Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Khóa luận baos cáo cuối kì về chủ đề quản trị chuỗi cung ứng của công ty cổ phần XD và TM , Schemes and Mind Maps of Economics

Công Ty Cổ Phần Xây dựng và thương Mại Thành Vinh, tên đăng ký là Công Ty Cổ Phần Xây dựng và thương Mại Thành Vinh đã hoạt động hơn 16 năm. Với vốn điều lệ 9.500.000.000đ. Trước khi thành lập, công ty cổ phần Xây Dựng và Thương Mại Thành Vinh đã tự tạo cho mình những nguồn lực tài chính và nhân lực vững chắc, tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh. Công ty kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau tạo lên một công ty mẹ lớn mạnh, nguồn lực tài chính vững chắc, là công ty không bị ảnh hưởng nhiều sau khi dịch bệnh đi qua, giữ vững vị thế trên thị trường. Trong nhiều năm qua, với phương thức hoạt động và kinh doanh, công ty cổ phần Xây Dựng và Thương Mại Thành Vinh đã không ngừng vươn lên phát triển và tự khẳng định mình trên thị trường. Công ty đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với khách hàng. Số lượng khách đến với công ty ngày càng cao. Hiện nay, công ty đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực khai thác tại Việt Nam. Công ty có các nhà máy sản xuất hiện đại và lĩnh

Typology: Schemes and Mind Maps

2022/2023

Uploaded on 04/25/2024

phuong-tra
phuong-tra 🇻🇳

4

(1)

1 document

1 / 40

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO
THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP 3
Tên đơn vị thực hành: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ
THƯƠNG MẠI THÀNH VINH
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN QUANG
Mã sinh viên : 21111534816
Lớp : DH11LQ4
Khoá : 11 (2021-2015)
Hệ : CHÍNH QUY
Hà Nội, tháng 5 năm 2024
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28

Partial preview of the text

Download Khóa luận baos cáo cuối kì về chủ đề quản trị chuỗi cung ứng của công ty cổ phần XD và TM and more Schemes and Mind Maps Economics in PDF only on Docsity!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO

THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP 3

Tên đơn vị thực hành : CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH VINH Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN QUANG Mã sinh viên : 21111534816 Lớp : DH11LQ Khoá : 11 (2021-2015) Hệ : CHÍNH QUY Hà Nội, tháng 5 năm 202 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO

THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP 3

Tên đơn vị thực hành : CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH VINH Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN QUANG Mã sinh viên : 21111534816 Lớp : DH11LQ Khoá : 11 (2021-2015) Hệ : CHÍNH QUY Hà Nội, tháng 5 năm 202 4

NỘI DUNG

NỘI DUNG I: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ CÔNG VIỆC THỰC

TẬP

1.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Thành vinh. Công Ty Cổ Phần Xây dựng và thương Mại Thành Vinh, tên đăng ký là Công Ty Cổ Phần Xây dựng và thương Mại Thành Vinh đã hoạt động hơn 16 năm. Với vốn điều lệ 9.500.000.000đ. Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Thương Mại Thành Vinh có mã số thuế 4600405799, do ông/bà Phạm Văn Hòa làm đại diện pháp luật, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 19/03/2007. Công ty có ngành nghề kinh doanh chính là "Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu", do Chi cục Thuế Huyện Đại Từ quản lý. Trước khi thành lập, công ty cổ phần Xây Dựng và Thương Mại Thành Vinh đã tự tạo cho mình những nguồn lực tài chính và nhân lực vững chắc, tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh. Công ty kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau tạo lên một công ty mẹ lớn mạnh, nguồn lực tài chính vững chắc, là công ty không bị ảnh hưởng nhiều sau khi dịch bệnh đi qua, giữ vững vị thế trên thị trường. Trong nhiều năm qua, với phương thức hoạt động và kinh doanh, công ty cổ phần Xây Dựng và Thương Mại Thành Vinh đã không ngừng vươn lên phát triển và tự khẳng định mình trên thị trường. Công ty đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với khách hàng. Số lượng khách đến với công ty ngày càng cao. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty côt phần Xây dựng và Thương mại Thành Vinh Hiện nay, công ty đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực khai thác tại Việt Nam. Công ty có các nhà máy sản xuất hiện đại và được trang bị các thiết bị tiên tiến nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Công ty cũng đã mở rộng thị trường xuất khẩu và có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới. 1.3. Chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần Xây Dựng và Thương Mại Thành Vinh Với sự phát triển của thị trường và nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, công ty đã mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm.  Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại

 Sửa chữa máy móc, thiết bị  Xây dựng nhà các loại  Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ  Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác  Phá dỡ  Chuẩn bị mặt bằng  Lắp đặt hệ thống điện  Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí  Hoàn thiện công trình xây dựng  Đại lý ô tô và xe có động cơ khác  Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác  Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác  Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa); và động vật sống  Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp  Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan  Bán buôn kim loại và quặng kim loại  Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng  Vận tải hàng hóa bằng đường bộ  Dịch vụ lưu trú ngắn ngày  Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động  Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới...)  Dịch vụ phục vụ đồ uống  Nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp  Trồng rừng và chăm sóc rừng  Khai thác và thu gom than cứng  Khai thác và thu gom than non  Khai thác quặng sắt  Khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt  Khai thác quặng kim loại quí hiếm  Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu  Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét

  • Trước hết, nó đảm bảo thực hiện chế độ một thủ trưởng, vì mệnh lệnh chỉ đi theo tuyến chỉ huy. Với các cơ quan tham mưu, các ý kiến chỉ đạo chỉ có giá trị tham khảo, hướng dẫn.
  • Thứ hai, mô hình này phát huy được trình độ chuyên môn sâu của các chuyên gia làm việc tại các phòng ban chức năng. Họ tham mưu cho lãnh đạo trong tất cả các tình huống, kể cả các tình huống phức tạp. Do đó giảm thiểu sai sót trong việc ra các quyết định của người chỉ huy tuyến. Điều mà người chỉ huy tuyến cần phát huy là biết lắng nghe ý kiến của tham mưu để ra quyết định có hiệu quả.
  • Thứ ba, mô hình tổ chức hệ thống quản trị này đảm bảo thông tin thông suốt trong hệ thống. tránh được tình trạng thông tin chỉ đạo điều hành sản xuất bị ách tắc hay chậm trễ. Ngoài những ưu điểm nói ở trên thì còn tồn đọng một vài những nhược điểm sau:
  • Nhược điểm thứ nhất là khả năng và nguy cơ phình to của cơ quan quản trị doanh nghiệp, và do vậy chi phí quản trị sẽ cao.
  • Nhược điểm thứ hai là khả năng xuất hiện hiện tượng quan liêu, giấy tờ. Vì chức năng của mình, số lượng các thông tin thu thập và hướng dẫn thi hành sẽ tăng lên. Trong khi đó, thường do thiếu chia sẻ thông tin giữa các phòng ban chức năng nên xuất hiện hiện tượng các phòng ban cùng yêu cầu báo cáo thông tin, gây mệt mỏi cho cấp dưới. Hơn thế nữa, có thể vì lý do báo cáo cho xong, các thông tin cung cấp về cùng một vấn đề, nhưng cho các phòng ban chức năng khác nhau lại khác nhau gây nhiễu cho công tác quản trị.

Bảng 1.1: Bảng số lượng nhân sự (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Xây Dựng và Thương Mại Thành Vinh) Hiện nay, các bộ phận, vị trí khác nhau với các chức năng khác nhau, cùng phối hợp để đảm bảo công ty, tổ chức đó vận hành một cách trơn tru và hiệu quả ngay từ lúc bắt đầu. Bên cạnh đó các bộ phận cũng cùng đóng góp vào quá trình thực hiện trách nhiệm và mục tiêu của công ty. Một công ty chỉ một ban giám đốc, giám đốc là người có chức vụ điều hành tối cao nhất của doanh nghiệp, phụ trách việc điều hành tổ chức công việc kinh doanh của công ty, chịu giám sát trước hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị. Quyền hạn của ban giám đốc trong một công ty thường được quy định trong điều lệ công ty và pháp luật quản lý doanh nghiệp. Một số quyền hạn cơ bản của ban giám đốc trong công ty như:  Quyết định chiến lược và kế hoạch phát triển của doanh nghiệp.  Quyết định về chính sách tài chính, kế toán, thuế, quản trị nguồn nhân lực và các chính sách liên quan khác của công ty.  Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty.  Ký kết các hợp đồng và thỏa thuận với các đối tác, khách hàng và nhà cung cấp.  Đại diện cho công ty trong các hoạt động truyền thông, với cổ đông và các bên liên quan khác.  Quyết định về việc tổ chức, đầu tư vào các công ty khác.  Quyết định về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ của công ty.

càng tốt. Nhóm sẽ thiết kế các chiến lược tiếp thị và kết hợp một số phương thức quảng bá phù hợp để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm của công ty họ. Họ thiết kế các sản phẩm với mức giá phù hợp cho đúng từng phân khúc người tiêu dùng, ở đúng nơi và vào đúng thời điểm. Họ cũng chịu trách nhiệm phát triển các chương trình khuyến mãi và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Phòng marketing có vai trò hết sức quan trọng vì nó có ảnh hưởng trực tiếp với người tiêu dùng và quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong việc tạo ra doanh thu. Ngoài ra, bộ phận này cũng phải hợp tác chặt chẽ với các bộ phận khác để giúp đạt được các mục tiêu lớn nhỏ của công ty.  Bộ phận kỹ thuật, sản xuất: Trong các công ty sản xuất thì đây là một bộ phận vô cùng quan trọng vì đó là nơi những sản phẩm được tạo ra. Từ khâu thiết kế, chọn lọc nguyên liệu, đến gia công sản phẩm, tất cả đều có thể được thực hiện bởi bộ phận kỹ thuật sản xuất. Sản phẩm được tạo ra cần có sự giám sát và thử nghiệm để đảm bảo chất lượng, sau đó mới được phân phối ra thị trường. Bộ phận này cũng đảm nhiệm chức năng bảo dưỡng, sửa chửa đối với bất cứ lỗi nào phát sinh từ sản phẩm. Ngoài ra, việc cung cấp các số liệu về sản phẩm cho bộ phận kinh doanh cũng hết sức cần thiết trong trường hợp khách hàng cần hỗ trợ và muốn biết thêm thông tin về sản phẩm.  Bộ phận kiểm soát chất lượng: Một công ty cũng có thể có bộ phận kiểm soát chất lượng riêng biệt so với bộ phận kỹ thuật sản xuất nếu quy mô của công ty đó lớn hay số lượng sản phẩm sản xuất ra khổng lồ. Khi đó, một đội ngũ chuyên gia thẩm định chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo đầu ra đạt tiêu chuẩn là vô cùng cần thiết. Đúng như cái tên của nó, bộ phận này có trách nhiệm kiểm tra sản phẩm cuối cùng liệu có đạt yêu cầu đã đề ra theo kế hoạch hay chưa, có vi phạm quy định của Nhà nước hay không (ví dụ như quy định về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm hàng tiêu dùng), hoặc có tiềm năng thu hút khách hàng hay không.  Bộ phận kho: Các mảnh ghép cần có để bộ phận kho có thể hoạt động một cách trơn chu và hiệu quả đó là: Trưởng kho, phó kho, kế toán kho, thủ kho, nhân viên kho, nhân viên giao hàng, nhân viên bảo hành.  Trưởng kho:

  • Tổ chức quản lý, điều hành chung toàn bộ hoạt động của phòng, bao gồm việc xây dựng, triển khai, kiểm soát và cải tiến các hoạt động, quá trình và nguồn lực,… của bộ phận kho.
  • Tổ chức thực hiện công tác giao nhận, vận chuyển hàng hóa theo kế hoạch giao hàng.
  • Kết hợp với phòng nhân sự tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nhân viên thuộc bộ phận mình phụ trách.
  • Quản lý, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong bộ phận, hướng dẫn và đáp ứng môi trường làm việc hiểu quả cho cả hệ thống kho.
  • Lên kế hoạch và triển khai các nhiệm vụ như sửa chữa, cơi nới, làm mới, lắp đặt các trang thiết bị cho kho và hệ thống kho đạt chuẩn của công ty đã đề ra. Tổ chức thực hiện công tác 5S tại Kho.
  • Tổ chức và chịu trách nhiệm lập kế hoạch đặt hàng sản xuất, hàng thương mại. Tham mưu về việc dự trữ tồn kho thành phẩm-hàng hóa tối thiểu trong từng giai Thực hiện các công việc phát sinh khác theo chỉ đạo của cấp trên và ban giám đốc.  Phó kho:
  • Hỗ trợ các công việc của Trưởng kho
  • Thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng kho giao.  Kế toán kho:
  • Kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn, chứng từ trước khi làm thủ tục Xuất/ Nhập hàng hóa vào kho Kiểm tra các hóa đơn.
  • Đối chiếu và nhập dữ liệu hàng hóa vào hệ thống.
  • Hạch toán việc xuất nhập hàng hóa, nguyên vật liệu.
  • Làm báo cáo hàng tồn kho, báo cáo xuất nhập tồn.
  • Kiểm soát các khoản thu chi dưới kho.
  • Thu tiền và gửi về cho trưởng bộ phận kế toán hoặc người được chỉ định.
  • Các công việc khác từ Trưởng kho/ Phó kho  Thủ kho
  • Đảm bảo an toàn hàng hóa tại kho.
  • Sắp xếp hàng hóa một cách tối ưu nhất
  • Đóng và xuất đơn hàng

