Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

nghệ thuật lãnh đạo - trường ĐHL, Exams of Management Accounting

bài làm nghệ thuật lãnh đạo bản word thuyết trình

Typology: Exams

2021/2022

Uploaded on 04/15/2025

unknown-unknown-26
unknown-unknown-26 🇻🇳

4 documents

1 / 17

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
1. Tại sao chúng ta cần một nhà lãnh đạo?
Định hướng và Hướng dẫn: Một nhà lãnh đạo sẽ là người định hướng và hướng
dẫn nhân viên để đạt được một mục tiêu hoặc mục tiêu chung. Họ đặt mục tiêu, thiết lập
kế hoạch thực hiện và thúc đẩy nhóm của họ làm việc để đạt được kết quả mong muốn.
Ví dụ: Vào trước khi quyết định ra mở chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, Bộ Chính trị
đã nhận định:thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải
phóng Miền Nam” và đã đưa ra quyết định: “phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh
khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Miền Nam trước mùa mưa
Ra quyết định: Khi đứng trước một vấn đề nhà lãnh đạo sẽ chịu trách nhiệm đưa
ra các quyết định ảnh hưởng đến sự thành công của nhóm hoặc tổ chức. Họ thu thập
thông tin, phân tích thông tin và đưa ra quyết định sáng suốt vì lợi ích tốt nhất của nhóm
hoặc tổ chức. Ví dụ, quyết định của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong trận chiến Điện
Biên Phủ đã tạo được thành công vang dội, cụ thể: Mặc dù phải bỏ biết bao công sức
cả tính mạng của chiến sỹ, mới kéo được pháo vào đến mặt trận Điện Biên Phủ, sẵn sàng
trút đạn xuống đầu thù. Vậy để bảo đảm cho thắng lợi cuối cùng, Đại tướng
Nguyên Giáp đã ra lệnh "kéo pháo ra”.
Giải quyết xung đột: Xung đột là không thể tránh khỏi trong bất kỳ tổ chức nào
người lãnh đạo chịu trách nhiệm giải quyết xung đột giữa các thành viên trong nhóm. Họ
có thể hòa giải xung đột, tìm ra điểm chung và giúp các thành viên trong nhóm làm việc
cùng nhau hiệu quả hơn. Ví dụ: Khi hai thành viên cùng một công ty có ý kiến khác nhau
trong cùng một kế hoạch và từ tranh luận dẫn đến việc tranh cãi thì người lãnh đạo sẽ là
người đứng ra giải quyết xung đột này, tìm ra ý kiến chung và hòa giải mâu thuẫn giữa
hai thành viên công ty.
2. Phân biệt sự lãnh đạo và nhà lãnh đạo?
Sự lãnh đạo là khả năng có ảnh hưởng đến những người khác, thúc đẩy họ hành
động đúng hướng và đạt được mục tiêu chung. Trên thực tế, ai cũng có thể có sự lãnh
đạo, bất kể vị trí hay chức vụ.
Nhà lãnh đạo là người có khả năng lãnh đạo và quản lý một nhóm, một tổ chức hay
một doanh nghiệp. Họ có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo cấp cao như giám đốc điều hành
hoặc chủ tịch, hoặc giữ các vị trí lãnh đạo khác trong tổ chức.
Sự khác biệt giữa sự lãnh đạo và nhà lãnh đạo, cụ thể:
Thứ nhất, sự lãnh đạo là là ảnh hưởng, là vấn đề của hành động chứ không phải vị
trí. Ngược lại, nhà lãnh đạo là một cá nhân được chỉ định hoặc ủy quyền làm lãnh đạo
của một nhóm, đội, tổ chức hoặc tương tự. Để trở thành một nhà lãnh đạo, người đó phải
được các thành viên trong nhóm coi là có vị trí quyền lực hợp pháp trong nhóm.
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff

Partial preview of the text

Download nghệ thuật lãnh đạo - trường ĐHL and more Exams Management Accounting in PDF only on Docsity!

