




























































































Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Pháp luật và đạo đức truyền thông tại Áo
Typology: Study Guides, Projects, Research
1 / 127
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, báo chí - truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, định hướng dư luận và thúc đẩy các giá trị dân chủ. Tuy nhiên, bên cạnh vai trò tích cực, lĩnh vực này cũng đặt ra nhiều thách thức liên quan đến quyền tự do báo chí, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm pháp lý của các cơ quan truyền thông. Do đó, việc nghiên cứu khung pháp lý trong lĩnh vực báo chí - truyền thông trở nên cần thiết để đảm bảo một môi trường thông tin minh bạch, công bằng và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Áo là một quốc gia có nền báo chí phát triển với khung pháp lý rõ ràng, vừa đảm bảo quyền tự do ngôn luận, vừa đặt ra các quy định cần thiết để quản lý truyền thông hiệu quả. Các quy định pháp luật tại Áo không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà báo và các cơ quan truyền thông mà còn giúp duy trì trật tự, tránh tình trạng lạm dụng hoặc đưa tin sai lệch.
Xuất phát từ những vấn đề trên, bài tiểu luận này tập trung phân tích khung pháp
đến quyền tự do báo chí và trách nhiệm của các cơ quan truyền thông. Đồng thời, bài viết cũng so sánh với hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích, góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật báo chí trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Bài tiểu luận được chia thành hai phần chính. Phần đầu đề cập đến bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm nguyên tắc tổ chức và hoạt động, cũng như những cập nhật mới nhất sau quá trình tái thiết. Phần thứ hai tập trung vào nước Áo, phân tích thể chế quốc gia, bối cảnh chính trị và đặc trưng pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực báo chí và truyền thông. Các nội dung chính bao gồm lịch sử vấn đề pháp lý, đặc trưng của khung pháp lý hiện tại, nghiên cứu trường hợp thực tế và so sánh với hệ thống pháp lý báo chí truyền thông của Việt Nam.
1.3. Quy định GDPR của Liên minh Châu Âu................................... 55
1.4. Quy định về điều chỉnh phương tiện truyền thông truyền thống. 57
1.5. Quy định về tài trợ và độc lập của các phương tiện truyền thông nhà nước..............................................................................................
1.6. Các quy định điều chỉnh truyền thông kỹ thuật số và nền tảng mạng.................................................................................................... 1.6.1. e-Commerce Directive (2000/31/EC).................................. 58
1.6.2. “Code of Conduct on Disinformation” và các sáng kiến chống tin giả.................................................................................. 59 1.7. Các chính sách và hướng dẫn bổ sung của EU............................ 60
2. Đạo luật Hiến pháp liên bang trong lĩnh vực báo chí truyền thông.. 61
2.1. Các quy định về quyền Tự do báo chí và Tự do ngôn luận trong Điều 13 - Luật Cơ bản của Nhà nước về các quyền chung của công dân (StGG).......................................................................................... 62
2.2. Đạo luật Hiến pháp Liên bang về Bảo vệ Sự Độc lập của Phát sóng..................................................................................................... 64
2.3. Đạo luật Hiến pháp Liên bang về Hợp tác Truyền thông và Tài trợ Truyền thông....................................................................................... 66
3. Luật Liên bang trong lĩnh vực báo chí - truyền thông Áo..............
3.1. Nhóm 1: Các quy định về trách nhiệm pháp lý và xử lý vi phạm trong lĩnh vực truyền thông trong Luật Hình sự và Luật Dân sự Áo.. 3.1.1. Các quy định về báo chí - truyền thông trong Strafgesetzbuch (Luật Hình sự)..................................................... 68
3.1.2. Các quy định về báo chí - truyền thông trong Luật Strafgesetzbuch Allgemeines bürgerliches Gesetz Buch (ABGB – Bộ luật Dân sự Áo)........................................................................ 69
3.2. Nhóm 2: Luật chuyên ngành điều chỉnh về báo chí, phát thanh -
I. Bản chất nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Điều 2, Hiến pháp năm 2013 khẳng định rõ: 1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; 2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; 3. Quyền lực Nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
II. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, khách quan và khoa học, phù hợp với bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, tạo thành cơ sở cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và toàn thể bộ máy nhà nước^1.
Ở Việt Nam, những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước bao gồm:
1. Nguyên tắc bảo đảm quyền lực nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Nhà nước Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân và phải phục vụ lợi ích của nhân dân.
Thứ nhất, nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua bầu cử, trực tiếp lựa chọn đại biểu vào các cơ quan quyền lực nhà nước như Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Hình thức bầu cử phổ thông đầu phiếu bảo đảm tính dân chủ và đại diện, giúp phản ánh ý chí của nhân dân trong quá trình hoạch định chính sách.
