Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

HƯỚNG DẪN KLTN 2024 - 2025, Thesis of Business Research Methods for Managers

HƯỚNG DẪN KLTN 2024 - 2025 CỦA

Typology: Thesis

2023/2024

Uploaded on 12/16/2024

thao-nguyen-thi-phuong-4
thao-nguyen-thi-phuong-4 🇻🇳

2 documents

1 / 24

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Trang 1/ 24
ĐẠI HC KINH T TP. HCM
TRƯNG KINH DOANH
KHOA K TOÁN
CNG HÒA XÃ HI CH NGHĨA VIT NAM
Độc lp - T do - Hnh Phúc
TP. H Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2024
HƯỚNG DN
HC PHN THC TP TT NGHIP” CA NGÀNH K TOÁN VÀ
KIM TOÁN
1. QUY ĐNH CHUNG
1.1. Cơ s xây dng
Căn c Quyết định 4295/ -ĐHKT-ĐT ngày 22/10/2024 v việc ban hành Quy
định t chức đào tạo học phần “Thc tập và tốt nghiệp” đối với sinh viên trình độ
Đại học, theo hệ thống tín chỉ tại Đại học Kinh tế Thành phố H Chí Minh;
Căn c các Quyết đnh của Phòng ĐBCLPTCT v Chương trình đào tạo đi hc Kế
toán doanh nghiệp, Kế toán công, Kiểm toán và Kế toán tích hợp chứng chỉ ngh
nghiệp quốc tế.
1.2. Mc đích
ớng dẫn quy định đối tượng áp dụng, chuẩn đầu ra và việc t chức, phân công,
đánh giá về học phần Thực tập và tt nghiệp của sinh viên Khoa Kế toán.
ớng dẫn cơ sở định hướng, kiểm soát, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện
học phần Thực tập và tt nghiệp.
ng dẫn chi tiết việc thc hin đề cương chi tiết hc phn Thc tập và tt nghiệp.
1.3. Đi tưng áp dng
ớng dẫn đưc áp dụng cho tt c sinh viên h đào tạo bậc c nhân bao gồm đại hc chính
quy, đại hc va làm va học, đăng ký hc các chương trình đào tạo Kế toán doanh nghiệp, Kế
toán công, Kiểm toán và Kế toán tích hợp chứng chỉ ngh nghiệp quốc tế.
1.4. Hiu lc áp dng
ớng dẫn hc phn “Thc tập và tt nghiệp” này được áp dụng cho các khóa thực tp bt
đầu t tháng 01 năm 2025, thay thế cho các quy định liên quan đến thc tập tốt nghiệp và hc
kỳ thực tế trước đây của Khoa Kế toán.
2. T CHC THC HIN
2.1. S tín ch và thi gian thc hin
S tín chỉ: 10 tín chỉ
Thi gian thực hiện: 12 tun
Học phần “Thc tp và tốt nghip” đưc b trí vào hc k cuối theo kế hoạch của
chương trình đào tạo. Trường hợp đáp ứng đủ điều kiện v s tín chỉ tích lũy và học
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18

Partial preview of the text

Download HƯỚNG DẪN KLTN 2024 - 2025 and more Thesis Business Research Methods for Managers in PDF only on Docsity!

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

TRƯỜNG KINH DOANH

KHOA KẾ TOÁN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 202 4

HƯỚNG DẪN

HỌC PHẦN “THỰC TẬP VÀ TỐT NGHIỆP” CỦA NGÀNH KẾ TOÁN VÀ

KIỂM TOÁN

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Cơ sở xây dựng

 Căn cứ Quyết định 4295/ QĐ-ĐHKT-ĐT ngày 22/10/2024 về việc ban hành Quy định tổ chức đào tạo học phần “Thực tập và tốt nghiệp” đối với sinh viên trình độ Đại học, theo hệ thống tín chỉ tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh;

 Căn cứ các Quyết định của Phòng ĐBCLPTCT về Chương trình đào tạo đại học Kế

toán doanh nghiệp, Kế toán công, Kiểm toán và Kế toán tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế.

1.2. Mục đích

 Hướng dẫn quy định đối tượng áp dụng, chuẩn đầu ra và việc tổ chức, phân công, đánh giá về học phần Thực tập và tốt nghiệp của sinh viên Khoa Kế toán.  Hướng dẫn là cơ sở định hướng, kiểm soát, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện học phần Thực tập và tốt nghiệp.  Hướng dẫn chi tiết việc thực hiện đề cương chi tiết học phần Thực tập và tốt nghiệp.

1.3. Đối tượng áp dụng

Hướng dẫn được áp dụng cho tất cả sinh viên hệ đào tạo bậc cử nhân bao gồm đại học chính quy, đại học vừa làm vừa học, đăng ký học các chương trình đào tạo Kế toán doanh nghiệp, Kế toán công, Kiểm toán và Kế toán tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế.

1.4. Hiệu lực áp dụng

Hướng dẫn học phần “Thực tập và tốt nghiệp” này được áp dụng cho các khóa thực tập bắt đầu từ tháng 01 năm 202 5 , thay thế cho các quy định liên quan đến thực tập tốt nghiệp và học kỳ thực tế trước đây của Khoa Kế toán.

