Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Ôn Tập Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế, Study notes of Business Administration

Ôn Tập Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế

Typology: Study notes

2022/2023

Uploaded on 02/20/2025

nhu-nguyen-95
nhu-nguyen-95 🇻🇳

1 document

1 / 13

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
1. Liên kết kinh tế quốc tế có vai trò như thế nào trong sự phát triển của nền
kinh tế thế giới? Phân tích quan điểm.
Liên kết KTQT giúp tăng năng lực sản xuất và mức sống của các quốc gia nói riêng
và thế giới nói chung. Liên kết KTQT kích thích tiêu dùng, mở rộng sản xuất, chuyển
giao công nghệ và đầu tư giữa các quốc gia, nhờ đó tạo tiền đề cho tăng trưởng
phát triển kinh tế của các quốc gia.
Liên kết KTQT có thể giúp học hỏi, tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới thông quan hệ
đối tác. Giúp các nước dễ dàng tiếp thu các ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ,
đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lí kinh tế, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các
nước tiên tiến.
Liên kết KTQT các nước tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế và thúc đẩy việc tạo
dựng các quan hệ khu vực, song phương, đa phương lâu dài. Từ đó giúp tạo điều kiện
và tăng cường phát triển các quan hệ thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng
và đa dạng hóa thị trường xuất và nhập khẩu hàng hóa, hạn chế rủi ro khi kinh doanh
trên một thị trường duy nhất, tăng nguồn ngoại tệ.
2. Lí do 2 quốc gia giao thương với nhau là gì? Phân tích quan điểm.
Giúp mở rộng và đa dạng hóa thị trường: tăng nhu cầu mua bán của các quốc gia,
tăng trữ lượng ngoại tệ, thu hút đầu tư nước ngoài.
Tăng cường thêm nguồn nguyên nhiên liệu, phát triển KHKT: Trao đổi nguồn
nguyên nhiên vật liệu còn thiếu, trao đổi và học hỏi lẫn nhau các ứng dụng thành tựu
KHCN
Giao lưu chính trị: Giúp tăng uy tín và vị thế của mình trong trật tự thế giới, thúc đẩy
giao lưu, thắt chặt tình bằng hữu, mối quan hệ với các nước, tăng khả năng duy trì an
ninh, hoà bình, ổn định và phát triển ở phạm vi khu vực và thế giới.
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd

Partial preview of the text

Download Ôn Tập Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế and more Study notes Business Administration in PDF only on Docsity!

1. Liên kết kinh tế quốc tế có vai trò như thế nào trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới? Phân tích quan điểm. Liên kết KTQT giúp tăng năng lực sản xuất và mức sống của các quốc gia nói riêng và thế giới nói chung. Liên kết KTQT kích thích tiêu dùng, mở rộng sản xuất, chuyển giao công nghệ và đầu tư giữa các quốc gia, nhờ đó tạo tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia. Liên kết KTQT có thể giúp học hỏi, tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới thông quan hệ đối tác. Giúp các nước dễ dàng tiếp thu các ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lí kinh tế, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến. Liên kết KTQT các nước tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế và thúc đẩy việc tạo dựng các quan hệ khu vực, song phương, đa phương lâu dài. Từ đó giúp tạo điều kiện và tăng cường phát triển các quan hệ thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất và nhập khẩu hàng hóa, hạn chế rủi ro khi kinh doanh trên một thị trường duy nhất, tăng nguồn ngoại tệ. 2. Lí do 2 quốc gia giao thương với nhau là gì? Phân tích quan điểm.  Giúp mở rộng và đa dạng hóa thị trường: tăng nhu cầu mua bán của các quốc gia, tăng trữ lượng ngoại tệ, thu hút đầu tư nước ngoài.  Tăng cường thêm nguồn nguyên nhiên liệu, phát triển KHKT: Trao đổi nguồn nguyên nhiên vật liệu còn thiếu, trao đổi và học hỏi lẫn nhau các ứng dụng thành tựu KHCN  Giao lưu chính trị: Giúp tăng uy tín và vị thế của mình trong trật tự thế giới, thúc đẩy giao lưu, thắt chặt tình bằng hữu, mối quan hệ với các nước, tăng khả năng duy trì an ninh, hoà bình, ổn định và phát triển ở phạm vi khu vực và thế giới.

