? Cho ví dụ minh họa? Trả lời: Các bước cần thiết để chuẩn bị cho một bài thuyết trình hiệu quả:
  • Xác định đối tượng: Ai và bao nhiêu người sẽ tham dự?
  • Xác định rõ mục đích của buổi thuyết trình.
  • Xác định những điểm chính mà bạn mong muốn người nghe sẽ nắm bắt được.
  • Nguyên tắc về định nghĩa: Người ta chỉ có thể đạt được 1 quyết định logic khi vấn đề đã được định nghĩa. Muốn giải quyết có hiệu lực một vấn đề đầu tiên phải hiểu rõ vấn đề đó.
  • Nguyên tắc về sự xác minh đầy đủ: Một quyết định logic phỉa được bảo vệ bằng các lý do xác minh đúng đắn. Tất cả mọi quyết định logic phải được dựa trên những cơ sở vững chắc.
  • Nguyên tắc về sự đồng nhất: Thực tế thường xảy ra tình trạng cùng 1 sự việc, có thể có nhiều quan điểm, nhiều cách nhìn nhận khác nhau tùy thuộc vào người quan sát và không gian, thời gian diễn ra sự việc. Các bước rèn luyện:
  • Bước 1: Hiểu vấn đề
  • Bạn phải quyết định điều gì?
  • Đảm bảo là bạn phải tập trung chính xác vào vấn đề mà gây ra sự rắc rối.
  • Bước 2: Nhận định các giải pháp
  • Những lựa chọn của bạn là gì?
  • Nghĩ đến các cách mà bạn có thể giải quyết được vấn đề.
  • Tham khảo ý kiến từ những người khác, có thể là bố mẹ, thầy cô, bạn bè hoặc những người mà bạn cảm thấy tin tưởng.
  • Lắng nghe những ý kiến góp ý và phân tích trên cơ sở thực tế của bản thân.
  • Bước 3: Đưa ra các lý lẽ tán thành và phản đối mỗi lựa chọn +Lựa chọn 1 số giải pháp thực thi.
  • Suy nghĩ và so sánh đến ưu, nhược điểm của từng giải pháp.
  • Xác định hậu quả tiềm tàng và các kết quả có thể đạt được cho mỗi lựa chọn và ảnh hưởng của nó đối với người khác.
  • Bước 4: Quyết định đâu là giải pháp tốt nhất, sau đó thực hiện giải pháp đó
  • Kết hợp tất cả các thông tin để giải quyết đâu là sự lựa chọn tốt nhất.
  • Quyết định và thực hiện.
  • Chịu trách nhiệm về quyết định và hành động của mình.