Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

năm hai không hai năm tư tưởng Hồ Chí Minh, Transcriptions of Translation Theory

năm hai không hai năm tư tưởng

Typology: Transcriptions

2024/2025

Uploaded on 04/09/2025

ngoc-linh-nguyen-17
ngoc-linh-nguyen-17 🇻🇳

1 document

1 / 7

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BÀI THU HOẠCH
Tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh
1. Giới thiệu về bảo tàng Hồ Chí Minh
Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam,
Người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc và công nhân quốc tế qua
đời. Trong niềm tiếc thương vô hạn, thể theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân
và toàn quân, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định xây
dựng Lăng và Bảo tàng về Người.
Ngày 31 tháng 8 năm 1985, nhân kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc
khánh 2-9, Lễ khởi công xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh được tổ chức. Trong lúc
tòa nhà Bảo tàng Hồ Chí Minh đang được thi công thì tháng 11- 1987, UNESCO
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc) đã ra Nghị quyết 18.65
khuyến nghị các quốc gia thành viên tham gia vào các hoạt động kỷ niệm 100 năm
ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà
văn hóa kiệt xuất. Từ đây, mọi hoạt động của cơ quan đều hướng về ngày 19-5-
1990, với tình cảm và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân mong muốn
hoàn thành việc xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh vào đúng dịp kỷ niệm 100 năm
ngày sinh của Người.
Ý Đảng, lòng dân, chung một tấm lòng với Bác. Ngày 19-5-1990, Lễ khánh thành
Bảo tàng Hồ Chí Minh được tổ chức trọng thể trong niềm hân hoan vui sướng của
toàn Đảng, toàn dân. Ngắm nhìn tòa nhà như bông sen trắng, bình dị, thanh tao
giữa mảnh đất Ba Đình lịch sử, chúng ta vô cùng xúc động và hiểu rằng, trong một
thế giới đầy biến động, sự hiện diện của công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh có ý
nghĩa to lớn biết bao.
Từ khi chính thức mở cửa đón khách tham quan ngày 19-5-1990, cùng với Lăng
Bác, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh -
công trình văn hóa đặc biệt về Bác Hồ tại 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, đã trở
thành một điểm hẹn thân thiết, nơi hành hương của đồng bào, đồng chí cả nước,
của bạn bè khắp năm châu mỗi khi đến Thủ đô Hà Nội.
2. Kiến trúc và cảnh quan
Bảo tàng Hồ Chí Minh sở hữu kiến trúc vuông vát góc ấn tượng với dáng hình tựa
hoa sen trắng thanh cao, bình dị giữa mảnh đất Ba Đình lịch sử. Tòa nhà có 3 tầng,
giữa lối vào cổng chính là khối phù điêu quốc kỳ cùng hình tượng búa liềm của
pf3
pf4
pf5

Partial preview of the text

Download năm hai không hai năm tư tưởng Hồ Chí Minh and more Transcriptions Translation Theory in PDF only on Docsity!

BÀI THU HOẠCH

Tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh

  1. Giới thiệu về bảo tàng Hồ Chí Minh Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, Người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc và công nhân quốc tế qua đời. Trong niềm tiếc thương vô hạn, thể theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định xây dựng Lăng và Bảo tàng về Người. Ngày 31 tháng 8 năm 1985, nhân kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, Lễ khởi công xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh được tổ chức. Trong lúc tòa nhà Bảo tàng Hồ Chí Minh đang được thi công thì tháng 11- 1987, UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc) đã ra Nghị quyết 18. khuyến nghị các quốc gia thành viên tham gia vào các hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất. Từ đây, mọi hoạt động của cơ quan đều hướng về ngày 19-5- 1990, với tình cảm và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân mong muốn hoàn thành việc xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh vào đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người. Ý Đảng, lòng dân, chung một tấm lòng với Bác. Ngày 19-5-1990, Lễ khánh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh được tổ chức trọng thể trong niềm hân hoan vui sướng của toàn Đảng, toàn dân. Ngắm nhìn tòa nhà như bông sen trắng, bình dị, thanh tao giữa mảnh đất Ba Đình lịch sử, chúng ta vô cùng xúc động và hiểu rằng, trong một thế giới đầy biến động, sự hiện diện của công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh có ý nghĩa to lớn biết bao. Từ khi chính thức mở cửa đón khách tham quan ngày 19-5-1990, cùng với Lăng Bác, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh - công trình văn hóa đặc biệt về Bác Hồ tại 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, đã trở thành một điểm hẹn thân thiết, nơi hành hương của đồng bào, đồng chí cả nước, của bạn bè khắp năm châu mỗi khi đến Thủ đô Hà Nội.
  2. Kiến trúc và cảnh quan Bảo tàng Hồ Chí Minh sở hữu kiến trúc vuông vát góc ấn tượng với dáng hình tựa hoa sen trắng thanh cao, bình dị giữa mảnh đất Ba Đình lịch sử. Tòa nhà có 3 tầng, giữa lối vào cổng chính là khối phù điêu quốc kỳ cùng hình tượng búa liềm của

Đảng Cộng sản, thể hiện tinh thần cách mạng của dân tộc. Xung quanh bảo tàng là khuôn viên rợp bóng cây xanh, hồ nước nhân tạo mang đến cho du khách cảm giác thư thái khi đến tham quan, thưởng lãm.