3. Gía thế giới là gì? Những yếu tố để giá trở thành giá thế giới Giá thế giới là biểu hiện bằng tiền giá trị thế giới của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường thế giới. Điều kiện xác định giá thế giới:  Gía thế giới phải là giá có tính chất đại diện cho đối tượng trao đổi trên thị trường thế giới và phải là giá của các giao dịch thông thường. Người ta thường lấy giá của nước xuất khẩu với khối lượng lớn nhất sản phẩm đó trên thị trường thế giới hoặc giá của nước nhập khẩu lớn nhất sản phẩm đó trên thị trường thế giới là giá thế giới. Ví dụ: Lấy giá xuất khẩu gạo tại Thái Lan là giá gạo quốc tế; lấy giá xuất khẩu cà phê tại Brazil là giá cà phê quốc tế...  Giá đó phải được tính bằng đồng tiền mạnh có khả năng tự do chuyển đổi. Đồng tiền được coi là mạnh là tiền có khả năng chuyển đổi và phải giữ vị trí quan trọng trong hệ thống tiến tệ quốc tế. Một số đồng tiền mạnh hiện nay như: Đô la Mĩ (USD); Euro (EUR); Yên Nhật Bản (JPY); Bảng Anh (GBP)... **4. Những tiến bộ mà chủ nghĩa trọng thương hướng tới? Phân tích qđ

  1. Dịch vụ là gì? Đặc điểm để nhận biết loại hàng hóa vô hình này. Nêu ra 5 loại dịch vụ** Dịch vụ là sản phẩm lao động sáng tạo của con người. 5 đặc điểm của dịch vụ là:  Tính vô hình Tính vô hình của dịch vụ có nghĩa là các dịch vụ không thể được nhìn thấy, nếm, cảm nhận, nghe hoặc ngửi trước khi chúng được mua.  Tính không thể tách rời
  1. H-O cho phép xây dựng các mô hình phức tạp hơn để giải thích thương mại quốc tế, chẳng hạn như sự tồn tại của các mặt hàng chuyển giao công nghệ. So với thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo, thuyết HO đã chứng tỏ rằng lợi thế so sánh của một quốc gia không chỉ dựa trên sự khác biệt về năng suất lao động, mà rộng hơn, nó dựa trên sự khác biệt trong mức độ sẵn có các yếu tố sản xuất (lưu ý rằng, mức độ sẵn có ở đây là tương đối, một nước không thể dồi dào ở tất cả các yếu tố sản xuất, mà có thể chỉ là một, hai yếu tố, còn lại lại thuộc về nước khác). 7. Những yếu tố quan trọng của chủ nghĩa trọng thương. Những yếu tố quan trọng của nền kinh tế trọng thương bao gồm:
  2. Điều chỉnh nhu cầu của thị trường: Nền kinh tế trọng thương đòi hỏi phải hiểu rõ thị trường xuất khẩu. Bởi vì sản phẩm phải được sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường địch. Do đó, các công ty thường theo dõi xu hướng của thị trường để sản xuất và tiếp thị sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường.
  3. Công nghệ sản xuất: Các quy trình sản xuất và công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong hiệu suất sản xuất và cạnh tranh với các công ty khác. Các công ty phải đầu tư vào công nghệ sản xuất mới để nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí để có thể cạnh tranh với các đối thủ trong thị trường quốc tế.
  4. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu của chính quyền: Các chính sách của chính phủ địa phương có thể ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu của các công ty. Chính phủ có thể cung cấp các động lực hoặc hạn chế để đảm bảo sự phát triển của các công ty, tạo ra cơ hội hoặc rào cản cho xuất khẩu sản phẩm.
  5. Hiệu ứng quy mô: Sản xuất hàng loạt giảm chi phí trong sản xuất, dẫn đến giảm giá thành sản phẩm. Với những chính sách hỗ trợ của chính phủ, các tập đoàn sản xuất đầu tư sẽ có các sản phẩm giá rẻ để xuất khẩu.
  1. Sự cạnh tranh trong nước và quốc tế: Các công ty tham gia nền kinh tế trọng thương đối mặt với sự cạnh tranh trong nước và quốc tế. Để đảm bảo cạnh tranh với các đối thủ trong thị trường quốc tế, các công ty phải cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng tính sáng tạo mà không ảnh hưởng đến chi phí sản xuất.
  2. Kinh nghiệm và đào tạo nhân viên: Kinh nghiệm và đào tạo nhân viên có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các công ty. Các công ty cần đảm bảo rằng nhân viên của mình được đào tạo thường xuyên để cải thiện hiệu quả sản xuất và năng suất. 8. Theo các nhà chuyên môn phân tích: Trong giai đoạn hiện nay đa số các nước trên thế giới đều chú trọng vào việc khai thác và nâng cao chất lượng hàng hóa công nghiệp chế biến hơn hàng nông sản, nguyên liệu thô chưa qua chế biến. Bạn đánh giá như thế nào hiện tượng trên và đánh giá nguyên **nhân.
  3. Theo quan điểm của bạn, nền kinh tế trí thức là gì? Tại sao trong nền kinh** tế trí thức có vốn đầu tư chủ yếu dành cho khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo. Nền kinh tế tri thức là hệ thống kinh tế trong đó sản xuất hàng hóa và dịch vụ chủ yếu dựa trên các hoạt động sử dụng tri thức nhằm góp phần thúc đẩy sự đổi mới kỹ thuật và khoa học. 10.Tại sao nói chính sách “ngăn sông, cấm chợ” không phù hợp với tiến trình phát triển chung của quốc gia và quan hệ thế giới. Vì như thế các quốc gia sẽ gặp các vấn đề bất lợi như:  Tốc độ phát triển kinh tế chậm, trì trệ: Sản xuất bị hạn chế ở thị trường nội địa, mức tiêu thụ kém dễ gây thất nghiệp, trữ lượng ngoại tệ ít do không thể xuất khẩu, lưu thông với các nước bên ngoài.

