Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

kỹ năng thực hành pháp luật, Lecture notes of Elder Law

kỹ năng thực hành pháp luật ulaw

Typology: Lecture notes

2021/2022

Uploaded on 11/04/2023

tran-nguyen-anh-thy-2269
tran-nguyen-anh-thy-2269 🇻🇳

2 documents

1 / 97

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
CHƯƠNG TRÌNH MÔN
HỌC KỸ NĂNG THỰC
HÀNH PHÁP LUẬT
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41
pf42
pf43
pf44
pf45
pf46
pf47
pf48
pf49
pf4a
pf4b
pf4c
pf4d
pf4e
pf4f
pf50
pf51
pf52
pf53
pf54
pf55
pf56
pf57
pf58
pf59
pf5a
pf5b
pf5c
pf5d
pf5e
pf5f
pf60
pf61

Partial preview of the text

Download kỹ năng thực hành pháp luật and more Lecture notes Elder Law in PDF only on Docsity!

CHƯƠNG TRÌNH MÔN

HỌC KỸ NĂNG THỰC

HÀNH PHÁP LUẬT

PHÂN BỔ CHUYÊN ĐỀ TRÌNH MÔN HỌC

KỸ NĂNG THỰC HÀNH PHÁP LUẬT

I. Tổng quan về môn học

  1. Số tín chỉ: o Ba ( 03 ) tín chỉ đối với các lớp chính quy hệ đại trà, hệ vừa làm vừa học (tương ứng 45 tiết học phần) o Hai ( 02 ) tín chỉ (tương ứng 30 tiết) đối với các lớp Chất lượng cao
  2. Phân chia giờ giảng, thảo luận o Các lớp 3 tín chỉ: 36 tiết (18 ca) lý thuyết + 20 tiết (10 ca) thảo luận (tương ứng 10 tiết lý thuyết) ➔ Tổng cộng 28 ca (56 tiết) o Các lớp 2 tín chỉ: 26 tiết (13 ca) lý thuyết + 10 tiết (5 ca) thảo luận (tương ứng 5 tiết lý thuyết) ➔ Tổng cộng 18 ca (36 tiết).
  3. Số lượng chuyên đề: 8 chuyên đề Chuyên đề 1: Đạo đức nghề nghiệp trong thực hành pháp luật Chuyên đề 2: Kỹ năng nhận diện vấn đề pháp lý (chung) Chuyên đề 3: Kỹ năng phân tích luật viết Chuyên đề 4: Kỹ năng nghiên cứu phân tích bản án Chuyên đề 5: Kỹ năng thu thập tài liệu Chuyên đề 6: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ Chuyên đề 7: Kỹ năng đàm phán, tranh luận Chuyên đề 8: Kỹ năng viết và trình bày vấn đề pháp lý

BẢNG PHÂN CHIA SỐ TIẾT LÝ THUYẾT VÀ THẢO LUẬN

CÁC LỚP 3 TÍN CHỈ HỆ CHÍNH QUY VB

Số ca, số tiết: 36 tiết (18 ca) lý thuyết + 20 tiết (10 ca) thảo luận (tương ứng 10 tiết lý thuyết) ➔ Tổng cộng 28 ca (56 tiết) STT Ca Lý thuyết Thảo luận

1. Ca 1: Chuyên đề 1 x 2. Ca 2: Chuyên đề 1 (tt) x 3. Ca 3: Chuyên đề 2 x 4. Ca 4: Chuyên đề 2 (tt) x 5. Ca 5: Chuyên đề 3 x 6. Ca 6: Chuyên đề 3 (tt) x 7. Ca 7: Chuyên đề 4 x 8. Ca 8: Chuyên đề 4 (tt) x 9. Ca 9: Thảo luận x 10. Ca 10: Thảo luận x 11. Ca 11: Chuyên đề 5 x 12. Ca 12: Chuyên đề 5 (tt) x 13. Ca 13: Thảo luận x 14. Ca 14: Thảo luận x 15. Ca 15: Chuyên đề 6 x 16. Ca 16: Chuyên đề 6 (tt) x 17. Ca 17: Chuyên đề 6 (tt) x 18. Ca 18: Chuyên đề 6 (tt) x 19. Ca 19: Thảo luận x 20. Ca 20: Thảo luận x 21. Ca 21: Chuyên đề 7 x 22. Ca 22: Chuyên đề 7 (tt) x 23. Ca 23: Thảo luận x

