Download PR _ May Sông Hồng_ 2024 and more Essays (university) Public Relations in PDF only on Docsity!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG – TRUYỀN THÔNG
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
PHÂN TÍCH BỐI CẢNH THỰC TIỄN CÔNG TY CP MAY SÔNG HỒNG
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 2 Lớp : 241_71PLPR40403_ Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hoàng Mai Học phần: Hoạch định chiến lược PR TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm 2024
Cam kết tính minh bạch của bài Tiểu luận nhóm Lớp: 241_71PLPR40403_ Thành viên (xếp theo ABC, in đậm tên nhóm trưởng) MSSV Mức độ hoàn thành công việc Chữ ký xác nhận Nguyễn Cát Triều Giang 2273201080367 100% Bùi Thị Hương Giang 2273201080363 100% Trần Thị Như Hảo 2273201080424 100% Nguyễn Thanh Khoa 2273201080682 100% Trần Thị Thanh Lan 2273201080734 100% Nguyễn Ngọc Khánh Linh 2273201080770 100% Bạch Bỉnh Luân 2273201080830 100% Phan Hoàng Nhất 2273201081125 100% Dương Minh Thông 2273201081619 100% Nguyễn Thị Thu Vân 2273201082050 100%
MỤC LỤC
- Giới thiệu chung.......................................................................................................................
- Phân tích tình thế.....................................................................................................................
- 2.1. Mô hình PEST:..................................................................................................................
- 2.2. Mô hình Porter's five forces analysis:.............................................................................
- 2.3. Phân tích SWOT:.............................................................................................................
- 2.4. Cơ hội cho doanh nghiệp từ góc độ truyền thông:.........................................................
- 2.5. Thách thức với doanh nghiệp từ góc độ truyền thông:..................................................
- Xác định mục tiêu..................................................................................................................
- 3.1. Mục tiêu chung:...............................................................................................................
- 3.2. Mục tiêu S.M.A.R.T:........................................................................................................
- Nghiên cứu và thiết lập công chúng mục tiêu......................................................................
- 4.1. Chi tiết về khách hàng.....................................................................................................
- 4.1.1. Nhóm khách hàng nội địa (trở thành đại lý)..............................................................
- 4.1.2. Nhóm khách hàng nội địa (khách hàng lẻ)................................................................
- 4.1.3. Nhóm khách hàng quốc tế:.........................................................................................
- 4.2. Chi tiết về Chuyên gia......................................................................................................
- 4.3. Chi tiết về chính quyền....................................................................................................
- 4.4. Chi tiết về Celebrity:.........................................................................................................
- 4.5. Chi tiết về Báo Chí...........................................................................................................
- 4.6. Cán bộ công nhân viên....................................................................................................
- 4.7. Đại chúng.........................................................................................................................
- Message House........................................................................................................................
- Chiến lược PR cho doanh nghiệp.........................................................................................
- 6.1. Proactive approach:.........................................................................................................
- 2 Build Mission...................................................................................................................
- Xây dựng chiến thuật.............................................................................................................
- 7.1. Cách tiếp cận....................................................................................................................
- 7.2. Chiến lược PR cho doanh nghiệp May Sông Hồng.......................................................
- 7.2.1. Proactive approach.....................................................................................................
- 7.2.2. Build Mission.............................................................................................................
- Lịch trình & Ngân sách.........................................................................................................
- Đánh giá, đo lường hiệu quả.................................................................................................
- 9.1. Đánh giá dựa trên mức độ tác động dư luận..................................................................
- số lượng tin bài phát hành......................................................................................................... 9.2. Đánh giá dựa trên chất lượng thông điệp, sự hướng đến đúng đối tượng mục tiêu, và
- 9.3. Đánh giá dựa trên sự phản hồi của công chúng............................................................
- 2006: thành lập Chi nhánh công ty tại Hồng Kông
- 2006: mở thêm 4 xưởng may tại huyện Xuân Trường, đưa tổng số CBCNV lên 6000 người
- 2010: mở thêm 4 xưởng may tại huyện Hải Hậu, tổng số CBCNV lên 8000 người
- 2015: mở thêm 4 xưởng may tại huyện Nghĩa Hưng, tổng số CBCNV lên gần 11.000 người với 18 xưởng may Hình 2.1. Nguồn: CÔNG TY CP MAY SÔNG HỒNG 2. Phân tích tình thế 2.1. Mô hình PEST:
MÔ HÌNH PEST
P –
Political
- Chính sách thương mại: Các hiệp định CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) và EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU) hỗ trợ doanh nghiệp dệt may Việt Nam, giảm thuế nhập khẩu vào các thị trường lớn, tạo lợi thế cạnh tranh và mở rộng xuất khẩu.
- Chính sách bảo hộ: Việt Nam và các quốc gia khác áp dụng biện pháp bảo hộ như thuế chống bán phá giá và hạn ngạch nhập khẩu, giúp bảo vệ thị trường trong nước nhưng cũng có thể làm tăng chi phí khi xuất khẩu.
- Luật lao động : Bộ luật Lao động 2019 quy định rõ thời giờ làm việc tối đa (8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần) và các chế độ lương thưởng. Điều này giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động
- Chính sách thuế: Theo Nghị định 57/2021/NĐ-CP, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may được giảm thuế nhập khẩu, giúp giảm chi phí sản xuất. Các sản phẩm tiêu thụ nội địa cũng có thể được miễn hoặc giảm VAT, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Hỗ trợ tài chính: Chính phủ cung cấp các chương trình vay vốn ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ và mở rộng sản xuất, góp phần nâng cao hiệu suất và giảm chi phí vận hành.
- Chính trị và ngoại giao: Việc Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường tạo khó khăn cho doanh nghiệp khi xuất khẩu sang Mỹ. Tuy nhiên, quan hệ ngoại giao tốt với nhiều quốc gia khác như Anh, Canada, và Hàn Quốc giúp tạo cơ hội hợp tác quốc tế, mở rộng xuất khẩu.
S –
Social
- Xu hướng tiêu dùng: Thời trang là ngành hàng chủ lực trên các sàn thương mại điện tử Việt Nam, với hình thức livestream bán hàng ngày càng phổ biến (Statista, 2023). Điều này đã thay đổi hành vi mua sắm từ trực tiếp sang trực tuyến. Thời trang nội địa chiếm ưu thế nhờ sự đa dạng và khả năng kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống và phong cách hiện đại.
- Thời trang bền vững: Người tiêu dùng đang ưu tiên sản phẩm thời trang bền vững, thân thiện môi trường và có tuổi thọ cao. Tại các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu, doanh nghiệp dệt may cần đáp ứng tiêu chuẩn bền vững nghiêm ngặt để xuất khẩu, đặc biệt trong bối cảnh “Green New Deal.”
- Chất lượng lao động và cải tiến quản lý: Việt Nam sở hữu nguồn lao động dồi dào và đa dạng. Tuy nhiên, để tối ưu hóa nguồn lực này, doanh nghiệp cần đầu tư vào đào tạo và phát triển kỹ năng cho người lao động, đồng thời cải thiện phúc lợi nhằm xây dựng hình ảnh doanh nghiệp uy tín. Việc ứng dụng công nghệ như ERP (quản lý sản xuất) và CRM (quản lý khách hàng) là cần thiết để tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Công nghệ AI và Big Data cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích xu hướng tiêu dùng và dự báo nhu cầu.
- Công nghệ vật liệu mới: Sự phát triển của các loại vật liệu thân thiện với môi trường như vải từ sợi tre, bông hữu cơ, và polyester tái chế đang dần trở thành xu hướng toàn cầu. Doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt và cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về tính bền vững và thân thiện môi trường.
T –
- Công nghệ sản xuất hiện đại : Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại trong sản xuất như máy móc hiện đại, dây chuyền sản xuất tự động có thể giúp May Sông Hồng nâng cao năng suất và giảm chi phí. Điều này đặc biệt
Technological quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ các nước có chi phí thấp hơn.
- Công nghệ sản xuất : Chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) yêu cầu các doanh nghiệp trong nước phải
- Sàn thương mại điện tử : Thói quen mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử không còn quá xa lạ của khách hàng Việt Nam. Thế nên, May Sông Hồng cần nắm bắt lợi thế này để phát triển các kênh bán hàng trực tuyến giúp tiếp cận và mở rộng phân khúc khách hàng hơn, nhằm đẩy mạnh doanh thu và nhận biết thương hiệu một cách hiệu quả.