Hàng hoá hữu hình: Chúng sẽ có độ trễ về thời gian giữ hoạt động sản xuất và quá trình tiêu thụ. Hàng hoá vô hình: Sản xuất và tiêu thụ hàng hoá có thể xảy ra đồng thời với nhau. o Về đánh giá chất lượng sản phẩm: Hàng hoá hữu hình: Dễ dàng và nó có tiêu chuẩn cụ thể cho từng ngành hàng, khách hàng. Nhờ vậy mà việc đánh giá chất lượng hàng hoá rất đơn giản. Hàng hoá vô hình: Việc đánh giá chất lượng rất phức tạp, đòi hỏi người đánh giá phải có sự am hiểu, kiến thức và kỹ năng cao. 12.Hãy cho biết các điều kiện ngoại thương được sinh ra, tồn tại và phát triển. Phân tích quan điểm. Có 2 điều kiện là:  Có sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hoá – tiền tệ kèm theo đó là sự xuất hiện của tư bản thương nghiệp. Muốn có ngoại thương thì đòi hỏi phải có một môi trường kinh tế quốc tế thuận lợi mà ở đó các hàng hoá có thể lưu thông hàng hoá một cách dễ dàng từ quốc gia này sang quốc gia khác. Đó chính là nền kinh tế hàng hoá ( tạo hàng hoá với số lượng lớn) và có sự ra đời của tiền tệ giúp làm phương tiện tthanh toán một cách dễ dàng, thuận tiện. Tư bản thương nghiệp là chủ thể của hoạt động ngoại thương, làm môi giới mua bán trung gian, thúc đẩy ngoại thương diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn. Do đó, sự xuất hiện của các chủ thể này là điều kiện để giúp cho ngoại thương phát triển.  Sự ra đời của Nhà nước và sự phát triển của phân công lao động quốc tế giữa các nước. Nhà nước là đại diện pháp lý cho hoạt động ngoại thương, đề ra các luật định, chính sách ngoại thương và là đại diện pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh

khi hoạt động ngoại thương diễn ra. Vì vậy hoạt động ngoại thương cần có sự chỉ huy, điều tiết của nhà nước để có hiệu quả hơn. Phân công lao động sẽ giúp xác định lợi thế của quốc gia khi tiến hành hoạt động ngoại thương Þ tăng tính hiệu quả của hoạt động ngoại thương. 13.Thương mại quốc tế có phải hành vi liên kết quốc gia các hàng hóa vô hình, hữu hình, gia công quốc tế. Thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia trên thế giới. Thương mại quốc tế hàng hóa là sản phẩm do người lao động tạo ra, đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Trong hàng hóa lại chia thành 2 loại: Hàng hóa quốc tế hữu hình: gồm những hoạt động liên quan đến hàng hóa có thể nhìn thấy, sờ thấy, cân đo đong đếm. Ví dụ như thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu,… Hàng hóa quốc tế vô hình: những sản phẩm không thể nhìn, sờ thấy. Ví dụ như sáng chế, phát minh, giải pháp. Gia công quốc tế: Hoạt động này bao gồm cả hoạt động gia công thuê cho nước ngoài (Việt Nam hiện hay thực hiện hình thức này đối với mặt hàng dệt may và da giày) và thuê nước ngoài gia công (trên thế giới hiện nay, các nước công nghiệp phát triển thường thuê các nước đang phát triển gia công thuê các hàng hóa cho minh và trả cho họ một khoản phí gia công, phí gia công chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong quá trình sinh lời của sản phẩm). 14.Thực chất của chiến lược mở cửa kinh tế của các nước đang phát triển là gì? Phân tích Phải xét trên 2 khía cạnh là đối với thế giới và đối với quốc gia

