Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

History design: Minimalism, Slides of History of Art

Cuộc sống ngày nay với quá nhiều thứ cầ n phải ghi nhớ và chú ý. Con người ngày càng bề bộn với các công việc từ sáng đến tối, mỗi ngày đề u phải quây quầ n bên những đống tài liệu, những ghi chú, những thứ thiết yếu cho cuộc sống hằ ng ngày. Và cũng từ đó, loài người đã chọ n cho mình một lối sống nhẹ nhàng hơn, giúp con người có nhiều không gian trống, nhiề u hơn những khoảng trắng để có thể lưu trữ nhiề u thông tin hơn với có thể ghi nhớ tốt hơn. Cũng chính từ sự thay đổi đó, một khái niệm bắt đầ u len lỏi qua từng lối tư duy cũng như từng chi tiết sống của chúng ta được gọ i là “tối giản”. Đi đôi với cách sống đó, con người đã cho ra đời phong cách Minimalism trong thiết kế. Việc vứt bỏ đicác chi tiết thừa, không ưa chuộng sự rườm rà và đề cao những gì đơn giản nhưng vẫ n mang trongmình hơi thở của nghệ thuậ t đã khiến cho Minimalism ngày càng trở thành một phong cách có tầ mảnh hưởng trên thế giới.

Typology: Slides

2022/2023

Uploaded on 10/17/2023

thuy-van-5
thuy-van-5 🇻🇳

1 document

1 / 21

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
LCH S DESIGN
Mã môn ho
c: 100009
Ho
c kỳ 2 - Năm ho
c 2022/2023
TRƯỜNG ĐA
I HO
C TÔN ĐC THĂNG
KHOA MY THUA
T CÔNG NGHIE
P
BÁO CÁO CUÔ
I KỲ
THÀNH PHÔ
CHÍ MINH THÁNG 3 NĂM 2023
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15

Partial preview of the text

Download History design: Minimalism and more Slides History of Art in PDF only on Docsity!

LỊCH SỬ DESIGN

Mã môn học: 100009

Học kỳ 2 - Năm học 2022/

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

BÁO CÁO CUỐI KỲ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 3 NĂM 2023

ĐIỂM TB NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN

GVHD: Lê Văn Bình Sinh viên: Hoàng Thụy Thúy Vân MSSV: 12200028 Nhóm: 03

BÁO

CÁO

ỨNG

DỤNG

ĐIỂM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

VI. Ảnh hưởng của Chủ nghı̃a tối giản đối với lı̃nh vực thiết kế..............................................................................

  1. Tối giản trong thiết kế đồ họa........................................................................................................................................
  2. Tối giản trong nhiếp ảnh.....................................................................................................................................................
  3. Tối giản trong nội thất ........................................................................................................................................................
  4. Tối giản trong thời trang....................................................................................................................................................... PHÂN NG DỤNG PHONG CÁCH TRONG THIẾT KẾ.................................................................................................. Logo................................................................................................................................................................................................. Poster.................................................................................................................................................................................................. Bao bì sản phẩm.................................................................................................................................................................................... KẾT LUẬN............................................................................................................................................................................................ TÀI LIỆU THAM KH O...................................................................................................................................................................... MỤC LỤC 14 14 14 14 14 15 15 16 17 18 19
  1. Lý do chọn đề tài PHẦN MỞ ĐẦU Cuộc sống ngày nay với quá nhiều thứ cần phải ghi nhớ và chú ý. Con người ngày càng bề bộn với các công việc từ sáng đến tối, mỗi ngày đều phải quây quần bên những đống tài liệu, những ghi chú, những thứ thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày. Và cũng từ đó, loài người đã chọn cho mình một lối sống nhẹ nhàng hơn, giúp con người có nhiều không gian trống, nhiều hơn những khoảng trắng để có thể lưu trữ nhiều thông tin hơn với có thể ghi nhớ tốt hơn. Cũng chính từ sự thay đổi đó, một khái niệm bắt đầu len lỏi qua từng lối tư duy cũng như từng chi tiết sống của chúng ta được gọi là “tối giản”. Đi đôi với cách sống đó, con người đã cho ra đời phong cách Minimalism trong thiết kế. Việc vứt bỏ đi các chi tiết thừa, không ưa chuộng sự rườm rà và đề cao những gì đơn giản nhưng vẫn mang trong mình hơi thở của nghệ thuật đã khiến cho Minimalism ngày càng trở thành một phong cách có tầm ảnh hưởng trên thế giới. Thế giới ngày càng xoay chuyển và cũng có thể nói phong cách Minimalsm đã trở thành một xu hướng mới. Thấy được giá trị mà phong cách này mang lại cho chúng ta là không nhỏ nên em quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu sâu hơn về nó. Bài nghiên cứu sẽ làm rõ hơn về phong cách Minimalism và các tác động tích cực của nó
  2. Gi i hạn phạm vi đề tài nghiên c u Chủ nghı̃a tối giản trong thiết kế trên phạm vi thế giới
  3. Mục đích nghiên c u Giúp chúng ta hình thành một hệ thống khái quát về chủ nghı̃a tối giản là gì, ứng dụng của nó trong các lı̃nh vực thiết kế. Hơn hết bài nghiên cứu cũng là một công cụ để nói lên những tác động tích cực của chủ nghı̃a tối giản và đưa ra những nguyên tắc trong phong cách này cũng từ đó rút ra những bài học cho việc nhìn nhận đúng trọng tâm của các thành phần thiết kế.