- Sức ảnh hưởng của mạng xã hội : Chúng ta đều biết mạng xã hội là nguồn sức mạnh to lớn đóng vai trò không nhỏ trong việc quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Vậy thì, doanh nghiệp cần có những chiến lược và kế hoạch marketing trên các nền tảng mạng xã hội để tăng cường nhận biết thương hiệu và tương tác với khách hàng. 2.2. Mô hình Porter's five forces analysis: Thị phần xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam phụ thuộc lớn vào một số nền kinh tế chính như Mỹ, EU và nguồn cung nguyên phụ liệu phụ thuộc lớn vào Trung Quốc
Mô hình Porter's five forces analysis
Mức độ cạnh tranh
giữa các đối thủ
- Áp lực: Cao
- Ngành may mặc hiện nay đang đối mặt với sự cạnh
hoặc từ khu vực Mỹ: Các quốc gia sản xuất chi phí thấp: Ngoài Trung Quốc với sự phát triển về sản xuất chi phí thấp còn có những quốc gia khác: Myanmar, Campuchia,... đang gia tăng về sản xuất may mặc. Các quốc gia này sẽ cung cấp sản phẩm với giá thành thấp nhờ chi phí nhân công rẻ và chính sách hỗ trợ xuất khẩu chính phủ Bên cạnh đó, sự gia tăng về các công ty may mặc quy mô nhỏ ở Mỹ và các khu vực gần Mỹ như Mexico, các quốc gia Mỹ Latinh là mối đe dọa của May Sông Hồng bởi vị trí địa lý gần Mỹ và thời gian giao hàng nhanh hơn so với các nhà xuất khẩu khác
Khả năng mặc cả
của nhà cung cấp
- Áp lực: Trung bình
- Công ty CP May Sông Hồng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ cả nhà cung cấp trong nước và quốc tế, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và chi phí sản xuất. Để duy trì sự cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt với khách hàng Mỹ, công ty cần lựa chọn các nhà cung cấp có nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo chất lượng ổn định và phù hợp với thị hiếu của khách hàng, như yêu cầu về tính bền vững và sự đổi mới trong sản phẩm. Đồng thời, việc chọn lựa nhà cung cấp cần được thực hiện cẩn thận để không làm tăng chi phí nguyên liệu và sản xuất, từ đó duy trì khả năng cạnh tranh về giá. Công ty cũng cần thiết lập mối quan hệ lâu dài với các đối tác cung cấp nguyên liệu uy tín, giảm thiểu rủi ro về gián đoạn nguồn cung và tăng cường hiệu quả chuỗi cung ứng.
Khả năng mặc cả -^ Áp lực: Trung bình
của khách hàng
- Người tiêu dùng Mỹ thường ưu tiên sản phẩm có giá thành hợp lý nhưng vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng tốt. Để thu hút nhóm khách hàng này, công ty nên tập trung cung cấp các sản phẩm có giá cạnh tranh và đảm bảo chất lượng ổn định. Việc tối ưu hóa chi phí sản xuất mà vẫn giữ được chất lượng có thể đạt được thông qua quản lý nguyên liệu hiệu quả, lựa chọn đối tác sản xuất đáng tin cậy, và kiểm soát quy trình sản xuất chặt chẽ. Ngoài ra, cung cấp dịch vụ hậu mãi tốt sẽ giúp tăng độ hài lòng, tạo dựng niềm tin của khách hàng, đồng thời nâng cao uy tín thương hiệu trong thị trường Mỹ. Chính những yếu tố này sẽ giúp công ty tiếp cận và mở rộng thị trường một cách bền vững. 2.3. Phân tích SWOT:
MÔ HÌNH SWOT
S
Strengths
W
Weak
O
Opportunities
T
Threat
- May Sông Hồng - 36 năm uy tín : Với 36 năm kinh nghiệm trong ngành dệt may, May Sông Hồng đã xây dựng được uy tín vững chắc - Doanh thu phụ thuộc vào xuất khẩu: May Sông Hồng chủ yếu dựa vào xuất khẩu, khiến công ty dễ bị tác động bởi biến động kinh tế và chính trị - Bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu : Sau khi gia nhập WTO năm 2007 và ký kết các hiệp định tự do thương mại, TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái - Cạnh tranh trong thị trường lao động: Sự giảm sút số lượng nhân viên dưới 36 tuổi đã tạo ra khó khăn trong việc duy trì nguồn nhân lực chất lượng,
và hệ thống nhà máy hiện đại, sản xuất linh hoạt và nhanh chóng.
- Xuất khẩu sang Mỹ : Công ty đứng thứ hai về xuất khẩu sang Mỹ với doanh thu trên 200 triệu USD.
- Ảnh hưởng từ biến động kinh tế: Biến động kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ và xuất khẩu của công ty. chất lượng và giá cả.
- Phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu: Công ty phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc. Biến động giá nguyên liệu hoặc gián đoạn cung ứng có thể làm tăng chi phí sản xuất.
- Chi phí lao động tăng: Tăng lương cơ bản tại Việt Nam có thể dẫn đến sự gia tăng chi phí lao động, ảnh hưởng đến lợi nhuận nếu không được quản lý hiệu quả.
- Xu hướng thời trang bền vững: Các thị trường yêu cầu sản phẩm phải sử dụng vật liệu tái chế và có tuổi thọ cao, Ngành dệt may Việt Nam được Bộ Công Thương xác định là một trong 10 ngành trọng điểm trong quy hoạch phát triển đến năm 2030, hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ.
- Ưu đãi hải quan: Doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi như miễn kiểm tra chứng từ, ưu tiên thủ tục hải quan và miễn kiểm tra thực tế nếu đáp ứng Thông tư 72/2015/TT-BTC.
- Cạnh tranh quốc tế: Các đối thủ như Ấn Độ và Bangladesh đang gặp khó khăn, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp nhận đơn hàng tố toàn cầu.
- Biến động kinh tế: Các biến động trong nền kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm của công ty, khiến cho việc dự báo và lập kế hoạch trở nên khó khăn hơn trong bối cảnh không ổn định.
thúc đẩy xu hướng chuyển từ "thời trang nhanh" sang "thời trang bền vững". từ các quốc gia này. 2.4. Cơ hội cho doanh nghiệp từ góc độ truyền thông:
- Ngành dệt may đứng đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc xuất khẩu ở thị trường Mỹ, đạt 6 tỉ USD và tăng 4% so với cùng kỳ. Với kết quả này, Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng trong 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Đây là thời kỳ thịnh vượng của dệt may Việt Nam, thuận lợi cho việc quảng bá hình ảnh thương hiệu tại thị trường quốc tế.
- Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông kỹ thuật số và mạng xã hội cho phép doanh nghiệp tiếp cận thị trường nước ngoài nhanh chóng và hiệu quả với chi phí thấp. Doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảngnhư Facebook, Instagram, TikTok và Google để xây dựng chiến dịch quảng bá sản phẩm và thương hiệu theo từng thị trường khác nhau
- Nhiều thị trường quốc tế, đặc biệt là châu Âu và Bắc Mỹ, đang có xu hướng ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường và bền vững. Nếu May Sông Hồng có thể truyền thông về các chính sách sản xuất sạch, quy trình bền vững, và trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng có nhận thức cao về vấn đề môi trường. 2.5. Thách thức với doanh nghiệp từ góc độ truyền thông:
- Thị trường nước ngoài có sự đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ, và thói quen tiêu dùng. Truyền thông không phù hợp với ngữ cảnh văn hóa có thể dẫn đến hiểu lầm hoặc thất bại trong việc kết nối với khách hàng.
- Ngôn ngữ là rào cản lớn khi doanh nghiệp hoạt động tại nhiều quốc gia. Thông điệp có thể bị dịch sai hoặc mất đi giá trị cốt lõi khi chuyển ngữ.
- Doanh nghiệp hoạt động trên nhiều quốc gia có thể đối mặt với các vấn đề truyền thông tiêu cực, bao gồm sự cố sản xuất, quy trình môi trường, hoặc quyền lợi nhân viên bị đặt câu hỏi. Các vấn đề này dễ lan rộng nhanh chóng qua truyền thông xã hội và các kênh truyền thông toàn cầu.
- Mỗi quốc gia có quy định về quảng cáo, tiếp thị và truyền thông khác nhau. Một số quy định có thể hạn chế hoặc cấm quảng cáo nhất định, khiến doanh nghiệp khó triển khai chiến dịch toàn cầu.
- Khi bước vào thị trường quốc tế, May Sông Hồng sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ quốc tế có chiến lược truyền thông và thương hiệu mạnh mẽ, được thiết lập lâu đời.
- 70% công chúng mục tiêu có sự yêu mến, tin tưởng, ưu tiên sử dụng sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp
- 50% công chúng mục tiêu tiếp tục sử dụng dịch vụ, lan tỏa câu chuyện doanh nghiệp. 4. Nghiên cứu và thiết lập công chúng mục tiêu 4.1. Chi tiết về khách hàng Công ty cổ phần may Sông Hồng cung cấp các sản phẩm phục vụ gia công (nội địa) và xuất khẩu (quốc tế): 4.1.1. Nhóm khách hàng nội địa (trở thành đại lý)
- Thế hệ: Gen X và Gen Y
- Độ tuổi: 30 đến 50 tuổi
- Giới tính: Cả nam và nữ
- Địa lý: Tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phát triển, đặc biệt là khu vực phía Bắc.