1. Tại sao chúng ta cần một nhà lãnh đạo? Định hướng và Hướng dẫn : Một nhà lãnh đạo sẽ là người định hướng và hướng dẫn nhân viên để đạt được một mục tiêu hoặc mục tiêu chung. Họ đặt mục tiêu, thiết lập kế hoạch thực hiện và thúc đẩy nhóm của họ làm việc để đạt được kết quả mong muốn. Ví dụ: Vào trước khi quyết định ra mở chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, Bộ Chính trị đã nhận định: “ thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng Miền Nam ” và đã đưa ra quyết định: “ phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Miền Nam trước mùa mưaRa quyết định : Khi đứng trước một vấn đề nhà lãnh đạo sẽ chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến sự thành công của nhóm hoặc tổ chức. Họ thu thập thông tin, phân tích thông tin và đưa ra quyết định sáng suốt vì lợi ích tốt nhất của nhóm hoặc tổ chức. Ví dụ, quyết định của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong trận chiến Điện Biên Phủ đã tạo được thành công vang dội, cụ thể: Mặc dù phải bỏ biết bao công sức và cả tính mạng của chiến sỹ, mới kéo được pháo vào đến mặt trận Điện Biên Phủ, sẵn sàng trút đạn xuống đầu thù. Vậy mà để bảo đảm cho thắng lợi cuối cùng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra lệnh "kéo pháo ra”. Giải quyết xung đột : Xung đột là không thể tránh khỏi trong bất kỳ tổ chức nào và người lãnh đạo chịu trách nhiệm giải quyết xung đột giữa các thành viên trong nhóm. Họ có thể hòa giải xung đột, tìm ra điểm chung và giúp các thành viên trong nhóm làm việc cùng nhau hiệu quả hơn. Ví dụ: Khi hai thành viên cùng một công ty có ý kiến khác nhau trong cùng một kế hoạch và từ tranh luận dẫn đến việc tranh cãi thì người lãnh đạo sẽ là người đứng ra giải quyết xung đột này, tìm ra ý kiến chung và hòa giải mâu thuẫn giữa hai thành viên công ty. 2. Phân biệt sự lãnh đạo và nhà lãnh đạo? Sự lãnh đạo là khả năng có ảnh hưởng đến những người khác, thúc đẩy họ hành động đúng hướng và đạt được mục tiêu chung. Trên thực tế, ai cũng có thể có sự lãnh đạo, bất kể vị trí hay chức vụ. Nhà lãnh đạo là người có khả năng lãnh đạo và quản lý một nhóm, một tổ chức hay một doanh nghiệp. Họ có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo cấp cao như giám đốc điều hành hoặc chủ tịch, hoặc giữ các vị trí lãnh đạo khác trong tổ chức. Sự khác biệt giữa sự lãnh đạo và nhà lãnh đạo, cụ thể: Thứ nhất, sự lãnh đạo là là ảnh hưởng, là vấn đề của hành động chứ không phải vị trí. Ngược lại, nhà lãnh đạo là một cá nhân được chỉ định hoặc ủy quyền làm lãnh đạo của một nhóm, đội, tổ chức hoặc tương tự. Để trở thành một nhà lãnh đạo, người đó phải được các thành viên trong nhóm coi là có vị trí quyền lực hợp pháp trong nhóm.

Thứ hai, sự lãnh đạo thường chỉ yêu cầu kỹ năng quản lý và chỉ đạo, trong khi đó nhà lãnh đạo cần phải có kỹ năng lãnh đạo, phát triển tài năng và động viên nhân viên. Thứ ba, nằm ở phạm vi và quyền hạn. Sự lãnh đạo có thể xuất hiện ở bất kỳ người nào và trong bất kỳ tình huống nào, trong khi nhà lãnh đạo là người có quyền lực và trách nhiệm lãnh đạo trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp nhất định.

3. Sự lãnh đạo có ý nghĩa như thế nào đối với một tổ chức? Sự lãnh đạo rất quan trọng đối với một tổ chức vì nó đóng vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động của tổ chức đó, cụ thể: Thứ nhất , một lãnh đạo tốt có khả năng thúc đẩy động lực, tinh thần làm việc và sự sáng tạo của nhân viên, dẫn đến sự phát triển và tiến bộ của tổ chức. Thứ hai , họ cũng có khả năng đưa ra quyết định đúng đắn và trong thời gian hợp lý để giải quyết các vấn đề và thách thức của tổ chức. Thứ ba , một lãnh đạo tốt có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ, giúp tăng cường tình đoàn kết giữa các nhân viên và đẩy mạnh sự hợp tác để đạt được mục tiêu của tổ chức.

ĐỀ BÀI: Có quan điểm cho rằng: “Không có lý do gì mà người quản lý không

thể là người lãnh đạo hoặc người lãnh đạo không thể quản lý” trên thực tế,

những thay đổi về chính trị, xã hội và công nghệ trong những năm gần đây

đòi hỏi chúng ta phải làm cả hai” phân tích và nêu quan điểm

“Có một sự khác biệt rất rõ nét giữa quản lý và lãnh đạo, và cả hai đều quan

trọng. Quản lý nghĩa là dẫn dắt, hoàn thành công việc, chịu trách nhiệm và tiến

hành. Lãnh đạo là tạo ảnh hưởng, là dẫn dắt định hướng về cách thức, tiến trình,

hành động và quan điểm. Sự khác biệt này rất quan trọng” – Theo Warren

Bennis

Trong những năm gần đây, xã hội, chính trị và công nghệ đã trải qua những

thay đổi đáng kể, dẫn đến sự thay đổi vai trò và trách nhiệm của các cá nhân ở các

vị trí lãnh đạo. Môi trường phức tạp và có nhịp độ nhanh ngày nay đòi hỏi các cá

nhân phải vừa là nhà lãnh đạo vừa là nhà quản lý để thành công.

Một người quản lý có thể trở thành một nhà lãnh đạo và ngược lại hoặc là cả

hai. Mặc dù các thuật ngữ "người quản lý" và "người lãnh đạo" thường được sử

dụng thay thế cho nhau, nhưng chúng thực sự đề cập đến hai vai trò khác biệt

trong một tổ chức. Lãnh đạo liên quan đến việc thiết lập một tầm nhìn, truyền cảm

hứng và thúc đẩy mọi người, đồng thời tạo ra một nền văn hóa thúc đẩy sự đổi mới

Tóm lại, trong khi vai trò của người quản lý và nhà lãnh đạo là khác biệt, ai

đó có thể phát triển các kỹ năng cần thiết để vượt trội trong cả hai vai trò. Việc ai

đó có thể chuyển đổi thành công từ vai trò này sang vai trò khác hay không tùy

thuộc vào điểm mạnh và điểm yếu của cá nhân họ, cũng như sự sẵn sàng học hỏi

và thích nghi của họ.