24. Ca 24: Thảo luận x 25. Ca 25: Chuyên đề 8 x 26. Ca 26: Chuyên đề 8 (tt) x 27. Ca 27: Thảo luận x 28. Ca 28: Thảo luận x

BẢNG PHÂN CHIA THỜI LƯỢNG GIẢNG DẠY

CÁC LỚP 2 TÍN CHỈ HỆ CHÍNH QUY VB

STT Ca Lý thuyết Thảo luận

1. Ca 1: Chuyên đề 1 x 2. Ca 2: Chuyên đề 1 (tt) x 3. Ca 3: Chuyên đề 2 x 4. Ca 4: Chuyên đề 2 (tt) x 5. Ca 5: Chuyên đề 3 x 6. Ca 6: Chuyên đề 4 x 7. Ca 7: Chuyên đề 5 x 8. Ca 8: Chuyên đề 5 (tt) x 9. Ca 9: Thảo luận x 10. Ca 10: Thảo luận x 11. Ca 11: Chuyên đề 6 x 12. Ca 12: Chuyên đề 6 (tt) x 13. Ca 13: Thảo luận x 14. Ca 14: Thảo luận x 15. Ca 15: Chuyên đề 7 x 16. Ca 16: Chuyên đề 8 x 17. Ca 17: Thảo luận x 18. Ca 18: Thảo luận x

ĐỀ CƯƠNG MÔN KỸ NĂNG THỰC HÀNH PHÁP LUẬT CHUYÊN ĐỀ 1: ĐẠO ĐỨC TRONG THỰC HÀNH PHÁP LUẬT PHẦN 1: KHÁI LUẬN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

  1. Khái niệm đạo đức
  2. Sự cần thiết của đạo đức trong hành nghề
  3. Yêu cầu tuân thủ đạo đức nghề nghiệp
  4. Quy tắc hóa chuẩn mực đạo đức trong hành nghề.
  5. Chủ thể ban hành quy tắc đạo đức trong hành nghề
  6. Giám sát tuân thủ đạo đức trong hành nghề.
  7. Mối quan hệ giữa đạo đức nghề nghiệp và pháp luật.
  8. Giá trị pháp lý của chuẩn mực đạo đức trong hành nghề.
  9. Định hướng. PHẦN 2: MỘT SỐ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LUẬT
  10. Giới hạn phạm vi.
  11. Chuẩn mực đạo đức của Luật sư.
  12. Chuẩn mực đạo đức của Thẩm phán. CHUYÊN ĐỀ 2 : KỸ NĂNG NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ PHÁP LÝ (CHUNG) PHẦN 1: TIẾP CẬN, KHAI THÁC THÔNG TIN TỪ KHÁCH HÀNG
  13. Nguyên tắc “lấy khách hàng làm trọng”
  14. Vấn đề “xung đột lợi ích”
  15. Kỹ năng giao tiếp và phỏng vấn khách hàng PHẦN 2: GHI NHẬN VỤ VIỆC, QUẢN LÝ HỒ SƠ

KỸ NĂNG PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN BẢN ÁN

PHẦN 1: KỸ NĂNG PHÂN TÍCH BẢN ÁN

1.1. Ý nghĩa của việc phân tích bản án 1.2. Cách thức phân tích bản án

_- Xác định vấn đề pháp lý cần nghiên cứu

  • Xác định được quan điểm của các bên liên quan
  • Xác định được quan điểm của cơ quan tố tụng trước đó
  • Xác định được quan điểm của Tòa án trong bản án được nghiên cứu_ PHẦN 2: KỸ NĂNG BÌNH LUẬN BẢN ÁN 2.1. Ý nghĩa của việc bình luận bản án 2.2. Cách thức bình luận bản án _- Đánh giá quan điểm của Tòa án so với văn bản liên quan
  • Đánh giá quan điểm của Tòa án so với học thuật liên quan
  • Đánh giá quan điểm của Tòa án so kinh nghiệm nước ngoài_ CHUYÊN ĐỀ 5 : KỸ NĂNG THU THẬP TÀI LIỆU PHẦN 1: THU THẬP TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc thu thập tài liệu 1.1. Các yêu cầu đối với việc thu thập tài liệu 1.2.1. Xác định mục đích của việc thu thập tài liệu 1.2.2. Xác định và phân loại nguồn tài liệu cần thu thập 1.2.3. Tuân thủ các nguyên tắc trong quá trình giao tiếp với người cung cấp thông tin, tài liệu 1.2.4. Kỹ năng giao tiếp và đặt câu hỏi để thu thập thông tin, tài liệu 1.3. Kỹ năng thu thập các loại tài liệu cụ thể 1.3.1. Thu thập tài liệu trong lĩnh vực hình sự 1.3.2. Thu thập tài liệu trong các vụ việc dân sự 1.3.3. Thu thập tài liệu trong vụ việc hành chính

