Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Hệ thống thông tin quản lí, Lecture notes of Manufacturing Technologies

tìm hiểu về hệ thống ERP tại doanh nghiệp FPT

Typology: Lecture notes

2022/2023

Uploaded on 10/14/2023

san-san-18
san-san-18 🇻🇳

1 / 124

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
-------☼☼☼☼ -------
TRẦN THANH THÚY
TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG ERP VÀ SỰ TÁC ĐỘNG
CỦA ERP ĐẾN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN
KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số : 60.34.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dn khoa hc
PGS.TS VÕ VĂN NH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41
pf42
pf43
pf44
pf45
pf46
pf47
pf48
pf49
pf4a
pf4b
pf4c
pf4d
pf4e
pf4f
pf50
pf51
pf52
pf53
pf54
pf55
pf56
pf57
pf58
pf59
pf5a
pf5b
pf5c
pf5d
pf5e
pf5f
pf60
pf61
pf62
pf63
pf64

Partial preview of the text

Download Hệ thống thông tin quản lí and more Lecture notes Manufacturing Technologies in PDF only on Docsity!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM -------☼☼☼☼ -------

TRẦN THANH THÚY

TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG ERP VÀ SỰ TÁC ĐỘNG

CỦA ERP ĐẾN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN

KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 60.34.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS VÕ VĂN NHỊ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011

LỜI CAM ĐOAN -------☼☼☼☼ -------

Tôi xin cam đoan đề tài này dựa trên quá trình nghiên cứu trung thực dưới sự cố vấn của người hướng dẫn khoa học. Đây là đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kế toán - kiểm toán. Luận văn này chưa được ai công bố dưới bất cứ hình thức nào và tất cả các nguồn tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ.

TPHCM, ngày 10 tháng 08 năm 2011 Tác giả

Trần Thanh Thúy

CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG ERP VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA

ERP ĐẾN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC

  • 1.3.3 Xét dưới khía cạnh phân tích và kiểm soát dữ liệu
  • 1.4. Sự tác động của của ERP đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán
    • 1.4.1. Những thay đổi về mặt quy trình - 1.4.1.1 Thu thập dữ liệu - 1.4.1.2 Xử lý dữ liệu - 1.4.1.3 Cung cấp thông tin - 1.4.1.4 Kiểm soát
    • 1.4.2. Những thay đổi về tổ chức bộ máy kế toán - 1.4.2.1 Cơ cấu nhân sự - 1.4.2.2 Phân chia trách nhiệm......................................................... - 1.4.2.3 Phân quyền truy cập
  • Kết luận chƣơng
  • 2.1. Tình hình chung về việc ứng dụng ERP trên thế giới và Việt Nam DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - 2.1.1. Ứng dụng ERP trên thế giới - 2.1.1.1 Khảo sát của tập đoàn tư vấn Panorama - 2.1.1.2 Các giải pháp ERP phổ biến trên thế giới
    • 2.1.2. Ứng dụng ERP tại Việt Nam - 2.1.2.1 Tình hình chung - 2.1.2.2 Một số nhà tư vấn triển khai giải pháp ERP ở Việt Nam ...
  • 2.2. Khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp ứng dụng ERP thành công - 2.2.1 Phạm vi khảo sát và phương pháp khảo sát - 2.2.2 Tình hình ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp khảo sát

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng ERP thành công .... 44 2.2.4 Sự tác động của ERP đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán ......... 45 2.3. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân liên quan ứng dụng ERP ở các doanh nghiệp Việt Nam ...................................................................... 47 2.3.1 Khó khăn và hạn chế......................................................................... 47 2.3.2 Nguyên nhân ..................................................................................... 49 Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................. 55

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG ỨNG

DỤNG ERP THÀNH CÔNG VÀ TẠO RA SỰ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC

CỦA ERP ĐẾN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN CHO

CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

3.1. Một số định hƣớng căn bản ...................................................................... 56 3.1.1 Việc ứng dụng ERP phải gắn liền với tái cấu trúc hệ thống quản lý doanh nghiệp .................................................................................... 56 3.1.2 Ứng dụng ERP phải gắn liền với trách nhiệm và hiệu quả quản lý. 57 3.1.3 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán phải là một trong những ưu tiên khi ứng dụng ERP để qua đó tác động tích cực đến vai trò của hệ thống thông tin kế toán phục vụ điều hành quản lý doanh nghiệp .. 57