BÀI TẬP NHÓM LẦN 3

Câu hỏi: Một nhà lãnh đạo nên có những tố chất/ phẩm chất gì? Một nhà lãnh đạo cần có nhiều phẩm chất và tố chất khác nhau. Dưới đây là một số tố chất và phẩm chất quan trọng mà một nhà lãnh đạo cần có:

- Sự quyết đoán và quyết tâm : Nhà lãnh đạo cần có khả năng đưa ra quyết định và quyết tâm thực hiện những hành động cần thiết để đạt được mục tiêu. - Khả năng lãnh đạo : Nhà lãnh đạo cần có khả năng hướng dẫn, củng cố và khuyến khích đội ngũ của mình, để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc. - Sự sáng tạo và đổi mới : Nhà lãnh đạo cần phải có tầm nhìn và sáng tạo để đưa ra các giải pháp mới, thích ứng với thị trường và tạo ra giá trị cho tổ chức. - Sự công bằng, chính trực : Nhà lãnh đạo cần đưa ra thông tin và quyết định một cách trung thực và minh bạch, để đội ngũ của mình tin tưởng và có lòng trung thành. - Sự kiên trì và bền bỉ : Nhà lãnh đạo cần có khả năng kiên trì và bền bỉ trong việc đạt được mục tiêu, vượt qua khó khăn và thách thức. - Sự đồng cảm và sẻ chia : Nhà lãnh đạo cần hiểu và quản lý được tâm lý của nhân viên, biết cách động viên và khuyến khích họ. - Tinh thần hợp tác : Nhà lãnh đạo cần có tinh thần hợp tác, biết lắng nghe ý kiến của những người khác và tạo ra môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự đóng góp của đội ngũ. - Khả năng lắng nghe và giao tiếp (bên trong và bên ngoài tổ chức) : Người lãnh đạo phải liên tục nhận thông tin và truyền đạt lại cho các bên khác nhau, cũng như tiếp thu đóng góp từ phía bên ngoài để phát triển tổ chức tốt hơn. Ngoài ra, người lãnh đạo còn huấn luyện, chỉ dạy cho nhân viên vậy nên họ phải biết cách giao tiếp và lắng nghe ý kiến phản hồi. Đặc biệt là với những đối tượng khác nhau phải có cách truyền đạt khác nhau để quá trình giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất. Khôn khéo trong giao tiếp, biết cách gây thiện cảm với người đối diện là một trong những cách giúp các nhà lãnh đạo đạt được thành công như họ mong muốn. - Khả năng thuyết phục : Một người lãnh đạo tốt không nên ép buộc nhân viên của mình làm những điều mà họ không muốn, thay vì đó hãy giải thích, thuyết phục

họ để họ chủ động làm việc một cách tận tâm, tận lực. Để đội ngũ hiểu được thì người lãnh đạo phải thuyết phục bằng lời nói, minh chứng để thúc đẩy hoàn thành công việc. Hầu hết các nhà lãnh đạo giỏi đều là những nhà diễn thuyết tài ba. Họ không chỉ biết cách làm cho người khác nghe và tin theo mình mà còn khiến cho chúng ta làm theo họ.Những lãnh đạo khiêm tốn sẽ không hạ thấp bản thân mình, và càng không tự đánh giá quá thấp bản thân. Đơn giản, họ chỉ công nhận giá trị của người khác một cách khách quan, công bằng và nhận thức rõ địa vị họ đang nắm giữ không phải là quyền lực tối cao.

- Đạo đức: Phẩm chất đạo đức là những chuẩn mực để làm nên giá trị của một nhà lãnh đạo. Dựa vào khung chuẩn mực ấy, người ta có thể đánh giá được các hành vi của người lãnh đạo là tốt hay xấu, lợi hay hại, về những điều được khuyến khích, điều cấm kỵ hoặc về nghĩa vụ của lãnh đạo đó. - Khiêm tốn: Khiêm tốn là phẩm chất tiêu biểu ở hầu hết các nhà lãnh đạo. Khiêm tốn giúp bạn luôn luôn tiến bộ và không bị ngủ quên trên chiến thắng. Những lãnh đạo khiêm tốn sẽ không hạ thấp bản thân mình, và càng không tự đánh giá quá thấp bản thân.Họ chỉ công nhận giá trị của người khác một cách khách quan, công bằng và nhận thức rõ địa vị họ đang nắm giữ không phải là quyền lực tối cao. - Lòng biết ơn: Rất ít người lãnh đạo chú ý đến lời cảm ơn khi được giúp đỡ và dường như vì quá đơn giản mà nó đã bị bỏ qua. Và khi nhận được lời khen khi hoàn thành tốt công việc, chúng ta cũng quên đi lời cảm ơn mà thay vào là hứa hẹn sẽ làm tốt hơn nữa. Lòng biết ơn đôi khi sẽ giúp bạn thấy nhẹ nhàng hơn, bỏ đi bớt gánh nặng hãy thực hành lòng biết ơn nhiều hơn ngay cả với cấp dưới. - Sự tôn trọng: Mặc dù, bạn đang là cấp lãnh đạo tuy nhiên để nhận được sự tôn trọng của nhân viên, trước hết hãy tôn trọng họ. Sự tôn trọng giúp xoa dịu đi căng thẳng, tạo niềm tin và môi trường làm việc văn minh. **Bài tập: Gọi tên các mối quan hệ của nhà lãnh đạo với những người khác và phân tích ý nghĩa của nó trong việc giúp nhà lãnh đạo thực hiện công việc. Các mối quan hệ của nhà lãnh đạo với người khác:

  • Cấp dưới:**
  • Nhân viên : Danh từ chung chỉ những người thuộc cấp, cách gọi dành cho những người bình thường không quá đặc biệt trong công việc (không có tài năng, bản lĩnh,…). Cách gọi này thể hiện mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo với nhân viên này không quá thân thiết.

hướng nội thường là những người lắng nghe và quan sát xuất sắc, có thể đồng cảm với người khác và hiểu nhu cầu của họ. Họ cũng có thể chu đáo và cân nhắc hơn trong quá trình ra quyết định. Ví dụ , một nhà lãnh đạo hướng ngoại có thể cần học cách lắng nghe cẩn thận hơn ý kiến của người khác và tránh lấn át các cuộc trò chuyện. Trong khi đó, một nhà lãnh đạo hướng nội có thể cần nỗ lực xây dựng mối quan hệ với các thành viên trong nhóm và thể hiện ý tưởng của họ một cách tự tin hơn. Tóm lại, các đặc điểm tính cách như hướng nội và hướng ngoại có thể ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo nhưng không quyết định thành công hay thất bại với tư cách là một nhà lãnh đạo. Cả hai loại nhà lãnh đạo đều có thể thành công nếu họ phát huy thế mạnh của mình và bù đắp cho những điểm yếu của họ. 2/ Tìm hiểu về các kỹ năng tư duy, và cách phát triển một trong số đó.

  • Các kỹ năng tư duy: + Kỹ năng tư duy phân tích (Analytical skills) Cũng như khi bắt đầu giải một bài toán, việc đầu tiên cần làm là “giải mã” dữ liệu được cho ở đề bài, phân tích là bước đặt nền móng để nhà quản trị tiếp cận vấn đề. Kỹ năng phân tích đòi hỏi nhà quản trị phải thu thập và phân loại tất cả những dữ liệu liên quan đến vấn đề, sau đó đưa ra nhận xét, đánh giá để phục vụ cho việc ra quyết định. Tư duy phân tích giúp nhà quản trị nhìn nhận vấn đề dưới góc độ đa chiều, từ đó thấu hiểu sâu sắc vấn đề mà mình đang gặp phải và tìm ra định hướng phù hợp. Một công cụ mà bạn có thể sử dụng để hỗ trợ tư duy phân tích là mô hình SWOT, mô hình này bao gồm: Strengths (Điểm mạnh): Điểm mạnh của doanh nghiệp là gì? Điểm mạnh này giúp trong việc giải quyết vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải? Weaknesses (Điểm yếu): Doanh nghiệp có những điểm yếu nào? Những điểm yếu này có gây cản trở cho việc giải quyết vấn đề hay không? Opportunities (Cơ hội): Những tiềm năng nào giúp doanh nghiệp thành công? Threats (Thách thức): Những thách thức đối với doanh nghiệp là gì? Mức độ ảnh hưởng của chúng đến doanh nghiệp? Ví dụ : Bạn có kế hoạch thành lập startup về sản phẩm công nghệ nhưng gặp khó khăn trong việc quyết định thị trường ngách. Bằng cách sử dụng kỹ năng phân tích, bạn sẽ bắt đầu đặt bản kế hoạch của mình dưới một góc nhìn đa chiều: Xu hướng của thị trường này đang là gì, nó sẽ tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho việc bán sản phẩm? Sản phẩm của mình có đáp ứng được nhu cầu thị trường không? Điểm mạnh cần phát triển của sản phẩm là gì? Điểm yếu nào cần khắc phục để phù hợp với thị trường? Tùy thuộc