2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

2.1. Số tín chỉ và thời gian thực hiện

 Số tín chỉ: 10 tín chỉ  Thời gian thực hiện: 12 tuần  Học phần “Thực tập và tốt nghiệp” được bố trí vào học kỳ cuối theo kế hoạch của chương trình đào tạo. Trường hợp đáp ứng đủ điều kiện về số tín chỉ tích lũy và học

phần tiên quyết của học phần “Thực tập và tốt nghiệp”, sinh viên có thể đăng ký học phần sớm hơn 01 (một) học kỳ.

2.2. Điều kiện tiên quyết của học phần

 Điều kiện tiên quyết chung: Tích lũy 70% số tín chỉ trong chương trình đào tạo (không tính số tín chỉ của học phần Thực tập và tốt nghiệp, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng)  Điều kiện tiên quyết riêng theo từng chương trình đào tạo từ Khoá 49 (Học phần điều kiện tiên quyết):

  • Chương trình Kế toán doanh nghiệp: đã hoàn thành các học phần sau: Kế toán tài chính nâng cao theo IFRS, Kế toán tập đoàn, Thông tin chi phí phục vụ ra quyết định, Kế toán quản trị, Phân tích báo cáo tài chính, Kiểm toán báo cáo tài chính, An toàn thông tin kế toán.
  • Chương trình Kế toán tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế ACCA: đã hoàn thành các học phần sau: ACCA_Kế toán tài chính 2, ACCA_Báo cáo tài chính 2, ACCA_Quản trị tài chính 2, ACCA_Kiểm toán 2, ACCA_Quản trị hiệu quả hoạt động 2 và Phân tích dữ liệu trong kế toán.
  • Chương trình Kế toán tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế ICAEW: đã hoàn thành các học phần sau: ICAEW_Kế toán tài chính 2, ICAEW_Kế toán quản trị 2, ICAEW_Kiểm toán 1, ICAEW_Kế toán tài chính và lập báo cáo 3 và Phân tích dữ liệu trong kế toán.
  • Chương trình Kế toán công: đã hoàn thành các học phần sau: Kế toán tài chính căn bản, Kế toán tài chính Việt Nam, Kế toán công 2, Phân tích báo cáo tài chính khu vực công, Hệ thống thông tin kế toán, Thông tin chi phí phục vụ ra quyết định, Kiểm toán khu vực công.
  • Chương trình Kiểm toán: đã hoàn thành các học phần sau: Kiểm soát nội bộ, Kế toán tài chính nâng cao theo IFRS, Kế toán tập đoàn, Chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo, và Kiểm toán báo cáo tài chính.
  • Đối với các Khoá 47, 48, sinh viên hoàn thành các học phần tương đương trong chương trình đào tạo với các học phần điều kiện tiên quyết nêu trên theo bảng đối sánh sau: Học phần điều kiện tiên quyết Học phần tương đương K47, K Kế toán tài chính căn bản Kế toán tài chính căn bản Kế toán tài chính nâng cao theo IFRS Kế toán quốc tế 2 Kế toán tài chính Việt Nam Kế toán tài chính căn bản 2 Kế toán tập đoàn Lập báo cáo tài chính hợp nhất theo IFRS Thông tin chi phí phục vụ ra quyết định Kế toán quản trị 1 Kế toán quản trị Kế toán quản trị 2 Chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo Kiểm toán báo cáo tài chính 1 Kiểm toán báo cáo tài chính Kiểm toán báo cáo tài chính 2

 Hình thức của học phần “Thực tập và tốt nghiệp” bao gồm “Thực tập tốt nghiệp” và “Học kỳ thực tế”. Sinh viên được lựa chọn 01 (một) trong 02 (hai) hình thức tại thời điểm đăng ký học phần. Sinh viên không sử dụng hình thức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học để thay thế.  Sinh viên được lựa chọn viết sản phẩm của học phần “Thực tập và tốt nghiệp” bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Đối với sinh viên học lớp chất lượng cao tiếng Anh hoặc lớp tiếng Anh toàn phần, bắt buộc viết các sản phẩm tốt nghiệp bằng tiếng Anh. Điều kiện sinh viên chương trình tiếng Việt và chương trình tiếng Anh bán phần được đăng ký thực hiện sản phẩm của học phần “Thực tập và tốt nghiệp” bằng tiếng Anh như sau:

- Trình độ tiếng Anh: có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn, tương đương IELTS từ 6.0 trở lên hoặc có điểm trung bình tích lũy các học phần tiếng Anh trong chương trình đào tạo từ 8.0 trở lên (tính theo thang điểm 10), và; - Kết quả học tập: điểm trung bình tích lũy tính từ đầu khóa học từ 8.0 trở lên (tính theo thang điểm 10), và; - Thời gian sinh viên được đăng ký trong 02 (hai) tuần đầu của thời gian “Thực tập và tốt nghiệp” theo kế hoạch; và; - Sinh viên tham gia đăng ký và nộp ảnh chứng chỉ tiếng Anh (nếu có) trên phần mềm quản lý Thực tập - Tốt nghiệp sau khi được phân công giảng viên hướng dẫn, và; - Giảng viên hướng dẫn căn cứ kết quả học tập và trình độ tiếng Anh của sinh viên quyết định chấp thuận và trình ý kiến xác nhận của lãnh đạo khoa trên phần mềm quản lý Thực tập - Tốt nghiệp.  So sánh giữa 2 hình thức thực hiện học phần: Thực tập tốt nghiệp Học kỳ thực tế

Làm việc tại đơn vị Bắt buộc Bắt buộc

Ký thoả thuận hợp tác giữa UEH và doanh nghiệp

Không Bắt buộc

Đăng ký hình thức thực hiện học phần

Đăng ký trên phần mềm quản lý Thực tập - Tốt nghiệp (https://internship.ueh.edu.vn/)

Đăng ký trên phần mềm quản lý Thực tập - Tốt nghiệp (https://internship.ueh.edu.vn/)

Sản phẩm 1. Nhật ký thực tập

  1. Khoá luận tốt nghiệp
    1. Nhật ký thực tập
    2. Khoá luận tốt nghiệp

Số lượng sinh viên thực hiện

Thực hiện cá nhân Thực hiện cá nhân

Xác nhận từ doanh nghiệp

Bắt buộc Không yêu cầu vì đã có điểm đánh giá từ doanh nghiệp

Thực tập tốt nghiệp Học kỳ thực tế

Phỏng vấn sinh viên Được thực hiện bởi Giảng viên hướng dẫn và 01 giảng viên được phân công sẽ phỏng vấn sinh viên theo hình thức trực tiếp. Phỏng vấn trực tuyến thực hiện trong những trường hợp đặc biệt, có ý kiến đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa.

Được thực hiện bởi Giảng viên hướng dẫn theo hình thức trực tiếp. Phỏng vấn trực tuyến thực hiện trong những trường hợp đặc biệt, có ý kiến đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa.

Đánh giá của Giảng viên hướng dẫn hoặc doanh nghiệp

Giảng viên hướng dẫn đánh giá quá trình thực tập và đánh giá qua phỏng vấn ( 40 % + 30% = 70% trên điểm toàn bộ học phần)

Doanh nghiệp đánh giá quá trình ( 4 0% trên tổng điểm học phần).

Đánh giá của Giảng viên phỏng vấn

Giảng viên được phân công phỏng vấn sinh viên đánh giá (30% trên điểm toàn bộ học phần).

Giảng viên hướng dẫn sẽ đánh giá khoá luận và phỏng vấn sinh viên (60% trên điểm toàn bộ học phần)

2.5. Yêu cầu về đơn vị thực tập

 Tất cả các đơn vị có tư cách pháp nhân, không phân biệt chủ sở hữu vốn (Nhà nước, cổ phần, trách nhiệm hữu hạn…) và lĩnh vực hoạt động (sản xuất, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, lĩnh vực công, hành chính sự nghiệp, ngân hàng, …). Đối với công ty cung cấp dịch vụ kế toán, sinh viên chỉ được thực tập tại các doanh nghiệp dịch vụ kế toán thuộc danh sách doanh nghiệp dịch vụ kế toán đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán của Bộ Tài chính (tính đến thời điểm đăng ký học phần).  Điều kiện để đại diện UEH ký kết “Thoả thuận hợp tác Học kỳ thực tế” với đơn vị tham gia Học kỳ thực tế:

  • Đối với công ty cung cấp dịch vụ kế toán, phải đáp ứng các tiêu chí: (1) được Bộ Tài chính cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; (2) doanh thu bình quân tối thiểu 250.000.000 đồng/ tháng và (3) số lượng nhân viên thực hiện dịch vụ kế toán tối thiểu 10 nhân viên có chứng chỉ hành nghề kế toán do Bộ Tài chính cấp (Chứng chỉ Kế toán viên).
  • Đối với công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán, phải đáp ứng các tiêu chí: những công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng, hoặc đủ số lượng kiểm toán viên đăng ký hành nghề tương đương với công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng.
  • Đối với các đơn vị còn lại (không phải là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán): ký “Thoả thuận hợp tác Học kỳ thực tế” phải đáp ứng các tiêu

 Trong vòng 15 ngày kể từ thời điểm kết thúc thời gian thực tập, giảng viên hướng dẫn và giảng viên được phân công phỏng vấn sinh viên sẽ sắp xếp buổi phỏng vấn sinh viên tham gia thực tập tốt nghiệp. Đối với sinh viên thực hiện học kỳ thực tế, chỉ có giảng viên hướng dẫn phỏng vấn sinh viên, giảng viên hướng dẫn lưu giữ minh chứng thực hiện phỏng vấn (như minh chứng đăng ký phòng phỏng vấn với Thư ký Khoa, email thông báo sinh viên tham dự phỏng vấn). Giảng viên chấm 2 sau khi thực hiện phỏng vấn, nhập điểm vào phần mềm quản lý Th ực tập - Tốt nghiệp.  Giảng viên hướng dẫn hoàn thành tất cả nội dung thông tin trên phần mềm quản lý Thực tập - Tốt nghiệp. Giảng viên hướng dẫn tổng hợp các điểm thành phần của học phần “Thực tập và tốt nghiệp”, cập nhật trên phần mềm quản lý Thực tập - Tốt nghiệp, in danh sách điểm có chữ ký xác nhận của các giảng viên tham gia chấm điểm thành phần và gửi kết quả về Thư ký Khoa.  Kết thúc thực tập, Thư ký Khoa tổng hợp điểm toàn khóa, chuyển điểm cho phòng quản lý chức năng và làm thanh toán cho doanh nghiệp, giảng viên.

2.7. Nhiệm vụ của Sinh viên

 Chủ động lựa chọn, liên hệ đơn vị thực hiện học phần “Thực tập và tốt nghiệp” thông qua Cổng thông tin việc làm UEH hoặc từ các kênh thông tin khác; cập nhật thông tin trên phần mềm quản lý Thực tập - Tốt nghiệp.  Tham gia đầy đủ các buổi họp với giảng viên hướng dẫn. Trong quá trình tham gia học kỳ thực tế hoặc thực tập tốt nghiệp, sinh viên gặp giảng viên hướng dẫn theo lịch quy định của giảng viên để được hướng dẫn, trao đổi, giải đáp thắc mắc chuyên môn. Hình thức tuân thủ theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn.  Thực hiện đúng tiến độ và các công việc có liên quan trong quá trình thực tập tốt nghiệp/ học kỳ thực tế theo lịch trình giảng viên hướng dẫn.  Tham gia thực tập tốt nghiệp/ học kỳ thực tế đầy đủ theo lịch trình của doanh nghiệp và chấp hành nghiêm túc các quy định tại doanh nghiệp. Phải đảm bảo tính bảo mật số liệu, tài liệu, dữ liệu, thông tin của đơn vị, nơi sinh viên tham gia học kỳ thực tế, thực tập tốt nghiệp và đối tác của Doanh nghiệp.  Chủ động liên hệ với giảng viên hoặc người hướng dẫn tại doanh nghiệp (nếu có) để trao đổi các vấn đề về chuyên môn, học tập, thực tập.  Nộp bản thảo cho giảng viên hướng dẫn để góp ý:

- Bản thảo Nhật ký thực tập và Khoá luận tốt nghiệp đối với sinh viên tham gia thực tập tốt nghiệp. - Đối với sinh viên tham gia học kỳ thực tế, nộp Nhật ký thực tập cho người hướng dẫn tại doanh nghiệp góp ý theo yêu cầu của doanh nghiệp; nộp bản thảo Nhật ký thực tập và Khóa luận tốt nghiệp cho giảng viên hướng dẫn để được góp ý.  Hoàn thành Nhật ký thực tập và Khoá luận tốt nghiệp theo đúng thời gian quy định.  Thông tin và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện phiếu nhận xét và có chấm điểm theo mẫu (Phụ lục 1) từ người hướng dẫn tại doanh nghiệp (áp dụng đối với sinh viên

tham gia học kỳ thực tế). Doanh nghiệp gửi phiếu này kèm danh sách tổng hợp điểm về cho bộ phận Thư ký Khoa Kế toán khi kết thúc đợt thực tập.  Thu thập phiếu nhận xét của đơn vị thực tập theo mẫu (Phụ lục 1) và đính kèm vào Khoá luận tốt nghiệp (áp dụng đối với trường hợp sinh viên thực tập tốt nghiệp).  Tham gia phỏng vấn theo lịch hẹn của giảng viên.

3. HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY NHẬT KÝ THỰC TẬP

3.1. Hình thức trình bày Nhật ký thực tập

 Toàn bộ nội dung chính của Nhật ký thực tập tối thiểu 20 trang, không tính phần bảng biểu, phụ lục, minh chứng, và danh mục tài liệu tham khảo. Nếu có trích dẫn tài liệu tham khảo, sinh viên trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo theo chuẩn APA.  Kiểu chữ “Time New Roman”, cỡ chữ 12 (các tiêu đề có thể cỡ chữ lớn hơn), khoảng cách đoạn văn: phía trên 6 pt, dưới 6 pt, chế độ dãn dòng “Single”, canh chỉnh trang: 2 cm cho mỗi cạnh. Số thứ tự chương và các mục được trình bày theo chữ số La tinh, theo hình thức: Chương 1, Mục 1.1, 1.1.1, 1.1.1.2 , 1.2, 1.2.1, 1.2.1.1 … Số thứ tự trang ở chính giữa trang, phía trên; việc đánh số trang phải liên tục.  Nhật ký thực tập được in 2 m ặt, in 1 quyển nộp cho người hướng dẫn tại doanh nghiệp và nộp bản điện tử trên phần mềm quản lý Thực tập - Tốt nghiệp.  Nhật ký thực tập được trình bày theo bố cục sau đây:

  1. Trang bìa (theo mẫu – Phụ lục 4 )
  2. Trang “Mục lục”
  3. Trang “Danh mục các từ viết tắt sử dụng”
  4. Nội dung chính của Nhật ký thực tập
  5. Danh mục các tài liệu tham khảo
  6. Phụ lục (nếu có)

3.2. Nội dung chính của Nhật ký thực tập

Phần 1: Kế hoạch thực tập Phần 1 trình bày kế hoạch thực tập, thiết kế theo bảng như sau: Tuần Nội dung công việc

Mục tiêu cần đạt Phương pháp sử dụng

Yêu cầu hỗ trợ Yêu cầu kết quả 1 2 … N  Phần 2: Báo cáo hoạt động chính

  • Trình bày tối thiểu 10 trang:
  • Mô tả lần lượt 3 hoạt động chính đã thực hiện và kết quả đạt được trong kỳ thực tập tốt nghiệp/ học kỳ thực tế, ví dụ như sau:

2 cm cho mỗi cạnh. Số thứ tự chương và các mục được trình bày theo chữ số La tinh, theo hình thức: Chương 1, Mục 1.1, 1.1.1, 1.1.1.2 , 1.2, 1.2.1, 1.2.1.1 …  Bản điện tử của khoá luận tốt nghiệp được nộp trên phần mềm quản lý Thực tập - Tốt nghiệp.  Khoá luận được trình bày theo bố cục sau đây:

  1. Trang bìa (theo mẫu – Phụ lục 5 )
  2. Trang “Nhận xét của giảng viên hướng dẫn”
  3. Trang “Phiếu nhận xét sinh viên thực tập” (theo mẫu – Phụ lục 1 )
  4. Trang “Các từ viết tắt sử dụng”
  5. Trang “Danh sách các bảng sử dụng”
  6. Trang “Danh sách các đồ thị, sơ đồ”
  7. Trang “Mục lục”
  8. Phần mở đầu: Đặt vấn đề/ tầm quan trọng/ ý nghĩa của đề tài; Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài; Phương pháp (Cách thức) thực hiện đề tài; Phạm vi của đề tài; Kết cấu các chương của đề tài
  9. Các chương của đề tài
  10. Phần “Kết luận chung”
  11. Danh mục các tài liệu tham khảo
  12. Phụ lục (nếu có)  Đánh số trang như sau:
  • Số thứ tự trang ở chính giữa trang, phía trên; việc đánh số trang phải liên tục;
  • Bắt đầu từ trang “Phần Mở đầu” cho đến hết phần “Kết luận chung” đánh số thứ tự theo chữ số La tinh (1, 2, 3…);
  • Phần phụ lục đánh thứ tự theo chữ số La Mã (i, ii, iii, iv);
  • Các trang từ bìa lót, nhận xét của giảng viên hướng dẫn, nhận xét của đơn vị thực tập, mục lục: Không đánh số trang.  Bảng biểu, sơ đồ, đồ thị…được đặt tên và đánh số theo thứ tự chương, cụ thể như sau: Số đầu là số chương, số thứ 2 là thứ tự bảng, đồ thị… trong chương. Ví dụ: Bảng 2.1: Bảng tính giá thành sản phẩm, nghĩa là Bảng số 1 thuộc chương 2 có tên gọi “Bảng tính giá thành sản phẩm”. Đồ thị 1.1: Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát, nghĩa là đồ thị số 1 thuộc chương 1 có tên gọi “Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát”).

4.2. Nội dung các chương của Khoá luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp gồm 4 chương với các nội dung chính được trình bày sau đây. Các hướng dẫn chi tiết cho nhóm đề tài cụ thể của từng ngành xem tại các phụ lục cuối của Hướng dẫn này.  Chương 1: Giới thiệu về đơn vị thực tập Chương 1 trình bày tối đa 5 trang , đảm bảo đầy đủ 2 phần chính như sau: Đối với thực tập ngành kế toán:

  • Phần 1.1: Giới thiệu khái quát hoạt động kinh doanh của đơn vị thực tập.
  • Phần 1.2: Ảnh hưởng của đặc điểm hoạt động kinh doanh đến công tác kế toán của đơn vị. Với phần 1.2, sinh viên phải phân tích được một số đặc trưng về tình hình hoạt động kinh doanh, sản phẩm kinh doanh của đơn vị… đã ảnh hưởng như thế nào đến tổ chức công tác kế toán (tổ chức bộ máy kế toán, hình thức kế toán áp dụng, quy trình xử lý kế toán, …), đến lựa chọn chính sách kế toán cho các khoản mục trên báo cáo tài chính của đơn vị. Đối với thực tập ngành kiểm toán: Sinh viên thực tập lĩnh vực kiểm toán, có thể chọn đề tài thuộc các nhóm sau: kiểm toán các khoản mục cụ thể hoặc đối tượng chuyên biệt, áp dụng chuẩn mực kiểm toán, thực hiện dịch vụ kiểm toán đặc biệt, hoặc kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp. Chương 1 đảm bảo đầy đủ 2 phần chính như sau:
  • Phần 1.1: Giới thiệu khái quát hoạt động kinh doanh của đơn vị thực tập.
  • Phần 1.2: Giới thiệu về quy trình kiểm toán chung tại đơn vị thực tập (đối với đề tài về kiểm toán); hoặc Giới thiệu các đặc điểm của đơn vị ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ đối với chu trình lựa chọn làm đề tài (đối với đề tài về kiểm soát nội bộ). Ví dụ như chọn đề tài là kiểm soát nội bộ đối với chu trình bán hàng thì trình bày thêm các thông tin liên quan đến hoạt động bán hàng như đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ, tình hình thị trường, nền kinh tế, phát triển công nghệ, thị hiếu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, …

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 2 trình bày tối đa 10 trang , đảm bảo tổng quan đầy đủ cơ sở lý thuyết trong nước và nước ngoài, cụ thể như sau: Đối với các chủ đề kế toán/ kiểm toán vận dụng khung pháp lý, sinh viên cần trình bày tổng quan các hướng dẫn/ quy định trong khung pháp lý Việt Nam trên cơ sở đối chiếu các hướng dẫn/ quy định của quốc tế liên quan đến chủ đề của đề tài. Đối với các chủ đề kế toán/ kiểm toán mang tính chất thực hành nội bộ (đề tài liên quan lĩnh vực kế toán quản trị, hệ thống thông tin kế toán, kiểm soát nội bộ…), sinh viên cần tổng quan các nghiên cứu, hướng dẫn thực hành tại Việt Nam và nước ngoài, được trình bày theo hướng so sánh, đối chiếu.

Chương 3: Thực trạng

Chương 3 trình bày tối thiểu 15 trang , đảm bảo đầy đủ 3 phần chính như sau:

  • Phần 3 .1: Giới thiệu quy trình tổ chức kế toán liên quan chủ đề kế toán của đề tài (đối với đề tài ngành kế toán) hoặc Giới thiệu các quy định về quy trình kiểm toán hoặc kiểm soát cụ thể tại đơn vị thực tập liên quan chủ đề kiểm toán, kiểm soát của đề tài (đối với đề tài ngành kiểm toán). Với phần 3 .1, khuyến khích sinh viên sử dụng diễn giải kết hợp vẽ lưu đồ. Ví dụ, nếu sinh viên thực hiện đề tài “Kế toán phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp tại công ty X”, đề tài sẽ trình bày tổng quát về chu trình kế toán phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp. Hoặc ví dụ, nếu sinh viên thực hiện đề tài “Dự toán ngân sách tại công ty Y”, đề tài sẽ trình bày tổng quát quy trình lập và kiểm soát dự toán tại công ty Y.

 Điểm của Giảng viên được phân công phỏng vấn: đánh giá các sản phẩm của học phần và biểu hiện phỏng vấn của sinh viên, chiếm tỷ trọng 30% trên điểm toàn bộ học phần.  Tiêu chí đánh giá của Giảng viên hướng dẫn và Giảng viên được phân công phỏng vấn như sau: Tiêu chí Cơ cấu điểm Chương 1: Giới thiệu về đơn vị thực tập (Nắm được đặc điểm doanh nghiệp và loại hình hoạt động tại doanh nghiệp)

1 điểm

Chương 2: Cơ sở lý thuyết (Nắm vững kiến thức về kế toán, kiểm toán, và kiến thức ngành có liên quan đến đề tài)

2 điểm

Chương 3: Thực trạng (Mô tả được tình hình thực tế tại doanh nghiệp liên quan đến đề tài)

2 điểm

Chương 4: Kiến nghị (Vận dụng và trình bày được quá trình thực hiện phương pháp nghiên cứu hợp lý, mạch lạc)

2 điểm

Hình thức trình bày Khoá luận tốt nghiệp (Thể hiện văn phong khoa học, trích dẫn theo chuẩn APA…)

1 điểm

Trả lời câu hỏi phỏng vấn 2 điểm Tổng 10 điểm Lưu ý: Khóa luận tốt nghiệp sẽ bị điểm “0” khi vi phạm một trong các trường hợp sau:

  • Không thông qua giảng viên hướng dẫn;
  • Sao chép bất hợp pháp khóa luận tốt nghiệp của người khác;
  • Hai giảng viên phỏng vấn thống nhất khẳng định sinh viên có dấu hiệu không thực tập và không có sự am hiểu về đơn vị thực tập.

Nơi nhận:

- Phòng ĐBCLPTCT; - Ban Đào tạo; - Giảng viên Khoa Kế toán; - Sinh viên; - Lưu: VP Khoa.

Biên soạn Giám đốc chương trình TS. Trịnh Hiệp Thiện TS. Phan Thị Bảo Quyên TS. Phan Thị Thuý Quỳnh ThS. Phạm Thị Ngọc Bích

Phê duyệt Trưởng Khoa Kế toán

TS. Trần Anh Hoa

PHỤ LỤC 1

Công ty: ...................................................................................................................................................... Địa chỉ: ........................................................................................................................................................

PHIẾU NHẬN XÉT SINH VIÊN THỰC TẬP (Xin đánh dấu chéo (x) vào ô thích hợp)

Họ và tên sinh viên: ....................................................................................................................................................................................

Bộ phận tiếp nhận: ........................................................................................................................................................................................

1. Nhận xét của cơ quan về chất lượng công việc được giao A. Mức độ hoàn thành công việc:

 Tốt  Khá  Trung bình  Yếu

B. Thời hạn hoàn thành công việc được giao:

 Đúng hạn  Thỉnh thoảng đúng hạn  Không đúng hạn

2. Nhận xét của cơ quan về bản thân sinh viên A. Năng lực chuyên môn sử dụng vào công việc được giao ở mức:

 Giỏi  Khá  Trung bình  Yếu

B. Tinh thần, thái độ đối với công việc được giao:

 Tích cực  Bình thường  Thiếu tích cực

C. Đảm bảo kỷ luật lao động (giờ giấc lao động, nghỉ làm…)

 Tốt  Trung bình  Kém

D. Thái độ đối với cán bộ công nhân viên trong cơ quan:

 Lịch thiệp  Không có gì đáng nói

3. Các ý kiến nhận xét khác:

............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................

4. Đánh giá: Điểm thực tập: ............... /10 (Điểm làm tròn đến 1 số lẻ) Xác nhận của cơ quan Ngày ............ tháng ............ năm ............ (thủ trưởng ký tên đóng dấu) Họ tên, chữ ký, chức vụ người nhận xét

Lưu ý : Học kỳ thực tế: Phiếu nhận xét được thủ trưởng đơn vị ký tên đóng dấu bỏ vào phong bì dán kín gửi về bộ phận Thư ký Khoa Kế toán. Trường hợp doanh nghiệp tiếp nhận nhiều sinh viên thực tập đồng thời, doanh nghiệp tổng hợp điểm đính kèm các phiếu và gửi về Khoa Kế toán, không gửi riêng lẻ cho sinh viên. Thực tập tốt nghiệp: Phiếu nhận xét (Không có mục 4) được thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu và sinh viên đính kèm vào Khoá luận tốt nghiệp.

 Đánh giá quy trình lựa chọn, triển khai sử dụng phần mềm kế toán X và các đề xuất tăng tính hữu hiệu, hiệu quả trong việc ứng dụng phần mềm kế toán tại công ty …  Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán tại công ty … trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán  Đánh giá và hoàn thiện phần mềm kế toán tại bệnh viện/ trường học … (hoặc đơn vị sự nghiệp có thu …) Đề tài về ERP  Tìm hiểu và đánh giá hệ thống ERP tại công ty …  Phân tích, đánh giá và hoàn thiện quy trình triển khai ERP tại công ty …

Nhóm 4: Nhóm đề tài liên quan đến kiểm soát nội bộ.

 Đánh giá hoạt động kiểm soát hệ thống kế toán trong điều kiện tin học hóa tại công ty …  Đánh giá tính kiểm soát của phần mềm kế toán X và các đề xuất tăng cường tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại công ty …  Phân tích và đánh giá các tính năng kiểm soát hệ thống của phần mềm ERP …  Tìm hiểu và đánh giá quy trình kiểm toán hệ thống thông tin kế toán tại công ty …  Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị hành chính sự nghiệp … (chi cục thuế, trường học, bệnh viện, …) trong điều kiện tin học hóa.

Nhóm 5: Nhóm đề tài liên quan đến kế toán khu vực công.

Sinh viên chuyên ngành Kế toán công có thể thực tập tại những đơn vị theo quy định của đơn vị công tại Việt Nam, ví dụ như: Kho bạc nhà nước, Cục Thuế, Ủy ban nhân dân phường xã, các bệnh viện, các trường học công lập trên địa bàn, Trung tâm thể dục thể thao, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, các tổ chức chính trị xã hội, trung tâm truyền thanh truyền hình, cơ quan tài chính… Một số đề tài gợi ý như sau:

 Tổ chức công tác kế toán ngân sách tại đơn vị …  Kế toán khoản mục tiền tại đơn vị …  Kế toán sản phẩm và hàng hóa tại đơn vị …  Kế toán tài sản cố định tại đơn vị …  Kế toán công nợ tại đơn vị …  Kế toán các khoản phí, lệ phí được khấu trừ tại đơn vị …  Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành thành phẩm trong kinh doanh tại đơn vị …  Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách tại đơn vị …  Quy trình quản lý ngân sách nhà nước tại đơn vị …  Quyết toán ngân sách cuối năm và hạch toán kế toán tại đơn vị …  Kế toán nguồn kinh phí quyết toán chuyển sang năm sau tại đơn vị …

2. Minh họa đề cương chi tiết 1 đề tài thực hiện khoá luận ngành Kế toán

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

Đề tài: Kế toán doanh thu tại công ty cổ phần ABC

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ABC

1.1. Giới thiệu khái quát hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần ABC

1.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh

1.2. Tổ chức kế toán tại công ty cổ phần ABC

1.3. Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm hoạt động kinh doanh đến công tác kế toán tại công ty cổ phần ABC

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN DOANH THU

2.1. Những vấn đề chung về kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu

2.1.1. Khái niệm 2.1.2. Các yêu cầu về kiểm soát nội bộ đối với quy trình bán hàng – thu tiền

2.2. Kế toán doanh thu theo chuẩn mực kế toán Việt Nam

2.2.1. Điều kiện và nguyên tắc ghi nhận doanh thu theo VAS 14 2.2.2. Điều kiện và nguyên tắc ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu theo VAS 14

    1. Kế toán doanh thu theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 15

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ABC

3.1. Tổ chức kế toán doanh thu tại công ty cổ phần ABC

3.1.1. Phương thức và chính sách bán hàng 3.1.2. Chu trình doanh thu 3.1.3. Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với quy trình bán hàng và thu tiền 3.1.4. Tài khoản, chính sách kế toán liên quan đến doanh thu, giảm trừ doanh thu

3.2. Minh họa về quy trình kế toán liên quan đến ghi nhận doanh thu và giảm trừ doanh thu

3.2.1. Bán hàng trả thẳng 3.2.2. Bán hàng trả góp 3.2.3. Bán hàng xuất khẩu

3.3. Khảo sát hồ sơ kế toán về việc ghi nhận doanh thu và giảm trừ doanh thu

3.3.1. Mục tiêu khảo sát 3.3.2. Phương pháp, đối tượng và phạm vi khảo sát 3.3.3. Kết quả khảo sát về chứng từ kế toán, phương pháp ghi nhận kế toán 3.3.3.1. Doanh thu và giảm trừ doanh thu bán hàng trả thẳng 3.3.3.2. Doanh thu và giảm trừ doanh thu bán hàng trả góp 3.3.3.3. Doanh thu và giảm trừ doanh thu bán hàng xuất khẩu

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Phân tích sự khác biệt ghi nhận doanh thu theo VAS 14 và IFRS 15 đối với mặt hàng kinh doanh của công ty cổ phần ABC 4.4.1. Phân tích khác biệt 4.4.2. Minh họa việc ghi nhận doanh thu đối với mặt hàng kinh doanh của công ty cổ phần ABC nếu vận dụng theo IFRS 15

PHỤ LỤC 3

Gợi ý đề tài và đề cương chi tiết minh họa “Khoá luận tốt nghiệp”– Ngành Kiểm toán

1. Đề tài gợi ý (các lĩnh vực có thể chọn đề tài)

Các lĩnh vực để chọn đề tài viết khóa luận thực tập về kiểm toán khá phong phú, có thể chia thành các nhóm sau:

Nhóm 1: Kiểm toán các khoản mục cụ thể.

