










































Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Nancy Kubasek, M. Neil Browne, Daniel J. Herron, Lucien J. Dhooge, Linda L. Barkacs - Dynamic Business Law_ THE ESSENTIALS, 5th Edition
Typology: Exams
1 / 50
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Hà Nội – Năm 2023
Để hoàn thành được trọn vẹn bài nghiên cứu này, nhóm xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến giảng viên đã hướng dẫn và chỉ dạy nhóm là TS Nguyễn Thị Lan Hương. Cảm ơn cô vì những kiến thức thực tế và lý thuyết vô cùng bổ ích, những kinh nghiệm nghiên cứu được đúc kết qua nhiều năm giảng dạy mà cô đã truyền đạt và chỉ bảo cho nhóm nghiên cứu. Sự động viên và sát sao của Cô đã giúp chúng em hoàn thành đúng hạn bài nghiên cứu. Đặc biệt, nhóm tác giả đã được rèn luyện những kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thu thập, xử lí, phân tích thông tin, kĩ năng viết bài nghiên cứu khoa học. Nhóm tác giả cũng xin được gửi lời tới Ban lãnh đạo Khoa Kinh tế chính trị, tập thể các thầy cô giáo của Khoa đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để nhóm có thể hoàn thiện công trình nghiên cứu này. Những lời khuyên và sự chỉ bảo tận tình của thầy cô là nguồn động lực và sự hỗ trợ rất nhiều cho nhóm tác giả. Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Tân Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ, được thành lập theo Nghị định 61/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn để thành lập 2 huyện: huyện Thanh Sơn mới và huyện Tân Sơn.Với vị trí nằm trên vùng giáp ranh giữa ba tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, và Sơn La và nhiều lợi thế do thiên nhiên ban tặng, Tân Sơn được xác định là điểm sáng kinh tế vùng Tây Nam tỉnh Phú Thọ trong tương lai. Lúc huyện mới thành lập, Tân Sơn có 17 xã vùng núi, tất cả đều là xã đặc biệt khó khăn, vùng an toàn khu; gần 83% là dân tộc thiểu số như Mường, Dao, H’mông. Tân Sơn được xếp vào một trong 62 huyện nghèo nhất nước được thụ hưởng các chính sách theo nghị quyết 30A của chính phủ. Vì vậy huyện gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động quản lý và xây dựng cơ sở vật chất cho huyện mới cũng như phát triển kinh tế. Với sự quyết tâm và những đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, huyện đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành nhiều chỉ tiêu nhưng trong những năm tới đây, tuy vậy Tân Sơn vẫn còn nhiều khó khăn đòi hỏi cấp ủy, chính quyền các cấp cùng với nhân dân nêu cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo để khắc phục, hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Đặc biệt, khi thoát khỏi diện huyện nghèo 30a, việc huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng sẽ bị ảnh hưởng, đó là chưa kể tình hình biến đổi khí hậu, nguy cơ thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai như những năm gần đây rất cao, tác động tiêu cực đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Việc giá cả thị trường không ổn định, biến động thường xuyên cũng sẽ là yếu tố gây khó khăn cho phát triển kinh tế hộ. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam đang trên đà hội nhập kinh tế toàn cầu, một trong những sự kiện đó là Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ năm 2007 đã mở ra những cơ hội và thách thức lớn cho việc phát triển kinh tế của nước ta. Bên cạnh đó, nông dân Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức: sự hạn chế trong khả năng tiếp cận thị trường, không tận dụng được lợi ích do quá trình
2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở phân tích tác động từ tiếp cận thông tin thị trường để đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận thông tin thị trường, nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm địa phương cho người dân huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ thông qua tăng cường năng lực tiếp cận thông tin thị trường của người dân. 2.2. Mục tiêu cụ thể:
Ramatu M. Al-Hassan*, Irene S. Egyir and James Abakah (2013) đã chỉ ra rằng Sự phát triển của ngành nông nghiệp ở nhiều nước châu Phi phụ thuộc vào sự phát triển của các hệ thống. Hộ sản xuất nhỏ đã duy trì nền nông nghiệp châu Phi cho đến nay nhưng vẫn tiếp tục đối mặt với những thách thức về năng suất thấp và khả năng tiếp cận hạn chế với các thị trường. Chuỗi giá trị không cạnh tranh và thông tin hạn chế về thị trường, và tâm lý lo ngại rủi ro của các hộ sản xuất nhỏ đã hạn chế sự hội nhập của họ vào thị trường. Công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là điện thoại di động, có tiềm năng tạo thuận lợi cho các giao dịch của các hộ nông dân nông thôn, điều này có thể được thực hiện thông qua quan hệ đối tác tích cực giữa khu vực tư nhân và khu vực công; cơ quan thứ hai có trách nhiệm xác định nhu cầu của các hộ gia đình nông thôn có thể được giải quyết hiệu quả nhất bằng CNTT-TT hiện đại, trong khi vai trò của cơ quan thứ nhất là đổi mới để cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả với chi phí hợp lý. Cần có các chính sách cải thiện việc áp dụng công nghệ và cơ sở vật chất được cải tiến ở cấp độ trang trại, cũng như điều kiện mặt đường và mạng lưới để đảm bảo rằng nông dân có thể sản xuất nhiều hơn. Addul Razaque Chhachhar và cộng sự (2014) đã nghiên cứu về tác động của Công nghệ Thông tin và Truyền thông trong Nông nghiệp. Các tác giả nhận thấy công nghệ thông tin và truyền thông đang gia tăng từng ngày giữa các cộng đồng khác nhau để có được thông tin về các vấn đề liên quan, các vấn đề và giải pháp của chúng. Trong bối cảnh phát triển nông nghiệp, công nghệ thông tin và truyền thông đóng vai trò quan trọng ở các nước đang phát triển. Hầu hết các nước đang phát triển đã có những kết quả hiệu quả của công nghệ. Internet, điện thoại di động, đài phát thanh và truyền hình là những công cụ truyền thông quan trọng nhất cung cấp kiến thức và thông tin cho nông dân về nông nghiệp. Bằng cách sử dụng những công nghệ này ở các quốc gia khác nhau, người ta đã tìm
toàn thể xã hội; (3) các tổ chức đại diện cho các nhóm ngôn ngữ non trẻ không được lựa chọn để thực hiện các hoạt động đấu thầu chính phủ. Kumar & Devi (2020) đã nghiên cứu nhận thức của nông dân về khả năng thông tin ở bang Haryana, Ấn Độ. Các tác giả đã chỉ ra rằng, phần lớn nông dân cần có những thông tin về giá cả thị trường của các sản phẩm nông sản, chỉ phí các loại phân bón. Tuy nhiên, thông tin về các chi phí sản xuất thường thiếu hụt; ngoài ra, người dân còn gặp một số khó khăn khác về thiếu nguồn điện ở khu vực nông thôn hoặc tỷ lệ biết chữ thấp. Mojirayo và Oladapo (2020) đã khẳng định rằng khả năng tiếp cận thông tin, đặc biệt đối với phụ nữ, là vô cùng quan trọng trong việc trao quyền cho họ cũng như trong vai trò của phụ nữ trong sự phát triển chung của đất nước. Theo các tác giả, tiếp cận thông tin giúp cho phụ nữ có thể tận dụng được các nguồn lực sẵn có để đạt được hiệu quả tối ưu. Ở Nigeria, việc đánh giá khả năng tiếp cận thông tin và trao quyền cho phụ nữ cần được đánh giá trong bối cảnh của bất bình đẳng giới. Nguyễn Tiến Dũng và các cộng sự đã nghiên cứu mạng lưới các tác nhân cung cấp thông tin thị trường cho người nuôi trồng thuỷ sản. Các tác giả cho rằng thông tin là yếu tố quan trọng của xã hội trong thời đại ngày nay. Những cá nhân và doanh nghiệp muốn thành công phải kiểm soát, truy cập, phân tích, truyền tải, phát triển thông tin, xem thông tin như một tài sản, một hàng hoá trong giao dịch. Trong nền kinh tế thị trường năng động và mở cửa, sản xuất nông nghiệp chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn thì việc nhận biết một cách linh hoạt những thay đổi thường xuyên, liên tục của nhu cầu thị trường trở thành yêu cầu cấp thiết của người nông dân. Tác giả Nguyễn Hồng Điệp (2019) đưa ra một số giải pháp để hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế thông qua áp dụng công nghệ. Trong nghiên cứu của mình, tác giả có đề cập đến tầm quan trọng của quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp bán lẻ lớn và các hợp tác xã bán sản phẩm thông qua các sàn giao dịch trong việc hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số mở rộng thị trường cho sản phẩm của họ. Nhấn mạnh đến mô hình “Liên kết sản xuất kinh doanh theo chuỗi sản phẩm bản địa ứng dụng nền tảng thương mại điện tử” phù hợp với hộ
