











Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Nguyen_ly_ke_toan Nguyen_ly_ke_toan Nguyen_ly_ke_toan
Typology: Summaries
1 / 19
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Chủ đề này cung cấp các vấn đề tổng quan chung về kế toán, bao gồm các đặc trưng của kế toán, các khái niệm căn bản trong khoa học kế toán, đối tượng sử dụng thông tin kế toán, yêu cầu cơ bản đối với thông tin kế toán và các loại hình kế toán. Đặc trưng của kế toán Kế toán có nguồn gốc từ hạch toán, trong quá trình hình thành và phát triển, kế toán được hiểu theo nhiều cách khác nhau từ nhiều cách tiếp cận khoa học này. Kế toán có thể xem xét như là một công cụ quản lý, nó cũng có thể tiếp cận như là một nghề chuyên môn hoặc là một môn khoa học. Về mặt học thuật, kế toán được khái niệm nhiều cách khác nhau, tuy nhiên có thể nói rằng cho đến nay, không một khái niệm nào nêu ra được bản chất và phạm vi của kế toán một cách chính xác. Mỗi một khái niệm đưa ra, mô tả công việc cần thiết kế toán phải làm, nhưng giới hạn về công việc của kế toán không được phân định một cách minh bạch. Thay vào đó, người ta đưa ra những đặc trưng rất căn bản của kế toán như sau: Kế toán là quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế tài chính; Thông tin kế toán là thông tin tiền tệ về các hoạt động kinh tế tài chính diễn ra ở đơn vị kế toán cụ thể; Thông tin kế toán cung cấp cho các đối tượng sử dụng, giúp họ ra các quyết định kinh tế hiệu quả liên quan đến đơn vị kế toán. Sau khi xuất hiện bút toán kép, đánh dấu cho sự ra đời của kế toán hiện đại, một loạt vấn đề kế toán nảy sinh. Những vấn đề kế toán này xuất phát chủ yếu từ loại nghiệp vụ kinh tế tài chính mới phát sinh, môi trường kinh doanh thay đổi dẫn đến sự ra đời của khoa học kế toán quản trị, kế toán thuế, kiểm toán… Các khái niệm căn bản trong khoa học kế toán. Ba khái niệm cơ bản trong khoa học kế toán; khái niệm đơn vị kế toán, khái niệm thước đo
tiền tệ và khái niệm kỳ kế toán. Mỗi một khái niệm sẽ được phân tích kỹ lưỡng về hệ quả của nó đến khoa học kế toán. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán có thể là người ngoài đơn vị kế toán hoặc có thể là đối tượng bên trong. Mỗi một đối tượng sử dụng thông tin kế toán khai thác, sử dụng thông tin kế toán từ những góc độ khác nhau. Thông tin kế toán phải đảm bảo được những yêu cầu nhất định: những yêu cầu này là tính hợp lý và tính tin cậy. Trong lý luận và thực tiễn, tồn tại nhiều loại hình kế toán khác nhau, ví dụ như kế toán tài chính-kế toán quản trị, kế toán quỹ-kế toán dồn tích, kế toán vi mô-kế toán vĩ mô…mỗi một loại kế toán có những nét đặc điểm riêng, xuất phát từ những cơ sở lý luận nhất định. Tài liệu tham khảo:
II. Nợ phải trả Tương tự như tài sản, những vấn đề kế toán đối với nợ phải trả bao gồm: ghi nhận, tính giá và trình bày trên báo cáo tài chính. Ghi nhận nợ phải trả liên quan khái niệm, các tiêu chuẩn cần thiết để ghi nhận một khoản là nợ phải trả. Tính giá nợ phải trả liên quan đến việc dùng thước đo tiền tệ để xác định trị giá nợ phải trả. Vấn đề này được giải quyết trong chuyên đề III. Trình bày nợ trên các báo cáo tài chính liên quan đến việc xắp xếp các chỉ tiêu liên quan đến nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán. Vấn đề này được giải quyết trong chuyên đề III. Theo quan điểm trước đây, nợ phải trả là nghĩa vụ pháp lý hiện tại của đơn vị kế toán phát sinh từ những giao dịch và sự kiện đã xảy ra. Những điều kiện cần thiết để ghi nhận một khoản là nợ phải trả theo quan điểm này bao gồm: nghĩa vụ pháp lý hiện tại đơn vị kế toán phải thanh toán, có thể xác định được giá trị của chúng và là kết quả nghiệp vụ kinh tế tài chính đã xảy ra. Theo quan điểm hiện tại, nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của đơn vị đơn kế toán phát sinh từ những giao dich và sự kiện đã xảy ra. Những điều kiện cần thiết để ghi nhận một khoản là nợ phải trả theo quan điểm này bao gồm: nghĩa vụ hiện tại của đơn vị phải thanh toán, có thể xác định giá trị của chúng và là kết quả nghiệp vụ kinh tế tài chính đã xảy ra. Điểm khác biệt căn bản về khái niệm nợ phải trả theo quan điểm mới và quan điểm trước đây đó là nghĩa vụ pháp lý hay chỉ là nghĩa vụ nói chung. Thực tế, có nhiều khoản không thuộc về nghĩa vụ pháp lý nhưng vẫn được ghi nhận như là khoản nợ phải trả trên báo cáo tài chính của đơn vị kế toán như trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất… Thực tế, các quốc gia trên thế giới thường căn cứ vào những tiêu chuẩn sau để ghi nhận nợ phải trả trên báo cáo tài chính: căn cứ vào luật, nguyên tắc thận trọng, bản chất kinh tế của nghiệp vụ kinh tế tài chính và khả năng đánh giá các khoản nợ phải trả để đảm bảo tính thích hợp và tính khách quan của thông tin kế toán. III. Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu trong kế toán đơn giản được hiểu là phần chênh lệch giữa tổng tài sản và nợ phải trả. Tính giá vốn chủ sở hữu được xác định trên cơ sở tính giá tài sản và nợ phải trả. Trình bày vốn chủ sở hữu được giải quyết trong chủ đề III.
Chủ sở hữu và chủ nợ đều là các bên cung cấp nguồn vốn của đơn vị kế toán, giữa chủ sở hữu và chủ nợ có điểm khác biệt sau: IV. Thu nhập Thu nhập là sự tăng lên lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán, dưới hình thức dòng tiền vào tăng lên hoặc sự gia tăng của tài sản khác, hoặc sự giảm các khoản nợ phải trả với kết quả làm tăng vốn chủ sở hữu, khác với các trường hợp làm tăng vốn chủ sở hữu do chủ sở hữu đóng góp. Thuật ngữ thu nhập bao gồm cả doanh thu và thu nhập khác. Doanh thu của một đơn vị kế toán đạt được từ hoạt động kinh doanh thông thường, thể hiện sự nỗ lực của đơn vị kế toán trong quá trình hoạt động. Hai (02) vấn đề kế toán đối với doanh thu: ghi nhận và tính giá. Ghi nhận doanh thu thể hiện doanh thu được ghi nhận vào thời kỳ kế toán nào. Tính giá doanh thu thể hiện số tiền doanh thu được ghi bằng bao nhiêu. Thuật ngữ “xác định” thường được sử dụng thay thế cho thuật ngữ “tính giá” đối với doanh thu. Doanh thu có thể được xác định theo tổng số hoặc có thể xác định theo số lượng ròng. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định bằng tổng giá bán. Doanh thu chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu được xác định theo số chênh lệch giữa giá chuyển nhượng và giá gốc của số nó. Nếu xét mối quan hệ giữa doanh thu và kết quả hoạt động thì vấn đề ghi n: nhận doanh thu quan trọng hơn so với vấn đề xác định. Doanh thu trong kế toán có thể được ghi nhận theo nhiều thời điểm khác nhau của quá trình kinh doanh như khi thu được tiền-hàng, trong quá trình sản xuất, kết thúc quá trình sản xuất, giao hàng cho khách… Mỗi cách ghi nhận doanh thu khác nhau có ưu, nhược điểm riêng biệt. Trong thực tế, doanh thu thường được ghi nhận khi đơn vị kế toán bán hàng cho khách hàng. Ưu điểm nổi bật của tiêu chuẩn này là thông tin về doanh thu vừa mang tính khách quan, tính xác thực của tài sản, sự đảm bảo với nguyên tắc phù hợp trong kế toán.
Hệ thống các phương pháp kế toán là hệ thống phương pháp khoa học được sử dụng để thu thập, ghi chép, tính toán và tổng hợp thông tin về đối tượng kế toán nhằm cung cấp các bên sử dụng thông tin kế toán để ra quyết định. Các phương pháp kế toán được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với đặc điểm của đối tượng kế toán. Các phương pháp kế toán bao gồm phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp tài khoản kế toán, phương pháp tính giá và phương pháp tổng hợp cân đối kế toán. I. Phương pháp chứng từ kế toán và tài khoản kế toán Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp kế toán phản ánh các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh và hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh của chúng vào các bản chứng từ kế toán, phục vụ cho công tác kế toán và công tác quản lý. Hình thức biểu hiện của phương pháp chứng từ kế toán bao gồm hai (02) nội dung. Thứ nhất, một hệ thống chứng từ kế toán cần thiết để sao chụp toàn bộ nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của từng đơn vị kế toán cụ thể.Thứ hai, chương trình luân chuyển chứng từ kế toán để phục vụ cho công tác kế toán và cho công tác quản lý của đơn vị kế toán. Phương pháp chứng từ kế toán hình thành do đặc tính đa dạng của đối tượng kế toán yêu cầu phải có sự sao chụp lại thông tin ban đầu các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và hoàn thành, làm cơ sở số liệu cho việc xử lý và hệ thống hóa thông tin kế toán. Sử dụng phương pháp chứng từ kê stoasn đảm bảo phản ánh các đối tượng kế toán theo quan điểm lịch sử của phép duy vật biện chứng. Phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp kế toán được sử dụng để phân loại đối tượng kế toán một cách cụ thể, ghi chép, phản ánh một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể đó. Thu nhận thông tin Xử lý thông tin Cung cấp thông tin PP CTKT PP TH-CĐ KT PP TKKT PP tính giá
Hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán bao gồm hai (02) nội dung. Thứ nhất, tài khoản kế toán và một hệ thống tài khoản kế toán được sử dụng để phản ánh tình hình hiện có và sự biến động từng đối tượng kế toán cụ thể. Thứ hai, cách ghi chép trên tài khoản kế toán bao gồm cả cách ghi đơn và ghi kép. Phương pháp kế toán được xây dựng trên cở sở tính động và tính tĩnh của đối tượng kế toán, đồng thời phương pháp này phản ánh các đối tượng kế toán trong mối quan hệ biện chứng và theo quan điểm phát triển của phép duy vật biện chứng. Những cơ sở lý luận và ý nghĩa của bút toán kép sẽ được trình bày cụ thể trong quá trình nghiên cứu môn học. II. Phương pháp tính giá Phương pháp tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để xác định trị giá thực tế của đối tượng kế toán theo những nguyên tắc nhất định. Theo nghĩa rộng, đối tượng tính giá là toàn bộ đối tượng kế toán, bao gồm tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động. Theo nghĩa hẹp, đối tượng tính giá chỉ bao gồm tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Trong khoa học kế toán, nhiều loại giá khác nhau được sử dụng để xác định trị giá của đối tượng kế toán. Các loại giá đó bao gồm giá vốn thực tế, giá hợp lý, giá thị trường, giá thấp nhất giữa giá vốn thực tế và giá thị trường, giá trị hiện tại, giá trị có thể thu hồi được...Mỗi một loại giá khác nhau có những ưu điểm, nhược điểm nhất định đối với những đặc tính của thông tin kế toán. Hơn nữa, sự ảnh hưởng của nó đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính cũng không giống nhau, việc lựa chọn loại giá nào để tính giá các đối tượng kế toán phụ thuộc vào điều kiện từng quốc gia cụ thể trong từng thời kỳ cụ thể. Phương pháp tính đối với tài sản giá gắn liền với nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Sự biểu hiện của nguyên tắc thận trọng rất đa dạng, tùy thuộc vào từng loại tài sản cụ thể. III. Phương pháp tổng hợp cân đối Phương pháp tổng hợp cân đối là phương pháp kế toán được sử dụng để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theonhững quan hệ cân đối vốn có của các đối tượng kế toán nhằm cung cấp các chỉ tiêu kinh tế tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán, phục vụ công tác quản lý các hoạt động của đơn vị.
Hệ thống quản lý và quản trị kinh doanh chịu ảnh hưởng của một loạt những yếu tố như văn hóa - xã hội, luật pháp, chính trị và kinh tế. Tương tự, hệ thống pháp lý trong lĩnh vực kế toán cũng chịu sự ảnh hưởng của một loạt những yếu tố như hệ thống luật quy định của một quốc gia, sự phát triển của thị trường chứng khoán, công ty cổ phần, tính chất sở hữu đơn vị kế toán, mức độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát và chính sách thuế. Những yếu tố ảnh hưởng nêu trên phản ánh và thể hiện những đặc điểm hệ thống kế toán đối với mỗi một quốc gia. Chủ đề này cung cấp các kiến thức cơ bản đánh giá hệ thống kế toán giữa các quốc gia có sự khác biệt, không có trường hợp giống nhau một cách hoàn toàn. Hệ thống luật quy định của một quốc gia là một nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kế toán. Mỗi một xã hội quản lý hành vi của các tổ chức, cá nhân theo những dạng luật nhất định. Ví dụ, các quốc gia Tây Âu có thể quản lý xã hội theo hội theo dạng luật phổ thông như Anh và Mỹ, hoặc có thể quản lý xã hội theo dạng luật dân sự như Pháp, Đức. Luật phổ thông bắt nguồn từ Anh và sau đó lan tỏa ra các nước trước đây là thuộc địa của Anh như Mỹ, Úc, Newzealand…Đặc điểm của luật này là mang ít tính trừu tượng, giải quyết từng lĩnh vực, vấn đề cụ thể. Chính vì vậy, Luật công ty không quy định chi tiết đơn vị kế toán phải công bố báo cáo tài chính như thế nào và hệ thống pháp lý về kế toán của những quốc gia này hình thành, tồn tại và phát triển không quá lệ thuộc vào các hệ thống luật pháp khác. Luật dân sự có nguồn gốc từ La Mã, được áp dụng ở nhiều nước khu vực châu Âu lục địa như Pháp, Đức, Ý…Đặc điểm của luật này quy định một cách cụ thể và chi tiết
các đơn vị kế toán phải lập và trình bày hệ thống báo cáo tài chính như thế nào, hệ quả là hệ thống pháp lý về kế toán chịu sự phụ thuộc của Luật doanh nghiệp và một loạt những luật liên quan khác như Luật thương mại, Luật thuế... Thị trường chứng khoán cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kế toán một quốc gia. Thị trường chứng khoán là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất thu hút vốn đầu tư trong nền kinh tế thị trường. Thị trường chứng khoán cũng là địa điểm các khoản đầu tư được trao đổi. Tại các quốc gia có sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường thì thị trường chứng khoán là công cụ hiệu quả để thực hiện tư nhân hóa. Mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán, các chuyên gia phân tích và tư vấn, các nhà đầu tư với nhu cầu về số lượng, chất lượng thông tin kế toán luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Cụ thể, thị trường chứng khoán muốn phát triển thì nó phải cung cấp cho các nhà đầu tư, những chuyên gia tư vấn những thông tin kế toán đảm bảo được yêu cầu cả mặt định lượng và định tính của nó nhằm phục vụ cho việc ra quyết định của họ. Các đơn vị kế toán muốn thực hiện giao dịch vốn thông qua thị trường chứng khoán thì bắt buộc phải đảm bảo được yêu cầu trên về thông tin kế toán. Hệ quả là, thị trường chứng khoán càng phát triển thì các vấn đề về Luật kế toán, chuẩn mực kế toán và chính sách, chế độ kế toán càng phải đảm bảo cho cung cấp một hệ thống báo cáo tài chính trung thực và hợp lý cho đối tượng sử dụng thông tin kế toán là các nhà đầu tư. Sự hình thành và phát triển công ty cổ phần cũng là một nhân tố ảnh hưởng sự phát triển kế toán Với đặc điểm quyền sở hữu tách rời quyền kiểm soát và quản lý là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống pháp lý kế toán trong việc quy
Lạm phát là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kế toán Yếu tố này liên quan đến sự thay thế trong chế độ, chuẩn mực kế toán ở phạm vi nhất định đối với việc sử dụng giá thị trường và những loại giá khác trong việc tính giá các đối tượng kế toán. Thuế là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kế toán của mỗi quốc gia Sự ảnh hưởng của luật thuế đến hệ thống pháp lý kế toán liên quan chủ yếu đến các vấn đề thuộc về xác định kết quả hoạt động, bao gồm cả việc xác định thu nhập và chi phí. Ở Pháp, Đức và một số quốc gia khác, báo cáo kế toán được sử dụng như là một trong những căn cứ cho việc xác định số thuế đơn vị kế toán phải nộp. Ngược lại, số liệu trình bày trên các báo cáo tài chính của Anh và Mỹ được điều chỉnh cho mục đích tính thuế và đệ trình tách biệt với hệ báo cáo tài chính cung cấp cho các nhà đầu tư. Sức ép quốc tế là một yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi hệ thống kế toán quốc gia. Trong điều kiện toàn cầu hóa trong lĩnh vực kinh tế, sự giao thoa giữa các nền kinh tế trên thế giới đòi hỏi phải có sự hòa hợp về chuẩn mực, chính sách kế toán giữa các nước. Thực tế cho thấy, sau mỗi cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu, một số các quốc gia bắt buộc phải thay đổi một hoặc một số chuẩn mực kế toán. Ví dụ như Nhật Bản, sau cuộc khủng khoảng tài chính châu Á những năm 90 của thế kỷ trước, chuẩn mực về Báo cáo tài chính hợp nhất và một số chuẩn mực kế toán khác đã được thay đổi. Các nước có nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng phải thay đối chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán của họ ở phạm vi nhất định. Những quốc
gia điển hình thuộc loại này là các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây. Xu hướng xã hội cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kế toán một quốc gia. Khoa học về xã hội học đã chỉ ra một số xu hướng xã hội như xu hướng tập thể hay cá nhân, xu hướng phạm vi kiểm soát rộng hay xu hướng có phạm vi kiểm soát hẹp, sự né tránh ngẫu nhiên mạnh hay yếu…Những xu hướng này ít hay nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển kế toán theo dạng quản lý bằng tổ chức nghề nghiệp, tính thống nhất và linh động của kế toán, tính thận trọng và lạc quan trong lĩnh vực kế toán… Tài liệu tham khảo:
Không đủ căn cứ để giải thích vấn đề kế toán đối với công ty cổ phần : chủ sở hữu không phải chịu trách nhiệm đến cùng các khoản nợ phải trả của công ty. Tính thuế trùng 2 lần đối với công ty cổ phần : thuế đối với chủ sở hữu và thuế thu nhập công ty cổ phần. II. Lý luận thực thể Lý luận kế toán này ra đời nhằm khắc phục nhược điểm của lý luận chủ sở hữu, xuất phát từ thực tế là công ty cổ phần là một thực thể độc lập với chủ sở hữu của nó. Thực tế là đối với một công ty cổ phần, một khi cổ phiếu đã phát hành, quãng đời hoạt động của nó không phụ thuộc vào chủ sở hữu của nó. Tồn tại hai lý luận thực thể, lý luận thực thể theo quan điểm truyền thống và lý luận thực thể hiện đại. Quan điểm truyền thống cho rằng đơn vị kế toán tách biệt vì mục đích lợi ích của chủ sở hữu, người cung cấp vốn cho thực thể. Thực thể phải có trách nhiệm cung cấp các báo cáo tài chính, phản ánh tình hình về các khoản đầu tư của họ. Quan điểm mới nhìn nhận thực thể là đơn vị kế toán như là bản thân của nó và mục đích tồn tại của nó. Do liên quan đến sự tồn tại của nó nên đơn vị kế toán sử dụng kế toán báo cáo chủ sở hữu của nó cho các chủ sở hữu để đáp ứng yêu cầu pháp lý và cũng nhằm để duy trì mối quan hệ tốt giữa nó với các đối tượng nêu trên trong trường hợp có nhiều quỹ cần thiết cho tương lai. Mặc dù cả hai quan điểm đều tập trung vào thực thể như là đơn vị độc lập nhưng quan điểm truyền thống xem xét vốn chủ sở hữu như là người bên trong đơn vị kế toán, trong khi đó quan điểm mới xem xét họ như những người bên ngoài đơn vị. Giá trị tài sản ròng của đơn vị kế toán không còn là trung tâm của kế toán. Cả chủ nợ và chủ sở hữu đều là các bên cung cấp tài sản (vốn) cho đơn vị kế toán nên phương trình kế toán có thể được viết dưới dạng sau : Tài sản = Nguồn vốn Bảng cân đối kế toán chỉ ra tài sản là tài sản của đơn vị kế toán, nợ phải trả thuộc về trách nhiệm của đơn vị kế toán, không thuộc về trách nhiệm của chủ sở hữu. Số vốn do các bên cung cấp phải được kế toán ghi chép do đó phải sử dụng giá vốn thực tế để tính giá những tài sản phi tiền. Tuy nhiên, trách nhiệm của kế toán không chỉ là ghi chép, duy trì số vốn ban đầu do các bên cung cấp mà họ còn quan tâm đến sự thay đổi về giá trị của các khoản đầu tư ; do đó ngoài giá vốn thực tế thì giá trị hợp lý cũng được sử dụng để tính giá đối tượng kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính quan trọng nhất trong hệ báo cáo tài chính trong lý luận thực thể. Lý do là các bên cung
cấp vốn cần nắm tin thông tin về khả năng sinh lời của khoản đầu tư của họ trong một thời kỳ như thế nào. Hơn nữa, sự tồn tại của thực thể kế toán gắn liền với khả năng sinh lời của nó. Kết quả hoạt động được xác định là phẩn chênh lệch giữa thu nhập và chi phí, trong đó thu nhập được xác định là dòng tài sản vào đơn vị kế toán do những nghiệp vụ kinh tế tài chính nó thực hiện đối với sản phẩm, chi phí liên quan đến giá vốn thực tế của tài sản và dịch vụ khác được đơn vị kế toán sử dụng để tạo ra thu nhập. Quan điểm truyền thống của lý luận thực thể và quan điểm hiện đại của lý luận thực thể đối với khoản tiền lãi vay không giống nhau. Theo quan điểm truyền thống, lãi tiền vay được xem là một khoản phân phối từ lợi nhuận hơn là chi phí. Đây là khoản thanh toán đối với các chủ nợ do việc sử dụng số tiền của họ, cũng giống như cổ tức phân chia cho các cổ đông vì vị trí của chủ nợ và chủ sở hữu đều có vị trí như nhau trong lý luận này. Theo quan điểm hiện đại, lãi tiền vay và cổ tức đều phải được coi là khoản chi