Dưới đây là các khoản mục thường được chọn để viết khóa luận tốt nghiệp:

 Hàng tồn kho và/hoặc giá vốn hàng bán  Doanh thu và/hoặc Nợ phải thu  Tài sản cố định và/hoặc chi phí khấu hao  Nợ phải trả và/hoặc chi phí trích trước  Thuế thu nhập doanh nghiệp...

Nhóm 2: Áp dụng các chuẩn mực kiểm toán.

Dưới đây là các chuẩn mực/nhóm chuẩn mực thường được chọn để viết khóa luận tốt nghiệp:

 Gian lận  Xem xét hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định  Trọng yếu  Đánh giá và phản ứng với rủi ro  Kiểm toán năm đầu tiên  Kiểm toán các sự kiện tiếp theo  Xem xét khả năng hoạt động liên tục  Kiểm toán các bên liên quan và giao dịch với các bên liên quan  Kiểm toán các vụ kiện tụng và tranh chấp…

Nhóm 3: Dịch vụ kiểm toán đặc biệt.

Dưới đây là các dịch vụ đặc biệt có thể chọn để viết khóa luận tốt nghiệp:

 Kiểm toán hệ thống thông tin kế toán (IT audit)  Due diligence (Thẩm định doanh nghiệp chuyên sâu)  Forensic Audit/Accounting (Dịch vụ điều tra gian lận/kế toán pháp lý)  Dịch vụ soát xét  Dịch vụ đảm bảo khác như đảm bảo tính tuân thủ pháp lý, kiểm tra thông tin tài chính tương lai, …

Nhóm 4: Đối tượng kiểm toán chuyên biệt.

Một số đối tượng kiểm toán có những đặc thù riêng trong kiểm toán, nên loại đề tài này yêu cầu sinh viên tìm hiểu các quy định pháp lý và chuẩn mực liên quan đến đối tượng kiểm toán được chọn và khảo sát những điểm cần chú ý khi kiểm toán đối tượng này. Dưới đây là các đối tượng chuyên biệt có thể chọn để viết khóa luận tốt nghiệp:

 Kiểm toán ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm  Kiểm toán xây dựng cơ bản

 Kiểm toán các tổ chức không vì mục đích lợi nhuận hoặc cơ quan hành chính sự nghiệp (bệnh viện, trường học...).  Kiểm toán tập đoàn…

Nhóm 5: (^) Kiểm soát nội bộ (đối với sinh viên không thực tập tại công ty kiểm toán)

Đây là loại đề tài kiểm toán thường được chọn khi sinh viên không thực tập tại công ty kiểm toán mà thực tập tại các tổ chức như doanh nghiệp, ngân hàng, cơ quan hành chính sự nghiệp... Trong loại đề tài này, sinh viên cần tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với một hoạt động/chu trình kinh doanh tại tổ chức thực tập. Sinh viên chỉ nên chọn đề tài này khi được sự đồng thuận hoặc ủng hộ của đơn vị thực tập.

Dưới đây là các đề tài kiểm soát nội bộ có thể chọn để viết khóa luận tốt nghiệp:

 Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng, đầu tư, ngân quỹ... của ngân hàng  Kiểm soát nội bộ đối với quy trình bán hàng và thu tiền, mua hàng và thanh toán, nhân sự và tiền lương, sản xuất... của doanh nghiệp  Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu viện phí, quản lý thuốc... tại bệnh viện.

Nhóm 6: Kiểm toán nội bộ (đối với sinh viên không thực tập tại công ty kiểm toán).

Sinh viên có thể chọn đề tài này khi thực tập tại bộ phận kiểm toán nội bộ tại một tổ chức như doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp, ngân hàng... Điểm khác biệt quan trọng của Kiểm toán nội bộ với kiểm toán độc lập là hướng tới việc đưa ra các đề xuất, giải pháp để gia tăng giá trị cho đơn vị. Sinh viên khi chọn đề tài thuộc nhóm 6 cần lưu ý trình bày về nội dung này.

Dưới đây là các đề tài về kiểm toán nội bộ có thể chọn để viết khóa luận tốt nghiệp:  Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ  Theo dõi sau kiểm toán  Kiểm toán tính tuân thủ pháp luật tại đơn vị hoặc trong một hoạt động cụ thể như huy động vốn tại ngân hàng, Hội Thầy thuốc,…  Kiểm toán tính hữu hiệu và hiệu quả của kiểm soát nội bộ  Kiểm toán quản trị rủi ro tại đơn vị hoặc trong một hoạt động cụ thể như huy động vốn tại ngân hàng, Hội Thầy thuốc,…

2. Hướng dẫn viết chi tiết cho chương 2 và chương 3

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Mục đích của phần này nhằm hệ thống hóa những kiến thức cơ bản của đề tài và làm cơ sở cho các bước khảo sát và nhận xét sau này. Các tài liệu cần đọc để xây dựng phần cơ sở lý thuyết là:

 Sách giáo trình và các tài liệu tham khảo khác đã được xuất bản chính thức.  Các chuẩn mực kế toán và kiểm toán, văn bản pháp lý, khuôn khổ lý thuyết của Việt Nam và quốc tế.  Các hướng dẫn của các tổ chức nghề nghiệp uy tín tại Việt Nam và thế giới.  Các nghiên cứu hoặc bài báo đã công bố.

Chương 3: Thực trạng

Để hiểu thực tiễn, sinh viên cần tiến hành khảo sát thực trạng tại đơn vị thực tập. Các phương