nghèo, người dân tộc thiểu số gắn kết với phương pháp truyền thống, văn hóa bản địa một cách hiệu quả, bền vững. Nhóm tác giả Nguyễn Hồng Sơn, Trần Quang Tuyến ( 2014) đã phân tích và đánh giá những thách thức của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nguyên nhân của những thách thức này sẽ cho phép chúng ta rút ra những kiến nghị chính sách hữu ích giúp Việt Nam có thể tập trung các nguồn lực vào một số lĩnh vực bức thiết nhất, qua đó nâng cao mức sống dân cư trong thời gian tới. Theo điều tra của Trần Viết Khanh và cộng sự (2017), hầu hết các hộ gia đình người dân tộc thiểu số đều rất khó khăn về yếu tố thị trường bao gồm: giá thị trường (chủ yếu là giá chợ); phương thức tham gia thị trường (chủ yếu tại nhà, tại vườn), đối tác thị trường kinh tế (thương lái). Việc thiếu thông tin thị trường dẫn đến việc tham gia thị trường của các hộ gia đình vùng miền núi rất hạn chế. Nghiên cứu của tác giả Lâm Thị Kho (2021) đã phân tích thực trạng nguồn nhân lực ở các dân tộc thiểu số. Tác giả cho rằng Nâng cao chất lượng NNL các DTTS không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống đồng bào DTTS mà còn có ý nghĩa chính trị đặc biệt, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc gia, đảm bảo cho sự phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung. Bên cạnh đó nhận thức của một bộ phận người dân và chính cộng đồng DTTS về vị trí, vai trò của việc nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, năng lực tìm hiểu các thông tin đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương còn nhiều hạn chế. Tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TIẾP CẬN THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG ĐẾN VIỆC TIÊU THỤ SẢN PHẨM 1.2.1. Một số khái niệm 1.2.1.1. Thông tin thị trường Thuật ngữ “Thông tin” (gốc Latinh là Informatio - có nghĩa là diễn giải, thông báo, lý giải) là thuật ngữ thông dụng nhất, được sử dụng rộng rãi trong
Đồng thời thông qua thông tin thì nhà quản lý góp phần đẩy nhanh hoạt động điều khiển tất cả các tiến trình trong tổ chức, giúp cho tổ chức tồn tại và phát triển trong môi trường hoạt động của nó. Nhờ có thông tin thị trường mà người quản lý doanh nghiệp, tổ chức được trợ giúp hiệu quả, góp phần nắm rõ, thị hiếu, hiểu rõ thông tin thị trường, định hướng cho sản phẩm mới, cải tiến tổ chức và các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.1.3. Sản phẩm hàng hóa địa phương Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán. Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế, đó là sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hóa. Sản xuất tự cung tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm do lao động tạo ra nhằm để thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất. Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm để bán. Hay nói cách khác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức sản xuất mà trong đó, sản phẩm làm ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác thông qua trao đổi, mua bán. Sản phẩm hàng hóa địa phương là thành quả, sản phẩm, hàng hóa mà chính tại địa phương sản xuất ra ví dụ như nông nghiệp trồng lúa, thì những hạt gạo chính là sản phẩm hàng hóa địa phương mà những người nông dân tạo ra. 1.2.2. Tác động của thông tin thị trường đối với tiêu thụ sản phẩm 1.2.2.1. Vai trò của thông tin thị trường đối với tiêu thụ sản phẩm Thông tin thị trường là những thông tin về nguồn cung ứng hàng hoá – dịch vụ , nhu cầu hàng hoá - dịch vụ đó là những thông tin kinh tế quan trọng đối với doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nắm bắt tốt những gì khách hàng cần và đa ra chính sách tiêu thụ hàng hoá hợp lý. Thông tin luôn là sự quan tâm của xã hội. Thiếu thông tin, mỗi chủ thể kinh tế không thể có đọc quyết định đúng đắn về kinh doanh nếu không có thông tin về thị trường.
Ngoài việc phục vụ cho việc ra quyết định sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, thông tin thị trường còn có chức năng quan trọng khác là nâng cao nhận thức xã hội về các quan hệ thị trường, về hội nhập kinh tế quốc tế. Như vậy việc tạo ra cơ sở hạ tầng đủ mạnh cùng với việc sử dụng công nghệ hiện đại, tương thích giữa cơ quan cung cấp dịch vụ và các doanh nghiệp là hết sức quan trọng, đòi hỏi nguồn đầu tư lớn. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này thì việc cung cấp và sử dụng dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp không thể hiện được tốt. Như vậy, mỗi cơ quan, mỗi lĩnh vực trong cả hệ thống cung cấp và sử dụng dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin thị trường cần có những giải pháp và đổi mới một cách toàn diện để có thể thích ứng với tình hình. Thông tin thị trường cho phép người sản xuất tiêu thụ được nhiều sản phẩm, cũng như có những quyết định đúng đắn để tăng doanh thu, giảm thiểu tối đa rủi ro có thể gặp phải. Mục tiêu chính trong việc sản xuất, buôn bán là tạo lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Thông tin thị trường cho phép người sản xuất nói chung và những người nông dân nói riêng có những cơ hội tăng năng suất, giảm thiểu rủi ro, những thông tin nhằm tránh và giảm bớt những rủi ro do sự biến động không ngừng của thị trường đến hoạt động kinh doanh đồng thời đề ra những biện pháp ứng phó kịp thời đối với những biến động đó. 1.2.2.2. Đặc điểm của thông tin thị trường đối với tiêu thụ sản phẩm Thông tin với tư cách là hàng hoá ( có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng) thì nó là hàng hoá dạng đặc biệt bởi vì việc bán thông tin thực chất là việc nhân bản. Thông tin có tính tích hợp, nếu tiếp tục chế biến sẽ cho ra thông tin mới có giá trị và giá trị sử dụng cao hơn. Bên cạnh đó, thông tin thị trường sẽ có một số đặc tính sau:
1.2.3. Các yếu tố tác động tới việc tiếp cận thông tin thị trường 1.2.3.1. Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số. Cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu. Công nghệ thông tin là một trong những ngành có chuyển biến tích cực nhất trong những năm qua khi đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống, xã hội và doanh nghiệp. Việt Nam trở thành quốc gia có số lượng người dùng internet thuộc top cao nhất thế giới. Các hoạt động của doanh nghiệp đều sử dụng mạng internet trên các nền tảng kết nối khác nhau. Ngoài ra, nhiều địa phương cũng ứng dụng công nghệ số vào hoạt động quản lý kinh tế xã hội. Ngày này khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, mạng di động và mạng internet phủ sóng khắp các địa phương trên cả nước, giúp người dân kết nối, nắm bắt và cập nhật những thông tin một cách dễ dàng, hay chỉ đơn giản theo dõi thời tiết để tiện cho việc lên kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý, tránh tối thiểu rủi ro có thể gặp phải. 1.2.3.2. Đặc điểm tự nhiên, địa lý của vùng Nước Việt Nam nằm ở phía rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Trung Quốc. Phía Tây giáp Lào và Campuchia. Phía Đông và phía Nam giáp biển Đông. Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Campuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Indonesia, Thái Lan. Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu có hai mùa rõ rệt. Thảm thực vật nước ta bốn mùa xanh tươi, giàu sức sống. Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa. Tuy nhiên với địa hình ba phần tư là đồi núi, nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai hàng năm, việc đầu tư phát triển cơ sở vật