PHẦN 2: QUẢN LÝ VÀ LƯU TRỮ TÀI LIỆU

2.1. Phân loại, lập hồ sơ tài liệu 2.2. Lưu trữ tài liệu CHUYÊN ĐỀ 6: KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ PHẦN 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ 1.1. Mục tiêu chung của chuyên đề 1.2. Mục tiêu nhận thức chi tiết PHẦN 2: TÓM TẮT NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ 2.1. Khái niệm và vai trò của nghiên cứu hồ sơ 2.1.1. Khái niệm nghiên cứu hồ sơ 2.1.2. Vai trò của nghiên cứu hồ sơ 2.2. Các yêu cầu của việc nghiên cứu hồ sơ 2.3. Các phương pháp nghiên cứu hồ sơ 2.4. Các bước cơ bản để nghiên cứu hồ sơ PHẦN 3: CÁC KỸ NĂNG ĐỂ NGHIÊN CỨU HỒ SƠ 3 .1. Kỹ năng phân loại, sắp xếp hồ sơ 3.2. Kỹ năng đọc hồ sơ và phát hiện vấn đề 3.3. Kỹ năng ghi chép, tổng hợp kết quả CHUYÊN ĐỀ 7 : KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN, TRANH LUẬN PHẦN 1: CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH NÊN KỸ NĂNG PHẦN 2: CÁC KỸ NĂNG LIÊN QUAN MẬT THIẾT ĐẾN KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN, TRANH LUẬN 2.1. Kỹ năng đọc 2.2. Kỹ năng nghe

2.2.4. Hình thành đề cương bài viết 2.1.5. Bắt tay vào việc viết 2.2.6. Luôn bám sát cấu trúc nội dung bài viết 2.2.7. Bài viết phải mạch lạc, rõ nghĩa 2.2.8. Chỉ sử dụng thuật ngữ pháp lý/ thuật ngữ đặc biệt khi thích hợp 2.2.9. Chỉnh sửa và hiệu đính 2.3. Kỹ năng trình bày vấn đề pháp lý 2.3.1 Khái quát chung về việc trình bày vấn đề pháp lý 2.3.2 Các yếu tố của việc trình bày 2.3.3 Các bước trình bày vấn đề pháp lý

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀ 1: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG THỰC HÀNH PHÁP LUẬT ThS. GVC Trịnh Anh Nguyên ⃰

