













Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Chủ đề chia sẻ trải nghiệm văn hóa- lịch sử
Typology: Study Guides, Projects, Research
1 / 21
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Lời nói đầu tiên em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Học viện Hành chính Quốc Gia, các thầy cô trong khoa Quản lý xã hội và công ty cổ phần du lịch Việt Global đã tổ chức và hỗ trợ cho chuyến đi Khảo sát thực tế tại ba Tỉnh Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh của khóa 21 khoa Quản lý xã hội chúng em thành công rực rỡ. Học viện Hành chính Quốc Gia đã tạo điều kiện cho chúng em có cơ hội áp dụng những kiến thức lý thuyết học được trên giảng đường vào thực tế và có cơ hội trực tiếp trải nghiệm những công việc trong lĩnh vực Văn hóa truyền thông thông qua chuyến đi khảo sát thực tế. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Quản lý xã hội đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt cả quá trình chuẩn bị và thực hiện chuyến đi. Nhờ có những kiến thức, kinh nghiệm và sự tận tâm chỉ dẫn của các thầy, cô trong khoa mà em cùng các bạn sinh viên khoa Quản lý xã hội khóa 21 đã có một chuyến đi khảo sát thực tế vô cùng thú vị và thành công tại Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh. Ngoài ra còn có công ty cổ phần du lịch Việt Global, đơn vị tổ chức chuyến đi này. Bằng sự nhiệt tình và chuyên nghiệp của đội ngũ hướng dẫn viên và nhân viên trong công ty đã giúp chúng em có nhiều điều kiện thuận lợi để nghiên cứu, học tập, khám phá và trải nghiệm trong suốt cả chuyến đi Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh. Nhờ có sự hỗ trợ và sự đồng hành của Học viện Hành chính Quốc Gia, các thầy cô trong khoa Quản lý xã hội và công ty cổ phần du lịch Việt Global, em và các bạn sinh viên trong khoa Quản lý xã hội đã có một chuyến đi khảo sát thực tế thành công tốt đẹp. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà trường, các thầy cô hướng dẫn và công ty cổ phần du lịch Việt Global!
1.Khái quát về chuyến đi khảo sát thực tế: Mục đích tổ chức Được sự nhất trí từ bên phía lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc Gia, lãnh đạo khoa Quản lý xã hội và các giảng viên học phần, ngày 04/12/2023 đã tổ chức chuyến đi khảo sát thực tế Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh cho hơn 200 sinh viên. Chuyến đi thực tế lần này tổ chức với mục đích giúp cho các sinh viên trong khoa Quản lý xã hội hoàn thành 2 tín chỉ học phần Khảo sát thực tế và giúp sinh viên học được thêm các kỹ năng, nắm vững các lý thuyết chuyên ngành, định hướng được nghề nghiệp thực tế cho sinh viên. Chuyến đi thực tế lần n ày đã tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên chúng em có thể khám phá, tìm hiểu và áp dụng những ý tưởng sáng tạo cũng như những kiến thức học được vào thực tế. Sinh viên có thể nhận thức được những thách thức và tìm hiểu những cơ hội mới, từ đó khuyến khích sự sáng tạo trong tư duy. Sau khi tiếp xúc với văn hóa, con người địa phương tại các điểm dừng chân, chúng em có thể nhận thấy sự khác biệt cũng như nét đẹp độc đáo trong văn hóa, truyền thống và lịch sử của ba tỉnh Miền Trung Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh. Chuyến đi thực tế này đã giúp sinh viên chúng em có thêm cơ hội để thể hiện năng lực sáng tạo của bản thân và học hỏi thêm nhiều phương pháp truyền thông mới. Sinh viên có thể tạo ra các ấn phẩm truyền thông như viết bài, quay phim, chụp ảnh, dựng clip hoặc tạo ra nhiều sản phẩm truyền thông khác để giới thiệu Thanh Hoa – Nghệ An – Hà Tĩnh đến mọi người. Bên cạnh việc học tập, chuyến đi khảo sát thực tế này còn có mục đích gắn kết và kết nối của các bạn sinh viên trong khoa Quản lý xã hội với bạn bè và thầy cô. Sinh viên có thể chia sẻ những câu chuyện, trải nghiệm cá nhân để tạo ra thật nhiều kỷ niệm và gắn kết tình bạn, tình thầy trò. 2.Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là ba tỉnh nằm ở phía Bắc vùng Bắc Trung Bộ, có điều kiện giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường hàng không và đường biển. Cùng với đó là các giá trị di sản văn hóa, truyền thống đa dạng, phong phú được đúc kết từ bao đời nay đã làm nên vùng đất với đa dạng các điểm đến văn hóa du lịch tâm linh, lịch sử. Việc nghiên cứu, khảo sát các hoạt động truyền thông tại các điểm du lịch tại đây sẽ giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về các chiến lược truyền thông, quảng bá du lịch và xây dựng hình ảnh cho địa phương. Việc nghiên cứu và đánh giá hoạt động truyền thông sẽ giúp xác định và hiểu rõ đâu là những điểm mạnh, đâu là những điểm còn hạn chế của truyền thông du lịch, từ đó có thể cải thiện những mặt còn hạn chế và tăng cường trải nghiệm du lịch giúp du khách thêm hài lòng. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đều là những vùng đất có rất nhiều những địa điểm hấp dẫn du khách, bao gồm cảnh quan thiên nhiên, những di tích văn hóa, lịch sử đặc trưng. Tuy nhiên, em nhận thấy tiềm năng truyền thông tại đây chưa được khai thác thật sự tốt. Nghiên cứu về hoạt động truyền thông sẽ giúp đánh giá chính xác và đề xuất các phương pháp, công cụ và chiến lược truyền thông để khai thác hết tiềm năng du lịch của ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Hoạt động nghiền cứu truyền thông tại các điểm tham quan trong chuyến đi khảo sát sẽ đóng góp vào việc phát triển ngành truyền thông và du lịch. Vậy nên tác giả đã triển khai nghiên cứu đề tài: “ Khảo sát hoạt động truyền thông tại một số điểm du lịch của ba tỉnh thành Thanh Hóa
khoảng 15.000 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; trong đó có 2. di tích được xếp hạng. Nổi bật là các di tích khảo cổ, di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và các di sản văn hóa phi vật thể. Thanh Hóa là vùng đất địa đầu của vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, tựa lưng vào lục địa và nhìn ra biển khơi, là cầu nối đất liền với hải đảo. Xét trong lịch sử thì Thanh Hóa không phải là nơi phồn hoa đô hội, cũng không phải là trung tâm kinh tế trọng yếu của đất nước, nhưng là cái nôi hội nhập giữa nền văn hóa ngàn năm đến từ phương Bắc với văn hóa bản địa và văn hóa phương Nam truyền ra, để tạo nên nét đặc thù gọi là Văn hóa xứ Thanh. Và trong tiến trình lịch sử lâu dài, người dân Thanh Hóa đã đưa nền văn hóa của mình đạt đến đỉnh cao với nhiều mảng màu đặc sắc, đa dạng có, đặc trưng riêng. Trong cái nhìn toàn diện, xuyên suốt tiến trình lịch sử, bắt đầu từ buổi bình minh của vùng đất này cho đến khi trở thành Bộ Cửu Chân trong đất nước của các vua Hùng, có cương vực và lãnh thổ được xác định tương đương tỉnh Thanh Hóa hiện nay, có thể nói Thanh Hóa là vùng đất có một hệ thống di sản văn hóa và di sản thiên nhiên hết sức phong phú và đa dạng. Nghệ An nổi tiếng về truyền thống yêu nước và cách mạng, là nơi sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhiều nhân vật lịch sử và lãnh tụ cách mạng khác. Đó là nền tảng, là lợi thế rất lớn để Nghệ An thúc đẩy du lịch văn hóa lịch sử. Với rất nhiều cảnh đẹp sơn thủy hữu tình, nhất là khu vực miền Tây của tỉnh, sở hữu gần 1.400 di tích đã được phân cấp quản lý, cùng nhiều lễ hội chính được tổ chức trong năm, Nghệ An luôn là một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch yêu thích những chuyến đi đem lại nhiều giá trị văn hóa. Nguồn tài nguyên du lịch phong phú và "độc nhất vô nhị" của tỉnh Nghệ An có thể kể đến như bãi biển Cửa Lò, rừng nguyên sinh Pù Mát, sông Lam, quê hương Bác Hồ và các danh nhân lịch sử như Đền thờ Hoàng đế Quang Trung; các di sản văn hóa - tâm linh (Ví giặm, đền Cờn, đền Quả Sơn, chùa Đại Tuệ...) và các di tích lịch sử - cách mạng... Sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc tới nền văn hóa đậm đà bản sắc của xứ Nghệ. Đây là cái nôi của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nhờ đó, có thể khẳng định rằng tỉnh Nghệ An là một điểm nhấn du lịch văn hóa độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ về loại hình, sản
phẩm du lịch mới và ghi dấu ấn trên hành trình du lịch “Con đường di sản miền Trung”. Bên cạnh đó, Nghệ An còn là một vùng đất có nhiều lễ hội truyền thống, với 29 lễ hội được tổ chức thường niên có quy mô lớn và nhiều lễ hội có quy mô địa phương như lễ Hội Đền Cờn (Quỳnh Lưu), lễ hội Đền Cuông (Diễn Châu), lễ hội Đền Chín Gian, (Quế Phong), lễ hội Đền Quả Sơn (Đô Lương); lễ hội Đền Nguyễn Xý, (Nghi Lộc), lễ hội Đền Vạn Cửa Rào (Tương Dương); lễ hội Pu Nhạ Thầu (Kỳ Sơn)…Đây là một lợi thế giúp Nghệ An có thể khai thác loại hình du lịch lễ hội nhằm thu hút du khách. Hà Tĩnh là nơi giang sơn tụ khí gắn liền với con người tụ nghĩa để tạo nên bản sắc riêng của mình. Từ thuở hồng hoang, Hà Tĩnh là nơi tụ cư của người Việt cổ, được minh chứng bằng các di chỉ khảo cổ có niên đại trên 4.000 năm như: Phôi Phối - Bãi Cọi (Nghi Xuân), Thạch Lạc (Thạch Hà)...; là vùng giao thoa của nhiều nền văn hóa (Đại Việt - Chămpa - Chân Lạp - Trung Hoa…); từng là biên viễn, phên trấn một thời, được coi là “tiền tuyến” của hậu phương và “hậu phương” của tiền tuyến trong nhiều thời kỳ lịch sử. Tỉnh Hà Tĩnh tọa lạc trong không gian văn hóa Bắc Trung Bộ có thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng, dữ dội và hoang sơ; có núi Hồng Lĩnh 99 đỉnh xanh cao, có Biển Đông bao la mặn mòi muôn ngàn sóng vỗ; có rừng đại ngàn bất tận và ruộng đồng bát ngát; có nắng gắt dữ dội và mưa tuôn xối xả; có bão tố cuồng phong và gió lào cháy bỏng… Tất cả những sắc màu, những cung bậc thiên nhiên đa dạng ấy đã hun đúc nên tính cách đặc biệt người Hà Tĩnh: gan góc và kiên trung; đằm thắm và dịu dàng; trong sáng và khát vọng; hào hiệp và cần cù; bản lĩnh và khoáng đạt; chắt chiu và hào sảng; văn võ song toàn; trí tuệ hàn lâm và giản dị, chất phác…Những giá trị văn hóa quê hương còn là tinh thần hào hiệp, trọng nhân nghĩa, đạo đức của người Hà Tĩnh, trọng dân và lấy dân làm gốc, giàu lòng trắc ẩn, vị tha, luôn luôn “tôn sư, trọng đạo”, hiếu học, coi trọng tri thức, tạo nên miền “đất học” nổi tiếng của cả nước với danh tiếng của những “ông đồ xứ Nghệ”, “học trò xứ Nghệ”, quê hương những dòng họ khoa bảng lẫy lừng, không ngừng khao khát vươn lên một cách siêu phàm nhưng lại luôn bao dung, độ lượng, giản dị.
