Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

PHAT TRIEN NONG NGHIEP TAI DIA PHUONG, Papers of Marketing

THUC TRANG PHAT TRIEN NONG NGHIEP DIA PHUONG TỪ 2019-2024

Typology: Papers

2023/2024

Uploaded on 06/07/2025

le-thi-nhat-linh
le-thi-nhat-linh 🇻🇳

1 document

1 / 74

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TẠI XÃ HÒA THUẬN, THÀNH PHỐ BUÔN MA
THUỘT , TỈNH ĐẮK LẮK
Sinh viên : Phạm Nhật Hồng Minh
Chuyên ngành : Kinh tế
Khóa học : 2020
Đắk Lắk, tháng 04 năm 2024
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41
pf42
pf43
pf44
pf45
pf46
pf47
pf48
pf49
pf4a

Partial preview of the text

Download PHAT TRIEN NONG NGHIEP TAI DIA PHUONG and more Papers Marketing in PDF only on Docsity!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

TẠI XÃ HÒA THUẬN, THÀNH PHỐ BUÔN MA

THUỘT , TỈNH ĐẮK LẮK

Sinh viên : Phạm Nhật Hồng Minh

Chuyên ngành : Kinh tế

Khóa học : 2020

Đắk Lắk, tháng 04 năm 2024

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

TẠI XÃ HÒA THUẬN, THÀNH PHỐ BUÔN MA

THUỘT , TỈNH ĐẮK LẮK

Sinh viên : Phạm Nhật Hồng Minh

Chuyên ngành : Kinh tế

Người hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Minh Phương

Đắk Lắk, tháng 04 năm 2024

MỤC LỤC

4.1. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Xã Hòa

Thuận, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong những năm gần

đây................................................................................................................... 38

4.1.1. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế ................................................. 38

4.1.2. Giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp ........................................ 39

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa

bàn Xã Hòa Thuận, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk............... 48

4.2.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên ................................................. 48

4.2.2. Nhóm yếu tố điều kiện xã hội ......................................................... 50

4.2.3. Nhóm yếu tố về nguồn lực sản xuất ............................................... 50

4.2.4. Nhóm các yếu tố về kinh tế .............................................................. 54

4.3. Một số giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

trên địa bàn..................................................................................................... 56

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 62

PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................. 65

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp thống kê số hộ gia đình tại Xã Hòa Thuận năm 2023.......... 33 Bảng 3.2. Bảng tổng hợp số lượng phỏng vấn hộ gia đình của Thôn 2, Thôn 5 và Thôn 8 tại Xã Hòa Thuận........................................................................................................ 33 Bảng 4.1. Quy mô giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn xã Hòa Thuận, tỉnh Đắk Lắk gia đoạn 2021-2023......................................................................................... 38 Bảng 4.2. Quy mô giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn xã Hòa Thuận, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 – 2023..................................................................................... 39 Bảng 4.3. Diện tích một số cây hàng năm trên địa bàn xã Hòa Thuận giai đoạn 2021- 2023 ................................................................................................................................ 41 Bảng 4.4. Diện tích một số cây lâu năm trên địa bàn xã Hòa Thuận giai đoạn 2021- 2023 ................................................................................................................................ 42 Bảng 4.5. Phát triển sản xuất ngành chăn nuôi tại xã Hòa Thuận giai đoạn 2021-2023 43 Bảng 4.6. Cơ cấu sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn xã Hòa Thuận giai đoạn 2021-2023...................................................................................................................... 44 Bảng 4.7. Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp trên địa bà xã Hòa Thuận, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 – 2023.............................................................................. 45 Bảng 4.8. Số lượng cơ sở sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Hòa Thuận giai đoạn 2021-2023...................................................................................................................... 47 Bảng 4. 9. Diện tích đất bình quân cho sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra........ 49 Bảng 4.10. Trình độ lao động của nhóm hộ điều tra...................................................... 50 Bảng 4.11. Lượng lao động cho sản xuất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra............... 51

Bảng 4.16. Tỷ lệ tuyến đường nhựa hóa tỉnh; đường xã, liên xã;đường thôn, buôn giai