trăm loại sản phẩm, nên chỉ cần một vài sai sót nhỏ trong khâu nhập hàng hóa hay đơn giản chỉ là sai thông tin hàng hóa cũng có thể kéo theo sai sót của cả một bộ phận làm việc. Cụ thể: Trong kho của mỗi doanh nghiệp chứa hàng trăm loại sản phẩm, thậm chí là khối lượng hàng trăm tấn sản phẩm. Chính vì vậy, nhân viên kho phải quản lý hồ sơ chặt chẽ để có thể nắm được các thông tin. Nhân viên kho phải nhận và kiểm tra hàng hóa khi chúng được giao đến kho. Họ phải đảm bảo rằng số lượng và chất lượng của hàng hóa đều đúng theo đơn đặt hàng. Nhân viên kho có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ có liên quan đến việc xuất – nhập kho theo đúng quy định., trực tiếp tham gia giám sát quá trình xuất – nhập hàng, chịu trách nhiệm kiểm tra đầy đủ số lượng, mẫu mã theo đúng yêu cầu của đơn hàng và ký nhận, lưu các giấy tờ có liên quan để chuyển cho phòng kế toán, tiến hành lập phiếu nhập và xuất kho tương ứng. Ngoài ra, nhân viên kho có nhiệm vụ tiến hành kiểm kê số lượng có khớp với thông tin trên hóa đơn không sau khi đã đối chiếu các hóa đơn và chứng từ xuất nhập kho. Nếu có sự chênh lệch về số lượng, nhân viên báo ngay đến cấp quản lý để được xử lý. Còn nếu không có sự chênh lệch thì sẽ kiểm tra hạn sử dụng còn dài ngày không để xử lý. Với vai trò quan trọng như vậy, nhân viên kho cũng cần có những kỹ năng như kỹ năng kiểm tra, sắp xếp, quản lý, kiểm kê hàng hóa, kỹ năng xử lý tình huống khi hàng có vấn đề xảy ra khi được giao đến, độ nhạy bén trong công việc. Nhân viên kho sẽ là bộ phận trung gian có vai trò kết nối giữa các phòng ban có liên quan với nhau. Vì vậy nhân viên kho cần có kỹ năng làm việc nhóm, biết phối hợp và hỗ trợ các bộ phận khác như phòng kinh doanh, kế toán, bộ phận vận chuyển, … để công việc được vận hành hiệu quả cao hơn. 2.2. Chức năng và nhiệm vụ của vị trí Nhân viên kho trong bộ phận quản lý kho Trong kho của mỗi doanh nghiệp chứa hàng trăm loại sản phẩm, thậm chí là khối lượng hàng trăm tấn sản phẩm. Chính vì vậy, Nhân viên kho phải quản lý hồ sơ chặt chẽ để có thể nắm được các thông tin.