1. HIỆN TRẠNG MÔN HỌC TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT. VẤN ĐỀ ĐẶT RA. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Hiện trạng : Vấn đề “đạo đức nghề luật” hiện được truyền tải tại các cơ sở đào tạo ngành luật dưới các hình thức: Là một trong 5 chuyên đề thuộc môn học Kỹ năng thực hành pháp luật - môn học bắt buộc đối với sinh viên ĐH Luật TP.HCM - hệ chính quy; là môn bắt buộc đối với hệ đào tạo từ xa của trường ĐH Mở TP.HCM; là môn học độc lập tự chọn 2 tín chỉ tương đương 30t đối với Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế thuộc trường ĐH Luật Hà Nội, sinh viên chính quy ngành Luật Thương mại quốc tế… Vấn đề đặt ra : Chuyên đề này nói riêng và môn học Kỹ năng thực hành pháp luật nói chung là môn học mang tính kỹ năng nền tảng cho việc vận dụng vào nghề nghiệp luật nhưng chưa được nhìn nhận về sự cần thiết của việc trang bị những hiểu biết về vấn đề này cũng như môn học chưa được sắp xếp thống nhất trong chương trình đào tạo cử nhân luật giữa các cơ sở đào tạo (chưa thống nhất về thời lượng, nội dung, đối tượng học, tính chất môn học…). Có rất nhiều đầu công việc dành cho nghề luật. Tuy nhiên, một số đầu công việc như pháp chế doanh nghiệp, tư vấn viên pháp lý không đồng thời là luật sư… hiện chưa được quy định là chức danh nghề nghiệp, chưa có quy định về bồi dưỡng tiêu chuẩn nghiệp vụ và chứng chỉ hành nghề như những công việc khác như luật sư, công chúng viên, thừa phát lại… Vì vậy việc trang bị nhận thức về đạo đức nghề luật để sống tốt với nghề, giữ vững lương tâm nghề nghiệp ngay từ khi còn ngồi tại giảng đường đại học là điều cần thiết vì không phải cử nhân luật nào cũng sẽ trải qua các khoá nghiệp vụ để hành nghề nên sẽ ít, thậm chí không có cơ hội để được trang bị hiểu biết về chủ đề này. Trong khi đó, thực tế đang cho thấy sự thoái hoá, phá sản, vướng vào vòng lao lý của các tổ chức kinh doanh thương mại trong đó không thể thiếu trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức của đội ngũ pháp chế doanh nghiệp - người gác cổng cho sự an toàn pháp lý của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh là một ví dụ. Thay vì nói “không”, các cán bộ, chuyên viên pháp chế DN lại nhắm mắt làm ngơ hoặc tiếp tay cho những hành vi pháp lý sai trái trong kinh doanh, vi phạm pháp luật hành chính, dân sự, * (^) Thạc sĩ, Giảng viên chính, Giám đốc Trung tâm Đào tạo ngắn hạn - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Vấn đề đặt ra : Việc trang bị kỹ năng kiến thức, nhận thức và kỹ năng cho người hành nghề luật, trong đó bao gồm cả việc trang bị về đạo đức nghề luật chưa có sự phân tầng hợp lý theo đối tượng và mục tiêu nghề nghiệp nên việc chồng chéo về nội dung đào tạo giữa cơ sở đào tạo cử nhân luật và trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ là một nguy cơ; hoặc có sự “lạm dụng” trong việc trang bị kỹ năng hay không đối với bậc cử nhân luật khi có sự “lấn sâu” về kỹ năng đào tạo các chức danh tư pháp và chức danh nghề nghiệp luật? Bên cạnh đó cũng có thể xảy ra hiện tượng “đổ trách nhiệm” trong đào tạo giữa cơ sở đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, cơ sở đào tạo bậc đại học với người sử dụng nhân sự ngành luật, tạo ra những dư luận không tốt về chất lượng đào tạo và bồi dưỡng đối với các cử nhân luật nói chung và các chức danh nghề luật nói riêng. Đề xuất giải pháp : Cần có khảo sát về nội dung giảng dạy thực tiễn từ các giảng viên, báo cáo viên tại các cơ sở đào tạo cử nhân luật và cơ sở đào tạo chức danh tư pháp cũng như chức danh nghề luật; các nhà quản lý doanh nghiệp - là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động trang bị kỹ năng và nhận thức nghề nghiệp từ khi người làm nghề tương lai còn ngồi tại giảng đường cho đến sau khi tốt nghiệp và đi làm việc; Cần tiến hành rà soát những quy định, yêu cầu về nội dung đào tạo kỹ năng, nhận thức và thái độ nghề nghiệp, giữ gìn và tôn vinh giá trị nghề nghiệp đối với các cơ sở đào tạo, các cấp đào tạo Trên cơ sở đó, các giảng viên, báo cáo viên cần có sự trao đổi để nhận thức và xác định “ranh giới” trong đào tạo nhằm khắc phục tối đa những thực trạng nêu trên, đảm bảo cao nhất hiệu quả trong đào tạo.

3. YÊU CẦU VÀ MỤC TIÊU TRANG BỊ NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT CHO ĐỐI TƯỢNG SINH VIÊN NGÀNH LUẬT Những vấn đề chung về môn học đang được giảng dạy tại ĐH Luật tp.HCM Tên môn học : Kỹ năng thực hành pháp luật Tên chuyên đề : Đạo đức trong thực hành pháp luật Nội dung toàn môn học : ✓ Đạo đức nghề luật ✓ Kỹ năng tiếp xúc khách hàng ✓ Kỹ năng đàm phán tranh luận ✓ Kỹ năng phân tích hồ sơ ✓ Kỹ năng viết bài bào chữa Đối tượng học : Dành cho sinh viên năm 3 hệ đào tạo chính quy.

