

















Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
bạn được đến nặm đăm và khám phá bản sắc dân tộc ở đó
Typology: Study Guides, Projects, Research
1 / 25
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Liễu Học tên sinh viên: Lê Thị Ngọc Anh Lớp: K1 GDTH C Mã sinh viên: DTG Hà Giang, tháng 12/
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1.1. Lí do chọn đề tài: Trong các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở nước ta, các vùng dân tộc đã có rất nhiều tiến bộ về kinh tế, văn hóa- xã hội. Một trong các yếu tố quyết định đến sự tiến bộ của kinh tế, văn hóa-xã hội ở các vùng miền núi là sự thay đổi cơ cấu trong phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển có thể bắt nguồn từ sự thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển ngành nghề truyền thống, phát triển du lịch.v.v., trong đó du lịch là một trong lợi thế mà các vùng cao đã và đang khai thác triệt để. Ngành du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều địa phương trên miền núi: Hà Giang. Du lịch phát triển, tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có đời sống văn hóa-xã hội. Đời sống văn hóa-xã hội được cải thiện, nhưng các văn hóa ngoại lai cũng sẽ tác động đến các bản, làng các vùng dân tộc. Ngôn ngữ, quan hệ con người với con người trong gia đình, trong từng bản, con người với con người giữa các bản cũng có sự thay đổi. Sự thay đổi đó còn ảnh hưởng đến các sản phẩm của các làng nghề truyền thống, các lễ hội, các điệu múa, trang phục, văn hóa, nghệ thuật,… Sự tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội ở các địa phương là không tránh khỏi, nhưng một trong yếu tố sống còn để phát triển du lịch là phải giữ gìn được giá trị văn hóa-xã hội truyền thống tốt đẹp, các bản sắc, sắc thái văn hóa riêng. Chính vì vậy, để phát triển du lịch bền vững và đạt hiệu quả cao, một trong những yêu cầu bức thiết của các nhà quản lý và kinh doanh là phải biết được các tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của địa phương-trước mắt cũng như lâu dài, từ đó có các giải pháp phát triển du lịch một cách bền vững và đạt hiệu quả cao. Từ các yêu cầu của thực tiễn và lý luận trên, tôi đã chọn đề tài: Tác động của du lịch đến đời sống văn hoá xã hội của dân tộc Dao Chàm ở xã Nặm Đăm huyện Quản Bạ thành phố Hà Giang 1.2. Mục đích nghiên cứu : Để làm rõ những nét bản sắc văn hoá dân tộc vốn có của người Dao Chàm từ xa xưa đến hiện tại và cách để giữ gìn, phát huy một cách có hiệu quả. Đồng thời đưa ra thực trạng và giải pháp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của sinh viên hiện nay.
2. Đối tượng nghiên cứu -Bản sắc văn hoá và nét đặc trưng của dân tộc Dao Chàm 3. Phạm vi nghiên cứu -Tìm hiểu rõ về bản sắc văn hoá của dân tộc Dao Chàm và những nét đặc trưng vốn có. 4. Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đề tài sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử bao gồm phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, thống nhất logic – lịch sử… -Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát thực tế, số liệu của tổ chức chuyến đi thực tế tới thôn Nặm Đăm huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang. **PHẦN NỘI DUNG
Trải nhiệm thực tế của sinh viên lớp k1 GDTH C Đến với nơi này du khách sẽ được tận hưởng một bầu không khí vô cùng thoáng đáng, không gian yên bình của thôn làng là những cảm nhận du khách có thể thấy khi vừa đặt chân đến đây. Nhìn từ phía trên khu vực lưng chừng núi đường dẫn vào thôn làng nhỏ bạn sẽ thấy được hình ảnh những chiếc nhà nhỏ xinh xắn nằm trải dài theo dọc thung lũng vô cùng nổi bật. Điểm nhấn của ngôi làng văn hoá du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm Hà Giang là phải kể đến ngôi nhà vô cùng đơn sơ, mộc mạc và thoáng đãng. Hiện nay nhiều hộ gia định tận dụng nhũng ngôi nhà truyền thống của họ để làm là homestay và phát triển du lịch.