  • LỜI CẢM ƠN
  • MỤC LỤC
  • DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
  • DANH MỤC BẢNG
  • DANH MỤC BIỂU ĐỒ
  • PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
    • 1.1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
  • PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
    • 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông nghiệp................................
      • 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến phát triển kinh tế nông nghiệp
      • 2.1.2. Nội dung về phát triển kinh tế nông nghiệp
      • 2.1.3. Vai trò của phát triển kinh tế nông nghiệp đối với nền kinh tế
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................
      • thế giới 2.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp từ các nước trên
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...............................................................
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên
      • 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................
      • 3.2.1. Chọn điểm khảo sát
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
      • 3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu............................................
      • 3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
  • PHẦN THỨ TƯ: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
  • Bảng 4.12. Nguồn lực vốn bình quân của nhóm hộ điều tra..........................................
  • Bảng 4.13. Tỷ lệ nguồn vay vốn cho sản xuất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra.......
  • Bảng 4.14. Mục đích sử dụng vốn trong sản xuất nông nghiệp của nhóm....................
  • Bảng 4.15. Tỷ lệ hộ điều tra có ứng dụng khoa học công nghệ.....................................
  • đoạn 2021 - 2023............................................................................................................
  • Bảng 4.17. Tỷ lệ tiếp cận chính sách của nhóm hộ điều tra...........................................

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Lý do chọn đề tài Kinh tế nông nghiệp vẫn là trụ cột của nền kinh tế Việt Nam, đóng góp 86,4 tỷ USD vào GDP trong năm 2019, tương đương tỷ trọng 26% và cung cấp 27,5 triệu việc làm - chiếm một nửa lực lượng lao động trên cả nước. Bên cạnh đó, nông nghiệp còn bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô (sản lượng lúa đạt 43,4 triệu tấn, sản lượng thịt hơi các loại đạt 7, triệu tấn, sản lượng thủy sản 9,3 triệu tấn). Phát triển kinh tế nông nghiệp không chỉ thúc đẩy cải thiện cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục ở vùng nông thôn, mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, ngành nông nghiệp ngày càng được hiện đại hóa, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tạo ra giá trị gia tăng và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chính vì thế, nông nghiệp không chỉ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế, mà còn là yếu tố then chốt để xây dựng một xã hội thịnh vượng và bền vững (CafeF). Cùng với chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp trong nền kinh tế đất nước, Đắk Lắk cũng nhận thức được tầm quan trọng của phát triển kinh tế nông nghiệp tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, Đắk Lắk đang là tỉnh có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước với 650.000 ha, trong đó hơn 300.000 ha đất đỏ bazan màu mỡ. Là tỉnh có 212.912 ha diện tích trồng cà phê và 32.800 ha sản lượng hồ tiêu, đứng đầu cả nước. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người năm 2023 đạt 66,8 triệu đồng/người, tăng 1,6% so với năm 2022 (Thúy Nga, 2023). Xã Hòa Thuận, nằm về phía Đông Bắc và cách trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột 12km. Ở đây phát triển nông nghiệp là chủ yếu với tổng diện tích đất nông nghiệp 1.428,1 ha, chiếm 84,6% trong tổng diện tích đất, điều kiện khí hậu và tài nguyên của xã thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Thúc đẩy phát triển kinh tế của xã, đất đai có độ phì nhiêu cao nên có khả năng khai thác hiệu quả trong việc sản xuất các loại cây trồng cho năng suất và chất lượng cao, thuận lợi trong việc tổ chức xây dựng các công trình thiết yếu của xã. Xã luôn chú trọng tới công tác phát

triển nông nghiệp và đã đạt được những thành tựu khá toàn diện, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, từng bước nâng cao dân trí. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã Hòa Thuận đạt 49,7 triệu đồng/người/năm. Là xã đầu tiên về đích nông thôn mới của tỉnh vào năm 2014, xã Hòa Thuận tiếp tục là xã đầu tiên công bố đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào tháng 5/2022. Bên cạnh những thành tựu đạt được, xã Hòa Thuận vẫn có một số khó khăn nhất định: Là một xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít so với số nhân khẩu của xã (trung bình khoảng 997,5m^2 đất/nhân khẩu). Kinh tế của xã có phát triển nhưng chưa đồng bộ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, sản xuất nông nghiệp phát triển chưa bền vững, vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, phân tán. Các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ ở nông thôn chậm đổi mới và hoạt động hiệu quả chưa cao, kinh tế hộ là chủ yếu. Phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của xã. Đặc biệt là tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ của xã phát triển chậm. Công tác chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chăn nuôi còn chậm, hiệu quả chưa cao. Việc chuyển đổi cây trồng, áp dụng khoa học công nghệ, nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp còn ít. Từ những lý do trên, để tiếp tục nâng cao vai trò và thúc đẩy phát triển nông nghiệp, đề tài “ Phát triển kinh tế nông nghiệp tại xã Hòa Thuận, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ” được chọn để nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu

  • Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn xã Hòa Thuận, Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.
  • Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn xã Hòa Thuận, Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn xã Hòa Thuận, Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
  • Đối tượng nghiên cứu: Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn xã Hòa Thuận, Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.

PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông nghiệp 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến phát triển kinh tế nông nghiệp 2.1.1.1. Khái niệm nông nghiệp Nông nghiệp, nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ trong nông nghiệp. Còn hiểu theo nghĩa rộng còn bao đồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản. Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp. Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học – kỹ thuật, bởi vì một trong những cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng sinh học – cây trồng, vật nuôi. Chúng phát triển theo quy luật sinh học nhất định nên con người không thể ngăn cả các quá trình phát sinh, quy luật để có những giải pháp tác động thích hợp với chúng (Ts. Vũ Đình Thắng, 2005). Xét về mặt lịch sử phát triển, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất hình thành đầu tiên của xã hội loài người. Nông nghiệp luôn luôn là một ngành kinh tế có vai trò và vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của hầu hết các quốc gia trên thế giới (Ts. Phạm Kim Giao). Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản (Triệu Hồng Ba, 2015). 2.1.1.2. Khái niệm kinh tế nông nghiệp Khái niệm "kinh tế nông nghiệp" là một phần của lĩnh vực kinh tế học, tập trung vào việc nghiên cứu và phân tích các hoạt động kinh tế liên quan đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ và phân phối các sản phẩm nông nghiệp. Đây là một lĩnh vực rộng lớn và đa dạng, bao gồm các yếu tố như sản xuất nông sản, chăn nuôi động vật, lâm nghiệp,

thủy nông, và các hoạt động liên quan như công nghiệp chế biến thực phẩm và thị trường nông sản. Phát triển kinh tế nông nghiệp là tổng thể cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng toàn diện kinh tế nông nghiệp với quy mô, cơ cấu, sản xuất hợp lý, theo yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hay địa phương trong từng giai đoạn (Đồng Thị Hạnh, 2014). Trong điều kiện các nguồn lực phục vụ sản xuất nông nghiệp hạn chế, phát triển kinh tế nông nghiệp phải dựa trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm, đòi hỏi phải phát triển kinh tế nông nghiệp chuyên sâu, tức là có các phương thức sản xuất mới, tiên tiến, hiện đại, có sự kết hợp tối ưu các yếu tố, đẩy mạnh chu trình sản xuất để tạo ra giá trị kinh tế cao. (Tăng Ngọc Đức, 2012). 2.1.1.3. Khái niệm phát triển Quan điểm của triết học Mác – Lênin: phát triển là khuynh hướng chung, có tính phổ biến của thế giới được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Phát triển là phạm trù triết học dùng để khái quát xu thế vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ đơn giản đến phức tạp. Vận dụng quan điểm về sự phát triển của triết học Mác – Lênin trong quá trình công tác các đồng chí ở cơ sở đặc biệt là lãnh đạo sẽ đánh giá chính xác công việc, sự vật, hiện tượng , nhất là đánh giá chính xác cộng sự của mình để từ đó động viên, khuyến khích họ hoàn thành tốt nhiệm vụ , góp phần phát triển địa phương. (Thái Thị Quyến). Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác dịnh về hướng của sự vật: hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. (Lưu Thống Thái, 2012). Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân phối công bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ (Gs. Bùi Đình Thanh). 2.1.1.4. Khái niệm phát triển kinh tế nông nghiệp

công nghệ và kiến thức. Cải thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp như hệ thống tưới tiêu, điện lưới và đường giao thông để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và tiếp cận thị trường. Đồng thời, đầu tư vào công nghệ mới để tăng hiệu suất sản xuất và giảm chi phí. Từ đó đáp ứng được đòi hỏi trong quá trình sản xuất cây trồng, vật nuôi. c. Hợp tác xã Gia tăng HTX đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy SXNN bền vững, nâng cao đời sống người nông dân. Để đạt được mục tiêu này, cần triển khai chiến lược thiết thực với các giải pháp toàn diện. Chính phủ tạo ra các chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho việc thành lập và phát triển hợp tác xã nông nghiệp. Tổ chức các hoạt động hợp tác và liên kết từ đó tạo cơ hội gặp gỡ để khuyến khích sự hợp tác giữa các nhà nông và doanh nghiệp trong cùng ngành, tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc hình thành hợp tác xã. d. Doanh nghiệp Gia tăng vai trò của doanh nghiệp trong SXNN là xu hướng tất yếu, mang lại

nhiều lợi ích cho nền nông nghiệp. Để thúc đẩy quá trình này, cần hoàn thiện hệ

thống pháp luật về đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tạo môi trường đầu tư minh bạch, an toàn, thuận lợi cho doanh nghiệp. Ban hành các chính sách ưu đãi về thuế,

phí, lãi suất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân

hàng, quỹ đầu tư, tổ chức quốc tế. Cung cấp các chương trình đào tạo và phát triển

nhân lực cho nhân viên và quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp để nâng cao năng

lực quản lý và sáng tạo.

2.1.2.2. Phát triển về quy mô và cơ cấu sản xuất nông nghiệp Về quy mô: Để phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả, thì việc chú trong đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp quy mô lớn đóng vai trò quan trọng. Phát triển quy mô sản xuất kinh tế nông nghiệp là quá trình tăng cường về mặt quy mô của sản xuất nông nghiệp, bao gồm mở rộng diện tích canh tác, tăng sản lượng, số lượng vật nuôi, và các hoạt động khác, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp.

Về cơ cấu: Thực tế đã chứng minh lĩnh vực nông nghiệp luôn thể hiện vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế, là nền tảng cho ổn định đời sống xã hội trong thời kỳ khó khăn. Cùng với sự phát triển kinh tế, trong nội bộ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang lâm nghiệp và thủy sản và sự chuyển dịch trong nội bộ các hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng năng suất chất lượng và giảm số lượng. Đây là thực tế tất yếu, đảm bảo sự thích ứng, hội nhập của nền kinh tế và chính từ sự chuyển dịch cơ cấu đó đã giúp ngành Nông nghiệp ngày càng phát triển, là động lực phát triển của toàn ngành kinh tế. 2.1.2.3. Những tiêu chí về tăng trưởng cơ sở sản xuất nông nghiệp Những tiêu chí về tăng trưởng cơ sở sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành này. Đây không chỉ là việc tăng sản lượng nông sản mà còn là quá trình tối ưu hóa các yếu tố sản xuất, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Việc mở rộng diện tích canh tác hoặc sử dụng kỹ thuật canh tác hiện đại để tăng cường sản lượng nông sản. Bên cạnh đó, nâng cao năng suất lao động là một tiêu chí quan trọng khác. Điều này đòi hỏi việc đầu tư vào đào tạo và áp dụng công nghệ mới để tối ưu hóa sức lao động và giảm thiểu lãng phí. Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hệ thống hạ tầng nông nghiệp. 2.1.2.4. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ Liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ trong ngành nông nghiệp là một quy trình phức tạp nhưng cực kỳ quan trọng để tối ưu hóa hoạt động của toàn bộ chuỗi cung ứng. Điều này không chỉ giúp tăng cường hiệu suất và chất lượng sản phẩm, mà còn đảm bảo rằng ngành nông nghiệp có thể linh hoạt đáp ứng với sự biến đổi của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng. Sự liên kết này còn giúp xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài và bền vững giữa các bên trong chuỗi cung ứng, từ nông dân đến nhà bán lẻ, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện và bền vững của ngành. Đồng thời, nó cũng giúp tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nông nghiệp trên thị trường, bằng cách đảm bảo rằng họ có thể cung cấp sản phẩm chất lượng và đáp ứng được nhu cầu của thị trường hiện tại và tương lai. Như vậy, liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ trong ngành nông nghiệp không chỉ mang lại lợi ích