18h00 - 19h30 Đoàn tập trung ăn tối tại nhà hàng khách sạn. 19h30 – 21h30 Sau bữa tối, Đoàn tự do đi dạo ven biển, ngắm nhìn thị xã Cửa Lò về đêm. Nghỉ đêm ở khách sạn tại Cửa Lò. 6h00 Cả đoàn dùng bữa sáng tại nhà hàng khách sạn 7h15 Làm thủ tục trả phòng 7h30 Xe và HDV sẽ đón đoàn đi viếng mộ bà Hoàng Thị Loan – thân sinh ra chủ tịch Hồ Chí Minh. Đoàn tiếp tục đi thăm quan, tìm hiểu và học tập tại làng Sen, làng Hoàng Trù nơi chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên. 05/12 12h00 Đoàn dùng bữa trưa tại nhà hàng 13h00 Đoàn lên xe khởi hành về Sầm Sơn, Thanh Hóa. 16h00 Về đến Sầm Sơn, đoàn nhận phòng khách sạn, nghỉ ngơi. 18h30 – 21h30 Đoàn dùng bữa tối tại nhà hàng và tham dự chương trình gala dinner – tổng kết chuyến đi và lưu lại những kỷ niệm đáng nhớ với những trò chơi và game show thú vị do Ekip của Viet Global Tour tổ chức. 6h30 Dùng bữa sáng tại nhà hàng khách sạn 8h00 – 10h30 Đoàn tập trung tại bãi biển Sầm Sơn tham gia chương trình Teambuilding bãi biển với những trò chơi vui nhộn và gắn kết do ekip của Viet Global Tour tổ chức. 11h30 Đoàn làm thủ tục trả phòng khách sạn, ăn trưa tại nhà hàng.
06/12 12h45 Đoàn lên xe, di chuyển đến với Khu di tích Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa 13h15 Đoàn tham quan tại khu di tích chiến thắng Hàm Rồng , tại đây, ngày 3 và 4/4/1965, quân và dân Thanh Hóa đã anh dũng chiến đấu, bắn rơi 47 máy bay địch, bắt sống nhiều giặc lái, bảo vệ cây cầu an toàn và bảo đảm giao thông thông suốt, góp phần cùng quân dân cả nước đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn. Đoàn viếng thăm thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng và ngắm nhìn núi Hàm Rồng cùng với dòng sông Mã anh hùng 14h15 Đoàn tiếp tục di chuyển tới Vĩnh Lộc, tham quan và tìm hiểu Di tích Thành nhà Hồ – di sản văn hóa thế giới. Đoàn tham quan, học tập và tìm hiểu công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam và được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á 16h00 Đoàn tập trung lên xe khởi hành về lại Hà Nội 20h00 Về tới Hà Nội, HDV chia tay Đoàn, kết thúc chương trình tham quan học tập 3.3. Phóng sự các chuyến đi thực tế các điểm Ngã Ba Đồng Lộc - Khu di tích Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An – Di tích thành nhà Hồ 3.3.1. Ngã Ba Đồng Lộc Theo đúng lịch trình mà công ty du lịch đưa ra, chiều ngày 04/12 cả đoàn có mặt tại khu di tích Ngã 3 Đồng Lộc. Sau khi dùng bữa tại khách sạn Mường Thanh, cả đoàn nhanh chóng di chuyển lên xe để đến địa điểm theo đúng kế hoạch. Cả quãng đường đi không khí trên xe khá yên tĩnh, bởi vì chúng tôi phải có mặt để