chất cũng như sản xuất ở khu vực vùng núi, vùng duyên hải… gặp phải những khó khăn nhất định, tác động đến việc tiếp cận công nghệ thông tin và thông tin thị trường của người dân. Nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó với vị trí của nước ta là cửa ngõ ra biển của các nước Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc. Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý…với các nước, góp phần tạo thuận lợi đối với việc tiếp cận thông tin thị trường của người dân. 1.2.3.3. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang mang lại nhiều sự thay đổi cơ bản về kinh tế, xã hội trên toàn cầu. Sự bùng nổ và phổ biến của internet và các công nghệ kỹ thuật số đã mang lại nhiều cơ hội cho giới trẻ để tham gia và kết nối vào thị trường kinh tế số, nơi mà các rào cản của thị trường là nhỏ hơn, với rất nhiều cơ hội để tiếp cận và chia sẻ thông tin, kiến thức với các cộng đồng có chung lợi ích và mang lại hợp tác trong các dự án sản xuất cùng nhau. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức khá trong khu vực ASEAN với hạ tầng viễn thông – công nghệ thông tin khá tốt, phủ sóng rộng, mật độ người dùng cao. Tính đến cuối năm 2020, cả ba nhà mạng điện thoại di động lớn trong nước là Viettel, VNPT và Mobifone đều đồng loạt công bố vùng phủ sóng, chính thức thử nghiệm kinh doanh dịch vụ 5G, đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia đầu tiên trên thế giới tiếp cận công nghệ này, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế số. Quan trọng hơn, không như các công nghệ trước đây hầu hết phải nhập khẩu,Việt Nam đã dần làm chủ và sản xuất được các thiết bị 5G, một bước tiến mang ý nghĩa chiến lược trong quá trình phát triển viễn thông – công nghệ thông tin của quốc gia. Văn hóa có vai trò quan trọng với tư cách là nhân tố trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển kinh tế. Tiềm năng phát triển của mỗi quốc gia gồm nhiều yếu tố, mà yếu tố quyết định là văn hóa, được thể hiện qua năng lực sáng
Hiến pháp năm 1992 về quyền được thông tin của công dân và sửa đổi thành quyền tiếp cận thông tin của công dân. Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên quy định các nguyên tắc thực hiện quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền tiếp cận thông tin; khẳng định trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quy định nguyên tắc quyền con người, quyền công dân “chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Luật tiếp cận thông tin được ban hành nhằm các mục đích: (1) cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về quyền tiếp cận thông tin của công dân, đặc biệt là xóa bỏ các rào cản trong các văn bản dưới luật mang tính hạn chế quyền tiếp cận thông tin của công dân hoặc quy định hạn chế quyền tiếp cận thông tin không thuộc một trong các trường hợp được hạn chế theo quy định của khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013; (2) khắc phục các hạn chế về tiếp cận thông tin của công dân trong thực tiễn hiện nay như nhu cầu thông tin của công dân đang ngày càng gia tăng, nhất là các thông tin liên quan trực tiếp đến việc thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân (như thông tin trong lĩnh vực quy hoạch đất đai, giao thông, xây dựng, đền bù, giải phóng mặt bằng,...). Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Chính sách và quản lý của chính quyền là một trong những yếu tố quan trọng cho việc tiếp cận thông tin của người dân. Cần có những chính sách phù hợp và những phương án quản lý để người dân tiếp cận đầy đủ, kịp thời những thông tin biến động thị trường, có phương án sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay trong bối cảnh cách mạng 4. cùng với sự phát triển của nền “kinh tế số”, các chính sách và hoạt động tuyên truyền, quản lý càng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy việc tiếp cận thông tin thị trường của người dân.
1.2.3.5. Nhận thức của người dân về công nghệ thông tin Với nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế số, Đảng và Nhà nước ta nhận định: Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số; người dân là trung tâm của chuyển đổi số; thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số; phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả; bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số. Như vậy có thể nói, nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công nghệ thông tin của người dân đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin, từ đó tiếp cận thông tin thị trường.