3.2. Giải pháp tăng cƣờng khả năng ứng dụng ERP thành công ................ 58 3.2.1 Giải pháp về cấu trúc ERP trong mối quan hệ với tái cấu trúc hệ thống quản lý doanh nghiệp ............................................................. 58 3.2.2 Giải pháp về quy trình triển khai ERP ............................................. 60 3.2.3 Giải pháp về kiểm soát và đánh giá ERP ......................................... 61 3.2.4 Giải pháp về chọn lựa nhà cung cấp ................................................ 64

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

-------☼☼☼☼ -------

CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA

AIS

Accounting Information Systems (Hệ thống thông thông tin kế toán) BĐS Bất động sản BOM Bill of Materials (Danh sách nguyên liệu)

ERP

Enterprise Resource Planning (Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) DNTN Doanh nghiệp tư nhân DV Dịch vụ ĐTXD Đầu tư xây dựng

MRP

Material Requirement Planning (Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu)

MRPII

Manufacturing Resource Planning (Hoạch định nguồn lực sản xuất) MTV Một thành viên SX Sản xuất SXHTD Sản xuất hàng tiêu dùng TM Thương mại TNHH Trách nhiệm hữu hạn XNK Xuất nhập khẩu

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ -------☼☼☼☼ -------

DANH MỤC CÁC BẢNG:

Bảng 1.1: Các hoạt động chủ yếu trong chu trình kinh doanh .............................. 5

Bảng 2.1: Bảng so sánh giải pháp của SAP, Oracle, Microsoft và phân khúc II. 25

Bảng 2.2: Bảng so sánh các giải pháp theo quy mô doanh nghiệp ..................... 25

Bảng 2.3: Bảng so sánh giữa doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ........ 26

Bảng 2.4: Thông tin về dự án ERP Việt Nam năm 2006 và 2007 ...................... 30

Bảng 2.5: Bảng tóm tắt các giải pháp và nhà tư vấn triển khai tại Việt Nam ..... 40

Bảng 2.6: Bảng tổng hợp các giải pháp ERP ứng dụng tại 19 doanh nghiệp khảo sát ............................................................................................... 42

Bảng 2.7: Những lý do dẫn đến quyết định ứng dụng ERP tại doanh nghiệp ..... 43

Bảng 2.8: Những lợi ích mà ERP mang lại sau khi triển khai ở doanh nghiệp ... 43

DANH MỤC SƠ ĐỒ:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ thể hiện khái quát về hệ thống thông tin kế toán ....................... 4

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các chu trình kinh doanh ................. 6

Sơ đồ 1.3: Chu kỳ phát triển hệ thống thông tin kế toán ....................................... 9

Sơ đồ 1.4: Hệ thống thông tin và việc ra quyết định ........................................... 13

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ tác động của ERP đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán ...... 20

MỞ ĐẦU -------☼☼☼☼ -------

1. Sự cần thiết của đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng là một xu thế tất yếu của các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày nay. Theo công bố vào tháng 6/2008 của Bộ Thông tin và truyền thông, tại Việt Nam có 86,5% doanh nghiệp đang ứng dụng ở các mức độ khác nhau, trong đó số doanh nghiệp ứng dụng ERP (Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) chỉ đạt 7%. ERP là một công cụ tích hợp quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trên nền tảng sử dụng cơ sở dữ liệu tập trung. Nó bao gồm nhiều phân hệ chức năng cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng khác nhau tùy theo nhu cầu và cho phép hoạch định cũng như quản lý nguồn lực một cách hiệu quả. Với một tư duy quản lý mới, ERP được xem là một giải pháp tối ưu giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực của mình trong xu thế cạnh tranh gay gắt như hiện nay và đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Khác với excel và phần mềm kế toán, ERP là giải pháp giúp cho công tác kế toán khắc phục được những hạn chế về mặt không gian và thời gian nhờ khả năng chia sẻ và liên kết cao giữa các bộ phận, từ đó, giúp cho quá trình cung cấp thông tin mang tính kịp thời và đáng tin cậy. Trong hệ thống ERP, phân hệ kế toán được xem là cốt lõi, do đó, yêu cầu đặt ra là cần được tổ chức hiệu quả nhằm tạo ra những thông tin hữu ích, phù hợp với yêu cầu quản lý. Mặc dù ERP đã phát triển nhiều năm trên thế giới nhưng từ số liệu thống kê nêu trên cho thấy: ERP vẫn chưa được ứng dụng phổ biến tại Việt Nam. Với mong muốn giúp ích cho các doanh nghiệp cũng như những người làm công tác kế toán hiểu rõ về ERP và thực tế triển khai từ đó gia tăng khả năng ứng dụng ERP thành công, nâng cao hiệu quả của việc cung cấp thông tin kế toán, tôi đã chọn tên đề tài là: “Tình hình ứng dụng ERP và sự tác động của ERP đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam”.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Hệ thống hóa các lý luận về ERP và tổ chức hệ thống thông tin kế toán. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng ERP thành công cũng như sự tác động của ERP đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường khả năng ứng dụng ERP thành công và tạo ra sự tác động tích cực của ERP đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán cho các doanh nghiệp Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu: Nguồn tài liệu cho việc nghiên cứu của đề tài chủ yếu là tạp chí và báo cáo khoa học, giáo trình trong ngành kế toán và công nghệ thông tin cùng một số website có uy tín trên mạng internet. Bên cạnh đó, đề tài còn dựa vào thông tin của khảo sát thực tế tại một số doanh nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau bao gồm: phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ERP dưới góc độ tiếp cận là hệ thống thông tin kế toán. Do giới hạn về mặt thời gian và khả năng tiếp cận với doanh nghiệp nên phạm vi nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp ứng dụng thành công ERP thuộc nhiều loại hình doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai ở Việt Nam. 5. Bố cục của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về ERP và tổ chức hệ thống thông tin kế toán Chương 2: Tình hình ứng dụng ERP và sự tác động của ERP đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam

--- Trang 1 ---

1.1. Giới thiệu tổng quát về ERP: 1.1.1 Khái niệm ERP: ERP (Enterprise Resource Planning – Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) là một thuật ngữ liên quan đến hệ thống tích hợp thông tin và quá trình kinh doanh (Kumar và Hillegersberg, 2000) [11] bao gồm các phân hệ chức năng được cài đặt tùy theo mục đích của doanh nghiệp. ERP được hỗ trợ bởi phần mềm ứng dụng liên chức năng giúp cho doanh nghiệp hoạch định và quản lý những phần quan trọng của quá trình kinh doanh bao gồm lập kế hoạch sản xuất, mua hàng, quản lý hàng tồn kho, giao dịch với nhà cung cấp, cung cấp dịch vụ khách hàng và theo dõi đơn đặt hàng (Olson, 2004) [15]. ERP tập hợp tất cả dữ liệu từ các quy trình khác nhau và lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu tập trung cho phép sử dụng thông tin theo nhiều cách khác nhau (Aernoudts, R.H.R.M., Boom, van der, T., Vosselman, E.G.J. và Pijl, van der, G.J. ,2005) [4]. 1.1.2 Quá trình hình thành ERP: Vào những năm 50 , các khái niệm liên quan đến chức năng của quá trình quản lý sản xuất bắt đầu xuất hiện như: số lượng đặt hàng kinh tế, lượng tồn kho an toàn, danh sách nguyên liệu (Bill of Materials - BOM), quản lý lệnh sản xuất. Đến giữa những năm 60 , hệ thống MRP (Material Requirement Planning - Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu) được cấu thành dựa trên sự tích hợp các chức năng cơ bản nêu trên. Vào năm 1975 , trong cuốn từ điển biên soạn lần thứ 9 của APICS (The Association for Operations Management - Hiệp hội quản lý hoạt động) đã đưa ra định nghĩa: MRP là một công nghệ dựa trên cấu trúc BOM, thông tin kho

Cơ sở lý luận về ERP và tổ chức hệ thống thông tin kế toán

CHƢƠNG 1

--- Trang 2 ---

và lịch sản xuất để tính toán ra nhu cầu nguyên vật liệu. Nó đưa ra yêu cầu hủy bỏ những đơn đặt hàng không cần thiết và các đề xuất tối ưu hoá việc mua hàng bằng cách tính toán thời điểm có thể nhận nguyên vật liệu từ nhà cung cấp và thời điểm cần số hàng đó cho sản xuất. Để có thể thực hiện được điều này, cần xác định số lượng các nguyên vật liệu thành phần để sản xuất một loại hàng cũng như thời điểm cần các nguyên vật liệu và các thành phần trong các công đoạn của quá trình sản xuất. MRPII (Manufacturing Resource Planning – Hoạch định nguồn lực sản xuất) là kết quả mở rộng của MRP. Nếu MRP chủ yếu đưa ra các tính toán về nguyên vật liệu cần thiết để hoàn thành kế hoạch sản xuất thì MRPII lại chú trọng đến quản lý lao động và chi phí Đến những năm 90 , sự phát triển của công nghệ thông tin đã góp phần xây dựng khái niệm ERP dựa trên hệ thống MRPII. ERP không ch giới hạn trong quản lý sản xuất mà bao trùm lên toàn bộ các hoạt động chức năng chính của doanh nghiệp như kế toán, nhân sự, hậu cần, bán hàng, mua hàng. Cho đến nay , ERP đã phát triển và kết hợp với nhiều ứng dụng khác nhau như: SCM (Supply Chain Management - quản lý chuỗi cung ứng), CRM (Customer Relationship Management - quản lý quan hệ khách hàng), BI (Business Intelligence – Kinh doanh thông minh). 1.1.3 Cấu trúc của ERP: Theo tài liệu chính thức của CIBRES – cơ quan tổ chức thi và cấp chứng ch CIERP (Certified Implementer of Enterprise Resource Planning - chứng ch chuyên viên triển khai ERP), một ERP tiêu chuẩn gồm các phân hệ:  Kế toán tài chính  Hậu cần  Sản xuất  Quản lý dự án  Dịch vụ  Dự đoán và lập kế hoạch  Công cụ lập báo cáo

--- Trang 4 ---

Dưới góc độ công tác kế toán, hệ thống ERP mang lại các lợi ích sau:  Cung cấp thông tin kế toán kịp thời và đáng tin cậy  Phân chia trách nhiệm cụ thể  Cải tiến quản lý hàng tồn kho  Kiểm soát chi phí hiệu quả  Hợp nhất số liệu ở các chi nhánh/công ty con dễ dàng  Quy trình kế toán được xác định rõ ràng 1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán: 1.2.1. Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán: Hệ thống thông thông tin kế toán (Accounting Information Systems

- viết tắt là AIS) là một hệ thống thu thập, xử lý, tổng hợp và lưu trữ dữ liệu nhằm cung cấp thông tin kế toán hữu ích phục vụ cho việc ra quyết định. [13] Hệ thống thông tin kế toán có các chức năng chủ yếu: chức năng thu thập, xử lý, tổng hợp và lưu trữ dữ liệu nhằm cung cấp thông tin phục vụ ra quyết định và chức năng kiểm soát. Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ thể hiện khái quát về hệ thống thông tin kế toán

Thu thập dữ liệu Đầu vào

Thông tin Đầu ra

XỬ LÝ

TỔNG HỢP

LƢU TRỮ

Ra quyết định

HỆ THỐNG

1.2.2. Tiếp cận hệ thống thông tin kế toán theo chu trình kinh doanh: 1.2.2.1 Các chu trình kinh doanh: Chu trình kinh doanh gồm có 5 chu trình cơ bản: chu trình doanh thu, chu trình chi phí, chu trình nhân sự, chu trình sản xuất, chu trình tài chính. Mỗi chu trình có những hoạt động khác nhau liên quan mật thiết đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

--- Trang 5 ---

Bảng 1.1: Các hoạt động chủ yếu trong chu trình kinh doanh [22]

Chu trình Hoạt động

Chu trình doanh thu

  • Nhận và trả lời yêu cầu khách hàng
  • Kiểm tra giới hạn tín dụng
  • Kiểm tra hàng tồn kho
  • Xuất kho và giao hàng
  • Lập hóa đơn
  • Ghi nhận doanh thu và nợ phải thu
  • Thu tiền
  • Cập nhật nợ phải thu
  • Chuẩn bị các báo cáo

Chu trình chi phí

  • Yêu cầu hàng hóa/dịch vụ
  • Lập, xét duyệt và gửi đơn đặt hàng đến nhà cung cấp
  • Nhận hàng và nhập kho
  • Bảo quản hàng hóa
  • Chấp nhận hóa đơn
  • Ghi nhận nợ phải trả
  • Thanh toán tiền cho nhà cung cấp
  • Cập nhật nợ phải trả
  • Chuẩn bị các báo cáo