Thứ hai, nhân dân tham gia vào quá trình quản lý nhà nước thông qua các cơ chế như trưng cầu ý dân, kiến nghị chính sách, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước và
(^1) Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, NXB Tư pháp.
phản biện xã hội. Điều này bảo đảm rằng các quyết sách của nhà nước phù hợp với thực tiễn và đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Thứ ba, nhân dân có quyền giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước thông qua Mặt trận Tổ quốc, báo chí và các thiết chế dân chủ khác. Giám sát xã hội là yếu tố quan trọng nhằm ngăn chặn quan liêu, tham nhũng và lạm quyền, từ đó nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan công quyền.
2. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước
Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo duy nhất của nhà nước và xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng bảo đảm cho nhà nước vận hành theo định hướng chính trị nhất quán, phù hợp với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Về chính trị, Đảng đề ra đường lối, chủ trương phát triển đất nước, trong đó nhà nước là công cụ tổ chức thực hiện những mục tiêu chiến lược mà Đảng đề ra.
Về pháp luật, Đảng lãnh đạo quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm rằng các quy định pháp lý phản ánh đúng định hướng phát triển đất nước, bảo vệ quyền lợi của nhân dân và giữ vững trật tự xã hội.
Về tổ chức, Đảng lãnh đạo thông qua hệ thống tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước và vai trò tiên phong của đội ngũ đảng viên. Điều này bảo đảm sự thống nhất trong hoạt động của bộ máy hành chính, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
3. Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam, bảo đảm sự thống nhất quyền lực nhưng vẫn có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Thứ nhất, quyền lực nhà nước có tính thống nhất nhưng được phân công hợp lý giữa ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sự phân công này giúp bảo đảm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn chặn tình trạng lạm quyền và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước.
Thứ hai, trong tổ chức hành chính, nguyên tắc này thể hiện qua sự kết hợp giữa quản lý tập trung từ trung ương và phân cấp cho chính quyền địa phương. Việc phân cấp giúp địa phương có quyền chủ động trong quản lý, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương.
Thứ ba, nhà nước kiên quyết đấu tranh chống lại các hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc, đồng thời khuyến khích sự giao lưu, hợp tác giữa các dân tộc nhằm củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Ngoài năm nguyên tắc cơ bản trên, trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa còn có những nguyên tắc khác như: Nguyên tắc tổ chức lao động khoa học, nguyên tắc bảo đảm tính kinh tế, nguyên tắc công khai hoá... Nhìn chung, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Hiến pháp năm 2013, thể hiện rõ quan điểm: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Về lý luận, đó là quan điểm: “Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân” của tư tưởng dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua hai hình thức: dân chủ đại diện, bằng cách trao quyền lực nhà nước cho Quốc hội, Chính phủ và cơ quan tư pháp; đồng thời thực hiện quyền lực qua hình thức dân chủ trực tiếp.
III. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định rõ sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Ở nước ta, quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đều có chung một nguồn gốc thống nhất là nhân dân; do nhân dân ủy quyền, giao quyền. Chúng tuy có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau, nhưng đều thống nhất ở mục tiêu chính trị là xây dựng một nhà nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Theo Hiến pháp năm 2013, hệ thống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
1. Quốc hội
Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
2. Chủ tịch nước Điều 86 Hiến pháp năm 2013 quy định: Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch
nước do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
3. Chính phủ Điều 94 Hiến pháp năm 2013 quy định: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp , là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Chính phủ bao gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.
4. Toà án nhân dân
Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân bao gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định, thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử (Điều 104).
5. Viện Kiểm sát nhân dân
Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy định: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định, có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
6. Tổ chức bộ máy cấp địa phương
6.1. Hội đồng nhân dân
- Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
I. Những thay đổi cơ bản bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Theo Hiến pháp năm 2013, Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương. Dưới đây là những thay đổi cơ bản trong bộ máy nhà nước được trình bày theo trình tự nêu trên:
Cơ quan Bộ máy sau tái thiết Những điểm đổi mới trong bộ máy
Quốc hội
(1) Lãnh đạo Quốc hội bao gồm Chủ tịch Quốc hội và các Phó chủ tịch Quốc Hội;
(2) Ủy ban thường vụ Quốc hội;
(3) Hội đồng dân tộc (4) Các Ủy ban của Quốc hội gồm: Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, Ủy ban Kinh tế và Tài chính, Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại, Ủy ban Văn hóa và Xã hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban Công tác đại biểu, Ủy ban Dân nguyện và Giám sát; (5) Đoàn đại biểu Quốc hội;
(6) Tổng thư ký Quốc hội;
(7)Văn phòng quốc hội;
Chính phủ
(1) Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
(2) Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ chính thức hoạt động từ ngày 01 tháng 3 năm 2025 gồm 14 Bộ và 3 cơ quan ngang Bộ.
Trong đó:
Các bộ và cơ quan ngang bộ đã được sắp xếp lại để tinh gọn bộ máy, giảm từ 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ xuống còn 14 Bộ và 3 cơ quan ngang Bộ.
Cụ thể như sau: