Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT V, Assignments of Social Management

LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ LIÊN HỆ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH BẠN ĐANG THEO HỌC

Typology: Assignments

2021/2022

Uploaded on 09/10/2024

man-nghi-lam
man-nghi-lam 🇻🇳

5

(1)

1 document

1 / 8

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
MỤC LỤC
Mở đầu ........................................................................................................................................ 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................ 1
3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................ 1
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ................................. 1
Nội dung ..................................................................................................................................... 1
1. LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊ NIN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ LỰC
LƯỢNG SẢN XUẤT ................................................................................................................ 1
1.1. Khái niệm lực lượng sản xuất ................................................................................... 1
1.2. Các nhân tố cơ bản cấu thành lực lượng sản xuất .................................................. 2
1.2.1. Nhân tố người lao động ........................................................................................ 2
1.2.2. Nhân tố tư liệu sản xuất ........................................................................................ 2
1.3. Mối quan hệ giữa nhân tố lao động và lực lượng sản xuất .................................... 2
2. LIÊN HỆ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH THIẾT KẾ NỘI
THẤT ......................................................................................................................................... 3
2.1. Khái niệm về nguồn nhân lực ................................................................................... 3
2.2. Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực ................................................................. 3
2.3. Yêu cầu của nguồn nhân lực chất lượng cao ........................................................... 3
2.4. Thực trạng về nguồn nhân lực ngành Thiết kế nội thất ......................................... 4
2.4.1. Quy mô nguồn nhân lực hiện nay ......................................................................... 4
2.4.2. Vấn đề về nguồn nhân lực .................................................................................... 4
2.4.3. Một số nguyên nhân .............................................................................................. 5
2.4.4. Đề xuất giải pháp ................................................................................................. 5
Kết luận ...................................................................................................................................... 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 7
pf3
pf4
pf5
pf8

Partial preview of the text

Download LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT V and more Assignments Social Management in PDF only on Docsity!

MỤC LỤC

  • Mở đầu
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
    1. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
    1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
  • Nội dung
  • LƯỢNG SẢN XUẤT 1. LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊ NIN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ LỰC
    • 1.1. Khái niệm lực lượng sản xuất
    • 1.2. Các nhân tố cơ bản cấu thành lực lượng sản xuất
      • 1.2.1. Nhân tố người lao động
      • 1.2.2. Nhân tố tư liệu sản xuất
    • 1.3. Mối quan hệ giữa nhân tố lao động và lực lượng sản xuất
  • THẤT 2. LIÊN HỆ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH THIẾT KẾ NỘI
    • 2.1. Khái niệm về nguồn nhân lực
    • 2.2. Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực
    • 2.3. Yêu cầu của nguồn nhân lực chất lượng cao
    • 2.4. Thực trạng về nguồn nhân lực ngành Thiết kế nội thất
      • 2.4.1. Quy mô nguồn nhân lực hiện nay
      • 2.4.2. Vấn đề về nguồn nhân lực
      • 2.4.3. Một số nguyên nhân
      • 2.4.4. Đề xuất giải pháp
  • Kết luận
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Mở đầu

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong sự thay đổi của ngành nghề mà nó tham gia. Là một sinh viên, tôi thấy mình có nghĩa vụ phải nắm được vấn đề về nguồn nhân lực của ngành mà mình đang theo học. Tôi cho rằng lý luận của triết học Mác – Lênin sẽ cho tôi một cái nhìn khách quan và tổng quát. Vì vậy tôi chọn phân tích đề tài “lý luận của chủ nghĩa mác – lênin về vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất và liên hệ vấn đề phát triển nguồn nhân lực ngành bạn đang theo học