  • Tầng 1: Các trung bày về tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh Bước vào sảnh tầng 1, khách tham quam được chiêm ngưỡng toàn bộ chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh được làm từ đồng thau ấn tượng. Ngay sau đó là không gian trưng bày hình ảnh và tư liệu về cuộc đời của Bác, cũng như các sự kiện quan trọng trong sự nghiệp cách mạng và quá trình xây dựng đất nước theo di chúc của Người. Không gian trưng bày được tổ chức theo 9 chủ đề lớn.
  • Chủ đề 1: Các hiện vật và hình ảnh tái hiện tiểu sử của Bác từ thời thơ ấu và niên thiếu tại quê hương Nghệ An từ năm 1890 - 1910.
  • Chủ đề 2: Không gian trưng bày tái hiện hành trình tìm đường cứu nước đầy gian truân của Bác qua nhiều quốc gia trong giai đoạn từ năm 1911 - 1920.
  • Chủ đề 3: Hình ảnh và tư liệu về thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động tại Pháp được sưu tập và trưng bày.
  • Chủ đề 4: Các tài liệu về quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và những biến động trong hoạt động thực tế để chuẩn bị cho sự thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.
  • Chủ đề 5: Các hiện vật về giai đoạn đấu tranh để thành lập Đảng và giành độc lập. Tư liệu về thời kỳ hoạt động cách mạng và thời gian Bác bị bắt khi ở Hồng Kông và Quảng Tây cũng được trưng bày tại đây.
  • Chủ đề 6: Cuộc sống của Bác trong thời kỳ kháng chiến kéo dài 9 năm tại rừng núi Tây Bắc từ 1945 - 1954, nơi Bác bảo vệ chính quyền non trẻ.
  • Chủ đề 7: Không gian trưng bày các tư liệu liên quan đến hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quá trình xây dựng đất nước ở miền Bắc, đấu tranh giành độc lập ở miền Nam.
  • Chủ đề 8: Những tư liệu về cuộc sống của Bác trong những năm cuối đời và khi Người ra đi mãi mãi vào năm 1969.
  • Chủ đề 9: Tổng kết lại quá trình hoạt động và những di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc.
  • Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
  • Bác Hồ với thế hệ trẻ.
  • Việt Nam ngày nay.
  1. Cảm nhận của bản thân Trình bày nội dung em tâm đắc nhất và cảm nghĩ về vấn đề đó trong tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải được thêu dệt lên từ những điều độc đáo. Nói cách khác, nhà văn phải có phong cách nghệ thuật không trộn lẫn với bất kì ai. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, những vần thơ luôn mang đậm chất dấu ấn của một tâm hồn thi ca tài hoa, uyên bác, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này Phải chăng đó chính là lý do khiến cho em cảm thấy tổ hợp không gian hình tượng mô tả mảnh đất Pác Bó, quê hương cách mạng, nơi đồng chí Nguyễn Ái Quốc chọn làm địa điểm sống và làm việc sau khi trở về nước là nội dung em tâm đắc nhất trong suốt chuyến đi tham quan. Mùa Xuân năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người sống và hoạt động cách mạng tại Pác Bó (Cao Bằng), giữa núi rừng, hang đá lạnh lẽo, trong điều kiện sinh hoạt vô cùng kham khổ, thiếu thốn. Thời gian lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở Cao Bằng không dài nhưng cuộc sống đời thường của Người tại đây đã khắc sâu thêm cốt cách của vị lãnh tụ vĩ đại đã hiến cả đời mình cho dân tộc. Cuộc sống đời thường kham khổ, tiết kiệm nhưng nề nếp, khoa học

