Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

kì thi cuối học kì 2 năm 2024, Exams of Immigration Law

ôn thi cuối kì 2 môn luật năm 2024

Typology: Exams

2023/2024

Uploaded on 07/10/2024

24-ta-minh-khoa
24-ta-minh-khoa 🇻🇳

1 / 18

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
BÀI TẬP TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần:Pháp Luật về Chính Quyền địa phương
Mã phách:
Đề tài: Tìm hiểu nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền
địa phương.
Hà Nội - 2024
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12

Partial preview of the text

Download kì thi cuối học kì 2 năm 2024 and more Exams Immigration Law in PDF only on Docsity!

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BÀI TẬP TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần:Pháp Luật về Chính Quyền địa phương

Mã phách:

Đề tài: Tìm hiểu nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền

địa phương.

Hà Nội - 2024

LỜI MỞ ĐẦU

Trên hành trình xây dựng và phát triển của một xã hội, chính quyền địa phương đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là cơ quan trực tiếp gắn bó với cuộc sống cộng đồng, chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành các hoạt động với mục đích phục vụ cộng đồng dân cư tại địa phương. Để hiểu rõ hơn về cách mà chính quyền địa phương hoạt động và cơ chế tổ chức của nó, chúng ta cần tìm hiểu những nguyên tắc cơ bản định hướng hoạt động của họ. Nguyên tắc cơ bản nhất là sự đại diện dân chủ: chính quyền địa phương được hình thành và hoạt động dựa trên nguyên tắc đại diện dân chủ, tức là họ được bầu cử hoặc bổ nhiệm để đại diện cho ý nguyện của cộng đồng dân cư trong việc quản lý và phát triển địa phương. Một nguyên tắc quan trọng khác là tính tự chủ và tập trung quản lý hiệu quả: chính quyền địa phương có khả năng tự quản lý và tổ chức các hoạt động với mục đích đảm bảo phát triển bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Hơn nữa, khả năng hợp tác và tương tác với các cấp chính quyền khác cũng là một yếu tố quan trọng trong việc hoạt động của chính quyền địa phương. Họ phải có khả năng làm việc chặt chẽ với các cấp chính quyền trung ương và các tổ chức xã hội dân sự khác để đạt được mục tiêu phát triển chung. Những nguyên tắc này cùng với sự minh bạch, trách nhiệm và tôn trọng quyền lợi của cộng đồng dân cư là những nền tảng quan trọng để hiểu và đánh giá hoạt động của chính quyền địa phương. Chúng cũng là căn cứ để xem xét và đề xuất những cải tiến trong việc quản lý và phát triển địa phương một cách hiệu quả và bền vững hơn.

1. Khái niệm Chính quyền địa phương là một tổ chức hành chính có tư cách pháp nhân được hiến pháp và pháp luật công nhận sự tồn tại vì mục đích quản lý một khu vực nằm trong một quốc gia. Các cán bộ chính quyền địa phương là dân địa phương. Chính quyền địa phương có trách nhiệm cung ứng hàng hóa công cộng (nhiệm vụ chi) cho nhân dân trong địa phương mình và có quyền thu thuế địa phương (nguồn thu).

do cơ quan hành chính cấp trên quyết định thành lập, hay do Hội đồng nhân dân cấp dưới bầu, hoặc theo cách thức khác. Việc tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở từng đơn vị hành chính cụ thể sẽ được quy định trong Luật tổ chức chính quyền địa phương trên cơ sở tổng kết việc thực hiện chủ trương của Đảng về thí điểm một số nội dung về tổ chức chính quyền đô thị và kết quả tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 26 của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt và các nguyên tắc phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương. Một số quy định cụ thể cề tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương:  Cấu trúc tổ chức chính quyền địa phương :

  • Hiến pháp quy định về cấu trúc tổ chức của chính quyền địa phương gồm các cấp hành chính từ cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn.
  • Mỗi cấp hành chính địa phương có các đại diện chính quyền được bầu cử hoặc bổ nhiệm theo quy định pháp luật.  Phân quyền và tự quản của chính quyền địa phương :
  • Chính quyền địa phương có thẩm quyền quản lý, điều hành và giải quyết các vấn đề cụ thể tại địa phương, bao gồm các lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, xây dựng đô thị, quản lý tài nguyên và môi trường, an ninh, trật tự công cộng và các lĩnh vực khác.  Trách nhiệm và tính minh bạch :
  • Chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm trước cộng đồng địa phương về các quyết định và hoạt động của mình.
  • Yêu cầu về minh bạch, công khai thông tin về ngân sách, kế hoạch và các dự án quan trọng của địa phương để người dân có thể theo dõi và giám sát.  Tài chính và quản lý tài nguyên :
  • Chính quyền địa phương có thẩm quyền quản lý ngân sách địa phương, phân bổ nguồn lực cho các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
  • Đảm bảo sử dụng hiệu quả và có trách nhiệm trong quản lý tài chính, nguồn lực, tài sản nhà nước và các nguồn lực khác.  Hợp tác và liên kết :
  • Chính quyền địa phương cần hợp tác chặt chẽ với các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng để giải quyết các vấn đề đa dạng và phức tạp tại địa phương.
  • Xây dựng mối quan hệ hợp tác vững chắc và lâu dài, tận dụng tối đa các nguồn lực và khả năng của mỗi địa phương để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. 3. Về nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương theo Hiến pháp năm 2013 Hiến pháp năm 1992 không có điều khoản riêng quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương mà nội dung này được thể hiện thông qua các quy định về thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung một điều mới (Điều 112) quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương với nội dung như sau: Quy định cụ thể chính quyền địa phương có 02 loại nhiệm vụ: tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên. Như vậy, ở những nơi có cấp chính quyền thì những nhiệm vụ, quyền hạn này do cả Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thực hiện, còn ở những nơi không được xác định là cấp chính quyền thì nhiệm vụ, quyền hạn này sẽ do một thiết chế hành chính thực hiện và chính quyền ở bất kỳ một cấp hành chính nào cũng đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương. Đây là một quy định mang tính định hướng
  • Phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức, các doanh nghiệp và nhân dân thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. 4. Địa vị pháp lý của chính quyền địa phương theo Hiến pháp 2013 So với Hiến pháp năm 1992, địa vị pháp lý của chính quyền địa phương và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quy định trong Hiến pháp năm 2013 không có những thay đổi căn bản, nhưng quy định rõ hơn, cụ thể hơn. Theo đó, Hội đồng nhân dân tiếp tục thực hiện hai loại chức năng: quyết định và giám sát (quyết định những vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân). Đối với Ủy ban nhân dân thì Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Như vậy, ở những đơn vị hành chính mà chính quyền ở đó không được coi là cấp chính quyền thì việc thành lập cơ quan hành chính sẽ do luật định. Điều này sẽ tạo nên sự năng động hơn trong việc thành lập cơ quan hành chính ở các đơn vị hành chính khác nhau, bảo đảm phù hợp với thực tiễn. Về chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân, khoản 2 Điều 114 Hiến pháp năm 2013 tiếp tục quy định: “Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân” nhưng đồng thời có bổ sung nhiệm vụ: “thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao”. 5. Chức năng của các cơ quan chính quyền địa phương Chức năng của một cơ quan nhà nước thường được hiểu là những hoạt động chủ yếu, thường xuyên, liên tục, có tính chất ổn định tương đối, thể hiện trực tiếp và tập trung tính chất, nhiệm vụ của cơ quan đó. Chức năng của cơ quan chính quyền địa phương chính là sự khái quát hóa goạt động của các thiết chết này trong bộ máy nhà nước. Xác định đúng đắn các chức năng cơ bản của các cơ quan chính quyền địa phương là một vấn đề quan trọng rất quan trọng về mặt lý luận. Có rất

nhiều các mô hình chính quyền địa phương cụ thể, khác biệt nhưng nhìn chung mỗi mô hình đều phải đáp ứng được những chức năng cần có của một cơ quan chính quyền địa phương. Ngày nay, việc tổ chức bộ máy nhà nước luôn gắn liền với nguyên lý phân quyền, tức là tư duy phân công và kiểm soát quyền lực. Chức năng của các cơ quan địa phương cũng được xác định trên cơ sở tính chất cà vị trí hệ thống các cơ quan này trong bộ máy nhà nước với ba nhánh quyền lực tổ chức thực hiện: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Chức năng của cơ quan chính quyền cần được khái quát theo việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước của hệ thống các cơ quan này. Đó là: Chức năng hành pháp, Chức năng thực hiện ý chí của cộng đồng nhân dân địa phương, Chức năng của một nhà máy chính quyền trong một nền hành chính hiện đại: cung cấp dịch vụ công cộng, hỗ trợ cộng đồng.

6. Cơ cấu tổ chức của các cơ quan chính quyền địa phương Cơ cấu tổ chức của các cơ quan chính quyền địa phương thường có sự phân cấp và tổ chức như sau: Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh:

  • Chủ tịch UBND tỉnh: Người đứng đầu, thường là lãnh đạo cao nhất của địa phương.
  • Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Đảm nhận các nhiệm vụ cụ thể theo phân công của Chủ tịch UBND tỉnh.
  • Các thành viên khác của UBND tỉnh: Các lãnh đạo khác của các phòng, ban ngành. Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện:
  • Chủ tịch UBND huyện: Người đứng đầu cấp huyện.
  • Phó Chủ tịch UBND huyện: Đảm nhận các nhiệm vụ cụ thể.
  • Các thành viên khác của UBND huyện: Các lãnh đạo cấp huyện khác. Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã:
  • Chủ tịch UBND xã: Người đứng đầu cấp xã.
  • Bảo đảm sự kiểm tra, giám sát đối với CQĐP. Tăng thẩm quyền cho CQĐP cấp dưới là xu hướng trong đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, cải cách hành chính hiện nay. Nhưng, đồng thời sự kiểm tra, giám sát nhà nước và xã hội cần bảo đảm để CQĐP thực hiện quản lý và cung ứng dịch vụ công hợp pháp và hiệu quả". Thực tiễn những năm qua cho thấy tổ chức và hoạt động của CQĐP vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan, biểu hiện ở những nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, vấn đề phân cấp, phân quyền giữa Ủy ban nhân dân và các cơ quan hành chính nhà nước khác. Báo cáo Việt Nam 2035 nhận định: Sự thiếu vắng cơ chế phân bổ thẩm quyền một cách rõ ràng, làm cho mỗi cơ quan khó có thể kháng cự lại những quyết định mà họ cho rằng không phù hợp với lợi ích của mình. Điều này làm cho quá trình ra quyết định rơi vào bế tắc hoặc quyết định được ban hành không phải là quyết định tối ưu nhất dưới góc nhìn lợi ích chung của toàn xã hội. Bên cạnh đó, sự phân định thẩm quyền không rành mạch giữa các cơ quan nhà nước dẫn đến trách nhiệm giải trình không cao. Sự thiếu hụt các quy định về phân định thẩm quyền giữa chính quyền trung ương và CQĐP, giữa các cấp CQĐP với nhau sẽ làm mờ nhạt trách nhiệm giải trình của CQĐP và cá nhân người có thẩm quyền. Báo cáo tổng hợp kết quả Dự án Điều tra đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương do Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ hoàn thành năm 2017 cho thấy, việc phân cấp mạnh mẽ của Trung ương và địa phương và giữa các cấp CQĐP đang là xu hướng nổi trội ở Việt Nam những năm gần đây. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy có nhiều vấn đề đặt ra qua điều tra và theo ý kiến của các địa phương. Báo cáo số 1219/BCBNV Tổng kết 3 năm thi hành Luật Tổ chức CQĐP ngày 23/3/2019 do Bộ Nội vụ chủ trì nhận định rằng: “Một số nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã chưa được quy định rõ…” và “…Việc phân

công, phân cấp, phân quyền giữa các ngành, các cấp… chưa hợp lý, mạnh mẽ, đồng bộ”. Bên cạnh đó, sự thiếu vắng phân quyền rành mạch trong luật có thể dẫn đến những khả năng nhiễu loạn trong thực tiễn khi áp dụng. Thí dụ, có những quy định theo hướng thắt chặt hơn quyền hạn của địa phương như Nghị định số 08/2016/NĐ-CP quy định các cấp CQĐP phải báo cáo cấp có thẩm quyền trước khi bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện, xã, trong khi các văn bản khác của các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương lại không quy định nội dung này. Và, có những giải thích theo hướng không thuận lợi cho quyền hạn của địa phương. Câu chuyện về thu phí và thu giá từ các dự án BOT trong thời gian qua là ví dụ điển hình. Trong đó, Luật Phí và lệ phí chưa làm rõ sự khác biệt tại Phụ lục số 2 – Danh mục các sản phẩm dịch vụ chuyển phí sang giá dịch vụ do Nhà nước định giá. Sự chưa rõ ràng về giải thích của cơ quan hành chính có thể không tương thích với khả năng phân cấp, phân quyền và sự tham gia của địa phương. Việc một số trạm thu phí đã từng đổi tên thành trạm thu giá rồi ngược lại từ tháng 3/2018 đến nay có liên quan ít nhiều vấn đề xử lý mối quan hệ giữa trung ương và địa phương. Thứ hai, về mối quan hệ giám sát giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Từ khi có Hiến pháp năm 1992 và đặc biệt là sau khi có Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, sau đó là Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2019, thiết chế HĐND dần được củng cố và phát huy vai trò của cơ quan quyền lực, đặc biệt trong việc giám sát hoạt động của UBND và hệ thống quản lý nhà nước ở địa phương. Tuy nhiên, HĐND vẫn là một thiết chế không thực sự “chuyên nghiệp”. Nhiều địa phương nhân sự các ban của HĐND cấp huyện hầu hết đều mới tham gia lần đầu nên còn lúng túng trong hoạt động; một số nơi thành viên ban của HĐND cũng đồng thời là thành viên của UBND huyện. Điều này mặc dù không trái quy định nhưng phần nào ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của thành viên ban. Đa phần các ban của HĐND ở một số huyện, thị xã, thành phố đã phát huy được chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp, nhưng một vài địa phương thực hiện nhiệm vụ này chất lượng