  • Thuyết Joseph Stiglitz về toàn cầu hóa công bằng: Thuyết này đề xuất cần có các chính sách toàn cầu hóa công bằng để góp phần giảm bớt bất bình đẳng và đảm bảo sự phát triển bền vững của thế giới. 16.Trình bày những căn bản của 2 hình thức bán phá giá và bán giảm giá.  Bán phá giá là hình thức giảm giá đặc biệt, giúp giảm giá bán hàng xuống dưới mức giá gốc hoặc giá thường thấy trên thị trường.  Trong khi đó, bán giảm giá là hình thức giảm giá từ mức giá gốc hoặc giá thường thấy trên thị trường.  Mục đích: Cả hai hình thức đều nhằm mục đích kích thích nhu cầu mua hàng của khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
  • Thời gian áp dụng: Bán phá giá thường được áp dụng trong thời gian ngắn hạn (vd: Black Friday, Cyber Monday), trong khi bán giảm giá có thể được áp dụng như một chiến lược bán hàng dài hạn.
  • Phương thức áp dụng giá chính sách: Bán phá giá thường được áp dụng cho toàn bộ sản phẩm trong một thời gian ngắn hạn trong khi bán giảm giá có thể được áp dụng cho từng sản phẩm riêng lẻ hoặc loại sản phẩm cụ thể.
  • Tác động đến lợi nhuận: Bán phá giá có thể làm giảm lợi nhuận ngắn hạn của doanh nghiệp, trong khi bán giảm giá có thể được tính toán để tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tăng doanh số bán hàng.
  • Tầm ảnh hưởng: Bán phá giá thường thu hút khách hàng có sự quan tâm đặc biệt tới sản phẩm trong thời điểm sale off, trong khi bán giảm giá có thể thu hút một số lượng khách hàng mới, tăng khả năng đánh giá cao về thương hiệu của sản phẩm. 17.Đánh giá ảnh hưởng và vai trò của liên kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay Liên kết quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thế giới hiện đại. Với sự ra đời của các tổ chức đa quốc gia như Liên Hợp Quốc, G20 và WTO, các quốc gia

trên thế giới đã có nhiều cơ hội hợp tác, chia sẻ thông tin và tăng cường quan hệ kinh tế, văn hóa và chính trị. Tác động tích cực của Liên kết quốc tế bao gồm:

  • Thúc đẩy phát triển kinh tế toàn cầu: Liên kết quốc tế đã giúp các quốc gia có thể hợp tác, chia sẻ kiến thức và tài nguyên để phát triển kinh tế hiệu quả hơn. Điều này đã đóng góp vào việc giảm đói nghèo và tăng trưởng kinh tế.
  • Tăng cường quan hệ đối ngoại: Liên kết quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia. Điều này giúp tăng cường sự hiểu biết và giảm xung đột giữa các quốc gia.
  • Khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia: Liên kết quốc tế cũng giúp khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia trong nhiều lĩnh vực như khoa học, công nghệ, giáo dục và văn hóa. Tuy nhiên, Liên kết quốc tế cũng có những tác động tiêu cực như:
  • Căng thẳng thương mại: Sự hợp tác kinh tế không cân bằng giữa các quốc gia có thể dẫn đến gia tăng căng thẳng thương mại và bất ổn kinh tế.
  • Bất đồng chính trị: Liên kết quốc tế cũng có thể dẫn đến bất đồng chính trị giữa các quốc gia, đặc biệt là trong những cuộc đàm phán về chính sách và vấn đề quốc tế. Tóm lại, Liên kết quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển toàn cầu và tăng cường quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc cần phải giải quyết và đối mặt với những thách thức và xung đột có thể xảy ra. 18.Khối liên minh kinh tế Châu Âu có thực sự mang lại lợi ích cho các thành viên trong khối hay ko?

(Ví dụ tham gia ASEAN với hình thức mậu dịch tự do, Việt Nam sẽ được miễn thuế khi xuất khẩu hàng hóa hoặc được giảm đến mức cao nhất…)