

Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Quyền sở hữu trí tuệ, nhà nước nên bảo hộ hay mở rộng
Typology: Summaries
1 / 3
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
1. Giới thiệu chung Theo khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009 , 2019 ), quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Quyền sở hữu trí tuệ (Intellectual Property Rights – IPR) bao gồm bằng sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và bí mật kinh doanh, được pháp luật thừa nhận nhằm bảo vệ các sản phẩm trí tuệ của con người – từ phát minh khoa học, tác phẩm văn học – nghệ thuật đến nhãn hiệu và hình ảnh thương mại. Về bản chất, IPR hoạt động như một “tài sản” vô hình, trao cho chủ sở hữu quyền độc quyền khai thác trong một thời hạn nhất định để họ có cơ hội thu hồi chi phí và thu lợi nhuận từ đầu tư nghiên cứu – phát triển (R&D). Tuy nhiên, hệ thống này cũng tiềm ẩn nguy cơ hình thành độc quyền kéo dài, làm tăng giá cả và hạn chế cơ hội tiếp cận sản phẩm, công nghệ hay tri thức cho người tiêu dùng và doanh nghiệp khác. 2. Ủng hộ quyền sở hữu trí tuệ 2.1. Thúc đẩy đổi mới và đầu tư vào nghiên cứu Theo lý thuyết “hàng công” (public goods), nếu tri thức và phát minh dễ sao chép thì thị trường tự do khó lòng khuyến khích tư nhân đầu tư nhiều tiền bạc và công sức vào hoạt động R&D nếu không có cơ chế bảo hộ tạm thời. Trong ngành dược phẩm, chi phí trung bình để phát triển một loại thuốc mới thường vượt 2 tỷ USD, cùng với quy trình thử nghiệm lâm sàng kéo dài nhiều năm. Nhờ có hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (như các bằng sáng chế,…) các công ty như Pfizer mới dám đầu tư mạnh vào công nghệ LNP (lipid nanoparticle) để phát triển vaccine mRNA chống COVID-19, dù phải chịu rủi ro pháp lý và tài chính rất lớn. 2.2. Tạo động lực cạnh tranh lành mạnh Bằng cách trao quyền độc quyền có thời hạn, IPR khuyến khích các doanh nghiệp liên tục cải tiến, tìm kiếm các giải pháp mới để đánh bại đối thủ trước khi độc quyền hết hạn. Điển hình như trong ngành công nghệ cao, các cuộc chiến về bằng sáng chế (patent race) giữa Apple và Samsung đã thúc đẩy những bước đột phá trong thiết kế và tính năng của các sản phẩm smartphone, như hệ thống nhận diện dấu vân tay, màn hình cong hay thuật toán tối ưu hóa pin. Mặc dù có tồn tại những tranh chấp pháp lý, song sự cạnh tranh này nói chung đã tạo ra lợi ích rõ nét cho người tiêu dùng thông qua đa dạng sản phẩm và công nghệ tiên tiến.
2.3. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Một khung pháp lý IPR mạnh mẽ được xem là chỉ tiêu quan trọng để các tập đoàn đa quốc gia quyết định đầu tư R&D hay xây dựng nhà máy tại quốc gia nhận vốn, từ đó làm gia tăng dòng FDI vào quốc gia sở tại. Nghiên cứu tại châu Phi cho thấy mỗi mức tăng 1% về chỉ số bảo hộ IPR có thể dẫn tới 22,73–45,55% tăng trưởng dòng vốn FDI, tùy phương pháp ước tính. Điều này lý giải vì sao nhiều nước mới nổi đã cải thiện khung luật IPR để cạnh tranh thu hút công nghệ và vốn từ các “ông lớn” toàn cầu. 2.4. Giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm Nếu một sản phẩm không được bảo hộ bằng các quyền sở hữu trí tuệ, sản phẩm có thể bị bắt chước và sao chép tràn lan mà không đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Điều này vô tình mở đường cho các sản phẩm chất lượng kém gây ảnh hưởng tiêu cực tới người tiêu dùng. Ví dụ như vào những năm thập niên 90, nhà hoá học người Anh Humphry Davy đã phát minh ra đèn Davy có thể sử dụng được trong các mỏ than, Davy đã từ chối đăng ký bằng sáng chế cho đèn của mình với mục đích vì cộng đồng. Sau khi Davy từ chối đăng ký bằng sáng chế, rất nhiều nhà sản xuất tự ý làm theo thiết kế này nhưng thiếu kiểm định, chất lượng kém, dẫn đến nhiều vụ sập hầm than sau đó. Rõ ràng, việc từ bỏ sở hữu trí tuệ có thể tăng rủi ro về những sản phẩm kém chất lượng do sự đạo nhái và thiếu kiểm soát chất lượng.
3. Phản đối quyền sở hữu trí tuệ 3.1. Làm chậm quá trình tiếp cận công nghệ và tri thức IPR khi được cấp quá rộng hoặc kéo dài vô thời hạn sẽ hạn chế khả năng sao chép và ứng dụng rộng rãi, tạo rào cản pháp lý cho những tổ chức, doanh nghiệp khác. Năm 2013, Myriad Genetics từng giữ độc quyền xét nghiệm đột biến gene BRCA1/2, buộc bệnh viện phải trả tới vài nghìn USD cho mỗi xét nghiệm, khiến nhiều phụ nữ tại Mỹ không đủ khả năng kiểm tra sớm nguy cơ ung thư vú và ung tư cổ tử cung. Phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ tuy sửa đổi một phần (cho phép bằng sáng chế cDNA nhưng không cho phép gene tự nhiên), nhưng dư chấn kéo dài đã chứng tỏ IPR có thể kìm hãm nghiên cứu và gây tổn hại cho sức khỏe cộng đồng.