Giao, 2013). Do đó, phát triển kinh tế nông nghiệp mang lại nguồn thu nhập cho các hộ gia đình nông dân, thúc đẩy hoạt động thương mại và các dịch vụ liên quan, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các cộng đồng địa phương. Từ đó cũng góp phần vào việc phát triển cộng đồng nông thôn. Cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng, giáo dục và y tế trong các khu vực nông thôn là những lợi ích có thể đạt được từ sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống văn hóa và tinh thần của cộng đồng. Đóng góp vào việc thúc đẩy sự thay đổi nhận thức, từng bước loại bỏ các phương pháp canh tác truyền thống và tiến tới thích nghi dần với việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Đây là cơ sở để xây dựng và phát triển các chính sách về an sinh xã hội, đồng thời góp phần vào sự ổn định chính trị và thúc đẩy tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật. Bên cạnh đó, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, cùng việc tăng cường ý thức trong việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy lối sống văn minh là những mục tiêu quan trọng mà phát triển kinh tế nông nghiệp có thể đóng góp. 2.1.3.3. Về phương diện môi trường Bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái là một trong những mục tiêu quan trọng của phát triển kinh tế nông nghiêp, là cơ sở, điều kiện bảo đảm cho các ngành nghề trong kinh tế nông nghiệp phát triển nhanh, ổn định ở cả hiện tại và tương lai. Môi trường sinh thái được bảo vệ còn là cơ sở để nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư nông thôn. Đồng thời, môi trường không chỉ là nguồn lực mà còn là yếu tố liên quan đến bản thân quá trình phát triển nông thôn và đến môi trường sống của con người. Khu vực nông thôn chiếm đại đa số nguồn tài nguyên, đất đai, khoáng sản, động thực vật, rừng, biển nên sự phát triển kinh tế nông thôn có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên khu vực nông thôn đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước (Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011- 2020). Phòng chống ngăn ngừa thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, cải tạo

khí hậu, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. (Phan Thúc Huân 2006) 2.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp 2.1.4.1. Điều kiện tự nhiên a. Điều kiện đất đai Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt là không thể thay thế được. Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội. Với sinh vật, đất đai không chỉ là môi trường sống mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Năng suất cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai. Trên phương diện này, đất đai phát huy tác dụng như một công cụ lao động. Chính sách đất đai đúng đắn có tác dụng quyết định đến sự thành công của các chính sách kinh tế khác. Vì thế, người sử dụng đất cần phải bảo vệ, và quản lý đất đai theo đúng luật định. (Ts. Đỗ Quang Quý, 2007). b. Điều kiện khí hậu

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tác động của khí hậu đóng vai trò

quan trọng và quyết định. Các yếu tố cơ bản như nhiệt độ trung bình hàng năm

và hàng tháng, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất hàng năm và hàng tháng, lượng

mưa trung bình cao nhất và thấp nhất trong thời gian ghi nhận, độ ẩm không khí,

thời lượng và cường độ ánh sáng mặt trời, hướng và sức mạnh của gió, cùng

những hiện tượng đặc biệt như sương mù, sương muối, mưa đá, tuyết,... tất cả

đều cần được phân tích và đánh giá để hiểu rõ mức độ tác động đến sự phát triển

của từng loại cây trồng và vật nuôi cụ thể.

c. Nguồn nước

Nước là yếu tố quyết định cho sự phát triển của cây trồng và động vật nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Hệ thống tưới tiêu hiện đại và hiệu quả giúp đảm bảo cung cấp nước đúng lúc và đủ lượng cho cây trồng, từ đó tăng cường hiệu suất và giảm thiểu lãng phí. Đối với chăn nuôi và thú y, nước sạch và an toàn là yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe và năng suất của