phí vì cả hai đối tượng này đều được coi là những đối tượng bên ngoài đơn vị kế toán. Số thuế thu nhập đơn vị được coi là một khoản phân phối từ lợi nhuận, không phải là một khoản chi phi vì nó không đưa ra khoản chi phí cụ thể nào liên quan đến dịch vụ cụ thể ; hơn nữ, sự bảo vệ của Chính phủ không phù hợp với quy luật của thị trường. Trong thực tế, lý luận thực thể có thể được sử dụng để giải thích các vấn đề kế toán sau: Không có trường hợp đánh trùng thuế thu nhập 2 lần vì đơn vị kế toán là một thực thể kinh tế độc lập, tách biệt hẳn với chủ sở hữu. Tiền lương của công nhân viên được coi là một khoản chi phí. Trong báo cáo tài chính hợp nhất, việc trình bày lợi ích của cổ đông thiểu số vào phần vốn chủ sở hữu cũng xuất phát từ lý luận thực thể. ... III. Lý luận quỹ Lý luận chủ sở hữu và lý luận thực thể xuất phát từ quan điểm cá nhân hơn là quan điểm về “quỹ”. Do đó, việc tính giá trong kế toán sẽ chịu sự phán đoán của cá nhân, làm giảm tính khách quan của thông tin kế toán. Quỹ là một đơn vị hoạt động với mục đích cụ thể hoặc cho một loạt các hoạt động, bao gồm cả tài sản và nguồn vốn. Phương trình kế toán cho lý luận quỹ được viết dưới dạng sau: Tài sản = Giới hạn nguồn hình thành tài sản (quỹ hình thành tài sản) Tất cả các quỹ đều có hướng tới giải quyết một số mục đích nhất định, khối lượng dịch vụ tiềm ẩn trong tài sản là phương tiện ban đầu để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Theo quan điểm các học giả ủng họ lý luận này, chức năng của kế toán được tiến hành vì mục đích và đại diện của nhà điều hành. Báo cáo tài chính là những báo cáo giữa nhà điều hành này với nhà điều hành khác. Ghi chép kế toán được thực hiện, báo cáo tài chính được một nhóm người lập và phân tích, đại diện và vì lợi ích của một nhóm người. Các thủ tục, chính sách kế toán được thực hiện theo quan điểm nhà điều hành cao nhất của đơn vị kế toán, không phải là chủ sở hữu hoặc đơn vị kế toán hoặc quỹ. Nếu Bảng cân đối kế toán được lập vì mục đích và đại diện của nhà điều hành của đơn vị kế toán thì nó là một báo cáo chỉ ra nguồn lực nhà điều hành nhận và việc sử dụng những nguồn lực này. Bảng cân đối kế toán được xem xét như là một báo cáo về cương vị quản lý hơn là một báo cáo về quyền sở hữu, nó là một bản báo cáo về trách nhiệm kế toán. Báo cáo này chỉ ra những nguồn lực giao trách nhiệm cho nhà điều hành để họ kiểm soát, nhưng không nhất thiết phải sở hữu nó. Những nguồn lực này do nhà điều hành nắm giữ, nhưng được các đối tượng khác cung cấp; nhà tín dụng và các cổ đông. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo giải thích những kết quả hoạt động trong một thời kỳ nhất định do những người điều hành thực hiện. Lý luận điều hành không có ảnh hưởng trực tiếp đến thực tế kế toán gần đây. Tuy nhiên, do việc áp dụng cả lý luận chủ sở hữu và lý luận thực thể tồn tại song song trong thực tế với nhiều điểm trái ngược nhau nên ý niệm kiểm soát kinh tế được lý luận điều hành nhấn mạnh, có thể là cơ sở cho việc tổng hợp và hợp lý hóa sự tồn tại đồng thời hoặc sử dụng các thủ tục liên quan đến lý luận điều hành. …. Tài liệu tham khảo :