Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Lý luận Nhà nước và PL, Quizzes of Law

Lý luận nhà nước và pháp luật hcmul

Typology: Quizzes

2023/2024

Uploaded on 03/31/2025

yena-choi
yena-choi 🇻🇳

1 document

1 / 11

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
1
NHẬN ĐỊNH VỀ LLNN PL
1. Nhà nước thu thuế của ND với mục đích duy nhất nhằm đảm bảo công
bằng trong XH tiền thuế nhằm đầu cho người nghèo:
Đây nhận định SAI vì:
- nhà nước tách biệt với sản xuất chuyên thực hiện nhiệm vụ
quản nên rất cần nguồn lực để duy trì. Tất cả mọi hoạt động chính
quyền của NN đều cần nguồn vốn tài chính để chi tiêu (VD: NN dùng tiền
thuế để nuôi bộ máy NN, dùng để xây đường sá, cầu cống phục vụ nhân
dân…)
- Trong giữa các nhóm công dân với nhau, đều sự phân biệt giàu
nghèo, chênh lệch về thu nhập, mức sống, mức chi tiêu, nên chính quyền
nhà nước sẽ đánh 1 phần thuế của những người thu nhập cao để
chia cho những người mức thu nhập thấp (được biểu hiện qua việc
cung cấp những hàng hóa miễn phí cho những người hoàn cảnh khó
khăn)
-Chính quyền muốn hạn chế bớt một số hoạt động của công dân (vd
như sẽ bị phạt khi vi phạm giao thông, việc hút thuốc lá, uống rượu bia
nơi công cộng) nên sẽ đánh thuế rất cao vào những điều này sẽ giảm
thuế hoặc miến thuế cho một số mặt hàng ích, hữu dụng cần thiết
cho người dân (sách vở…)
-Chính quyền cung ứng hàng hóa công cộng cho người dân, nên mọi
công dân phải nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền để phát triển
đất nước
Câu 2: Nhà nước cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam hình thức cấu
trúc nhà nước đơn nhất
- Nhận định này ĐÚNG căn cứ vào tính chất pháp tại Điều 1 của
HP2013 quy định “Nước CHXHCNVN một nước độc lập, chủ
quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển
vùng trời”
Câu 3: chức năng hội của NN giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh
trong hội (BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC)
- Đây nhận định SAI chức năng hội của nhà nước được thể hiện
thông qua việc NN phản ánh ý chí, lợi ích chung của hội cũng thể
hiện trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của nhà nước, thỏa mãn một số
yêu cầu nhất định của XH chứ không thể giải quyết tất cả các vấn đề nảy
sinh trong hội được
Câu 4: NN ra đời, tồn tại phát triển gắn liền với hội giai cấp
- Đây nhận định ĐÚNG vì:
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa

Partial preview of the text

Download Lý luận Nhà nước và PL and more Quizzes Law in PDF only on Docsity!