  • Lập hồ sơ thể hiện toàn bộ lối đi cùng như nơi đặt các mặt hàng theo các tiêu chí nhất định
  • Căn cứ vào các tiêu chí để ghi thẻ bài và kích thước, màu sắc, hạn sử dụng của từng sản phẩm.
  • Đặt các mã vạch điện tử lên hàng hóa để có thể truy xuất dữ liệu khi cần.
  • Đặt các biến bảo tại các mặt hàng dễ đổ vỡ, hỏng hóc (nếu có) để bộ phận vận chuyển chú ý. Cụ thể các công việc mà nhân viên kho cần làm như sau:
  • Chịu trách nhiệm về thủ tục xuất nhập kho  Nhân viên kho có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ có liên quan đến việc xuất – nhập kho theo đúng quy định.  Trực tiếp tham gia giám sát quá trình xuất – nhập hàng.  Chịu trách nhiệm kiểm tra đầy đủ số lượng, mẫu mã theo đúng yêu cầu của đơn hàng và ký nhận.  Lưu các giấy tờ có liên quan để chuyển cho phòng kế toán.  Tiến hành lập phiếu nhập và xuất kho tương ứng.  Lưu lại các nội dung đã nhập hoặc xuất qua phần mềm (nếu có) để đồng bộ với hệ thống.
  • Quản lý hàng hóa tồn kho  Thường xuyên theo dõi cũng như đối chiếu với số lượng hàng hóa so với kho thực tế.  Tiến hành lập báo cáo về tình trạng của hàng hóa lên cấp quản lý.  Cập nhật số lượng hàng hóa tồn kho và đối chiếu, đảm bảo số hàng hóa trong kho luôn được duy trì ở mức tối thiểu.  Xác định, kiểm tra và thống kê các mặt hàng cần thanh lý gấp hoặc gần hết hạn. Lập danh sách các thống kê đến phòng kinh doanh để có biện pháp xử lý kịp thời.  Nếu có phát hiện về sự chênh lệch giữa hàng thực tế trong ko và giấy tờ thì cần báo cáo ngay đến cấp quản lý để có thể xử lý kịp thời.
  • Sắp xếp và quản lý hàng hóa trong kho  Phân chia và sắp xếp các hàng hóa theo các tiêu chí nhất định đã được quy định.  Sắp xếp các sản phẩm hàng hóa trong kho một cách khoa học để đảm bảo an toàn cho sản phẩm.  Quản lý và kiểm tra hàng hóa hàng ngày nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng hàng theo quy định.  Giữ vệ sinh kho luôn sạch sẽ và đảm bảo an toàn.

Công ty cổ phần Xây dựng và Thương Mại Thành Vinh hiện đang có số lao động là 210 người. Cơ cấu trình độ, giới tính và độ tuổi của lao động trong một công ty thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm ngành nghề, quy mô của công ty, vị trí công việc cụ thể và chiến lược nhân sự của công ty đó. *Cơ cấu trình độ:

  • Cấp quản lý:  Giám đốc điều hành: Người đứng đầu của công ty, chịu trách nhiệm về việc quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh và phát triển chiến lược dài hạn.  Quản lý cấp cao và trung bình: Bao gồm các vị trí như giám đốc, trưởng phòng, quản lý dự án. Chịu trách nhiệm quản lý nhóm nhân viên và thực hiện các mục tiêu công việc cụ thể.
  • Nhân viên chuyên môn:  Công nhân sản xuất: Thực hiện công việc sản xuất hàng hoặc cung cấp dịch vụ theo quy trình được chỉ định.  Kỹ thuật viên: Có trách nhiệm về việc sửa chữa, bảo dưỡng, và cài đặt thiết bị kỹ thuật.  Chuyên gia chuyên môn: Bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, quản lý dự án
  • Nhân viên hành chính:  Nhân viên văn phòng: Thực hiện các công việc hành chính như quản lý tài liệu, lập lịch, và trả lời điện thoại.  Kế toán: Thực hiện công việc liên quan đến quản lý tài chính và kế toán của công ty.  Nhân sự: Chịu trách nhiệm về việc tuyển dụng, đào tạo, và quản lý nhân viên.  Nhân viên kinh doanh và tiếp thị: Nhân viên kinh doanh: Phụ trách việc tìm kiếm và duy trì mối quan hệ với khách hàng, đối tác.  Nhân viên tiếp thị: Thực hiện các chiến lược tiếp thị để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. *Cơ cấu theo giới tính: Công ty thường xem xét chính sách công bằng giới tính, khuyến khích sự đa dạng giới

tính ở mọi vị trí công việc. Có các chương trình đặc biệt như mentorship cho phụ nữ trong các vị trí quản lý hoặc chương trình khuyến khích nam nữ cùng tham gia vào các lĩnh vực truyền thống không phổ biến đối với giới tính của mình. *Cơ cấu theo độ tuổi:

  • Công ty thường có nhân viên từ mọi độ tuổi, từ sinh viên thực tập đến người lao động ở tuổi nghỉ hưu.
  • Có các chương trình đào tạo và phát triển phù hợp với mọi độ tuổi, bao gồm cả chương trình thực tập, đào tạo nghề nghiệp cho người mới vào nghề, hoặc chương trình tái đào tạo cho nhân viên lớn tuổi. 3.2. Thực trạng hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Xây Dựng và Thương mại Thành Vinh Trong những năm vừa qua, thị trường Logistics Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, các doanh nghiệp Logistics đã thể hiện được vai trò của mình. Như thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện các Hiệp định tự do thương mại (FTA). Trong giai đoạn 2017-2021, khối lượng vận tải hàng hoá của Việt Nam tăng 17,4% từ 1,38 tỷ tấn lên 1,63 tỷ tấn. Năm 2022, tổng khối lượng hàng hoá đạt hơn 2 tỷ tấn, tăng 23,7% so với năm 2021. Với vị trí địa lý nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á và có nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, Việt Nam có thế mạnh về vị trí địa lý để trở thành một trung tâm Logistics quan trọng trong khu vực. Sự lên ngôi của các xu hướng vận chuyển, Logistics và chuỗi cung ứng mới trong nền kinh tế số đã giúp Việt Nam trở thành một thị trường mới nổi đầy tiềm năng. Đặc biệt, sự bùng nổ của thương mại điện tử tại Việt Nam với các “ông lớn” như Shopee, Lazada hay Tiki… đã trở thành một cơ hội đầy tiềm năng để các tập đoàn đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng kho vận hiện đại đồng hành cùng các doanh nghiệp trong việc phát triển chuỗi cung ứng. Về đa dạng chuỗi cung ứng, Việt Nam đã tham gia và ký kết 17 hiệp định thương mại tự do (FTAs) với các đối tác quan trọng hàng đầu trên thế giới; trong đó có nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đang ngày càng tham gia có hiệu quả hơn vào các chuỗi cung ứng, sản xuất khu

đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, lãi suất vay vốn, sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, các tiện nghi, các tiện ích cộng đồng…. Trên địa bàn tỉnh ngày càng xuất hiện nhiều hơn những công trình kết cấu hạ tầng vừa mang ý nghĩa xã hội, vừa phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Điển hình là công trình Bệnh viện đa khoa tỉnh quy mô 700 giường với nhiều trang thiết bị hiện đại vào bậc nhất khu vực, các cơ sở y tế tuyến huyện,… Tổng quan về ngành công nghiệp vật liệu xây dựng: Ngành vật liệu xây dựng là một ngành quan trọng do nó là đầu vào của những ngành khác trong nền kinh tế. Để phát triển kinh tế cần phải xây dựng một cơ sở hạ tầng vững chắc và trong công tác xây dựng thì vật liệu lúc nào cũng đóng vai trò chủ yếu. Vật liệu xây dựng là một trong các yếu tố quyết định chất lượng, giá thành và thời gian thi công công trình. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành vật liệu xây dựng cũng được phát triển từ thô sơ cho đến hiện đại. Từ những vật liệu xây dựng truyền thống như gạch, ngói, đá, cát, xi măng, ngày nay ngành vật liệu xây dựng Việt Nam đã bao gồm hàng trăm chủng loại vật liệu khác nhau từ vật liệu thông dụng nhất đến vật liệu cao cấp với chất lượng tốt, có đủ các mẫu mã kích thước. Có thể kể đến một số nhóm vật liệu xây dựng như: xi măng, gồm sứ kính xây dựng các vật liệu trang trí như đã ốp, sơn, vật liệu chống thấm, vật liệu làm trần, vật liệu lợp vv.. Theo cấu trúc phân ngành 4 cấp dựa trên chuẩn ICB (Industry Classification Benchmark) thì ngành vật liệu xây dựng thuộc nhóm xây dựng và vật liệu xây dựng. mã ngành 2300 là một phân ngành của nhóm ngành Công nghiệp. Trong danh mục hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007, ngành vật liệu xây dựng không có nhóm riêng mà nằm rải rác trong nhiều nhóm ngành nhỏ nằm trong nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo (ngành cấp 1) như nhóm sản xuất đồ gỗ xây dựng (nhóm 1622), nhóm 23

  • sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác, nhóm 24 – sản xuất kim loại v.v... Theo thống kê của trang cophieu68.vn thì hiện tại (tháng 8/2015) nhóm ngành vật liệu xây dựng có 49 công ty được niêm yết trên sàn giao dịch trong đó có 12 công ty được niêm yết trên sàn HOSE, 32 công ty được niêm yết trên sàn HNX và 5 công ty trên sản Upcom. Theo khảo sát của Vietnam Report, hai trở ngại lớn nhất mà DN vật liệu xây dựng (VLXD) phải đương đầu hiện nay là biến động giá nguyên vật liệu và tác động của suy thoái kinh tế đều ghi nhận mức tăng rõ rệt so với năm trước (+18,2% và +63,9%). Trong đó, mức độ ảnh hưởng của tác động suy thoái kinh tế được dự báo

sẽ lan rộng hơn tới 85,7% số DN trong khoảng 12-18 tháng tới. Điều này cùng với triển vọng không tích cực của tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ kéo theo sức cầu VLXD yếu, khiến DN VLXD Việt Nam vất vả hơn trong công tác tìm kiếm thị trường xuất khẩu. So với cùng kỳ năm trước, sản lượng xuất khẩu các sản phẩm từ sắt thép hai tháng đầu năm 2023 đạt 92,2% trong khi clinker và xi măng chỉ đạt 69,6%. Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, dự báo giá VLXD năm 2023 sẽ tiếp tục tăng 3,2%, do tăng theo giá nguyên vật liệu đầu vào. Từ đầu năm tới nay, giá VLXD trong nước liên tục tăng lên: giá thép có tới 5 lần tăng liên tiếp, giá xăng dầu, xi măng, cát… cũng không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó, sự bất cân xứng cung cầu do tình trạng dư thừa nguồn cung sẽ gây nên sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các DN. Do đó, khi dự báo về triển vọng kinh doanh của ngành VLXD trong năm 2023 so với năm 2022, đa số các DN đều giữ thái độ thận trọng. Cụ thể, trên thang điểm 5, lĩnh vực xi măng đạt 2,8 điểm trong khi gạch, đá ốp lát, sứ vệ sinh được các doanh nghiệp đánh giá ở mức 2,9 điểm và lĩnh vực sắt, thép, tôn đạt 3,0 điểm. Mặc dù vậy, phần lớn các DN và chuyên gia đều cho rằng, đầu tư công được kỳ vọng sẽ là động lực mạnh mẽ đưa thị trường hồi phục và phát triển trở lại. Năm 2023, Chính phủ dự kiến chi 793.000 tỷ đồng cho giải ngân đầu tư công, tương đương mức tăng 34% so với kế hoạch năm 2022. Tính chung hai tháng đầu năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN ước đạt 56,9 nghìn tỷ đồng, bằng 8,3% kế hoạch năm và tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Với những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng nhằm đưa dòng vốn đầu tư công vào nền kinh tế ngay từ đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 được kỳ vọng sẽ tăng từ 20-25% so với giải ngân thực tế năm 2022. Điều này sẽ mở ra cơ hội lớn cho ngành VLXD. Tín hiệu tích cực khác là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) sẽ tiếp tục được đổ về từ sự ổn định về chính trị, môi trường kinh doanh và sức phát triển lớn tại thị trường nội địa. Trong năm 2022, đây cũng là một nguồn lực quan trọng khi ước tính các dự án đầu tư nước ngoài FDI đã giải ngân được gần 22,4 tỷ USD. Ngoài ra, nhiều DN tin tưởng vào tương lai khả quan trong nửa sau của năm 2023 từ việc sản xuất công nghiệp toàn cầu phục hồi khi tình trạng thiếu hụt năng lượng dần được kiểm soát. Đặc biệt, các yếu tố liên quan đến công tác quản lý, điều hành của Chính phủ đóng vai trò rất lớn tới sức bật của các DN VLXD. Các gói tín dụng cho nhà ở xã hội hay việc tháo gỡ các khó khăn pháp lý trên thị trường bất động