Từ ngày 08/02/1941, Người bắt đầu sống và làm việc tại hang Cốc Bó, thôn Pác Bó, Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng. Trong hơn mười ngày sống ở nơi khắc nghiệt, với đêm nồm ẩm ướt, đá rỉ nước như mồ hôi, thấm ướt cả chăn, Người mất ngủ nhưng vẫn giữ vẻ ngoài không hề mệt mỏi. Khi quân địch lùng sục, Người lại chuyển lên Lũng Lạn, ngủ trên nền đất trải lá rừng, không ván, không chiếu. Đồng chí Lê Quảng Ba kể lại trong hồi ký: “Sau những đêm vật lộn với mưa gió và sương lạnh, bọn thanh niên chúng tôi đã đau xương, mỏi lưng, ê ẩm khắp người. Người vẫn không phàn nàn nửa lời nhưng chắc Người đã phải chịu đựng vất vả hơn chúng tôi nhiều”.Có đồng chí đề nghị làm mái để tránh mưa nhưng Người không đồng ý vì khi có động phải rời hang, giặc đến sẽ biết dấu vết để truy bắt. Mưa lớn, nước rỏ lênh láng vào cả chỗ nằm, Người chỉ lấy một cây que dài ghếch lên làm “máng” lựa đón giọt nước chảy ra chỗ khác. Sau sáu ngày ở Lũng Lạn, vào cuối tháng 3/1941, trước sự lùng sục của địch, Người chuyển sang Khuổi Nậm, một địa điểm thuận lợi cho việc di chuyển khi bị phát hiện. Nơi đây là nơi ở tương đối lâu dài và "sang trọng" nhất của Người trong thời kỳ ở Pác Bó. Lán được dựng ngay trên lòng con suối vào mùa khô, ẩn mình giữa rừng cây rậm rạp, khó bị phát hiện từ bên ngoài. Lán tựa vào một cây "mạ" làm cột chính, mái lợp bằng tranh, vách và giường nằm đều được đan bằng lá đào rừng. Vào tháng 5 năm 1942, Người rời Khuổi Nậm, chuyển đến các huyện Hòa An và Nguyên Bình. Vài tháng sau, Người quay trở lại Pác Bó, tiếp tục ở Khuổi Nậm và di chuyển đến nhiều địa điểm khác Bữa ăn của Người vô cùng đạm bạc, chỉ hai bữa mỗi ngày với cháo bẹ, rau măng, rau rừng và cơm độn bắp là chính, nước lá ổi thay trà. Thỉnh thoảng, Người câu được cá hoặc anh em mua được chút thịt thì đem kho thật mặn, gọi là "món ăn chiến lược" để dùng dần. Món ăn này được chế biến từ một cân thịt, một cân muối và nửa cân ớt xào, rồi cho vào ống tre, rất tiện lợi khi di chuyển. Người thường nhắc nhở mọi người tiết kiệm, không được lãng phí thức ăn. Nếu ai mang quà về hoặc được quần chúng tặng quà, mà số lượng nhiều, thì phải giảm bớt phần gạo ăn. Mỗi bữa, Người chỉ ăn hai bát cơm đầy miệng vì điều kiện cơ quan bí mật và khó khăn. Ngay cả khi Người hoàn thành cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô, bữa cơm mừng công cũng chỉ có thêm chút rau rừng và thịt. Dù cuộc sống thiếu thốn và thường xuyên di chuyển, Người vẫn luôn chú trọng rèn luyện sức khỏe. Bất kể thời tiết, Người đều dậy sớm leo núi, tập võ và tắm suối. Người chọn những ngọn núi cao nhất để leo chân trần, không chỉ để rèn luyện mà còn để nắm địa hình, đối phó khi địch bất ngờ tấn công. Khi được

chung của dân tộc. Bàn đá chông chênh thì sao, khó khăn chồng chất thì sao, chính nó đã bộc lộ khí phách kiên cường của Người Mỗi con người chúng ta được sống trong nền hòa bình, yên ấm như hiện nay là một điều vô cùng may mắn phải cảm ơn sự hi sinh của thế hệ đi trước. Chính vì thế, chúng ta phải biết ơn họ và có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước là trách nhiệm của mỗi cá nhân cố gắng học tập ở Bác ý chí quyết tâm và nghị lực phi thường trong mọi hoàn cảnh. Có những ngày phải chịu đói, chịu khát; có những nơi phải chịu cảnh tù đày, giam giữ... nhưng chưa một phút giây nào Bác tự cho phép mình nản chí hay chùn bước. Càng khó khăn bao nhiêu Người lại càng cố gắng bấy nhiêu. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang tiếp nối và phát huy truyền thống cách mạng của các thế hệ cha ông đi trước, tiếp tục gánh vác nhiệm vụ thiêng liêng với Tổ quốc, xây dựng đất nước ngày càng phát triển và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Mỗi người một hành động, dù nhỏ dù lớn nhưng cùng hướng về một mục tiêu xây dựng nước nhà giàu đẹp sẽ khiến cho cộng đồng tốt đẹp và vững mạnh hơn. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Lời cuối, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô, các hướng dẫn viên và Phòng Đào tạo đã tạo cơ hội cho chúng em được đến với Bảo tàng Hồ Chí Minh. Chuyến đi này đã để lại trong chúng em những ấn tượng khó phai về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, cũng như về những giá trị lịch sử cao đẹp của dân tộc Việt Nam.