- Thu nhập: Nhóm có thu nhập trung bình khá trở lên, ưu tiên sản phẩm may mặc chất lượng tốt, sản xuất từ doanh nghiệp Việt Nam uy tín.
- Trình độ học vấn: Từ trung cấp trở lên, chủ yếu là những người hiểu biết và có yêu cầu về chất lượng, phong cách trong việc lựa chọn sản phẩm.
- Insight: Tìm kiếm thương hiệu uy tín và sản phẩm có sức tiêu thụ cao: Đại lý muốn đầu tư vào các thương hiệu có uy tín, được thị trường đón nhận tốt và có dòng sản phẩm chất lượng, bền bỉ. Chú trọng tính ổn định trong hợp tác: Họ muốn hợp tác với đối tác có khả năng cung ứng đều đặn, chất lượng ổn định, và có cam kết hỗ trợ đại lý trong suốt quá trình kinh doanh. Mong muốn chính sách hỗ trợ từ nhà sản xuất: Các đại lý mong có sự hỗ trợ về marketing, bán hàng, và đào tạo từ phía nhà sản xuất để tăng khả năng tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm.
- Quan điểm: Ưu tiên lợi ích đôi bên: Họ tìm kiếm đối tác sẵn sàng hỗ trợ và đảm bảo lợi nhuận tốt, tạo điều kiện thuận lợi để đại lý phát triển kinh doanh. Đánh giá cao thương hiệu mạnh và có chiến lược PR tốt: Đại lý quan tâm đến sức ảnh hưởng và thương hiệu của công ty trên thị trường, vì thương hiệu mạnh giúp họ thu hút khách hàng dễ dàng hơn. Hướng đến sự lâu dài: Nếu đã hợp tác, đại lý thường mong muốn duy trì quan hệ bền vững và phát triển mạng lưới phân phối lâu dài, không chỉ giới hạn trong các mùa hoặc đợt bán nhất thời.
- Thái độ:
Nhiệt tình và chủ động trong việc phát triển thị trường: Họ sẵn sàng triển khai các chương trình tiếp thị và bán hàng nếu nhận được hỗ trợ từ công ty để thúc đẩy doanh số. Kỳ vọng vào sự minh bạch và tin cậy từ nhà sản xuất: Đại lý cần sự minh bạch trong chính sách chiết khấu, quy trình hỗ trợ bán hàng, và chính sách đổi trả nhằm tạo dựng lòng tin. 4.1.2. Nhóm khách hàng nội địa (khách hàng lẻ)
- Thế hệ: Gen X và Gen Y
- Độ tuổi: 20 đến 40 tuổi
- Giới tính: Cả nam và nữ
- Địa lý: Tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành, đặc biệt là khu vực phía Bắc.
- Thu nhập: Nhóm có thu nhập trung bình khá trở lên, ưu tiên sản phẩm may mặc chất lượng tốt, sản xuất từ doanh nghiệp Việt Nam uy tín.
- Trình độ học vấn: Từ trung cấp trở lên, chủ yếu là những người hiểu biết và có yêu cầu về chất lượng.
- Insight: Tìm kiếm thương hiệu uy tín và chất lượng tử thương hiệu Việt Nam Quan tâm đến chất lượng, mẫu mã (phù hợp với thị hiếu cá nhân)
- Quan điểm: Đánh giá các sản phẩm nội địa chất lượng (đã được xuất khẩu quốc tế) ngang hoặc hơn các sản phẩm nhập khẩu có giá thành rẻ, không uy tín.
- Thái độ: Tự hào khi sử dụng hàng nội địa. Sẵn sàng chi thêm cho các sản phẩm uy tín, chất lượng cao. 4.1.3. Nhóm khách hàng quốc tế:
- Thế hệ: Gen X, Gen Y và đầu Gen Z
- Độ tuổi: 25 đến 50
- Giới tính: Cả nam và nữ
- Địa lý: đến từ Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản
- Trình độ: Trình độ cao, là những người thuộc bộ phẩn thu mua, quản lý chuỗi cung ứng cho các thương hiệu thời trang lớn trên thế giới.
- Quy mô: Có nguồn lực lớn, sẵn sàng đặt mua hàng với số lượng lớn và chất lượng cao.
- Insight: Tìm kiếm đơn vị sản xuất uy tín, có khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng và chất lượng. Ưu tiên các nhà sản xuất có khả năng đáp ứng các yêu cầu riêng lẻ của doanh nghiệp.
- Quan điểm: Chú trọng vào hợp tác lâu dài. Mong muốn thiết lập hợp tác bền vững.