CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN KHÁC
1. Thuốc lá (Nicotine)
- Dạng sử dụng: Hút thuốc lá, thuốc lào, xì gà, vape (thuốc lá điện tử).
- Tác động: Gây lệ thuộc thể chất và tâm lý mạnh. Kích thích giải phóng dopamine – gây khoái
cảm.
- Hậu quả: Gây nghiện cao, liên quan đến ung thư, bệnh tim mạch, hô hấp, đột quỵ.
2. Caffeine
- Dạng sử dụng: Cà phê, trà, nước tăng lực, thuốc.
- Tác động: Kích thích nhẹ hệ thần kinh trung ương. Gây phụ thuộc tâm lý.
- Hậu quả: Sử dụng liều cao → mất ngủ, bồn chồn, lo âu, tim đập nhanh.
3. Thuốc an thần – gây ngủ
- Tác động: Làm dịu thần kinh, chống lo âu, gây ngủ.
- Hậu quả: Dễ gây lệ thuộc; ngưng thuốc đột ngột → co giật, loạn thần.
4. Chất hít (Inhalants)
- Như Sơn, keo dán, khí butan, xăng, nitrous oxide.
- Tác động: Gây hưng phấn tức thời, ảo giác, thay đổi tri giác.
- Hậu quả: Tổn thương não, gan, thận, tim. Dễ gây đột tử do loạn nhịp tim.
CÁC BIỆN PHÁP
A) Dự phòng theo 3 cấp
CHO NGƯỜI CHƯA BỊ
- giáo dục sớm thường xuyên
- Tăng cường kỹ năng sống , giải quyết vấn đề
- Kiểm soát truyền thông, tìm hiểu, cải thiện sự hỗ trợ từ chính sách và môi trường xung quanh
CHO NGƯỜI CÓ DẤU HIỆU
- Can thiệp và tư vấn sớm với những trường hợp đã có dấu hiệu nghiện chất
CHO NGƯỜI ÐÃ NGHIỆN ,CÓ TIỀN SỬ NGHIỆN CHẤT
- Ðiều trị chuyên sâu , hỗ trợ tái hoà nhập , giám sát theo dõi định kỳ cho những trường hợp đã
nghiện , có tiểu sử nghiện chất
😎
Biện pháp cần hỗ trợ trong cuộc sống
- Gia đình : giáo dục trẻ , kiểm soát hỗ trợ phù hợp , tăng cường chia sẻ
- Nhà trường : thêm vào chương trình học , đào tạo kỹ năng cho giáo viên , xây dựng môi trường
lành mạnh
- Chính sách và pháp luật : Kiểm soát thị trường , quản lý nghiêm về thuốc kê đơn , đưa ra luật
phù hợp để giảm thiểu trường hợp nghiện chất
- Truyền thông và công nghệ : quản lý quảng cáo trên mxh , truyền thông những hành động lành
mạnh , thông điệp tích cực , ứng dụng công nghệ hiện đại phù hợp