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu của bài tiểu luận này là làm rõ các khái niệm về “Lực lượng sản xuất”, “Các nhân tố cấu thành lực lượng sản xuất”, “Mối quan hệ giữa nhân tố lao động và lực lượng sản xuất”, “Vai trò của nhân tố lao động trong lực lượng sản xuất”, “Nguồn nhân lực”, “Phát triển nguồn nhân lực”, “Yêu cầu của nguồn nhân lực chất lượng cao”. Phân tích thực trạng nguồn nhân lực của ngành đang theo học, cụ thể là ngành Thiết kế nội thất và đề xuất ra một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. 3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Để đạt được mục tiêu này, tiểu luận tập trung vào các nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu khái niệm “nguồn nhân lực” và “lực lượng sản xuất” - Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất. - Tìm hiểu các khái niệm liên quan đến phát triển nguồn nhân lực. Trình bày khái quát quy mô của nguồn nhân lực; phân tích tầm quan trọng của vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong sự phát triển xã hội và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành Thiết kế nội thất ở Việt Nam hiện nay. 4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với một số phương pháp cụ thể như: lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch.

Nội dung

1. LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊ NIN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ

LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

1.1. Khái niệm lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của thế giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội. Về cấu trúc, lực lượng sản xuất được xem xét trên cả hai mặt, đó là mặt kinh tế

  • kỹ thuật (tư liệu sản xuất) và mặt kinh tế - xã hội (người lao động). Lực lượng sản

sản xuất chỉ là sản phẩm lao động của con người, đồng thời giá trị và hiệu quả thực tế của các tư liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ sử dụng của người lao động. Trong quá trình sản xuất nêu như công cụ sản xuất hao phí và di chuyển vào giá trị sản phẩm thì người lao động do bản chất sáng tạo của mình, trong quá trình lao động họ không chỉ tạo ra giá trị đủ bù đắp hao phí lao động, mà còn sáng tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bỏ ra ban đầu. Người lao động là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo ra vật chất, nguồn gốc của sự sáng tạo ra vật chất.

2. LIÊN HỆ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH THIẾT KẾ NỘI THẤT 2.1. Khái niệm về nguồn nhân lực Theo Liên Hợp quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”[2]. Nhìn chung, nguồn nhân lực có thể được hiểu theo hai nghĩa: “Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động.”[3] Nói cách khác, nguồn nhân lực là tập hợp một cơ số người lao động trong độ tuổi lao động theo pháp luật đề ra, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của một đất nước. 2.2. Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực có thể được hiểu là “quá trình nâng cao năng lực của con người về mọi mặt: thể lực, trí lực, tâm lực, đồng thời phân bổ, sử dụng, khai thác và phát huy hiệu quả nhất nguồn nhân lực thông qua hệ thống phân công lao động và giải quyết việc làm để phát triển kinh tế - xã hội.”[4] , từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển đất nước. Như vậy, phát triển nguồn nhân lực thực chất là đề cập đến vấn đề chất lượng nguồn nhân lực và khía cạnh xã hội của nguồn nhân lực của một quốc gia. 2.3. Yêu cầu của nguồn nhân lực chất lượng cao Như đã nói ở trên, giá trị và hiệu quả thực tế của các tư liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ sử dụng của người lao động. Vậy nên để xã hội phát triển nhanh, bền vững thì cần phải quan tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Vậy như thế nào là một nguồn nhân lực chất lượng cao? Đó là khái niệm để chỉ “một con người, một người lao động cụ thể có trình độ lành nghề (về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một

ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định (đại học, trên đại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật lành nghề).” Ngày nay, nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực “đáp ứng được yêu cầu của thị trường (yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước), đó là: có kiến thức chuyên môn, kinh tế, tin học; có kỹ năng, kỹ thuật, tìm và tự tạo việc làm, làm việc an toàn, làm việc hợp tác; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm với công việc.” Ngoài ra, nguồn nhân lực chất lượng cao đề cao chất lượng hơn số lượng. 2.4. Thực trạng về nguồn nhân lực ngành Thiết kế nội thất 2.4.1. Quy mô nguồn nhân lực hiện nay Bắt nhập với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện đại, ngành nội thất Việt Nam đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Cả nước hiện có hơn 10.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: thiết kế, sản xuất, thi công, kinh doanh nội thất và các dịch vụ khác liên quan đến sản phẩm nội thất, tạo ra việc làm cho khoảng 500.000 - 600.000 lao động. Cùng với sự phát triển của thị trường bất động sản, đặc biệt là các dự án cao cấp, nhu cầu về thiết kế nội thất đang tăng cao và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 5 năm tới. Theo cô Trần Thu Hà, Phó trưởng khoa Nội thất, Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, “hàng năm, tại TP.HCM có khoảng 1.000 người tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế nội thất tại các trường Đại học.”[5] 2.4.2. Vấn đề về nguồn nhân lực Hiện nay, đội ngũ nhà thiết kế nội thất được đào tạo lên đến hàng ngàn người nhưng vẫn chất lượng vẫn chưa đủ cao. Điều này dẫn đến việc không đủ nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội, bị phụ thuộc vào nguồn nhân lực nước ngoài với chi phí cao, nhân lực trong nước lại thiếu việc làm và phải đổi sang nghề khác. Một số vấn đề bào gồm:

- Chất lượng đào tạo, cơ cấu theo từng vùng miền không đồng đều, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. - Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực còn hạn chế. - Trong môi trường làm việc có yếu tố nước ngoài, người lao động Việt Nam vẫn còn gặp rào cản ngôn ngữ, văn hóa. - Tinh thần trách nhiệm làm việc, đào tạo nghề nghiệp, đạo đức công dân, ý thức văn hóa công nghiệp, kỷ luật lao động của một bộ phận đáng kể người lao động chưa cao. - Năng suất lao động còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Mặt khác, đáng lo ngại là năng suất lao động Việt Nam có xu hướng tăng chậm hơn

- Liên kết các công ty, các doanh nghiệp tạo điều kiện thực tập cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm thực tế. - Tổ chức hoạt động thể thao hay các hoạt động tình nguyện nhằm nâng cao sức khỏe, đạo đức... Đối với người lao động trong lực lượng sản xuất ngành Thiết kế nội thất, Nhà nước cần: - Thực hiện tốt chính sách nâng cao thể lực, sức khỏe, cải thiện tầm vóc cho người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại; phát triển hệ thống bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, tích cực hạn chế tỉ lệ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. - Đẩy mạnh phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ để không ngừng nâng cao trình độ, tay nghề của người lao động; thiết lập khung trình độ phù hợp với khu vực và thế giới, xây dựng nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục và đào tạo định hướng phù hợp chuẩn quốc tế và đặc thù Việt Nam,... - Xây dựng môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi để thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có tài năng và kinh nghiệm của nước ngoài tạo điều kiện cho người lao động Việt Nam học tập nâng cao nhận thức, cũng như có thể tiếp cận những kiến thức, công nghệ mới, theo kịp với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. - Nâng cao nhận thức của người lao động về vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình trong nền sản xuất hiện đại: đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ sản xuất. - Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo và xuất khẩu lao động để thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam. Đối với bản thân, sinh viên cần tự giác học tập, có ý thức phát triển bản thân, học tập những kỹ năng cần có của ngành thông qua các học phần đồ án, không ngừng sáng tạo tiếp thu sự đổi mới trong phong cách, vật liệu, thiết kế của ngành. Ngoài kỹ năng chuyên môn do nhà trường giảng dạy, sinh viên cần tự tìm hiểu, học hỏi những kỹ năng mềm mà xã hội yêu cầu (kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, tóm tắt ý, đặt câu hỏi phản biện và lý giải, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng điều chỉnh, sắp xếp thời gian...)

Kết luận

Lý luận triết học Mác – Lênin cho ta thấy một cách khách quan và tổng quát về nguồn nhân lực cũng như sự phát triển nguồn nhân lực. Thông qua mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và yếu tố người lao động, ta thấy được tầm quan trọng trong vai trò của nguồn

nhân lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, là sinh viên, tôi cũng xác định được hướng phát triển và cơ hội cho bản thân trong sự nghiệp sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ giáo dục và đào tạo, “Giáo trình Triết học Mác Lênin.”, Nxb chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội. [2], [3], [4] http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/tu-dien-mo/item/788-nguon-nhan- luc-va-phat-trien-nguon-nhan-luc.html Ngày truy cập 12/12/ [ 5 ] https://careerbuilder.vn/vi/talentcommunity/thiet-ke-noi-that-nghe-dat- so.35A512B8.html Ngày truy cập 12/12/