Tính chất của môn học nói chung : Là môn kỹ năng, trang bị hiểu biết và thậm chí cầm tay chỉ việc cho sinh viên đối với một số đầu công việc trong tương lai sau khi sinh viên tốt nghiệp vì “kỹ năng” được miêu tả là độ thuần thục trong việc thực hiện một hoặc một số thao tác trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm nhằm đạt được kết quả tốt nhất có thể Với thời lượng hiện tại của môn học kỹ năng, và với đặc điểm đối tượng học là sinh viên năm thứ 3, chưa tốt nghiệp chính thức đi làm, chưa gắn với đầu công việc cụ thể của nghề luật, chuẩn bị trải qua kỳ thực tập theo quy định trong chương trình đào tạo (khoảng 2 tháng thực tập) và với thời lượng môn học như hiện nay, việc trang bị những kiến thức và kỹ năng của môn học này chỉ nên dừng lại ở những mục tiêu sau: Thứ nhất, giúp người học hình dung bức tranh tổng thể về những đầu công việc của nghề luật điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ đối với một số đầu công việc; đặt nền tảng cho sự lựa chọn nghề nghiệp cũng như định hướng bồi dưỡng nghiệp vụ tương ứng với đầu công việc đã được lựa chọn sau khi tốt nghiệp; những cơ hội nghề nghiệp cũng như những thách thức trong việc gìn giữ và vinh danh giá trị nghề nghiệp cho dù người hành nghề lựa chọn bất kỳ đầu công việc nào; Thứ hai, hướng dẫn sinh viên vận dụng nền tảng kiến thức pháp luật vào công việc; nhận diện những kỹ năng cần thiết, tinh thần trách nhiệm, thái độ tích cực - trước hết để phục vụ cho kỳ thực tập theo quy định đối với sinh viên ở năm thứ 4, trước khi tốt nghiệp. Thực tế, những thao tác mà sinh viên thường xuyên sử dụng trong thời kỳ thực tập gồm: Rà soát hợp đồng, soạn đơn khởi kiện, tập hợp in ấn photo tài liệu, viết và gửi email cho khách hàng, xác định vấn đề pháp lý trong vụ việc, trình bày luận cứ giải quyết vụ việc một cách khoa học và rõ ràng, thực hiện các thủ tục hành chính và tố tụng đơn giản theo uỷ quyền cho khách hàng theo các hợp đồng dịch vụ, soạn hợp đồng, khai nhận di sản thừa kế, đối chiếu giấy tờ…Và dẫu là trong thời kỳ thực tập, sinh viên cũng cần có nhận thức đúng đắn về những giá trị nghề nghiệp để từng bước tạo dựng sự tận tâm tận lực với nghề, tinh thần trách nhiệm, tự giác, không ngại khó khăn, biết chia sẻ với đồng nghiệp, bạn bè trong công việc, tôn trọng khách hàng và hết lòng nhất có thể đối với khách hàng Thứ ba, vận dụng những nền tảng kiến thức pháp luật và những kỹ năng, trách nhiệm, thái độ tích cực của người hành nghề luật nói chung nhằm góp phần khẳng định và tôn vinh giá trị nghề nghiệp là nhằm bảo công lý và lẽ phải, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mọi người, mọi công dân và tổ chức, góp phần tạo nên một xã hội thực sự tiến bộ, công bằng và văn minh.

4. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHUYÊN ĐỀ “ĐẠO ĐỨC TRONG THỰC HÀNH PHÁP LUẬT”

