Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Đề thi khảo sát Ngữ Văn bài "Mẹ và quả", Papers of Literature

Đề ôn đọc hiểu THPT lớp 12 bài Mẹ và quả

Typology: Papers

2024/2025

Uploaded on 04/28/2025

21010334-tran-thu-hang-1
21010334-tran-thu-hang-1 🇻🇳

4 documents

1 / 3

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
TRƯỜNG THPT
NGUYỄN THỊ GIANG – VĨNH
PHÚC
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT
NĂM 2025
Bài thi môn: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU$Đọc văn bản sau:
Mẹ và Quả
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
(Mẹ và quả, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn Học, 2012)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1.$Nêu căn cứ để xác định thể thơ trong bài thơ.
Câu 2.$Hình ảnh quả trong bài thơ biểu tượng cho điều gì?
Câu 3.$Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong hai dòng thơ:
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Câu 4.$Nêu sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình tôi trong bài thơ.
Câu 5.$Từ tâm trạng của nhân vật trữ tình tôi khi nghĩ về mẹ, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về trách
nhiệm của người con trong gia đình (trình bày trong khoảng từ 5 đến 7 dòng)
II. PHẦN VIẾT$(6,0 điểm)
Câu 1$(2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích hình ảnh người mẹ qua cảm nhận của nhân vật
trữ tình tôi trong bài thơ ở phần Đọc hiểu.
Câu 2$(4,0 điểm)
Hiện nay, bất kì ai cũng có thể dễ dàng tiếp cận tài nguyên thông tin khổng lồ trên mạng internet
nhưng nhiều người không khỏi lo lắng làm thế nào để chọn lọc được những thông tin lành mạnh và
bổ ích.
Từ góc nhìn của một người trẻ, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày
quan điểm của mình về việc tạo lập màng lọc thông tin cho mỗi cá nhân trong thời đại số.
---------------------HẾT---------------------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Câu 1.
Phương pháp:$Vận dụng kiến thức đã học về nhân vật trữ tình, phân tích và xác định nhân vật trữ
tình.
Cách giải:
Số chữ trong các dòng không bằng nhau là dấu hiệu để xác định thể thơ tự do trong đoạn trích.
Câu 2.
pf3

Partial preview of the text

Download Đề thi khảo sát Ngữ Văn bài "Mẹ và quả" and more Papers Literature in PDF only on Docsity!

TRƯỜNG THPT

NGUYỄN THỊ GIANG – VĨNH

PHÚC

KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT

NĂM 2025

Bài thi môn: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I: ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau: Mẹ và Quả Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh? (Mẹ và quả, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn Học, 2012) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Nêu căn cứ để xác định thể thơ trong bài thơ. Câu 2. Hình ảnh quả trong bài thơ biểu tượng cho điều gì? Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong hai dòng thơ: Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng. Câu 4. Nêu sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình tôi trong bài thơ. Câu 5. Từ tâm trạng của nhân vật trữ tình tôi khi nghĩ về mẹ, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của người con trong gia đình (trình bày trong khoảng từ 5 đến 7 dòng) II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích hình ảnh người mẹ qua cảm nhận của nhân vật trữ tình tôi trong bài thơ ở phần Đọc hiểu. Câu 2 (4,0 điểm) Hiện nay, bất kì ai cũng có thể dễ dàng tiếp cận tài nguyên thông tin khổng lồ trên mạng internet nhưng nhiều người không khỏi lo lắng làm thế nào để chọn lọc được những thông tin lành mạnh và bổ ích. Từ góc nhìn của một người trẻ, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày quan điểm của mình về việc tạo lập màng lọc thông tin cho mỗi cá nhân trong thời đại số. ---------------------HẾT--------------------- HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT PHẦN I: ĐỌC HIỂU Câu 1. Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về nhân vật trữ tình, phân tích và xác định nhân vật trữ tình. Cách giải: Số chữ trong các dòng không bằng nhau là dấu hiệu để xác định thể thơ tự do trong đoạn trích. Câu 2.

Phương pháp: Đọc phân tích, tìm và xác định hình ảnh phù hợp. Cách giải: Hình ảnh quả trong bài thơ biểu tượng cho những người con. Câu 3. Phương pháp: Căn cứ bài nhân hóa, xác định đúng câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hóa. Cách giải:

  • Biện pháp tu từ so sánh: So sánh những mùa quả với mặt trời, mặt trăng.
  • Tác dụng:
  • Làm nổi bật những chăm sóc yêu thương của mẹ dành cho các con. Đó là những mặt trời, mặt trăng mang theo bao tình yêu và hy vọng của mẹ.
  • Tăng sức gợi cảm, hấp dẫn cho bài thơ. Câu 4. Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, nội dung hai câu thơ, phân tích. Cách giải: Sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình tôi trong bài thơ:
  • Nhớ về tuổi thơ với hình ảnh mẹ vất vả, lam lũ nuôi nấng con bằng tình yêu thương vô bờ.
  • Day dứt khi nghĩ về hiện tại, mình vẫn chưa được khôn lớn trưởng thành như mẹ mong đợi, chưa đền đáp được công ơn của mẹ. Câu 5. Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích. Cách giải: Từ tâm trạng của nhân vật trữ tình tôi khi nghĩ về mẹ, thí sinh trình bày suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của người con trong gia đình. Có thể theo hướng: không chỉ cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái mà người con cũng phải có trách nhiệm quan tâm chăm sóc cha mẹ, cố gắng học tập, tu dưỡng để trở thành con ngoan, công dân tốt, đáp ứng lòng mong mỏi của cha mẹ. II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Phương pháp:
  • Vận dụng kiến thức về cách viết đoạn văn nghị luận.
  • Lựa chọn được các thao tác lập luận phủ hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ Cách giải: a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, mọc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích hình ảnh người mẹ qua cảm nhận của nhân vật trữ tình tôi c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn cần đề nghị luận d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
  • Lựa chọn các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng trên cơ sở đảm bảo những nội dung sau:
  • Một người mẹ tần tảo, vất vả lao động sớm hôm để nuôi lớn các con (mùa quả mẹ tôi hái được, từ tay mẹ lớn lên, tự tay mẹ vun trồng, giọt mồ hôi nặng…)
  • Một người mẹ với tình yêu thương âm thầm, lặng lẽ, gửi gắm tất cả hy vọng vào các con (mùa quả mọc rồi lại lặn, như mặt trời, như mặt trăng, lòng thầm lặng mẹ tôi…)
  • Hình ảnh mẹ được thể hiện qua những biện pháp nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ, liên tưởng độc đáo; ngôn ngữ vừa mộc mạc, gần gũi, giản dị vừa giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu. Câu 2 (4,0 điểm) Phương pháp: