Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

KTCT Mác Lenin chương 3, Thesis of Political Economy

Kinh tế chính trị Mác Leenin chương 3

Typology: Thesis

2024/2025

Uploaded on 06/02/2025

bao-anh-ngo
bao-anh-ngo 🇻🇳

2 documents

1 / 27

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
CHƯƠNG 2
HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA
THỊ TRƯỜNG
A/ Mục đích của chương
Chương này nhằm cung cấp một cách có hệ thống về lý luận giá trị lao động của
C.Mác thông qua các phạm trù cơ bản về hàng hóa, tiền tệ, giá cả, quy luật giá trị, tính 2
mặt của lao động sản xuất hàng hóa, năng suất lao động… giúp cho việc nhận thức một
cách căn bản cơ sở lý luận của các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Trên
cơ sở đó góp phần vận dụng để hình thành tư duy và kỹ năng thưc hiện hành vi kinh tế phù
hợp với yêu cầu khách quan của công dân khi tham gia các hoạt động kinh tế -xã hội nói
chung. Đây cũng là căn cứ mà trên cơ sở đó có thể tiếp tục bổ sung, làm sâu sắc thêm một
số khía cạnh lý luận của C.Mác về hàng hóa, giá trị hàng hóa mà thời của mình, do hoàn
cảnh khách quan, C.Mác chưa có điều kiện để nghiên cứu một cách sau sắc như trong điều
kiện nền kinh tế thị trường với những quy luật củ kinh tế thị trường hiện nay.
B/ Nội dung chương
I. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA
1. Sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa, điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Khái niệm
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó những người sản xuất ra sản phẩm
không phải để tiêu dùng cho bản thân mà để trao đổi, mua bán trên thị trường. Sản xuất
hàng hóa chỉ tồn tại và phát triển trong một số phương thức sản xuất xã hội, gắn liền với
những điều kiện lich sử nhất định.
Điều kiện ra đời và tồn tại sản xuất hang hóa
Theo Mác, sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện là phân công lao
động xã hội và sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất.
- Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, các
lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất thành
những ngành, nghề khác nhau. Do phân công lao động xã hội, mỗi người chỉ sản xuất một
hoặc một vài sản phẩm nhất định. Trong khi đó, nhu cầu của họ lại đòi hỏi nhiều loại sản
phẩm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu, giữa những người sản xuất cần có sự trao đổi sản
phẩm với nhau. Như vậy, phân công lao động xã hội làm xuất hiện mối quan hệ trao đổi
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b

Partial preview of the text

Download KTCT Mác Lenin chương 3 and more Thesis Political Economy in PDF only on Docsity!

CHƯƠNG 2

HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA

THỊ TRƯỜNG

A/ Mục đích của chương Chương này nhằm cung cấp một cách có hệ thống về lý luận giá trị lao động của C.Mác thông qua các phạm trù cơ bản về hàng hóa, tiền tệ, giá cả, quy luật giá trị, tính 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa, năng suất lao động… giúp cho việc nhận thức một cách căn bản cơ sở lý luận của các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Trên cơ sở đó góp phần vận dụng để hình thành tư duy và kỹ năng thưc hiện hành vi kinh tế phù hợp với yêu cầu khách quan của công dân khi tham gia các hoạt động kinh tế -xã hội nói chung. Đây cũng là căn cứ mà trên cơ sở đó có thể tiếp tục bổ sung, làm sâu sắc thêm một số khía cạnh lý luận của C.Mác về hàng hóa, giá trị hàng hóa mà thời của mình, do hoàn cảnh khách quan, C.Mác chưa có điều kiện để nghiên cứu một cách sau sắc như trong điều kiện nền kinh tế thị trường với những quy luật củ kinh tế thị trường hiện nay. B/ Nội dung chương I. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA

1. Sản xuất hàng hóa Sản xuất hàng hóa, điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa Khái niệm Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó những người sản xuất ra sản phẩm không phải để tiêu dùng cho bản thân mà để trao đổi, mua bán trên thị trường. Sản xuất hàng hóa chỉ tồn tại và phát triển trong một số phương thức sản xuất xã hội, gắn liền với những điều kiện lich sử nhất định. Điều kiện ra đời và tồn tại sản xuất hang hóa Theo Mác, sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện là phân công lao động xã hội và sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất. - Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau. Do phân công lao động xã hội, mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một vài sản phẩm nhất định. Trong khi đó, nhu cầu của họ lại đòi hỏi nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu, giữa những người sản xuất cần có sự trao đổi sản phẩm với nhau. Như vậy, phân công lao động xã hội làm xuất hiện mối quan hệ trao đổi

sản phẩm giữa những người sản xuất với nhau. Phân công lao động xã hội càng phát triển thì sản xuất và trao đối sản phẩm càng mở rộng hơn, đa dạng hơn. Vì vậy, phân công lao động xã hội đóng vai trò là cơ sở cho sự ra đời của sản xuất hàng hóa.

- Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho giữa những người sản xuất độc lập với nhau, khác nhau về lợi ích. Trong điều kiện đó, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán sản phẩm, tức là phải trao đổi dưới hình thức hàng hóa. Nói cách khác, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất đòi hỏi việc trao đổi sản phẩm giữa họ với nhau phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng, ngang giá, hai bên đều có lợi; tức là trao đổi mang hình thái trao đổi hàng hóa. Như vậy, sản xuất hàng hóa chỉ ra đời và tồn tại khi có đủ hai điều kiện trên. Thiếu một trong hai điều kiện thì không có sản xuất hàng hóa và sản phẩm của lao động cũng không mang hình thái hàng hóa Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa - Sản xuất hàng hóa là sản xuất sản phẩm cho người khác, sản xuất để bán trên thị trường nên việc mở rộng quy mô sản xuất không bị hạn chế bởi nhu cầu hạn hẹp của người sản xuất. Chính nhu cầu lớn và không ngừng tăng lên là một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của sản xuất hàng hóa. - Sản xuất hàng hóa gắn liền với cạnh tranh nên buộc người sản xuất phải năng động trong sản xuất kinh doanh; phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm bán được nhiều hàng hóa và thu được nhiều lợi nhất; từ đó, tự phát thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Đây là một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển sản xuất xã hội. - Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở phân công lao động và lại thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động, phát triển chuyên môn hóa, tạo điều kiện để phát huy thế mạnh, phát huy lợi thế so sánh của mỗi cá nhân, mỗi đơn vị sản xuất cũng như các khu vực, các vùng kinh tế. - Sản xuất và trao đổi hàng hóa gắn với tính chất mở của các quan hệ kinh tế, các quan hệ hàng hóa tiền tệ, làm cho không gian giao lưu kinh tế giữa các khu vực, các nước, các địa phương ngày càng mở rộng. Tính chất mở là đặc trưng của các quan hệ hàng hóa tiền tệ, mở trong quan hệ giữa những người sản xuất, giữa các doanh nghiệp, các địa phương, giữa các vùng và với nước ngoài. Từ đó, quan hệ hàng hóa tiền tệ tạo nên sự “sống động” của nền kinh tế, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực trên, sản xuất hàng hóa cũng còn tồn tại nhiều mặt trái và cả những tác động tiêu cực đối với đời sống kinh tế, xã hội như phân hóa

Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng hàng hóa. Khi chưa tiêu dùng, giá trị sử dụng chỉ ở trạng thái khả năng. Để giá trị sử dụng ở trạng thái khả năng biến thành giá trị sử dụng hiện thực, hàng hóa phải được đưa vào tiêu dùng. Điều này nói lên ý nghĩa quan trọng của tiêu dùng đối với sản xuất. Giá trị sử dụng là thuộc tính gắn liền với vật thể hàng hóa, nhưng không phải là giá trị sử dụng cho bản thân người sản xuất hàng hóa, mà là giá trị sử dụng cho người khác, cho người mua, tức là giá trị sử dụng xã hội. Để giá trị sử dụng của hàng hóa đi vào tiêu dùng thì trước tiên hàng hóa phải được trao đổi, mua bán trên thị trường. Điều này đòi hỏi người sản xuất phải quan tâm, đáp ứng đúng nhu cầu, thị hiếu của người mua, người tiêu dùng. Có như vậy sản phẩm hàng hóa mới được người mua, người tiêu dùng chấp nhận. Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất đã hao phí đề sản xuất ra hàng hóa hay lao động của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. Vật gì không do lao động của con người tạo ra, không phải là sản phẩm của lao động thì không có giá trị. Giá trị ẩn chứa bên trong giá trị sử dụng của hàng hóa nên là phạm trù trừu tượng. Giá trị chỉ được biểu hiện ra bên ngoài thông qua trao đổi, mua bán hay được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, một tỷ lệ trao đổi giữa những giá trị sử dụng khác nhau. Ví dụ 1m vải = 20 kg thóc. Về mặt vật chất, không thể so sánh giữa giá trị sử dụng của vải với giá trị sử dụng của thóc được vì chúng khác nhau về chất. Giữa vải và thóc có thể so sánh, trao đổi được với nhau bởi chúng có điểm chung đều là sản phẩm của lao động. Trong mối quan hệ trao đổi đó, hao phí lao động để làm ra 1m vải bằng với hao phí lao động để sản xuất ra 20 kg thóc. Ở đây, lao động của người sản xuất vải và lao động của người sản xuất thóc được quy thành lao động chung, đồng nhất của con người làm cơ sở để so sánh, trao đổi vải và thóc với nhau. Như vậy, bản chất của giá trị là lao động của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. Giá trị hàng hóa là biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hóa. Giá trị là phạm trù lịch sử; chỉ khi nào có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì mới có giá trị hàng hóa. Giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi. Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển đến một trình độ nhất định, sẽ xuất hiện một hàng hóa đặc biệt dùng để đo giá trị của các hàng hóa là tiền tệ.

Khi tiền xuất hiện, giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định, gọi là giá cả hàng hóa. b) Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa Hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt. C. Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích lao động riêng, đối tượng lao động riêng, công cụ lao động riêng, phương pháp lao động riêng và kết quả riêng. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá.

  • Các loại lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hang
  • Tất cả lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội càng phát triển thì xã hội càng nhiều ngành nghề khác nhau, do đó có nhiều giá trị sử dụng khác nhau.
  • Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn, là điều kiện sản xuất không thể thiếu của bất kỳ hình thái kinh tế xã hộ nào. Khoa học kỹ thuật, phân công lao động càng phát triển thì các hình thức lao động cụ thể càng phong phú, đa dạng. Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá không kể đến hình thức cụ thể của nó. Đó là sự hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hoá nói chung về cơ bắp, thần kinh, trí óc. Lao động trừu tượng chính là lao động chung, đồng nhất của con người. Tuy nhiên, không phải sự tiêu hao sức lao động nào cũng là lao động trừu tượng; chỉ sự tiêu phí sức lao động của người sản xuất hàng hóa mới là lao động trừu tượng. Nếu lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng thì lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá. Vì vậy, giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá. Lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử, chỉ có trong sản xuất và trao đổi hàng hóa bởi vì, chỉ trong sản xuất và trao đổi hàng hóa mới cần quy các lao động khác nhau thành lao động chung, đồng nhất làm cơ sở để so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng khác nhau. Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có ý nghĩa rất to lớn, giúp cho lý luận giá trị - lao động của Mác có một cơ sở khoa học thực sự. Phát hiện về tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa đã giải thích được những hiện tượng phức tạp diễn ra trong thực tiễn như sự vận động trái ngược khi khối lượng của cải vật chất ngày càng tăng lên, đi liền khối lượng giá trị của nó giảm xuống hay không thay đổi.

trường. Vì vậy, người nào đưa ra thị trường nhiều sản phẩm nhất sẽ là người quyết định giá mua bán của sản phẩm. Cấu thành lượng giá trị hang hóa Hao phí lao động để sản xuất hàng hóa gồm hao phí về lao động vật hóa dưới dạng nhà xưởng, máy móc, công cụ lao động, nguyên nhiên vật liệu… và hao phí lao động sống. Trong quá trình sản xuất, hao phí lao động vật hóa được chuyển sang sản phẩm dưới dạng khấu hao về máy móc, nhà xưởng, công cụ lao động, chi phí về nguyên, nhiên vật liệu, ký hiệu c; còn hao phí về lao động sống của người lao động tạo ra giá trị mới, được kết tinh trong hàng hóa, ký hiệu (v + m). Như vậy, giá trị của hàng hóa bao gồm hao phí lao động quá khứ (c) cộng với hao phí lao động sống hay giá trị mới được tạo ra (v+m). Lượng giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng c + v + m. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa Thời gian lao động xã hội cần thiết là một đại lượng không cố định. Khi thời gian lao động xã hội cần thiết thay đổi thì lượng giá trị hàng hóa cũng thay đổi. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lao động xã hội cần thiết và do đó, ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa như năng suất lao động, cường độ lao động, trình độ tay nghề của người lao động, trình độ khoa học công nghệ, điều kiện, môi trường lao động… Về nguyên tắc, có ba nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa là năng suất lao động, cường độ lao động và tính chất của lao động. Thứ nhất, năng suất lao động. Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một sản phẩm. Tăng năng suất lao động là tăng năng lực sản xuất của người lao động. Tức là trong cùng một đơn vị thời gian, người lao động làm nhiều sản phẩm hơn trước, hay thời gian hao phí lao động để sản xuất ra một sản phẩm ít hơn trước. Năng suất lao động là thước đo mức độ hiệu quả của hoạt động sản xuất trong một thời gian nhất định. Năng suất lao động phản ánh khả năng có ích, hiệu quả có ích của lao động là làm được bao nhiêu sản phẩm nhưng phải đảm bảo quy cách, phẩm chất, kỹ thuật của sản phẩm. Năng suất lao động có tác động tỷ lệ nghịch với giá trị của một hàng hóa. Khi năng suất lao động tăng, số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian nhiều hơn nên hao phí lao động để sản xuất ra một sản phẩm ít hơn, lao động kết tinh trong một sản phẩm giảm xuống, do đó giá trị của một sản phẩm giảm nhưng tổng giá trị không đổi.

Năng suất lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố khoa học kỹ thuật, công cụ, phương tiện lao động, trình độ người lao động, trình độ tổ chức quản lý sản xuất… Muốn tăng năng suất lao động phải phát triển các yếu tố trên, đặc biệt là áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, cải tiến công cụ, phương tiện lao động, đổi mới tổ chức quản lý, nâng cao trình độ người lao động… Thứ hai, cường độ lao động. Cường độ lao động là chỉ tiêu phản ánh mức độ sức lực lao động bỏ ra trong một đơn vị thời gian. Cường độ lao động được đo bằng mức độ hao phí lao động trong một đơn vị thời gian, hay hao phí lao động sống trong một đơn vị thời gian. Hao phí lao động sống là hao phí về sức lực, sức cơ bắp, sức thần kinh của người lao động trong quá trình sản xuất; thường được đo bằng số calo (đơn vị đo năng lượng) hao phí trong một thời gian nhất định. Cường độ lao động nói lên mức độ khẩn trương, nặng nhọc, căng thẳng của lao động. Do đó, tăng cường độ lao động là tăng mức độ hao phí lao động trong một đơn vị thời gian. Tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài ngày lao động. Cường độ lao động có tác động tỷ lệ thuận với tổng giá trị hàng hóa được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian nhất định. Khi cường độ lao động tăng, hao phí lao động cũng tăng lên, khối lượng hàng hóa cũng tăng tương ứng. Vì vậy, hao phí lao động để làm ra một sản phẩm không đổi nhưng tổng giá trị hàng hóa tăng lên. Cường độ lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe, thể chất, tâm lý, trình độ tay nghề thành thạo của người lao động, công tác tổ chức, kỷ luật lao động… Nếu giải quyết tốt những vấn đề này thì người lao động sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn, tập trung hơn, do đó tạo ra nhiều sản phẩm hơn. Thứ ba, tính chất hay mức độ phức tạp của lao động. Trong đời sống xã hội có nhiều loại lao động cụ thể khác nhau. Căn cứ tính chất của lao động có thể chia các loại lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là lao động không cần quá trình đào tạo đặc biệt cũng có thể làm được. Lao động giản đơn là sự hao phí lao động một cách thông thường mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không cần phải được đào tạo cũng có thể làm được. Lao động phức tạp là những loại lao động phải trải qua một quá trình đào tạo theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Đây là lao động phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động lành nghề. Trong cùng một đơn vị thời gian, một lao động phức tạp sẽ phải vận dụng các kỹ năng về thể chất và tinh thần nhiều hơn so với một lao động giản đơn nên mức độ hao phí lao động sẽ nhiều hơn. Vì vậy trong cùng một đơn vị thời gian, một lao động phức tạp sẽ

-Vào thời kỳ suy tàn của chế độ công xã nguyên thủy, những nhước điểm của hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng càng thể hiện rõ nét. Trong quá trình trao đổi hàng hóa, xuất hiện một nhu cầu là những người chủ hàng hóa phải tìm được một loại hàng hóa nào mà được nhiều người ưa thích để đổi hàng hóa của mình lấy hàng hóa đó. Sau đó, dùng hàng hóa ấy để đổi lấy thứ hàng hóa mà mình cần. Như vậy việc trao đổi không còn là trực tiếp nữa, mà phải qua một bước trung gian.

- Hình thái tiền

  • LLSX phát triển => phân công lao động xã hội lớn lần thứ hai đẩy mạnh sự phát triển sản xất và lưu thông hàng hóa giữa các vùng => yêu cầu phải có vật ngang giá chung thống nhất giữa các vùng
  • Vật ngang giá chung được cố định ở một hàng hóa đặc biệt, khi đó xuất hiện hình thái tiền thay thế cho hình thái giá trị chung (có nhiều hàng hóa đóng vai trò này nhưng cuối cùng cố định ở vàng) Bản chất của tiền Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt, được tách ra trong thế giới hàng hóa để làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa, nó đo lường và biểu thị giá trị của hàng hóa và biểu thị mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa_._ b) Các chức năng của tiền
  • Thước đo giá trị. Làm chức năng thước đo giá trị, tiền dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của tất cả các hàng hóa khác nhau. Lúc này, giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một số lượng tiền nhất định gọi là giá cả hàng hóa. - Phương tiện lưu thông. Làm chức năng phương tiện lưu thông, tiền được dùng làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa. Khi tiền xuất hiện, việc trao đổi hàng hóa không phải tiến hành trực tiếp hàng lấy hàng (H – H) mà thông qua tiền làm môi giới (H – T – H). Để thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đầy đủ giá trị, mà chỉ cần tiền ký hiệu giá trị, tức tiền giấy. Điều này ít gây tốn kém và giúp cho trao đổi được tiến hành dễ dàng, thuận lợi hơn, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển hơn nữa. 1 cái áo = 10 đấu chè = 40 đấu cà phê = 20 vuông vải = 0,2 gam vàng
  • Phương tiện cất trữ. Tiền là đại diện cho giá trị, đại diện cho của cải nên khi tiền xuất hiện, thay vì cất trữ hàng hóa, người dân có thể cất trữ bằng tiền. Lúc này tiền được rút ra khỏi lưu thông, đi vào cất trữ dưới hình thái vàng, bạc và sẵn sàng tham gia lưu thông khi cần thiết.
  • Phương tiện thanh toán. Làm chức năng thanh toán, tiền được dùng để chi trả sau khi việc giao dịch, mua bán đã hoàn thành, tức thanh toán việc mua bán chịu. Chức năng phương tiện thanh toán của tiền gắn liền với chế độ tín dụng thương mại, tức mua bán thông qua chế độ tín dụng, thanh toán không dùng tiền mặt mà chỉ dùng tiền trên sổ sách kế toán, hoặc tiền trong tài khoản, tiền ngân hàng, tiền điện tử…
  • Tiền tệ thế giới. Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra ngoài biên giới, giữa các nước thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Lúc này tiền được dùng làm công cụ mua bán, thanh toán quốc tế giữa các nước với nhau. Để thực hiện chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải là tiền vàng hoặc những đồng tiền được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế. 4 Dịch vụ và quan hệ trao đổi trong trường hợp một số yếu tố khác hang hóa thông thường ở điều kiện ngày nay. a) Dịch vụ Trong các nền kinh tế hiện đại, bên cạnh những hàng hóa vật thể hữu hình còn có những hàng hóa phi vật thể, vô hình, được trao đổi, mua bán trên thị trường. Những loại hàng hóa này được gọi là hàng hóa dịch vụ. Do tính chất đa dạng, phức tạp và vô hình của dịch vụ nên hiện nay vẫn chưa có được một định nghĩa thống nhất về dịch vụ. Tuy chưa thống nhất về khái niệm, song về cơ bản các nghiên cứu đều cho rằng, dịch vụ là các hoạt động lao động của con người được thực hiện trong các sản phẩm vô hình nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người. Dịch vụ được coi là hàng hóa đặc biệt do các thuộc tính sau: Dịch vụ là hàng hóa vô hình không thể cầm nắm được. Nếu như các hàng hóa thông thường đều có tính chất cơ, lý, hóa học… nhất định; có tiêu chuẩn về kỹ thuật cụ thể để người mua có thể nhìn, nghe, ngửi, nếm hay chạm vào trước khi mua, thì hàng hóa dịch vụ lại không tồn tại dưới dạng vật chất bằng những sản phẩm cụ thể, không nhìn thấy được. Hàng hóa dịch vụ cũng không thể xác định chất lượng trực tiếp bằng những chỉ tiêu kỹ thuật được lượng hóa. Người cung cấp dịch vụ (người bán) chỉ có thể đưa ra lời hứa hẹn; ví dụ như kiểu tóc này sẽ rất hợp với bạn, hàng sẽ được chuyển đến nơi chu đáo, bệnh nhân sẽ được khám chữa tận tình

và các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh và là thành quả lao động, chiến đấu của nhiều thế hệ tạo lập nên, gắn với chủ quyền quốc gia. Bản thân đất đai không phải là sản phẩm của lao động nên không có giá trị. Tuy nhiên, khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển đến giai đoạn nhất định thì đất đai cũng được trao đổi, mua bán như các hàng hóa khác. Sở dĩ đất đai không có giá trị song vẫn có giá cả, vẫn là đối tượng trao đổi, mua bán vì nó có khả năng đem lại thu nhập (hoặc lợi ích) cho người sở hữu chúng. Vì vậy, đất đai được coi là một loại hàng hóa đặc biệt. Tính đặc biệt của hàng hóa này còn thể hiện ở chỗ: Đất đai có vị trí cố định nên là loại hàng hóa không thể di dời được. Các hàng hóa khác, người bán, người mua có thể dễ dàng đem hàng hóa về nơi nào tùy ý; nhưng với đất đai thì không thể di dời được, mà chủ nhân của nó phải chuyển đến nơi có đất đai. Hàng hóa đất đai không thể đem ra thị trường để trưng bày như các loại hàng hóa khác mà phải giới thiệu thông qua mô tả bằng mô hình, hình ảnh, bản vẽ hoặc các mô tả khác. Giá cả đất đai phụ thuộc vào thu nhập (hoặc lợi ích) mà đất đai đưa lại. Khả năng đưa lại lợi ích của đất đai lại phụ thuộc vào mục đích sử dụng chúng, phụ thuộc vào sự tác động của con người đến khả năng sinh lời của đất. Khi đất đai được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp hoặc lâm nghiệp thường có giá cả thấp hơn so với cũng đất đai đó được sử dụng để phát triển nhà ở hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại. Đất đai là hàng hóa có số lượng hữu hạn và chất lượng (độ màu mỡ, phì nhiêu) biến động theo thời gian, phụ thuộc vào việc sử dụng của con người. Đất đã được đầu tư, thâm canh có giá cao hơn đất mới khai phá; đất đã được quy hoạch có giá cả cao hơn đất chưa có quy hoạch sử dụng. Giá cả đất đai còn mang tính địa điểm và tính địa phương rất cao. Cùng một loại đất nhưng ở những địa điểm khác nhau, địa phương khác nhau thì giá cả cũng rất khác nhau. Đất ở trung tâm kinh tế, chính trị có giá cả cao hơn đất khu vực ngoại vi… c) Cổ phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác Cổ phiếu là giấy chứng nhận quyền sở hữu của một cổ đông về số tiền đã góp vào một công ty cổ phần. Khi một công ty gọi vốn, số vốn cần gọi đó được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Số tiền ghi trên cổ phiếu gọi là mệnh giá cổ phiếu hay giá trị danh nghĩa của cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu là một loại chứng khoán có giá, đảm bảo cho người sở hữu chúng được quyền lĩnh một phần thu nhập từ kết quả hoạt động của công ty. Thu nhập từ cổ phiếu được gọi là lợi tức cổ phiếu (cổ tức). Lợi tức cổ phiếu không cố định mà phụ thuộc vào kết

quả hoạt động của công ty. Thông thường, lợi tức cổ phiếu phải cao hơn lợi tức gửi ngân hàng; nếu không, người có tiền sẽ gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lợi tức an toàn hơn mà không mạo hiểm đầu tư vào việc mua cổ phiếu. Trên thực tế có nhiều loại cổ phiếu khác nhau tùy theo cách phân chia. Cổ phiếu có ghi tên cổ đông gọi là cổ phiếu ghi danh; không ghi tên gọi là cổ phiếu vô danh. Dựa vào quyền hạn và trách nhiệm đối với công ty có thể chia ra cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Dựa vào vai trò trong hoạt động công ty có thể chia ra cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu sáng lập… Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người sở hữu trái phiếu (người cho vay) một khoản tiền cụ thể, trong một thời gian xác định với một lợi tức quy định. Người phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp, trong trường hợp này gọi là trái phiếu doanh nghiệp; có thể là một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước thì gọi là trái phiếu kho bạc; nếu chính phủ phát hành gọi là trái phiếu chính phủ. Như vậy, trái phiếu là khoản vay của một công ty. Số tiền vay ghi trên trái phiếu là mệnh giá của trái phiếu. Người mua trái phiếu là trái chủ. Trái chủ là người cho nhà phát hành vay để hưởng lợi tức cố định. Khác với người mua cổ phiếu là người chủ sở hữu công ty, trái chủ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả sử dụng vốn của người vay. Thu nhập từ trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định không phụ thuộc vào kết quả sản xuất của công ty. Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi công ty phát hành trái phiếu bị giải thể hoặc phá sản thì trước hết công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho các chủ trái phiếu trước, sau đó mới chia cho các cổ đông. Với những điều kiện trên, trái phiếu có tính ổn định và ít rủi ro hơn cổ phiếu. Trên thị trường, cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán có giá khác như tín phiếu, công trái, giấy vay nợ… đều có thể được mua bán. Thị trường mua bán các loại giấy tờ có giá này gọi là thị trường chứng khoán. Khi mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán có giá, người ta không dựa vào giá trị danh nghĩa ghi trên những giấy tờ này, mà dựa vào lợi tức mà chúng đưa lại cho người sở hữu. Thông thường giá mua bán cổ phiếu, trái phiếu được xác định bằng số tiền mà nếu đem gửi vào ngân hàng sẽ thu được lãi suất bằng với lợi tức mà cổ phiếu, trái phiếu đưa lại. Ví dụ, một cổ phiếu mỗi năm đem lại lợi tức là 50 USD và lãi suất gửi ngân hàng tại thời điểm đó là 5% một năm; trên thị trường, cổ phiếu đó sẽ được bán với giá là:

  • Thị trường vừa là điều kiện, vừa là môi trường cho sản xuất phát triển. Thị trường phát triển cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, sản xuất ra càng nhiều hàng hóa và dịch vụ thì thị trường cũng phát triển và mở rộng theo. Sự mở rộng thị trường đến lượt nó lại thúc đẩy trở lại sản xuất phát triển. Vì vậy, thị trường là môi trường kinh doanh, là điều kiện không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh.
  • Thị trường là đầu ra của sản xuất, là cầu nối của sản xuất và tiêu dùng. Thị trường đặt ra các nhu cầu tiêu dùng, buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại phải luôn nắm bắt được các nhu cầu đó; việc định hướng mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp cũng phải xuất phát từ những nhu cầu đó. Không có thị trường thì sản xuất và trao đổi hàng hóa không thể tiến hành được. Vì vậy, thị trường là lực lượng hướng dẫn, định hướng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh.
  • Thị trường là nơi quan trọng để đánh giá, kiểm nghiệm, chứng minh tính đúng đắn của chủ trương, chính sách, biện pháp kinh tế. Thị trường cũng kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các phương án hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải có sự tính toán, cân nhắc trước khi ra quyết định. Thị trường có chấp nhận, khách hàng có ưa chuộng sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp thì mới chứng minh được phương án kinh doanh đó là có hiệu quả và ngược lại. Vì vậy, thị trường là thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Thị trường điều chỉnh sản xuất, gắn sản xuất với tiêu dùng, liên kết nền kinh tế thành một thể thống nhất, gắn các quá trình kinh tế trong nước với các quá trình kinh tế thế giới. Để sản xuất hàng hoá, xã hội phải bỏ ra các chi phí sản xuất và chi phí lưu thông. Thông qua hệ thống giá cả thị trường, người sản xuất có thể nhận biết được sự phân bố các nguồn lực đã hợp lý chưa. Vì vậy, thị trường là nơi kiểm nghiệm các chi phí và thực hiện yêu cầu quy luật tiết kiệm lao động xã hội. Thị trường phá vỡ ranh giới sản xuất tự nhiên, tự cấp, tự túc để tạo thành hệ thống nhất định trong nền kinh tế quốc dân, làm cho nền kinh tế trong nước gắn liền với nền kinh tế thế giới.
  • Thị trường là khách quan, các chủ thể kinh tế không có khả năng làm thay đổi thị trường mà ngược lại, phải tiếp cận để thích ứng với thị trường nhằm xác định thế mạnh

kinh doanh trên cơ sở đòi hỏi của thị trường. Tuân theo các quy luật thị trường, phát huy khả năng sẵn có là phương châm hoạt động hiệu quả của người sản xuất trong cơ chế thị trường. c) Phân loại thị trường Có nhiều cách khác nhau phân loại thị trường, tuỳ theo mục đích nghiên cứu, hoặc theo các tiêu thức khác nhau. Có thể nêu một số cách phân loại chủ yếu sau: C ăn cứ vào đối tượng hàng hóa đưa ra trao đổi, mua bán trên thị trường, ta có thị trường tư liệu sản xuất và thị trường tư liệu tiêu dùng. Thị trường tư liệu sản xuất là thị trường mua bán các loại tư liệu sản xuất, các yếu tố sản xuất như máy móc, nguyên nhiên vật liệu, công nghệ, vốn, lao động, thị trường ngoại tệ, thị trường chứng khoán… Thị trường tư liệu tiêu dùng là thị trường ở đó người ta mua bán hàng tiêu dùng hay dịch vụ cho tiêu dùng như lúa gạo, quần áo, thực phẩm, thủy sản... Tính đa dạng, phong phú về nhu cầu của người tiêu dùng sẽ quyết định tính phong phú đa dạng của thị trường tư liệu tiêu dùng. Căn cứ vào vai trò của người mua, người bán trên thị trường, ta có thị trường người bán và thị trường người mua Thị trường người bán là thị trường mà vai trò quyết định thuộc về người bán. Giá cả bị áp đặt, cạnh tranh bị thủ tiêu hoặc không đủ điều kiện để hoạt động; nhiều mặt hàng, loại hàng cung ứng ra thị trường không theo yêu cầu của thị trường, vai trò của người mua bị thủ tiêu. Thị trường người bán thường xuất hiện ở những nền kinh tế sản xuất hàng hoá kém phát triển, hoặc ở nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, trên thị trường này người mua đóng vai trò thụ động. Thị trường người mua là thị trường mà vai trò quyết định trong quan hệ mua bán thuộc về người mua; người mua là yếu tố quyết định của quá trình tái sản xuất hàng hoá. Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của người mua là trung tâm, khách hàng là "thượng đế" và luôn quán triệt quan điểm bán cái mà thị trường cần chứ không chỉ bán cái mà mình có. Tức là sản xuất phải nghiên cứu nhu cầu của thị trường , nhu cầu của khách hàng để đáp

Về nội dung, quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết. Theo yêu cầu của quy luật giá trị, trong sản xuất, người sản xuất muốn bán được hàng hóa trên thị trường, muốn được xã hội thừa nhận thì lượng giá trị của một hàng hoá cá biệt phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết. Vì vậy họ phải luôn luôn tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong lĩnh vực trao đổi, phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị xã hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt. Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả xung quanh giá trị dưới sự tác động của quan hệ cung - cầu. Giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hóa trở thành cơ chế tác động của quy luật giá trị. Thông qua sự sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị. Những người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường. Trong nền kinh tế hàng hóa, quy luật giá trị có những tác động cơ bản sau: Thứ nhất, tự phát điều tiết việc sản xuất và lưu thông hàng hóa. Trong sản xuất, thông qua sự biến động của giá cả, người sản xuất sẽ biết được tình hình cung - cầu về hàng hóa đó và quyết định phương án sản xuất. Nếu giá cả hàng hóa bằng giá trị thì việc sản xuất là phù hợp với yêu cầu xã hội; hàng hoá này nên được tiếp tục sản xuất. Nếu giá cả hàng hóa cao hơn giá trị, sản xuất cần mở rộng để cung ứng hàng hoá đó nhiều hơn vì nó đang khan hiếm trên thị trường; tư liệu sản xuất và sức lao động sẽ được tự phát chuyển vào ngành này nhiều hơn các ngành khác. Nếu giá cả hàng hóa thấp hơn giá trị, cung về hàng hoá này đang thừa so với nhu cầu xã hội; cần phải thu hẹp sản xuất ngành này để chuyển sang mặt hàng khác. Trong lưu thông, quy luật giá trị điều tiết hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu. Thông qua mệnh lệnh của giá cả thị trường, hàng hoá ở nơi có giá cả thấp được thu hút, chảy đến nơi có giá cả cao hơn, góp phần làm cho cung cầu hàng hoá giữa các vùng cân bằng, phân phối lại thu nhập giữa các vùng miền, điều chỉnh sức mua của thị trường (nếu giá cao thì mua ít, giá thấp mua nhiều)...

Thứ hai, tự phát thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi theo giá trị xã hội. Người sản xuất có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội, khi bán theo giá trị xã hội sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, người sản xuất có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ gặp bất lợi hoặc thua lỗ. Để đứng vững trong cạnh tranh và tránh không bị phá sản, người sản xuất phải luôn tìm cách làm cho giá trị cá biệt hàng hóa của mình nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội. Muốn vậy, phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lý, thực hiện tiết kiệm... Kết quả lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động xã hội tăng lên, chi phí sản xuất hàng hóa giảm xuống. Trong lưu thông, để bán được nhiều hàng hóa, người sản xuất phải không ngừng tăng chất lượng phục vụ, quảng cáo, tổ chức tốt khâu bán hàng... làm cho quá trình lưu thông được hiệu quả cao hơn, nhanh chóng, thuận tiện với chi phí thấp nhất. Thứ ba, thực hiện sự bình tuyển tự nhiên và phân hoá người sản xuất Trong quá trình cạnh tranh, những người sản xuất nhạy bén với thị trường, trình độ năng lực giỏi, sản xuất với hao phí cá biệt thấp hơn mức hao phí chung của xã hội nên lãi nhiều. Những người này sẽ mở rộng quy mô sản xuất, trở nên giàu có, phát triển thành ông chủ. Ngược lại, những người do hạn chế về vốn, kinh nghiệm sản xuất thấp kém, trình độ công nghệ lạc hậu... thì giá trị cá biệt sẽ cao hơn giá trị xã hội. Những người này dễ lâm vào tình trạng thua lỗ, dẫn đến phá sản, thậm chí phải đi làm thuê. Trong nền kinh tế thị trường thuần túy, chạy theo lợi ích cá nhân, đầu cơ, gian lận, khủng hoảng kinh tế… là những yếu tố có thể làm tăng thêm tác động phân hóa sản xuất cùng những tiêu cực về kinh tế xã hội khác. Những tác động tiêu cực này có thể hạn chế nếu có sự điều tiết, can thiệp của nhà nước. b) Quy luật cung cầu Quy luật cung cầu là quy luật kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường. Quy luật này đòi hỏi cung - cầu phải có sự thống nhất, nếu không có sự thống nhất giữa chúng thì sẽ có các nhân tố xuất hiện điều chỉnh chúng.