1800 – 1850: SỰ XUẤT HIỆN LỐI SỐNG ĐƠN GIẢN Ở MỸ Không được ứng dụng trong nghệ thuật mà thuật ngữ minimalism thời kì này chỉ được ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Lúc này chủ nghı̃a tối giản không được nhắc đến hay gọi tên một cách rõ rang nhưng đây chính là tiền đề cho sự phát triển của phong cách này vào thời gian sau. II. Lịch s hình thành và phát tri n Chủ nghı̃a tối giản được biết đến trong nghệ thuật phương Tây từ sau Thế chiến thứ 2, cùng với sự cô đọng chủ nghı̃a Hiện đại và sự kết hợp của chủ nghı̃a Hậu hiện đại, được xem như là đang phản ứng đối với chủ nghı̃a Biểu hiện trong nội dung cả trong bố cục tác phẩm. Nhưng hơn hết thì thuật ngữ minimalism được cho là đã xuất hiện từ khá lâu, cách đây khoảng 200 năm.

1920 – 1930: KỶ NGUYÊN THIẾT

KẾ NÂNG CAO

Bằng việc hình dung lại vai trò của nghệ thuật trong xã hội và việc muốn thiết lập lại những thiết kế kém hấp dẫn, các giáo viên và sinh viên trường Bauhaus đã đưa ra giải pháp tạo ra những sản phẩm cân bằng được vẻ đẹp và sự tiện ích và hơn hết

1960 – 1970: THỜI KÌ MÀ

CHỦ NGHĨA TỐI GIẢN ĐƯỢC

MỞ RỘNG

Phong cách tối giản đã trở nên phổ biến hơn trong những năm 60 bởi những nghệ sı̃ muốn chống lại các quy ước ngột ngạt của mỹ thuật. Thuật ngữ “tối giản” bắt đầu được sử dụng trong các lı̃nh vực như kiến trúc, hội họa, văn học và các lı̃nh vực khác. Những người đề cao chủ nghı̃a tối giản đã tách biệt khỏi Chủ nghı̃a Trừu tượng của giai đoạn trước, tập trung hơn vào các vật liệu, không gian cùng những tác phẩm bóng bẩy. trường Bauhaus đã truyền được cảm hứng cho khái niệm thiết kế nâng cao sau này.