Khí hậu ở đây trong lành, mát mẻ rất nhiều so với các huyện khác trong tỉnh, phù hợp cho việc chuyên canh các loại rau, hoa, đậu. Quản Bạ là nơi cung cấp chủ yếu nguồn rau xanh, hoa tươi cho nhu cầu tiêu dùng không những tại huyện mà cả thị xã Hà Giang. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các thắng cảnh thiên nhiên như: Cổng Trời, núi Cô Tiên, hang Khố Mỷ.. 1.2. Dân cư, dân tộc -Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ là một làng của đồng bào dân tộc Dao. Theo anh Lý Thanh Sơn, Chủ tịch UBND xã cho biết: Toàn thôn có hơn 60 hộ dân, với gần 300 khẩu, trong đó 26 hộ làm du lịch cộng đồng. Mức thu bình quân của các hộ làm du lịch cộng đồng đạt hơn 45 triệu đồng/hộ/năm, có những hộ mạnh, thu từ trên 300 triệu đồng đến ngót tỷ đồng. -Với cảnh quan thiên nhiên đẹp, cộng với những giá trị truyền thống được gìn giữ khá tốt, đến đây du khách được hòa mình trong không gian của những ngôi nhà trình tường đặc trưng, những người dân mặc trang phục dân tộc Dao Chàm , mộc mạc và hết sức thân thiện. Bảo tồn truyền thống và phát triển du lịch đã trở thành hướng đi bền vững cho Nặm Đăm. Nhờ đó, thời gian qua Nặm Đăm vinh dự được nhận giải thưởng Asean dành cho mô hình lưu trú kết hợp với giới thiệu, trải nghiệm và bảo tồn di sản trên Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn.
Gầu tào, cúng thần rừng, lễ hội Dệt lanh... gắn với đó huyện tổ chức trưng bày các gian hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi năm 2023. Tạo ra các điểm nhấn để thu hút khách du lịch đến với huyện.
nhóm xã hội. Nói cách khác, bản sắc chính là những cá tính khác nhau của một cá thể hay một nhóm nhiều cá thể của một nhánh hoặc nhóm xã hội đặc trưng. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là thuật ngữ chỉ sắc thái, vẻ đẹp và tính chất đặc biệt, cái riêng để phân biệt với những nước trên thế giới, bản sắc văn hóa dân tộc là cái gốc của nền văn hóa, những đặc trưng không thể trộn lẫn trong cội nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là những nét đặc trưng đặc biệt làm nên sắc thái, bản lĩnh và dấu ấn riêng của mỗi dân tộc, từ những nét đó để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. => Kết luận : Phải đứng vững trên quan điểm phủ định biện chứng để kế thừa có chọn lọc, loại trừ yếu tố lạc hậu, bổ sung yếu tố mới, tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của cuộc sống. Yếu tố hiện đại giúp văn hóa truyền thống thích nghi với sự phát triển, đồng thời nó đáp ứng được nhu cầu văn hóa ngày càng tăng lên của dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc phải đứng vững trên đôi chân của mình để tiếp nhận các yếu tố hiện đại, làm cho các yếu tố hiện đại gia nhập và trở thành yếu tố văn hóa truyền thống. 2.2 Bản sắc văn hoá Dao Chàm : Đời sống văn hóa – tinh thần của người Dao rất phong phú thể hiện qua hệ thống lễ hội cổ truyền, các phong tục tập quán lâu đời. Nền văn hóa có ngôn ngữ, chữ viết, phong tục tập quán, truyện, thơ, tục ngữ, dân ca, dân vũ, mỹ thuật...trong đó có nhiều lễ tục, diễn xướng dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ, tiêu biểu trong các là nghi lễ là: Lễ cúng Bàn Vương, Lễ Cấp sắc và Lễ hội Tết Nhảy. Trong các nghi lễ cổ, Tết Nhảy là một hoạt động dân gian phản ánh văn hóa tâm linh, thế giới quan, vũ trụ quan, nhân sinh quan cũng như quan niệm về 3 tầng thế giới của người Dao Chàm. Truyền thuyết về Bàn Hồ kể về lai lịch, sự hình thành các nhóm Dao Chàm và quá trình di cư của người Dao, được nghi thức hóa trong Tết Nhảy (hay múa Rùa). Tết Nhảy nhằm mục đích cúng Bàn Vương và luyện tinh binh bảo vệ cuộc sống. Tết Nhảy là cách người Dao Chàm thể hiện ý niệm về nguồn gốc và lịch sử của dân tộc mình. Cũng như nghi lễ Tết Nhảy, Lễ Cấp Sắc là một nghi lễ dân gian nổi bật của người Dao Chàm , đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời người đàn ông. Được cấp sắc nghĩa là họ đã trưởng thành, đã có thể làm thầy, làm chỗ dựa vững chắc cho gia đình và được dòng họ, xóm làng tôn trọng. Đây là nghi lễ lớn cả về vật chất, tinh thần - tâm linh, nên gia đình làm Lễ hết sức cẩn thận, phải chuẩn bị 3 con lợn, khoảng 40 lít rượu, 5 con gà và 1,5 tạ gạo, sau đó mời 7 thầy cúng làm lễ suốt 2 ngày 2 đêm. Đây là nghi lễ quan trọng, thẩm thấu trong đời sống người Dao nên
tập quán của mỗi con người, mỗi gia đình và mỗi cộng đồng xã hội. Lấy việc thờ cúng tổ tiên làm trọng và là yếu tố chi phối đời sống tâm linh. Ngày nay, những nét độc đáo chính trong văn hóa thờ cúng tổ tiên của người Dao ở đây vẫn được duy trì. Phong tục thờ cúng tổ tiên là tục lập bàn thờ người thân đã chết ở nhà và cúng bái hàng ngày hoặc trong những dịp sóc vọng, giỗ, Tết... Nhiều người, ngoài tôn giáo của mình thường có thờ cúng cả tổ tiên. Đối với người Dao, phong tục thờ cúng tổ tiên gần như trở thành một sự tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, không gia đình nào không có bàn thờ tổ tiên trong nhà, nhưng không phải là một tôn giáo mà là do lòng thành kính của người Việt đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ. Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng và không thể thiếu trong phong tục, và là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa.
nẹp hai bên thân trước và sau... đều thêu vài đường chỉ đỏ; cửa tay áo thêu nhiều hơn, đáp thêm vải đỏ hoặc xanh.