vào kết quả phân tích, bạn có thể xác định được tính khả thi của ý tưởng kinh doanh của mình. +Kỹ năng tư duy ra quyết định (Decision-making skills) Kỹ năng ra quyết định liên quan đến khả năng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả. Cho dù bạn đang tương tác với đồng nghiệp hay xử lý một dự án, thì việc có thể đưa ra quyết định hiệu quả ở tất cả các cấp là điều quan trọng để thành công trong quản lý. Kỹ năng này đặc biệt quan trọng khi doanh nghiệp đối mặt với những tình huống bất thường, đòi hỏi phải có giải pháp ứng phó kịp thời. Để phát triển kỹ năng này, bạn phải có tư duy tổng hợp từ những dữ kiện đã phân tích được và sự nhanh nhạy khi đối mặt với vấn đề. Ví dụ : Bạn là chủ của một chuỗi nhà hàng ẩm thực nổi tiếng. Khi vướng phải những nghi vấn của khách hàng về chất lượng sản phẩm, nếu không xử lý kịp thời, bạn sẽ mất đi một lượng lớn khách hàng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Bạn quyết định mời Ban quản lý an toàn thực phẩm đến kiểm tra và cấp giấy chứng nhận để trấn an dư luận. Trong tình huống này, kỹ năng ra quyết định nhanh chóng đã giúp doanh nghiệp xử lý scandal một cách hiệu quả và lấy lại được thiện cảm với khách hàng. + Kỹ năng tư duy phản biện (Critical thinking skills) Kỹ năng tư duy phản biện là khả năng nhìn nhận, đánh giá sự vật, sự việc ở mọi khía cạnh, đặc biệt là những khía cạnh dễ bị bỏ qua, từ đó đưa ra các câu hỏi phù hợp để hiểu đúng bản chất vấn đề thay vì tiếp nhận một cách vội vàng. Điểm đặc biệt của người có kỹ năng tư duy phản biện là họ có thể tìm ra sơ hở của những giải pháp được đề xuất và phản bác lại nhận định, quan điểm của người khác. Để phát huy kỹ năng tư duy phản biện của mình, bạn có thể sử dụng những câu hỏi sau: Vấn đề này giống và khác gì so với những vấn đề còn lại? Các kết quả có thể xảy ra là gì? Phương pháp này có còn hiệu quả nếu áp dụng trong tình huống khác? Bạn có đồng ý với quan điểm này hay không? Bằng chứng thuyết phục? Ví dụ : Công ty muốn phát triển sản phẩm game online dành cho dân văn phòng vì nhận thấy đối tượng này cần một công cụ để giải trí trong giờ nghỉ. Tuy nhiên, chuyên viên nghiên cứu thị trường phản biện rằng nhân viên văn phòng là những người phải ngồi làm việc liên tục, việc chơi game trên máy tính sẽ dễ gây mệt mỏi vì luôn phải duy trì một tư thế. + Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative skills) Kỹ năng tư duy sáng tạo trong quản trị đề cập đến lối tư duy đột phá, theo hướng độc đáo, mới lạ mà chưa ai từng nghĩ ra trước đó để tìm ra phương án xử lý vấn đề phù

  • Trực giác của tôi mách bảo điều gì về vấn đề này?
  • Tôi thích hay không thích vấn đề này? Mũ đen – Tiêu cực, điểm tối Mang hình ảnh của đêm tối, đất bùn. Khi đội mũ đen ta sẽ liên tưởng đến các điểm yếu, các lỗi sai, sự bất hợp lý, sự thất bại, sự phản đối, thái đội bi quan. Vai trò của chiếc mũ đen là giúp chỉ ra những điểm yếu trong quá trình suy nghĩ của chúng ta hoặc tượng trưng cho “sự thận trọng” giúp chỉ ra các lỗi, các điểm cần lưu ý, các mặt yếu kém, bất lợi của vấn đề hay dự án đang tranh cãi. Chiếc mũ đen đóng vai trò hết sức quan trọng, nó đảm bảo của chúng ta tránh được các rủi ro, nó ngăn chúng ta làm điều sai, bất hợp pháp hay nguy hiểm. Khi đội “Mũ đen”, bạn cần đánh giá vấn đề theo góc nhìn tiêu cực, cẩn trọng và e dè. Nhìn nhận sự việc theo cách này sẽ giúp bạn loại bỏ những điểm yếu trong kế hoạch hoặc quá trình tiến hành công việc, qua đó điều chỉnh cách giải quyết hoặc chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho những vấn đề có thể nảy sinh ngoài dự kiến. Nhiều người thành đạt đã quen với việc suy nghĩ một cách lạc quan. Tuy nhiên, điều đó sẽ khiến họ không dự kiến hết được những vấn đề có thể phát sinh nên thường không có sự chuẩn bị chu đáo. Phương pháp tư duy “mũ đen” sẽ giúp họ tránh được điều này. Một số câu hỏi sử dụng trong tư duy mũ đen:
  • Những rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy ra?
  • Những khó khăn nào có thể phát sinh khi tiến hành làm điều này?
  • Những nguy cơ nào đang tiềm ẩn? Mũ vàng – Tích cực Là hình ảnh tượng trưng của ánh nắng mặt trời, sự lạc quan, các giá trị và lợi ích. Khi tưởng tượng đang đội chiếc mũ vàng, bạn sẽ đưa ra các ý kiến lạc quan có tính logic, các mặt tích cực, các lợi ích của vấn đề, mức độ khả thi của dự án hay vấn đề. Khi đội “mũ vàng”, bạn sẽ suy nghĩ một cách tích cực. Sự lạc quan sẽ giúp bạn thấy hết được những lợi ích và cơ hội mà quyết định của bạn mang lại. Tư duy mũ vàng giúp bạn có thêm nghị lực để tiếp tục cố gắng khi công việc vấp phải khó khăn, trở ngại. Câu hỏi áp dụng:
  • Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì?
  • Đâu là mặt tích cực của vấn đề này?
  • Liệu vấn đề này có khả năng thực hiện được không? Mũ xanh lá cây – Sáng tạo Màu xanh gợi liên tưởng đến cây cỏ xanh tươi, sự nảy mầm, sự đâm chồi, sự phát triển. Vì thế, chiếc mũ xanh lá cây tượng trưng cho sự sinh sôi, sáng tạo. Khi đội mũ này, chúng ta sẽ đưa ra các giải pháp, ý tưởng sáng tạo cho vấn đề đang thảo luận hoặc cần

giải quyết. Lối tư duy tự do và cởi mở khi đội “mũ xanh” sẽ giúp bạn tìm ra những giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề. Một số câu hỏi có thể áp dụng:

  • Có những cách thức khác để thực hiện điều này không?
  • Chúng ta có thể làm gì khác trong trường hợp này?
  • Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì?
  • Đâu là mặt tích cực của vấn đề này? Mũ xanh dương – Tiến trình Ý nghĩa của mũ xanh dương là hãy nhìn bầu trời xanh lồng lộng bằng con mắt bao quát. Mũ xanh dương sẽ có chức năng giống như nhạc trưởng, nó sẽ tổ chức các chiếc mũ khác – tổ chức tư duy. Nó sẽ kiểm soát tiến trình tư duy. Đây là chiếc mũ mà người chủ tọa sẽ đợi để kiểm soát tiến trình cuộc họp. Khi gặp khó khăn do bế tắc về ý tưởng, người đội mũ xanh dương linh hoạt điều chỉnh cách tư duy của mọi người dự họp sang hướng “mũ xanh lá cây”. Còn khi cần lập kế hoạch dự phòng, chủ tọa sẽ yêu cầu mọi người tư duy theo cách “mũ đen”. Một số câu hỏi áp dụng:
  • Xác định trọng tâm và mục đích thảo luận cho nhóm: Chúng ta ngồi ở đây để làm gì? Chúng ta cần tư duy về điều gì? Mục tiêu cuối cùng là gì?
  • Sắp xếp trình tự cho các chiếc nón trong suốt buổi thảo luận.
  • Cuối cùng, tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt, kết luận và ra kế hoạch.
  • Chúng ta đã đạt được gì qua buổi thảo luận?
  • Chúng ta có thể bắt đầu hành động chưa?
  • Chúng ta có cần thêm thời gian? Cần thêm thông tin gì để giải quyết vấn đề? Nguyên tắc: Hãy lần lượt “đội” 6 chiếc mũ để đánh giá vấn đề. Mỗi lần đội mũ tức là người đội sẽ chuyển sang một cách tư duy mới. Nếu bạn chủ trì nhóm thảo luận thì luôn đảm bảo tại một thời điểm nhất định, mọi người phải đội mũ cùng màu. 6 chiếc mũ tư duy là một phương pháp giúp chúng ta tư duy hiệu quả hơn, là công cụ để giải quyết vấn đề trong công việc và cuộc sống nhanh chóng nhờ sự tập trung của trí thông minh, kinh nghiệm và kiến thức. Hãy thử áp dụng phương pháp tư duy này và trải nghiệm tính hiệu quả của nó nhé. Chúc bạn thành công.
  • Cách phát triển kỹ năng tư duy phản biện: Tư duy phản biện là chìa khóa cho nhiều khía cạnh của cuộc sống và là một kỹ năng quan trọng để học tập hay làm việc tại bất kỳ môi trường nào. Bất kể bạn đang học gì, bạn có thể sẽ được yêu cầu sử dụng tư duy phản biện để giải thích và phân tích thông tin. Kỹ năng tư duy phản biện mạnh mẽ có thể giúp bạn hình thành lập luận tốt hơn trong

việc lặp lại những kiến thức được dạy trong sách giáo khoa của bạn là không đủ. Bạn cần suy nghĩ thấu đáo, đa chiều về các tài liệu, văn bản và tự mình suy nghĩ để đưa ra những lập luận xứng đáng với những bằng chứng mang tính thuyết phục. Một cách tuyệt vời để phát triển các kỹ năng tư duy phản biện là tham gia vào các cuộc trò chuyện với các sinh viên khác – trong lớp học hoặc các khu vực chung của nơi các sinh viên hay tập trung. 1/ Theo em, tình huống như trên đang hướng đến vấn đề gì? Giải thích Theo nhóm tôi, tình huống như trên cho thấy Chị Phương quan tâm tới công việc thì nhiều mà quan tâm tới nhân viên thì ít, ngoài ra cuộc hỏi thăm của chị Phương muốn hỏi thăm sức khoẻ cô An và muốn cô quay lại làm việc nhưng do kỹ năng giao tiếp của chị Phương nên mặc dù chị An đã quay lại làm việc nhưng không còn nhiệt tình như lúc ban đầu. Vì căn cứ qua cuộc nói chuyện giữa Phương và An và thái độ của An sau cuộc nói chuyện “ Phản ứng của Phương khiến An hoàn toàn thất vọng cũng như không còn nhiệt tình làm việc như lúc ban đầu. ”, tức vì những gì Phương thể hiện qua cuộc nói chuyện từ thái độ đến cách cư xử và cách giao tiếp của Phương đối với An khiến An thất vọng về cấp trên và không muốn cống hiến hết mình như trước nữa. Tình huống như trên hướng đến vấn đề phong cách lãnh đạo độc đoán của chị Phương khiến nhân viên kiệt quệ về mặt tinh thần lẫn thể chất dẫn đến năng suất lao động của nhân viên giảm. Và kỹ năng giao tiếp của chị Phương chưa khéo léo dẫn đến không đạt được mục đích giao tiếp, khiến mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo với nhân viên của mình trở nên không tốt. 2/ Nêu tầm quan trọng của kỹ năng lãnh đạo đối với bản thân cấp trên và cấp dưới? Với tình huống trên, theo em, ai đúng ai sai? Giải thích.

  • Kỹ năng lãnh đạo đối với bản thân cấp trên và cấp dưới đều có tầm quan trọng:
  • Đối với cấp trên : Đây là kỹ năng cần thiết ở mỗi người lãnh đạo. Nó như cầu nối giữa người lãnh đạo và cấp dưới của mình vì khi áp dụng đúng kỹ năng lãnh đạo vào từng trường hợp cụ thể sẽ giải quyết những vấn đề phát sinh một cách tốt nhất, bảo toàn quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới.
  • Đối với cấp dưới : Đây là thước đo cho sự nhiệt tình trong công việc của cấp dưới. Chỉ khi người lãnh đạo cho họ thấy được cả tài năng trong công việc và kỹ năng lãnh đạo của mình thì mới có thể khiến họ tin phục. Ngoài ra, việc cấp trên sử dụng kỹ năng lãnh đạo tốt sẽ tạo tâm lý tin tưởng và sẵn sàng phục vụ công việc chung một cách tốt nhất, hiệu quả nhất -Với tình huống trên, theo nhóm mình ở đây không ai đúng hoàn toàn và sai hoàn toàn:
  • Đứng trên cương vị là người lãnh đạo như chị Phương , khi công việc đang chất đống và không có nhân sự để làm thì việc áp lực là không nhỏ, đồng thời vì chị Phương nghĩ mỗi một nhân viên và chính bản thân chị Phương cũng có gia đình để chăm lo và có mối bận tâm riêng nên chị cảm thấy lý do chị An đưa ra là không hợp lý và đang

trốn tránh công việc. Tuy nhiên, chị Phương đã sai ở cách áp đặt suy nghĩ của mình vào từng tình huống cũng như cách giao tiếp, phản hồi lại chị An đang mang thái độ tiêu cực, phiến diện và khiến một người đang bị áp lực nhiều như chị An càng nản chí.

  • Đứng trên cương vị là chị An. Chị không có kỹ năng chịu được áp lực với cường độ cao, công việc nhiều mà còn phải chia nhỏ thêm thời gian chăm sóc gia đình khiến chị bị mệt mỏi về tinh thần. Điều này không thể nói chị An không có trách nhiệm với công việc và làm việc hết mình mà mỗi người sẽ có mức độ chịu đựng áp lực khác nhau. Khi chị Phương gọi điện thì điều chị An cần nhất lúc đó là sự quan tâm, chia sẻ, động viên của cấp trên vì chị đang bị áp lực về mặt thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, cách làm việc của chị An cũng khiến công ty có thể chậm tiến độ thực hiện, hiệu quả công việc giảm vì khi công việc tăng cao nhưng không có nhân sự khiến công việc vì dồn đọng lại dẫn đến việc trễ hạn mà trong kinh doanh việc nhanh chóng, kịp thời là cực kì quan trọng 3/ Áp dụng kỹ năng lãnh đạo và trí tuệ cảm xúc, nếu là Phương, em sẽ làm gì? Áp dụng kỹ năng lãnh đạo và trí tuệ cảm xúc, nếu là Phương, nhóm em nghĩ rằng đầu tiên phải trấn an, chia sẻ với hoàn cảnh nhân viên trước, động viên, an ủi tinh thần của chị An. Sau đó sẽ bắt đầu phân tích lợi và hại cũng như những áp lực mà hiện giờ công ty phải chịu nhằm để chị An thấu hiểu hơn đối với công ty, đối với chị Phương để có trách nhiệm hơn với công việc mình đang làm ở công ty. Tiếp đến sau cuộc nói chuyện, chị Phương sẽ về xem xét lại cách phân chia, quản lý công việc và số lượng nhân sự có đang thực sự hợp lý với khối lượng công việc để đưa ra phương án giải quyết như là tuyển thêm nhân sự để san sẻ công việc nhằm cải thiện tình hình, vì nếu lượng công việc trong thời gian dài thì những nhân sự còn lại cũng sẽ giống tình trạng của chị An. Ngoài ra chị Phương sẽ tiếp thu ý kiến, kiến nghị của chị An cũng như hỏi các nhân viên còn lại nhằm xem xét chỗ nào chưa hợp lý và cần sửa chữa lại hoàn thiện hơn. Câu hỏi: Bạn đang có quyền lực với những ai, tổ chức nào? Đó là những loại quyền lực nào? Bạn đang sử dụng những quyền lực đó như thế nào? BÀI LÀM

- Cha mẹ : quyền lực cá nhân - quyền chuyên môn. Với thời đại công nghệ số, thế hệ đi trước khó tiếp cận với những kiến thức, cách thức sử dụng đồ công nghệ. Vì vậy, ba mẹ thường hay nhờ đến sự giúp đỡ của con cái. Ví dụ, khi có một thiết bị điện tử như điện thoại bị trục trặc thì ba mẹ thường có xu hướng nhờ mình xem xét, kiểm tra, sửa chữa, trước khi đưa ra tiệm sửa điện thoại. - Em ruột : Quyền lực vị trí - quyền ra quyết định hoặc thực hiện một số hành động nhất định. Khi ba mẹ bận rộn với công việc thì có thể giao lại việc chăm sóc và dạy dỗ các em cho anh/chị lớn hơn trong nhà với vị trí. Từ đó, mình sẽ có ảnh hưởng đối với các em của mình thông qua vị trí của mình là anh/chị với quyền lực được ba mẹ trao cho. Ví dụ: Trong việc nhà hàng ngày, anh/ chị có thể nhờ em mình quét dọn - đây là hành vi

Bài tập: Chọn 2 đối tượng mà mình muốn ảnh hưởng và tình huống mà bạn muốn ảnh hưởng 2 người này. Nêu chiến lược phù hợp để thực hiện chiến lược, ảnh hướng đó.

  1. Đối tưởng đầu tiên em muốn tác động là Mẹ của em. Tình huống : Ngày mai em có một bài kiểm tra giữa kì nên hôm nay em cũng nhóm lên kế hoạch học tập cả ngày. Bình thường em được phân công việc nhà trong ngày sẽ nấu cơm buổi trưa. Vì vậy hôm này em sẽ tìm cách và nói với mẹ giúp con nấu cơm buổi trưa hôm nay giúp em để có thời gian học bài theo như kế hoạch ban đầu. Em cần lên kế hoạch phù hợp đề ảnh hưởng lên mẹ em nhằm đạt được mục đích của mình. Em sẽ thực hiện ba chiến lược sau để ảnh hưởng lên mẹ em để có thể nhờ mẹ nấu cơm giúp mình: Chiến lược thân thiện : Trước hết em sẽ xuống ngồi nói chuyện tán gẩu với mẹ và đấm bóp vai cho mẹ để dẫn dắt việc nhờ mẹ giúp đỡ. Em sẽ dùng lời nói tha thiết và trình bày với mẹ mình đang chuẩn bị có bài kiểm tra vào ngày mai để thuyết phục mẹ nấu cơm giúp mình. Nhờ mẹ một cách chân thành và gần gũi. Chiến lược đưa ra lý do : Thể hiện được cho mẹ rằng do tình thế bắt buộc bản thân đưa ra cho mẹ chứng cứ là giảng viên thông báo ngày mai có ngày kiểm tra cho mẹ xem để tăng tính xác thực cho lý do của mình. Chỉ do ngày mai có kiểm tra nên mới xin mẹ giúp một buổi chứ không phải do sự lười biếng của mình. Chiến lược mặc cả (trao đổi) : Để tăng tình thuyết phục hơn cho yêu cầu của mình em sẽ nói với mẹ rằng bữa sau con sẽ rửa chén và dọn dẹp bếp thay cho mẹ một buổi. Và biết tâm lý của mẹ cũng là muốn mình sẽ ôn tập thật tốt để đạt kết quả cao nên khi vừa giải thích cho mẹ lý do cùng với việc “mặc cả” trao đổi sẽ làm bù sẽ càng tăng sự đồng ý của mẹ lên cao.
  2. Đối tượng thứ hai em muốn ảnh hưởng là một bạn thụ động trong nhóm của em. Tình huống : Nhóm học tập của em được chọn ra một cách ngẫu nhiên do mọi người đều lần đầu gặp nhau và em được bầu làm nhóm trưởng. Sau khi qua vài lần làm việc nhóm chung thì em nhận thấy có một bạn trong nhóm luôn thụ động trong việc đóng góp ý kiến xây dựng bài cũng như không có mặt đầy đủ trong các buổi họp hôm thì có lý do chính đáng hôm thì không. Em nhận thấy việc này nếu duy trì sẽ không công bằng cho các bạn nổ lực đóng góp trong nhóm. Nên em quyết định nói chuyện với bạn ấy và em sẽ chuẩn bị các chiến lược phù hợp để đưa ra hướng giải quyết. Em sẽ sử dụng các chiến lược sau để ảnh hưởng đến bạn ấy:

Chiến lược thân thiện : Em sẽ hẹn bạn ra nói chuyện một cách lịch sự chứ chưa phê bình bạn công khai trong nhóm. Khi gặp mặt và nói chuyện em sẽ giải thích với bạn về tình hình của bạn như vậy là không tốt khuyên bạn bằng những lời lẽ thân thiện và thiện chí để bạn có thể thay đổi, và em sẽ quan sát quá trình bạn thay đổi và đưa ra đánh giá. Chiến lược liên minh (hợp tác) : Nếu qua lần họp nhóm sắp tới mà bạn vẫn không có thái độ cải thiện thì em sẽ bàn bạc với các bạn còn lại trong nhóm. Các bạn trong nhóm và em sẽ cùng nói cho bạn ấy biết về việc bạn ấy cần năng nổ hơn trong việc làm việc nhóm khi có sự ảnh hưởng của số đông hầu hết của các thành viên trong nhóm sẽ tạo nên cho bạn ấy một sự áp lực và giúp bạn ấy ý thức được trách nhiệm của mình. Chiến lược tham khảo ý kiến cấp trên : Nếu tình trạng tệ hơn thì sẽ hỏi ý kiến giảng viên phân công lần thảo luận nhóm tới để tham khảo phương án giải quyết vấn đề trên này của thầy cô. Nếu thầy cô đồng ý thì mình sẽ được quyền đánh giá và cho bạn kết quả thấp đối với nhưng việc bạn làm. Chiến lược trừng phạt : Nếu giảng viên đồng ý với việc cho quyền em là nhóm trưởng được quyền cho điểm tương ứng với sự đống góp của thành viên trong nhóm, thì em sẽ cho bạn ấy điểm thấp. Vì sau nhiều lần nhắc nhở bạn đều không thấy bạn thay đổi theo hướng tốt hơn.