đó xác định các vấn đề: Đúng, sai; tốt, xấu; nên, không nên trong nhận thức và ứng xử nhằm đảm bảo sự ổn định, giữ gìn trật tự, kỷ cương của xã hội. ✓ Chuẩn mực đạo đức tuy bao gồm những tiêu chuẩn thành văn và bất thành văn nhưng đều có giá trị định hướng, điều chỉnh hành vi của cá nhân và các nhóm xã hội. Nhờ có chuẩn mực đạo đức mà mỗi cá nhân luôn phải xem xét, suy nghĩ, kiểm điểm trước khi thực hiện bất kỳ hành vi xã hội nào ✓ Các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực đạo đức không được ghi chép dưới hình thức một văn bản hay Bộ luật, Luật riêng về đạo đức. ✓ Hình thức tồn tại của chuẩn mực đạo đức: Giá trị đạo đức/ Những bài học về luân thường đạo lý/ Cách ứng xử của con người trong cuộc sống hằng ngày. ✓ Chuẩn mực đạo đức thường được củng cố, gìn giữ và phát triển qua các hình thức truyền miệng, thông qua giáo dục từ gia đình, xã hội và được truyền từ đời này sang đời khác. Chuẩn mực đạo đức đã được hình thành từ rất sớm và đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chi phối hành vi của con người. Đạo đức nghề luật là môn học nghiên cứu về các chuẩn mực, quy tắc đạo đức đặt ra cho những cá nhân và tổ chức hành nghề luật, trong đó trọng tâm nghiên cứu là các tiêu chuẩn đạo đức đối với luật sư và thẩm phán, 2 trong số các đầu công việc của nghề luật chịu sự tác động và chi phối bởi các giá trị đạo đức xã hội nói chung và đạo đức nghề luật nói riêng. Môn học cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa các chuẩn mực đạo đức nghề luật với sự biến động không ngừng của các hiện tượng xã hội. Giúp cho những người hành nghề luật trong tương lai hiểu được một cách tổng quát về những đầu công việc của nghề luật; Vị trí, vai trò của Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật, nâng cao ý thức tự giác của người hành nghề luật trong việc chấp hành các nghĩa vụ đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong hành nghề và trong giao tiếp xã hội; Giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của nghề luật, góp phần xây dựng và củng cố sự tin cậy trong xã hội đối với nghề luật ở Việt Nam. Trong đời sống thường nhật, luật sư tham gia vào các quan hệ xã hội, các quan hệ nghề nghiệp, trong đó có các quan hệ tố tụng trong các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại, lao động, hành chính. Trong các quan hệ tố tụng nêu trên lại diễn ra nhiều loại quan hệ giữa các chủ thể khác như: quan hệ giữa luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng qua các giai đoạn tố tụng khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; quan hệ với khách hàng, với những người tham gia tố tụng khác, quan hệ với đồng nghiệp, ... Với tư cách một chủ thể tham gia trong các quan hệ tố tụng, luật sư có những quyền và nghĩa vụ tố tụng nhất định theo quy định của pháp luật. Đó là

những quyền và nghĩa vụ pháp lý luật sư phải tuân thủ và nếu vi phạm sẽ phải chịu các hình thức xử lý theo các chế tài đã được luật hóa. Tuy nhiên, trong các quan hệ nêu trên, vẫn còn có những trường hợp, tình huống nảy sinh trong thực tiễn giao tiếp không nằm trong phạm vi điều chỉnh của pháp luật mà thuộc phạm trù đạo đức và ứng xử nghề nghiệp phải được điều chỉnh bằng các quy định đạo đức tương ứng. Đó là các quy định về căn cứ, chuẩn mực đã được xác định trong bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư. Các quy định này cũng hàm chứa các nghĩa vụ đạo đức mang tính chất cấm đoán hay bắt buộc luật sư phải tuân thủ hoặc các quy phạm mang tính chất khuyến khích luật sư áp dụng trong quá trình hành nghề cũng như trong lối sống, giao tiếp khi tham gia các quan hệ xã hội khác. Luật sư, với sứ mệnh cao cả là bảo vệ công lý, phát triển kinh tế, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; tuân thủ và trung thành với Hiến pháp, pháp luật; độc lập, ngay thẳng, tôn trọng sự thật và góp phần vào việc phát triển hệ thống pháp luật, tích cực tham gia các hoạt động công ích. Lựa chọn một số hồ sơ điển hình về dân sự, lao động, hôn nhân gia đình, thương mại … để nhận diện, phân tích, so sánh khía cạnh pháp lý và khía cạnh đạo đức cũng như những khía cạnh khác trong từng vụ việc nhằm đi đến kết luận về những vấn đề cốt lõi của đạo đức nghề luật gồm: ✓ Khả năng nhận thức Tốt - Xấu/ Đúng - Sai/ Nên - Không nên đối với hành vi và đối với các các sự vật, hiện tượng trong xã hội ✓ Cư xử chuẩn mực giữa người với người; ✓ Lan toả sự chuẩn mực và ✓ Đấu tranh, trừng trị những hành vi thiếu chuẩn mực, phi đạo đức trong hành nghề luật 4.3. Vai trò của việc giữ gìn giá trị đạo đức đối với sự phát triển bền vững trong nghề luật Từ việc hướng dẫn sinh viên tranh luận về các chủ đề: ✓ Tân cử nhân luật trang bị những gì để sẵn sàng theo đuổi đam mê và phụng sự mục tiêu nghề nghiệp của mình, kiên định tôn vinh giá trị của nghề cho dù nghề nghiệp nào cũng tồn tại những tiêu cực và chỉ có thể hạn chế mà không thể triệt tiêu những hiện tượng tiêu cực trong nghề luật nói riêng và trong bất kể lĩnh vực nghề nghiệp nào nói chung? ➢ Kiến thức chuyên môn (nền tảng kiến thức pháp lý, tra cứu văn bản, tư duy pháp lý để dự liệu và phòng ngừa rủi ro)