hoạch vào chức vụ từ phó trưởng phòng hoặc tương đương ở cấp huyện trở lên. Đối với các đồng chí dự kiến bố trí làm Trưởng các ban của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện kiêm nhiệm, cần có năng lực, trình độ, sức khỏe và thời gian để đáp ứng yêu cầu công việc. Thứ ba, vấn đề về xác định người chịu trách nhiệm đối trong tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân. Đối với người đứng đầu, việc thực hiện trách nhiệm người đứng đầu sẽ dễ dàng hơn, bởi Luật Tổ chức CQĐP tại Điều 29 đã có quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND. Nhưng đối với các quyết định của UBND thì việc xác định người chịu trách nhiệm lại hoàn toàn khác. Trong khung cảnh pháp luật hiện hành, HĐND và UBND tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc này đòi hỏi nêu cao vai trò của tập thể trong việc đưa ra những quyết định quan trọng. Vấn đề là UBND cũng quyết định dựa vào ý chí của đa số. Quyết định sai của cơ quan quản lý có thể gây tác hại, có lúc rất nghiêm trọng; nhưng trách nhiệm lại khó được quy kết cho một vị trí quản lý cụ thể. Trong khi đó, việc áp dụng chế tài đồng loạt đối với cả một tập thể lãnh đạo lại không thể thực hiện được do thiếu quy trình pháp lý. Thứ tư, vấn đề về cơ cấu, tổ chức của Ủy ban nhân dân các cấp. Sự thống nhất trong cách thức hình thành nên cơ cấu tổ chức của UBND là một trong đòi hỏi của thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Bởi đây là cơ sở, tiền đề cho việc thống nhất trong chỉ đạo điều hành hoạt động của UBND, cũng như phục vụ hoạt động giám sát của HĐND. Số lượng thành viên và cơ cấu tổ chức của UBND các cấp được quy định cụ thể trong Luật Tổ chức CQĐP bao gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Các thành viên UBND là thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của UBND, do HĐND bầu[11] và tại Điều 3 Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định về số lượng Phó Chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND. Tuy nhiên, Luật Tổ chức CQĐP lại chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục bầu Ủy viên

UBND, cụ thể là bầu Ủy viên UBND trước hay bổ nhiệm giữ chức vụ người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND trước; và nếu bầu không được chức danh Ủy viên UBND thì người đó có được bổ nhiệm vào chức danh người đứng đầu cơ quan chuyên môn hay không. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Hướng dẫn số 1138/HD-UBTVQH13 ngày 03/6/2016 hướng dẫn một số nội dung về việc tổ chức kỳ họp thứ nhất của HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, tại điểm 5 có nêu “Căn cứ vào kết quả bầu của HĐND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện ra quyết định bổ nhiệm Ủy viên UBND vào chức danh người đứng đầu cơ quan chuyên môn tương ứng thuộc UBND cùng cấp (trừ Ủy viên phụ trách công an và Ủy viên phụ trách quân sự)”. Tuy nhiên, do đây là Hướng dẫn chỉ áp dụng cho việc tổ chức kỳ họp thứ nhất, nên các địa phương không có cơ sở pháp lý để áp dụng lâu dài. Thứ năm, sự tham gia của người dân vào các công việc quản lý nhà nước tại mốt số địa phương vẫn còn hình thức. Hình thức tham gia gián tiếp của Nhân dân vào việc quản lý nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào người đại diện. Nhưng nếu cách tiếp xúc cử tri chủ yếu thực hiện theo hình tiếp xúc với các “đại biểu của cử tri” thì có thể người có ý kiến thật không được gặp, người đi đại diện thì có nhiều lý do để không thể truyền đạt hết ý chí nguyện vọng của cử tri. Đa số các đại biểu HĐND cấp huyện làm việc kiêm nhiệm nên không có đủ thời gian để giữ quan hệ với cử tri cũng như giải quyết các kiến nghị của cử tri…

  1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương Căn cứ vào Điều 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định như sau: "1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
  2. Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân.
  3. Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.

Hiện đại: Chính quyền địa phương cần phải đi đầu trong việc áp dụng công nghệ và các phương pháp quản lý hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Điều này bao gồm sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông để cải thiện dịch vụ công, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và giải quyết các vấn đề xã hội. Minh bạch: Chính quyền địa phương cần đảm bảo sự minh bạch trong các quyết định và hoạt động của mình. Điều này bao gồm việc công khai thông tin liên quan đến ngân sách, kế hoạch phát triển, và các quyết định chính sách. Minh bạch giúp tăng cường sự tin tưởng của người dân vào chính quyền và giúp họ có thể tham gia vào quản lý công cộng một cách hiệu quả hơn. Phục vụ Nhân dân: Chính quyền địa phương phải đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu và hoạt động vì sự phát triển bền vững của cộng đồng. Điều này bao gồm cung cấp các dịch vụ công cơ bản như y tế, giáo dục, hạ tầng giao thông, và hỗ trợ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Chịu sự giám sát của Nhân dân: Chính quyền địa phương cần chấp hành nguyên tắc dân chủ và chịu sự giám sát của người dân. Điều này bao gồm việc tổ chức các cuộc bầu cử công bằng và minh bạch để bầu cử các đại diện, cũng như thúc đẩy các hình thức tham gia dân chủ khác như tham gia vào các cuộc họp công khai, đề xuất chính sách và giám sát hoạt động của chính quyền địa phương. “Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số” là cơ quan đại diện cho dân cử trực tiếp bầu cử trong các đơn vị hành chính cấp xã trở lên và làm việc theo hình thức hội nghị, quyết định theo đa số. Cụ thể: Hội nghị: Hội đồng nhân dân thường tổ chức các cuộc họp, gọi là hội nghị, để bàn bạc, thảo luận và ra quyết định về các vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội, quản lý và phát triển địa phương. Các cuộc họp này có thể được tổ chức định kỳ hoặc theo nhu cầu cụ thể của công việc. Quyết định theo đa số: Quyết định của hội đồng nhân dân được đưa ra dựa trên nguyên tắc đa số. Điều này có nghĩa là để một quyết định được chấp nhận, nó cần được sự ủng hộ của đa số các thành viên tham dự hội nghị. Thông thường, đa số được hiểu là số lượng thành viên tham gia hội nghị và bỏ phiếu ủng hộ quyết định đó.

“Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân” Ủy ban nhân dân (UBND) là cơ quan hành chính cao nhất của chính quyền địa phương tại mỗi cấp, từ cấp xã, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh đến cấp tỉnh. Cơ cấu hoạt động của UBND được tổ chức theo chế độ tập thể, trong đó UBND kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch UBND. Cụ thể: Chế độ tập thể của UBND: UBND là cơ quan có nhiều thành viên (thường là các thành viên của Ủy ban nhân dân) và hoạt động dựa trên nguyên tắc tập thể. Điều này có nghĩa là các quyết định và hành động của UBND được đưa ra bằng cách thảo luận, đánh giá, và bỏ phiếu đồng thuận của đa số thành viên. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND: Chủ tịch UBND là người đứng đầu UBND và chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn diện các hoạt động của UBND. Ông (hoặc bà) chủ trì các cuộc họp của UBND, đề xuất chính sách và giải pháp, cùng với đó là việc thực hiện quyết định được UBND đưa ra. Kết hợp giữa UBND và Chủ tịch UBND: Trong quá trình hoạt động, UBND và Chủ tịch UBND làm việc chặt chẽ với nhau. UBND là cơ quan quyết định chính, trong khi Chủ tịch UBND đóng vai trò lãnh đạo, đảm bảo các quyết định được thực hiện một cách hiệu quả và có trách nhiệm. Kết hợp này giúp cơ quan hành chính địa phương hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả hơn.