Chu trình nhân sự

  • Tuyển dụng, thuê và huấn luyện nhân viên mới
  • Đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên
  • Tính toán tiền lương nhân viên
  • Ghi nhận nghiệp vụ tiền lương
  • Chuẩn bị và thanh toán tiền lương
  • Chi trả các khoản thuế và bảo hiểm
  • Chuẩn bị các báo cáo

--- Trang 7 ---

1.2.3. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán: Tổ chức hệ thống thông tin kế toán là một quá trình thiết lập tất cả các thành phần của AIS được thực hiện theo một trình tự Việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán phải thực hiện trên cơ sở các mục tiêu đã đề ra, không phải là công việc nội bộ của bộ phận kế toán mà liên quan và ảnh hưởng đến toàn doanh nghiệp 1.2.3.1 Nội dung tổ chức:Tổ chức thu thập dữ liệu: Để tổ chức thu thập dữ liệu, trước tiên doanh nghiệp xác định yêu cầu thông tin Trên cơ sở đó, cùng với cách tiếp cận hệ thống thông tin kế toán theo chu trình kinh doanh, việc tổ chức thu thập dữ liệu nên được tiến hành theo từng hoạt động của chu trình Các dữ liệu cần thu thập theo mô hình REA (Resources, Event, Agent) là nguồn lực, sự kiện và con người Một số câu hỏi cần đặt ra khi thu thập dữ liệu theo từng hoạt động là:  Tại sao cần phải thu thập nội dung của nghiệp vụ phát sinh?  Nghiệp vụ mô tả cho hoạt động gì?  Nghiệp vụ xảy ra khi nào?  Những ai liên quan đến nghiệp vụ?  Nghiệp vụ được thực hiện ở đâu?  Nghiệp vụ liên quan đến nguồn lực nào? Việc tổ chức thu thập dữ liệu cho các hoạt động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh cần chú ý đến đối tượng quản lý chi tiết. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống danh mục tài khoản và chứng từ Trong mỗi chu trình kinh doanh, việc phân tích các hoạt động, bộ phận, nguồn lực liên quan sẽ giúp xác định chứng từ cần được lập và xét duyệt như thế nào  Xử lý dữ liệu: Sau khi tổ chức thu thập dữ liệu đầu vào, công việc tiếp theo cần phải thực hiện là xử lý dữ liệu Việc tổ chức xử lý dữ liệu bao gồm các nội dung:

--- Trang 8 ---

 Tổ chức lập và luân chuyển chứng từ.  Tổ chức nhập liệu chứng từ: nội dung, yêu cầu nhập liệu, màn hình nhập liệu.  Tổ chức xử lý chứng từ trong phòng kế toán: căn cứ vào lưu đồ luân chuyển chứng từ, tổ chức nhập liệu và phân công bộ máy kế toán để thực hiện  Tổ chức tổng hợp thông tin nhằm tạo nên hệ thống báo cáo cung cấp người sử dụng  Cung cấp thông tin: Kết quả của quá trình thu thập, xử lý, tổng hợp và lưu trữ dữ liệu là thông tin được cung cấp Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán là quá trình xác định các báo cáo do kế toán cung cấp trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu kiểm soát của hệ thống Các nội dung cần phải thực hiện bao gồm:

 Phân loại, xác định các báo cáo cung cấp cho các đối tượng sử dụng  Xác định nội dung thông tin cung cấp của từng báo cáo  Xác định thời gian và đối tượng thực hiện cung cấp báo cáo  Xác định đối tượng sử dụng thông tin của báo cáo  Xác định phương thức cung cấp thông tin của báo cáo  Phác thảo, minh họa các mẫu báo cáo cung cấp  Xác định phương pháp xử lý, phương pháp lập báo cáo  Kiểm soát: Kiểm soát là một hoạt động quan trọng trong quá trình tổ chức hệ thống thông tin kế toán Tổ chức kiểm soát bao gồm: kiểm soát nguồn dữ liệu, kiểm soát xử lý và kiểm soát cung cấp thông tin Trong môi trường máy tính, tổ chức kiểm soát liên quan đến kiểm soát chung và kiểm soát ứng dụng Đối với kiểm soát chung, có 5 yếu tố quan trọng được đề cập: kiểm soát truy cập từ bên ngoài, phân chia chức năng hệ thống, kiểm soát truy cập hệ thống, dấu vết kiểm toán và kiểm soát lưu trữ Đối với kiểm soát ứng dụng: tổ chức xét duyệt, xây dựng quy trình thực hiện, thiết lập