đường ( Ảnh 3 ). Địa điểm dừng chân đầu tiên của đoàn chúng tôi tại khu di tích Kim Liên là mộ của Bà Hoàng Thị Loan ( Ảnh 4 ), có vẻ vì đang là buổi sáng nên hình như chỉ có mình chúng tôi là đoàn khách tại đây. Cả đoàn xe có dừng trước cổng khu mộ để cùng chụp ảnh lưu niệm. Sau khi chụp ảnh cả đoàn bắt đầu di chuyển lên khu mộ bà Hoàng Thị Loan, quãng đường khá dài và nhiều bậc thang nên mọi người di chuyển khá khó khăn, nhiều bạn phải dừng chân nghỉ giữa quãng đường để có sức leo tiếp. Anh hướng dẫn viên thấy vậy nên đã cổ vũ cả đoàn rất nhiều: “ Cố lên mọi người ơi, sắp lên đến nơi rồi !” Sau khi tôi lên đến nơi thì mọi người đã tập chung khá đông ở đây, một lúc sau chị hướng dẫn viên của khu di tích xuất hiện, mọi người đứng xung quanh nghe chị thuyết trình về cuộc đời của Hồ chủ tịch. Tuy nhiên tôi cảm thấy khá khó chịu, vì một số bạn đứng đằng sau nói chuyện khá to, đến mức át cả tiếng của chị hướng dẫn. Sau đó tôi nhận một nén nhang của anh hướng dẫn viên đoàn để thắp hương cho Bà. Khi đã xong tôi cùng bạn đi xuống bãi xe, lúc này tôi mới có thời gian nhìn ngắm khung cảnh nơi đây. Hai bên xung quanh là rất nhiều cây cối, ngoài ra còn có mộ của những vị khác trong gia đình của Bác. Không khí buổi sáng trong lành, xung quanh lại được bao quanh bởi màu xanh của cây cối làm tôi bất giác bước chậm lại mà hít thở thật sâu. Sau đó đoàn xe tiếp tục di chuyển ra thăm quê nội của Bác Hồ, quãng đường di chuyển từ chỗ đỗ xe vào được bày bán rất nhiều hàng quán. Vào đến bên trong thì tôi cảm thấy đây như một ngôi làng bình dị tại quê mình vậy, trước mỗi ngôi nhà đều có biển tên của từng chủ hộ và có quan hệ như thế nào với Bác. Sau đó đoàn chúng tôi tách ra làm hai để nghe thuyết minh, sau đó là khoảng thời gian mà các bạn sinh viên tự do đi tham quan cũng như tìm thêm tư liệu. Tôi nhận thấy tại đây có nhiều khách du lịch tham quan hơn bên khu mộ bà Hoàng Thị Loan, có hội cựu chiến binh, có cả khách nước ngoài nữa. Khu di tích này đã được xây dựng và bảo tồn rất kỹ lưỡng, thậm chí trước mỗi nhà còn được trồng trọt những loại rau củ khác nhau, những hiện vật trong nhà cũng được chăm sóc cẩn thận. Kết thúc chuyến
thăm quê nội, mọi người cùng di chuyển sang quê ngoại của Bác. Khung cảnh ở đây cũng được phục dựng khá giống với quê nội của Bác Hồ, tại đây có một ngôi nhà tranh 3 gian nằm ở góc vườn phía Tây nhà ông bà Hoàng Đường, đây là nơi mà vị chủ tịch vĩ đại của đất nước Việt Nam được sinh ra. Khi nhìn vào những hình ảnh đơn giản và hết sức bình dị ấy, từng khóm tre, mái nhà, luống khoai,… tôi đã có thể hiểu vì sao Bác lại giản dị đến vậy. Bởi vì Bác được sinh ra tại một vùng đất quá đỗi là mộc mạc và thân thương nên Bác thương dân, hiểu dân. Là một sinh viên, tôi nhận thấy mình càng phải cố gắng học tập và làm theo tấm gương của Bác. 3.3.3. Khu di tích Thành Nhà Hồ Ngày cuối cùng của chuyến khảo sát, đoàn đã có buổi team building tại bãi biển Sầm Sơn vào buổi sáng. Tuy thời tiết không ủng hộ cho lắm nhưng may mắn mọi người vẫn tham gia rất nhiệt tình. Đến buổi chiều cả đoàn di chuyển đến địa điểm khu di tích Thành Nhà Hồ, nơi đây được mệnh danh là Kim Tự Tháp của Việt Nam. Trước khi tham quan thành, đoàn chúng tôi cùng vào bên trong phòng trưng bày nghe thuyết trình về lịch sử thành nhà Hồ. Tuy nhiên bên trong phòng khá tối, chưa để mọi người kịp thắc mắc chị hướng dẫn đã lên tiếng: “ Vì hôm nay khu mình bị mất điện nên mọi người thông cảm, chúng ta sẽ bắt đầu trong điều kiện hơi tối một chút vậy.” Chị hướng dẫn thuyết trình rất chi tiết, từng khu vực, từng hiện vật đều được chị giới thiệu chi tiết và cẩn thận. Tuy nhiên mọi người lại tản ra tự tham quan riêng khá nhiều. Tôi đi xung quanh phòng trưng bày, nhìn từng hiện vật, đọc từng công dụng của những hiện vật ấy mà cảm thán trong lòng: “Các vị ngày xưa giỏi thật đấy, sao họ có thể tạo ra những món đồ tinh xảo như thế này nhỉ?’’. Sau đó thôi di chuyển ra tham quan bên ngoài thành, thật không thể tưởng tượng ngôi thành vững trãi trước mắt tôi lại được xây dựng chỉ trong vòng 3 tháng ( Ảnh 5 ). Nó kiên cố, vững trắc và đứng đó chứng kiến qua nhiều cột mốc lịch sử của đất nước. Tại đây tôi gặp được một bác người dân sống gần đây và có cơ hội được trò chuyện với bác rất nhiều điều. ( Ảnh 6 )
tham quan. Công tác thuyết minh, giới thiệu tại bảo tàng và các điểm di tích cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong việc thu hút khách đến tham quan. Ngoài ra bài hát “Cúc ơi” phổ theo thơ của Yến Thanh cũng góp phần vào quảng bá địa danh đến với mọi người. Hoạt động truyền thông tại khu di tích đã giúp tăng cường nhận thức của giới trẻ về lịch sử, giúp họ hiểu được công lao to lớn của các vị anh hùng, ngoài ra còn thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. 3.4.2. Truyền thông tại khu di tích Kim Liên Khu di tích Kim Liên là một trong những khu di tích đặc biệt quan trọng về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Việt Nam, vì vậy mà công tác truyền thông tại nơi đây rất được chú trọng. Đây là nơi được lựa chọn để quay rất nhiều những tư liệu lịch sử, những bộ phim tài liệu về cuộc đời của Bác. Những tác phẩm này đều được công bố trên khắp các phương tiện truyền thông như báo trí, web, truyền hình,… Ngoài ra cũng như khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc, khu di tích Kim Liên cũng kết hợp với các chương trình tổ chức chương trình học tập kết hợp tham quan cho các đơn vị giáo dục. Việc phục dựng những hiện vật như một ngôi làng thực sự hay cả việc có những hướng dẫn viên thuyết minh giới thiệu cho những đoàn khách du lịch tại đây cũng là cách truyền thông phổ biến tại nơi này. Đây cũng là nơi thường xuyên tiếp đón các vị khách quốc tế, đây là cơ hội giúp cho việc quảng bá khu di tích đến gần hơn với các vị khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài. Hoạt động truyền thông tại khu di tích đã đạt được một số thành công đáng kể. Điều này giúp cho việc phát triển kinh tế vùng, người dân xung quanh có thêm nhiều cơ hội việc làm. Đặc biệt là hình ảnh đất nước, văn hóa, con người nơi đây được công chúng biết đến rộng rãi. 3.4.3. Hoạt động truyền thông tại Thành Nhà Hồ Thành nhà Hồ được công nhận là một trong những di sản văn hóa thế giới, hoạt động truyền thông tại nơi đây cũng tương tự như đối với hai địa điểm trên. Phần
lớn là qua báo, đài, trưng bày hiện vật và có hướng dẫn viên thuyết trình giới thiệu về lịch sử Thành Nhà Hồ. Tuy nhiên, cá nhân tôi đánh giá hoạt động truyền thông ở đây chưa thực sự tốt hoặc chỉ trong phạm vi so sánh với hai địa điểm trên. Tôi nhận thấy khu di tích chưa có sự chuẩn bị thực sự tốt khi đón tiếp khách du lịch, trong khi chúng tôi là một đoàn khách lớn với hơn 200 người. Nhà vệ sinh không có nước và phải nghe thuyết trình trong một không gian tối. Nếu thật sự muốn phát triển du lịch và nhiều người biết tới thì cần phải xây dựng cơ sở vật chất hoặc bảo tồn cho đúng với danh xưng di sản văn hóa thế giới. Triều đại Nhà Hồ tuy ngắn nhưng để lại cho Việt Nam một kho tàng di sản văn hóa, góp phần làm giàu di sản văn hóa đất nước. Vì vậy tôi nghĩ khu di tích cần phải đẩy mạnh hơn trong việc quảng bá và bảo tồn di sản văn hóa thế giới. 3.5. Đề xuất một số ý kiến giúp phát triển truyền thông Ngày nay, mạng internet đã phổ biến và phủ rộng khắp cả nước. Chính vì vậy nên có thể thông qua internet mà quảng bá cho địa danh được biết đến rộng rãi hơn. Việc sử dụng các trang mạng xã hội mà giới trẻ ngày nay phát cuồng như Tiktok, instagram, Facebook, Youtube,… để xây dựng một chiến dịch truyền thông cũng sẽ giúp cho các bạn trẻ quan tâm hơn đến các khu di tích văn hóa của quốc gia. Ngoài ra, cũng có thể mời những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng như ca sĩ Sơn Tùng, Ca sĩ Phương Ly,…về làm đại sứ hình ảnh cho những khu du lịch. Điều này sẽ giúp rất nhiều cho việc quảng bá hình ảnh và thu hút mọi người đến tham quan. Và nhờ có hiệu ứng đám đông mà phát triển du lịch. Đặc biệt có thể tổ chức những chương trình gameshow về văn hóa lịch sử như chương trình “Hai ngày một đêm”, cách này vừa mới lạ vừa có thể thu hút nhiều người tham gia tìm hiểu.
4. Cảm nhận của bản thân về chuyến đi thực tế Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến nhà Trường và Khoa đã tạo điều kiện để chúng tôi tham gia chuyến đi khảo sát thực tế 3 ngày 2 đêm tại Thanh
Ảnh 1: Đoàn xe xếp hàng chờ lên viếng Người chụp: Nguyễn An Lan Anh Ảnh 2: Phù điêu vũ khí chiến đấu Người chụp: Nguyễn An Lan Anh
Ảnh 3: Mọi người ca hát trên xe Người chụp: Nguyễn An Lan Anh Ảnh 4: Khu mộ bà Hoàng Thị Loan Người chụp: Nguyễn An Lan Anh