3.4. Lễ hội Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang được xem là lễ hội quan trọng với người dân ở đây. Một phần vì đó là truyền thống của dân tộc, một phần là để khẳng định mình với tất cả mọi người do đây được xem là lễ trưởng thành của những nam nhân trong bản làng, đánh dấu cột mốc có thể tham gia vào những chuyện lớn, chuyện gia đình, chuyện buôn làng và được coi là một người tử tế, một người tốt có ích cho xã hội và cộng đồng( theo lời của trưởng thôn Nặm Đăm ). Trước ngày diễn ra Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang khoảng vài tháng, gia đình có con sắp được cấp sắc phải đem lễ vật đến nhà thầy cúng và thỉnh mời thầy cúng tiến hành xem ngày lành, tháng tốt và sẽ cùng dòng họ họp bàn với nhau để chuẩn bị cho ngày trọng đại. Mỗi người họ hàng của người thụ lễ phải mang theo rượu, tiền mừng và mỗi người được phân công một việc như đi mời những người dân trong thôn, nấu ăn, dọn dẹp, chuẩn bị y
Hồ nước này được coi là “hồ thiêng” Trước khi bắt cá, người dân tiến hành dâng mâm cỗ lên miếu làng dựng gần hồ nước và thực hiện lễ cúng thần linh. Sau đó, các thanh niên nam nữ chia đội và cùng nhau xuống hồ thi bắt cá. Hồ nước này được coi là “hồ thiêng”, hàng năm mỗi hộ dân sẽ thả cá giống, cùng nhau bảo vệ để đến Tết thanh minh thì rút bớt nước và tổ chức thi bắt cá. Theo quan niệm, ai bắt được nhiều cá to nhất sẽ có một năm may mắn, no đủ. Số cá bắt được trong ngày lễ khoảng hơn 2 tạ được tập trung lại và chia đều cho các hộ trong thôn. Người dân lấy cá chế biến thành các món ăn dâng cúng tổ tiên dòng họ vào ngày Tết thanh minh. 3.5. Ẩm thực
Đến Quản Bạ, bạn có thể thưởng thức những món ăn đặc sản của Hà Giang như: thắng cố, thắng dền, thịt trâu gác bếp,…. đều là những món ăn đặc trưng của Hà Giang. Ngoài ra, ở Quản Bạ có 1 món đặc sản rất nổi tiếng đó là Hồng không hạt. Nếu bạn muốn xem cây ra hoa thì đến Quản Bạ tầm tháng 3, tháng 4; nếu muốn thưởng thức đặc sản Quản Bạ này thì đến đây vào tháng 8 đến tháng 11. Hồng không hạt Quản Bạ là 1 trong số những món đặc sản Hà Giang làm quà mà ai có dịp đến đây cũng muốn mang về cho bạn bè, người thân. Đặc biệt hơn, nếu bạn muốn mang Hồng không hạt Quản Bạ về làm quà thì cũng hoàn toàn yên tâm vì vỏ hồng cứng và thịt thì rất chắc. 3.6. Chữ viết Người Dao cũng có tiếng nói và chữ viết riêng, chữ nôm Dao là chữ viết cửa người Dao dựa trên chữ Hán và đã được Dao Hoá. Ở thôn Nặm Đăm chủ yếu là những người già vẫn giữ được nguyên vẹn tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình nhưng thế hệ sau chủ yếu là biết ít hơn hầu như là không biết vì họ vẫn chưa có kinh nghiệm truyền đạt hết tất cả những gì mà ông cha để lại nên còn hạn chế. 3.7. Nhà ở Điểm nhấn của làng văn hoá Nặm Đăm có lẽ là những nếp nhà trình tường lâu đời của đồng bào dân tộc Dao Chàm. Đó là những ngôi nhà sàn bên trên là gỗ bên dưới là một lớp đất dày khoảng 50cm được nén chặt , mái lợp lá đơn sơ. Không gian bên trong nhà mộc mạc và thoáng đãng. Ngày nay, nhiều hộ gia đình đã tận dụng ngôi nhà của mình để làm homstay, góp phần phát triển kinh tế cho làng mà vẫn giữ được nét truyền thống phong phú, độc đáo. Nhìn từ trên cao những ngôi nhà có màu vàng của đất lại càng lm nổi bật lên cảnh thiên nhiên nơi đây.