NHẬN ĐỊNH VỀ LLNN VÀ PL

  1. Nhà nước thu thuế của ND với mục đích duy nhất nhằm đảm bảo công bằng trong XH và tiền thuế nhằm đầu tư cho người nghèo: Đây là nhận định SAI vì:
  • Vì nhà nước tách biệt với sản xuất và chuyên thực hiện nhiệm vụ quản lý nên rất cần có nguồn lực để duy trì. Tất cả mọi hoạt động chính quyền của NN đều cần nguồn vốn tài chính để chi tiêu ( VD: NN dùng tiền thuế để nuôi bộ máy NN, dùng để xây đường sá, cầu cống phục vụ nhân dân…)
  • Trong giữa các nhóm công dân với nhau, đều có sự phân biệt giàu nghèo, chênh lệch về thu nhập, mức sống, mức chi tiêu, nên chính quyền nhà nước sẽ đánh 1 phần thuế của những người có thu nhập cao để chia cho những người có mức thu nhập thấp (được biểu hiện qua việc cung cấp những hàng hóa miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn) - Chính quyền muốn hạn chế bớt một số hoạt động của công dân ( vd như sẽ bị phạt khi vi phạm giao thông, việc hút thuốc lá, uống rượu bia nơi công cộng) nên sẽ đánh thuế rất cao vào những điều này và sẽ giảm thuế hoặc miến thuế cho một số mặt hàng có ích, hữu dụng và cần thiết cho người dân (sách vở…) - Chính quyền cung ứng hàng hóa công cộng cho người dân , nên mọi công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền để phát triển đất nước Câu 2: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất
  • Nhận định này ĐÚNG vì căn cứ vào tính chất pháp lý tại Điều 1 của HP2013 quy định “Nước CHXHCNVN là một nước độc lập, có chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời” Câu 3: chức năng xã hội của NN là giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh trong xã hội (BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC)
  • Đây là nhận định SAI vì chức năng xã hội của nhà nước được thể hiện thông qua việc NN phản ánh ý chí, lợi ích chung của xã hội và cũng thể hiện trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của nhà nước, thỏa mãn một số yêu cầu nhất định của XH chứ không thể giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh trong xã hội được Câu 4: NN ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội có giai cấp
  • Đây là nhận định ĐÚNG vì:
  • Nhà nước chỉ ra đời khi có sự tồn tại của giai cấp và xã hội đã bắt đầu xuất hiện những mâu thuẫn không thể điều hòa được nữa, nên cần có người đứng ra quản lý. NN là sản phẩm đấu tranh giai cấp và do một hay nhiều liên minh giai cấp nắm giữ thể hiện quyền lực thống trị của mình. Câu 5: Xã hội có giai cấp là xã hội có Nhà nước Đây là nhận định SAI vì:
  • Nhà nước chỉ ra đời khi xã hội có giai cấp và xuất hiện những mâu thuẫn không thể điều hòa được, cần có người đứng ra quản lý nhà nước → nhà nước ra đời -Nhà nước còn ra đời bởi hai nguyên nhân là nhu cầu bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị và nhu cầu bảo về lợi ích xã hội → nhà nước phải đảm bảo 2 bản chất: tính giai cấp và tính xã hội Câu 6: Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội có giai cấp Đây là nhận định ĐÚNG:
  • Nhà nước mang bản chất giai cấp. Nó ra đời, tồn tại trong 1 xã hội có giai cấp, là sản phẩm đấu tranh của giai cấp và do một hay một liên minh giai cấp nắm giữ Câu 6: Tùy vào các kiểu Nhà nước khác nhau mà bản chất nhà nước có thể là bản chất giai cấp hoặc bản chất xã hội
  • Đây là nhận định SAI -Vì theo nội dung khái niệm của bản chất nhà nước thì NN vốn được thành lập và phát triển dựa theo tính giai cấp và tính xã hội. Nhà nước đảm bảo 1 phần qyền lợi cho giai cấp thống trị vì họ là người thành lập ra bộ máy nhà nước. Nhưng song song đó nhà nước cũng phải đảm bảo phúc lợi cho giai cấp xã hội bởi sự ra đời và phát triển của nhà nước bị quyết định 1 phần lợi ích chung, ý chí chung của xã hội SỬA BÀI
  • Có 5 hình thái: ….
  • CSNT k có NN
  • CHNL có kiểu NN chủ nô
  • KT XHPK: NN phong kiến …. NN XHCN là NN 1 nửa bởi NN này hướng đến chỗ tự tiêu vong K phải cứ hình thái kt xh nào cũng tồn tại kiểu NN, chỉ khi đạt đến 1 mức độ nhất định mới hình thành NN
  • Chức năng dựa trên cơ sở quyền lực của tam quyền phân lập
  • Lập pháp: ban hành pl…
  • Đây là nhận định SAI
  • CN HP là thi hành pl, thực hiện quy định trong các vbpl do cơ quan lp tạo ra, tổ chức thi hành tạo ra Câu 10. Chức năng tư pháp của Nhà nước là mặt hoạt động bảo vệ pháp luật. (xét xử, bảo vệ pháp luật) Câu 11 Giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội Đây là nhận định ĐÚNG vì:
  • Giai cấp thống trị là những người có địa vị, quyền lợi về mặt kinh tế, họ đã thành lập ra bộ máy nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích giai cấp của mình trong xã hội. Chính vì vậy nên giai cấp thống trị đã xây dựng hệ tư tưởng của mình thành hệ tư tưởng thống trị, cai quản quyền lực trong xã hội, buộc giai cấp bị trị phải tuân theo Câu 12: Chức năng xã hội của Nhà nước là giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh trong xã hội
  • Đây là nhận định SAI vì:
  • Chức năng xã hội của nhà nước chỉ giải quyết một số khía cạnh, vấn đề nào đó, làm dịu đi những mâu thuẫn trong xã hội chứ không thể nào giải quyết hết tất cả những vẫn đề nảy sinh 1 cách toàn vẹn được Câu 13: Lãnh thổ dân cư là những yếu tố cấu thành nên 1 quốc gia:
  • Đây là nhận định SAI **- Các yếu tố cấu thành nên một quốc gia gồm có:
  • Lãnh thổ xác định
  • Cộng đồng dân cư sinh sống
  • Chính phủ với tư cách là người đại diện cho quốc gia trong quan hệ quốc tế
  • Khả năng độc lập tham gia vào các quan hệ luật pháp quốc tế** Như vậy, lãnh thổ và dân cư chỉ là điều kiện cần, chứ chưa đủ để cấu thành nên một quốc gia Câu 14: Nhà nước là chủ thể duy nhất có khả năng ban hành ra pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật

Đây là câu nhận định đúng. Vì pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát triển theo 1 trật tự có hệ thống nhất định Câu 15 : Tập quán và những tín điều tôn giáo trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ chính là pháp luật bởi đó chính là những quy tắc xử sự hình thành trật tự của xã hội.

  • Đây là nhận định SAI
  • Vì: Pháp luật chỉ tồn tại trong xã hội Nhà nước, NN chỉ xuất hiện khi xã hội tồn tại giai cấp, đấu tranh giai cấp đến một mức độ không thể điều hòa được. Lúc đó, giai cấp thống trị lập ra nhà nước nhằm đàn áp giai cấp bị trị
  • Trong xã hội CSNT những tín điều tôn giáo chỉ là niềm tin có từ lâu đời của bộ lạc, thị tộc, được mọi người nghe và tuân thủ theo. Xã hội trong CSNT chưa hình thành nhà nước, chưa có bộ máy cưỡng chế chuyên biệt → Chính vì vậy nên k thể nói tập quán và những tín điều tôn giáo là pháp luật trong xã hội CSNT được Câu 16: Việc pháp luật đưa ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.
  • Đây là nhận định sai vì: Việc xác định chặt chẽ về hình thức ở pháp luật thể hiện ở chỗ cách sắp xếp điều luật hợp lí như thế nào trong các điều luật hay Hiến pháp, cách sử dụng ngôn từ…
  • Không phải hành vi xử sự nào của con người cũng đều phải làm theo sự sắp đặt của pháp luật. Pháp luật chỉ là những quy tắc xử sự chung cho nhân dân, là nền tảng để nhân dân dựa vào đó mà không có những hành động nào trái với đạo lý, với pháp luật Câu 16: Nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội dung của pháp luật.
  • Đây là nhận định SAI vì:
  • Pháp luật ban hành phải dựa trên nhiều điệu kiện kinh tế, tình trạng chính trị ở quốc gia đó để có thể đặt ra những bộ luật phù hợp cho cư dân ở quốc gia mình. Không thể chỉ dựa vào nền chính trị của giai cấp cầm quyền mà tạo nên nội dung của pháp luật. Điều này sẽ dẫn đến việc rối loạn trong đất nước, bởi vì không phải giai cấp, tầng lớp nào cũng có những tư tưởng, nền chính trị giống nhau

thống trị của mình mà hình thành nên nhà nước, nghĩa là hình thành bằng con đường chiến tranh chứ ko phải con đường phân chia giai cấp. CÂU HỎI TRONG ELEARNING Câu 1: Tại sao nói học thuyết quan điểm phi Marxit về nhà nước lý giải thiếu cơ sở khoa học và bị lợi dụng để che đậy nguồn gốc và bản chất thực của Nhà nước

  • Các học thuyết quan điểm phi Marxit về nhà nước gồm có: thuyết thần quyền, thuyết gia trưởng, thuyết khế ước xã hội, thuyết tâm lý, thuyết bạo lực. Tuy nhiên các học thuyết này khi lý giải về nguồn gốc Nhà nước đều dựa trên cơ sở duy tâm và có quan điểm giải thích cơ sở duy vật nhưng lại không có căn cứ, điều kiện rõ ràng, tính thuyết phục chưa cao
  • Tất cả các học thuyết này đều cho rằng nhà nước là hiện tượng xã hội cần phải có của mọi xã hội, đó chỉ là những lý giải mang tính khái quát, bao trùm không có căn cứ, chứng thực rõ ràng. Chính vì thế nên các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lenin đã nói rằng các quan điểm này đang cố tình che giấu đi bản chất thật của của sự vận động xã hội dẫn đến sản phẩm tất yếu là nhà nước, che giấu đi bản chất thật của giai cấp Nhà nước Câu 2: Tại sao nói quyền lực trong cộng sản nguyên thủy mang tính xã hội? -Bởi vì quyền lực trong xã hội CSNT là quyền lực gắn liền với xã hội và phục vụ lợi ích chung của cộng đồng, chưa có bộ máy nhà nước cưỡng chế chuyên biệt
  • XH CSNT quản lý thị tộc bằng: Hội đồng thị tộc và tù trưởng
  • XH CSNT quản lý xã hội bằng các văn bản quy phạm pháp luật.

Câu 3: Tại sao nói trong xã hội CSNT mang tính chất tự quản?

  • Vì nhà nước trong xã hội CSNT lúc này chưa có bộ máy cưỡng chế chuyên biệt, tất cả mọi người trong thị tộc tự tuân theo những tín điều tôn giáo, tập quán xuất hiện một cách tự phát, dần dần được xã hội chấp nhận và hình thành những quy tắc xử sự chung mang tính đạo đức
  • Như vậy, xã hội trong CSNT là xã hội “không có nhà nước, lúc đó các quan hệ xã hội và ngay cả xã hội nữa, kỷ luật, tổ chức lao động được duy trì là nhờ sức mạnh của phong tục, tập quán nhờ có uy tín và kính trọng đối với các bô lão, thị tộc hoặc đối với phụ nữa-địa vị người phụ nữ lúc đó không chỉ ngang nam giới mà còn hơn cả nam giới và lúc đó không có một hạng người riêng biệt, hạng người chuyên môn để thống trị” → Xã hội mang tính chất tự quản Câu 4: Hãy chứng minh rằng sự thay đổi trong cơ sở KT của XH CSNT dẫn đến sự thay đổi về mặt xã hội
  • Đặc trưng kinh tế của xã hội cộng xã nguyên thủy là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Thời kì này công cụ lao động còn thô sơ, kém phát triển, kinh nghiệm sản xuất còn chưa có nhiều kinh nghiệm. Đây là nền kinh tế tự cung tự túc, săn bắn và hái lượm. Con người ở thời kì này thường lo lắng, và sợ hãi trước những biến đổi bất thường của thời tiết, nên họ quyết định liên kết chặt chẽ với nhau, cùng nhau thực hiện sản xuất lao động → Chính vì những điều kiện kinh tế như vậy đã quyết định mô hình tổ chức đời sống xã hội cũng thay đổi theo. Đặc trưng trong mối quan hệ CXNT là mối quan hệ huyết thống. Quyền lực nhà nước gắn liền với xã hội và phục vụ mục đích của XH, chưa có bộ máy cưỡng chế chuyên biệt được phân ra thành: hội đồng thị tộc và tù trưởng. Khác với xã hội chủ nộ, phong kiến, tư sản… đó đều là những xã hội phân biệt tầng lớp, có giai cấp thống trị, giai cấp bị trị, quyền lực nhà nước lập ra 1 phần là để bảo vệ lợi ích chung của giai cấp thống trị Câu 5: Chứng minh rằng sự thay đổi về kinh tế và xã hội dẫn đến sự hình thành nhà nước
  • Vì sự phát triển của lực lượng sản xuất, các công cụ lao động bằng đồng, bằng sắt được phát triển và thay thế cho công cụ lao động bằng đồng, bằng đá. Song song đó, con người cũng đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc lao động sản xuất. Kết quả là năng suất lao động không ngừng tăng lên, lực lượng sản xuất có những bước phát triển vượt bậc → xuất hiện nhiều của cải dư thừa, chế độ công hữu đang dần chuyển sang chế độ tư hữu

Câu 10: Tại sao nói tính xã hội thể hiện trong mục đích, chức năng của nhà nước là đảm bảo lợi ích chung, thể hiện ý chí chung của xã hội

  • Vì NN được hình thành là do một phần tính xã hội tạo thành, được thông qua việc nhà nước phản ánh ý chí chung, lợi ích chung của xã hội và cũng thể hiện trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của nhà nước.
  • Chính vì vậy, mục đích chức năng của nhà nước là đảm bảo các mối quan hệ an sinh xã hội, làm xoa dịu đi một phần sự tranh chấp giữa các giai cấp với nhau, nếu không có tính xã hội, thì sẽ không thể hình thành nên nhà nước được Câu 11: Tại sao nói bản chất của Nhà nước là bao hàm tính giai cấp và tính xã hội?
  • Thứ nhất là ở tính giai cấp: Xét theo bản chất của NN, tính giai cấp là những yếu tố bên trong, quyết định những đặc điểm, xu hướng phát triển cơ bản của NN. Nhà nước được hình thành dựa trên giai cấp thống trị, họ là những con người có quyền lực về kinh tế, chính trị nên đã lập ra một BMNN nhằm đảm bảo, bảo vệ quyền lợi của mình → Chính vì vậy sự hình thành nhà nước một phần là để bảo vệ những quyền hạn của giai cấp thống trị
  • Thứ hai là ở tính xã hội NN được hình thành là do một phần tính xã hội tạo thành, được thông qua việc nhà nước phản ánh ý chí chung, lợi ích chung của xã hội và cũng thể hiện trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của nhà nước. Không có xã hội thì sẽ không có sự hình thành của NN, NN phải chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo an sinh xh cho nd, làm xoa dịu đi mâu thuẫn giữa những tầng lớp giai cấp với nhau → Vì vậy nên bản chất nhà nước phải bao hàm cả tính giai cấp và tính xã hội, hai nội dung này phải luôn được nhà nước kìm hãm nhau, NN sẽ bảo vệ quyền lợi của gia cấp thống trị nhưng không vì vậy mà lơ là về những vấn đề xã hội. Và ngược lại, nhà nước cũng không được quan tâm đến mỗi tính xã hội mà xem nhẹ tính giai cấp Câu 12: (15) Quyền lực công cộng đặc biệt tách khỏi Nhà nước là gì? Quyền lực công cộng đặc biệt là khả năng sử dụng sức mạnh vũ lực thể hiện bằng lực lượng quân đội, cảnh sát hay lực lượng vũ trang của NN. Quyền lực này không còn dựa trên sự tôn kính, tự nguyện mà dựa trên sự cưỡng bức bằng vũ lực Câu 13: (16) Tại sao nhà nước lại có QL công cộng đặc biệt Vì Quyền lực công cộng đặc biệt đại diện cho xã hội. Nhà nước là chủ thể quản lý các lĩnh vực đời sống mà sự quản lý này không chỉ đến từ tuyên truyền, giáo dục pháp luật mà trong nhiều trường hợp nó còn đòi hỏi sự

áp dụng quyền lực Nhà nước để buộc các chủ thể thực hiện. Để xây dựng một bộ máy quyền lực như thế không phải những tổ chức, cơ quan nhà nước nào cũng có khả năng xây dựng nên, mà chỉ có Nhà nước nắm giữ quyền lực vật chất về kinh tế nên có đầy đủ kinh phí để nuôi dưỡng bộ máy và xây dựng quyền lực công cộng đặc biệt.