1980 – 2000: THÍCH ỨNG VỚI

LỐI SỐNG GIẢN DỊ

Giai đoạn này chứng kiến sự phát triển không ngừng nghỉ của chủ nghı̃a tối giản. 2000 – HIỆN TẠI: CHỦ NGHĨA TỐI GIẢN TRỞ THÀNH XU HƯỚNG Bằng việc áp dụng “less is more” như một triết lý sống, chủ nghı̃a tối giản ngày càng thịnh hành và dần trở thành xu hướng trong cuộc sống hiện đại về lı̃nh vực thiết kế cũng như phong cách sống tối giản.

sang trọng chung và hơn hết là thông điệp cảm xúc mà chúng mang lại. Và một điều kiện tiên quyết nữa trong việc lựa chọn typography phù hợp là tính dễ đọc và tính dễ nhận biết mặt chữ. 4.Độ tương phản Để nâng cao hơn hiệu quả về mặt thị giác thì tính tương phản là một thành phần không thể thiết trong chủ nghı̃a tối giản. Với đặc trung là loại bỏ đi những điều thừa thãi sẽ khiến cho giao diện của phong cách này trở nên đơn giản và các nhà thiết kế phải càng đầu tư nhiều hơn nữa để làm nổi bật những nội dung quan trọng và gây ấn tượng với người sử dụng. Tận dụng độ tương phản sẽ giúp cho tác phẩm không bị nhàm chán, tẻ nhạt và thiếu sức sống.

5. Hệ thống lưới Hệ thống lưới là một khái niệm dùng để chỉ việc phân chia không gian đồ họa thành những khoảng không nhỏ hơn bằng cách kẻ các cột dọc và ngang tạo nên những ô, các ô này sẽ là nơi để đặt các thành phần thiết kế vào bên trong. Hệ thống lưới là một thước đo để canh lề và kích thước vật thể trong khổ giấy được đưa ra. Có nhiều loại hệ thống lưới khác nhau như hệ thống lưới bản thảo, hệ thống lưới cột, hệ thống lưới ô, hệ thống lưới phân cấp và nếu thấy quá nhàm chán với cách phân loại đó thì chúng ta có thể kết hợp nhiều loại hệ thống lưới lại với nhau mà người ta còn gọi là hệ thống lưới trộn. Trong thiết kế tối giản, hệ thống lưới giữ trong mình vai trò quan trọng trong nội dung lẫn bố cục trang trí. Đây được xem như một “giàn giáo” giúp định hình tổng thể bố cục của tác phẩm. Có thể không nhìn thấy lưới nhưng người dùng vẫn có thể cảm nhận được tính hợp lý trong cấu trúc mà lưới mang lại.

1. Nghệ sĩ điêu khắc Donald Judd (1928 – 1994) Donald Judd là một nghệ sı̃ người Mỹ gắn liền với chủ nghı̃a tối giản. Trong sự nghiệp của bản thân, ông luôn thẳng thừng bác bỏ chủ nghı̃a tối giản mặc dù ông thường được coi là người dẫn đầu cho Chủ nghı̃a tối giản và là nhà lý thuyết quan trọng nhất thông qua các tác phẩm mang trong mình cái tên “Vật thể cụ thể”. Vốn được đào tạo như một người họa sı̃, nhưng tới những năm đầu thập niên 60, Donald Judd dần chuyển sang làm việc với các hình khối ba chiều. Vật liệu mà ông thường sử dụng đó là gỗ tấm, kim loại tấm và các vật liệu nhựa bán sẵn. Tính cho tới nay, các công trình nghệ thuật ba chiều của ông đều được làm bằng nguyên liệu công nghiệp và các vật liệu phổ thông trong sinh hoạt đô thị có thể kể đến là thép không gỉ, đồng, nhôm, thủy tinh hữu cơ hay ván ép douglas. Khác với các nhà điêu khắc tối giản khác, ông ưa sử dụng các màu sắc tươi sáng cho tác phẩm của mình bên cạnh đó vẫn đảm bảo được việc biểu hiện cá tính cho tác phẩm. Một trong những đặc trưng tiêu biểu cho tác phẩm của ông đó là sự lặp đi lặp lại các bộ phận chứ không dùng một đơn nguyên duy nhất. Các tác phẩm có thể kể đến của ông đó là Untitled (Progression – 1965), Untitled (Stack – 1967). IV. Một vài tác giả, tác phẩm tiêu biểu DONALD JUDD (1928 – 1994)

2. Nhà mỹ thuật Dan Flavin (1933 – 1996) Ông một nghệ sı̃ người Mỹ theo chủ nghı̃a tối giản, nổi tiếng với những tác phẩm sắp đặt bằng đèn huỳnh quang. Trước khi gia nhập không quân Mỹ, ông từng theo học một trường dòng, và trong suốt thời gian tại ngũ, Flavin vẫn luôn học hỏi, tìm tòi nghệ thuật để rồi sau này học kı̃ hơn về hội họa tại các trường Nghệ thuật. Những tác phẩm đầu tay của Flavin chủ yếu là tranh, chịu sự ảnh hưởng nặng nề của trường phái Biểu hiện Trừu tượng. Trong mùa hè năm 1961, lúc đang làm việc tại bảo tang Lịch sử Tự nhiên Mỹ, ông bắt tay vào phác thảo những tác phẩm điêu khắc có gắn đèn điện đầu tiên. Trong những thập kỷ sau đó, Flavin vẫn hết mình với việc sử dụng đèn huỳnh quang kết hợp với khả năng khai thác màu sắc, ánh sáng và không gian tạo nên những tác phẩm bên trong các gallery. Những tác phẩm của ông luôn độc đáo với việc luôn tỏa sáng, tạo ra những quầng màu kì lạ, linh hoạt ở nhiều hình dáng. Hầu hết tác phẩm của Flavin đều là không đề, nhưng ông có thể đính kèm sau đó là một lời đề tặng trong ngoặc. DAN FLAVIN (1933 – 1996)

2.1. Untitled (to Henri Matisse) (1964) Tác phẩm này dành riêng cho nghệ sı̃ chỉnh màu vı̃ đại người Pháp thế kỉ XX, bao gồm một thiết bị cố định duy nhất với bốn bóng đèn huỳnh quang, đặt thẳng đứng và dựa vào tường. Quang phổ là bốn màu đại diện cho bốn màu cơ bản của ánh sáng huỳnh quang mà Flavin đã sử dụng trong suốt sự nghiệp của mình bao gồn màu hồng, vàng, xanh dương và xanh lục. Các màu sắc được sắp đặt theo sự lặp lại mô đun một cách đơn giản, được xem như là sự tiếp cận trung tính với bố cục thường được kếp hợp với chủ nghı̃a tối giản. Điều đặc biệt khác là những ánh sáng huỳnh quang cũng cho phép Flavin pha trộn màu sắc, làm cho tác phẩm có tính quang học cao

  • khi các màu sắc đứng và thể hiện cùng nhau sẽ tạo ra một ánh sáng trắng gây ngạc nhiên. 2.2. Untitled (to Donald Judd) (1987) Tác phẩm dùng để bày tỏ sự kính trọng đối với người bạn lâu năm cũng như nhà điêu khắc của ông, Donald Judd. Tác phẩm này là một trong những cách tuyệt vời để người ta có thể bác bỏ đi các định kiến về Nghệ thuật tối thiểu như là một thứ gì đó rất xa hoa. Một trong những khía cạnh gợi cảm của nó là những màu sắc rực rỡ và vẻ huyền bí trong tác phẩm. Hơn hết điều đó chứng minh cho việc những trải nghiệm kì diệu cũng có thể được mang đến từ những

10 vật liệu thông thường nhất.

3.2. Untitled (1969) Trong tác phẩm này, ông sử dụng những tấm nỉ công nghiệp dày với một vài thao tác cơ bản như các vết cắt song song và để những đường cắt đó hình thành một cách ngẫu nhiên, chấp nhận với bất kì hình dạng nào mà chúng tạo ra. Thứ tự và tính đối xứng của tấm vải được cắt trái ngược với độ võng duyên dáng ở phần trên, điều này mang lại cho tác phẩm một cái gì đó rất “người”. Morris đã có một nhận định khá thú vị rằng “Nỉ cũng có mối liên hệ về mặt giải phẫu” và ông cho rẳng nỉ cũng giống nhưu một tấm da. Điều đó khiến cho tác phẩm càn trở nên biểu cảm hơn nữa. 3.1. Installation (4 Rings, 2 Center) (1974) Bằng việc cho rằng việc trình bày các tác phẩm quan trọng hơn là suy nghı̃ về mối quan hệ đơn thuần của vật chất với không gian, Morris đã cho ra đời một tác phẩm được sắp đặt treo lơ lửng tại phòng trưng bày vào năm 1974. Đây là thành quả của lực và trọng lực kết hợp với các nguyên tắc về hình thức và trật tự. Tác phẩm như một bản nhạc im lặng, chỉ nghe được bằng mắt và không khỏi khiến người xem trải nghiệm một sự trừu tượng về tinh thần.

V.Các phong cách ảnh hưởng tới Chủ nghĩa tối giản

3. cách Scandinavian Phong cách này còn có tên gọi khác là Phong cách Bắc Âu với đặc trưng là cân bằng giữa vẻ đẹp và sự tiện dụng, tập trung vào các yếu tố tối giản. Về khía cạnh thiết kế, phong cách này xuất hiện vào những năm 195, sử dụng nhiều trong nội thất lúc bấy giờ. Điểm nhấn cho phong cách này là trang trí theo kiểu “Hygge” – một phong cách sống ấm cúng và thoải mái. 2. Phong trào De Stijl Được bắt đầu tại Hà Lan vào năm 1917 và dần biến mất vào khoảng những năm 1931 và được khởi xướng bởi Theo Van Doesburg. Tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng cũng đủ để phong trào đặt nền móng cho Chủ nghı̃a tối giản về sau. Phong trào De Stijl sử dụng nguyên lý với các tác phẩm được đơn giản hóa với các tuyết dọc và ngang, đặc biệt chỉ sử dụng đơn thuần các màu sắc cơ bản kết hợp với hai màu đen và trắng. 1.Phong trào Bauhaus Các đường nét của Bauhaus gắn liền với ngôn ngữ hình học, hình khối đơn giản trong trang trí. Mang trong mình đặc trưng đó đã giúp cho Bauhaus luôn trường tồn và giữ được vẻ đẹp theo niên đại. Nguyên tắc của Bauhaus là “Thẩm mỹ đi liền với công năng” nên việc tối ưu công năng trong các tác phẩm luôn được ưu tiên trong Bauhaus. Tất cả các tác phẩm đều được thiết kế không thừa, không thiếu, tận dụng tối đa công năng để được sử dụng một cách hữu dụng nhất. Phong trào lấy đơn giản hóa làm nền tảng, xây dựng nên một không gian tối giản nhưng vẫn giữ trong mình tính thẩm mỹ và nghệ thuật.

KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu và tìm tòi, những đặc trưng và ứng dụng của Chủ nghı̃a tối giản đã để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc. Việc tạo thành một tác phẩm nghệ thuật không phải là thứ gì đó quá cầu kì, một điều giản đơn cũng có thể làm được. Giản lược mọi thứ nhưng phải luôn chọn lọc kı̃ càng, nắm bắt được các đặc điểm của đối tượng cần thể hiện là điều không thể thiếu trogn thiết kế tối giản. Dù đã xuất hiện từ lâu nhưng cụm từ “tối giản” đã luôn đồng hành cùng chúng ta cả về trong lối sống và thiết kế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

  1. Lê Huy Văn – Trần Văn Bình – Lê Quốc Vũ (2019), Lịch sử design, NXB Mỹ thuật Tài liệu internet
  2. Phong trào nghệ thuật minimalism – thiết kế tối giản làm chủ thế giới Link: https://designs.vn/phong-trao-nghe-thuat-minimalism-thiet-ke-toi-gian-lam-chu-the-gioi/ 3.Phong trào Bauhaus Link: https://housedesign.vn/bauhaus/
  3. Phong cách thiết kế De Stijl Link: https://luatduonggia.vn/phong-cach-thiet-ke-de-stijl-la-gi-nguon-goc-ra-doi-dac 5.Phong cách minimalism trong kiến trúc và thiết kế nội thất Link: https://designs.vn/phong-cach-minimalism-trong-kien-truc-va-thiet-ke-noi-that/ .5Những thứ cơ bản về Minimalism Link: https://ductrimusic.vn/kinh-nghiem/phong-cach-minimalism-la-gi-nhung-thu-co-ban-co-the- ban-chua-biet-ve-phong-cach-minimalism- 6 .Donald Judd Link: http://soi.today/?p= 7.Donald Judd – Untiteled stack 1967 Link: https://www.moma.org/learn/moma_learning/donald-judd-untitled-stack-1967/