Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Đại cương chung chung, Summaries of Land Law

Chương 1 đầu tiên của môn học này

Typology: Summaries

2023/2024

Uploaded on 04/15/2025

phuonns
phuonns 🇻🇳

2 documents

1 / 10

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
CHƯƠNG I: TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
I. KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ HỌC
1. CÁC KHÁI NIỆM
1.1. Hiện tượng tâm lý
a, Khái niệm:
* Tâm lý:
- Là hiện tượng tinh thần
- Tồn tại chủ quan trong đầu
- Định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động
- Không thể xác định bằng định lượng
- Nghiên cứu qua biểu hiện bên ngoài
b, Đặc điểm:
- Vô cùng đa dạng, phức tạp, phong phú.
- Luôn có sự tương tác lẫn nhau trong cùng một chủ thể.
- Có sức mạnh vô cùng lớn, chi phối hoạt động con người.
c, Chức năng
- Định hướng hoạt động
- Điều chỉnh hoạt động
- Điều khiển hoạt động
d,Phân loại hiện tượng tâm lý
- Dựa vào chủ thể:
+ Tâm lý cá nhân Chủ thể là cá nhân
+ Tâm lý xã hội ⇒ Do nhiều các nhân tạo thành (sự tựơng tác giựa các cá
nhân)
- Dựa vào sự tồn tại và quá trình phát triển:
+ Quá trình tâm lý (thời gian)
+ Trạng thái tâm lý (đi kèm với các hiện tượng tâm lý)
+ Thuộc tính tâm lý (hiện tượng tâm lý tương đối bền vững và ổn định theo thời
gian)
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa

Partial preview of the text

Download Đại cương chung chung and more Summaries Land Law in PDF only on Docsity!

CHƯƠNG I: TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC

I. KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ HỌC

1. CÁC KHÁI NIỆM

1.1. Hiện tượng tâm lý a, Khái niệm:

  • Tâm lý:
  • Là hiện tượng tinh thần
  • Tồn tại chủ quan trong đầu
  • Định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động
  • Không thể xác định bằng định lượng
  • Nghiên cứu qua biểu hiện bên ngoài b, Đặc điểm:
  • Vô cùng đa dạng, phức tạp, phong phú.
  • Luôn có sự tương tác lẫn nhau trong cùng một chủ thể.
  • Có sức mạnh vô cùng lớn, chi phối hoạt động con người. c, Chức năng
  • Định hướng hoạt động
  • Điều chỉnh hoạt động
  • Điều khiển hoạt động d,Phân loại hiện tượng tâm lý
  • Dựa vào chủ thể:
    • Tâm lý cá nhân ⇒Chủ thể là cá nhân
    • Tâm lý xã hội ⇒ Do nhiều các nhân tạo thành (sự tựơng tác giựa các cá nhân)
  • Dựa vào sự tồn tại và quá trình phát triển:
    • Quá trình tâm lý (thời gian)
    • Trạng thái tâm lý (đi kèm với các hiện tượng tâm lý)
    • Thuộc tính tâm lý (hiện tượng tâm lý tương đối bền vững và ổn định theo thời gian)
  • Dựa vào sự tham gia của các ý thức:
    • Vô thức (không có sự tham gia của ý thức hoặc hiện tượng tâm lý mang tính bản năng)
    • Tiềm thức (có sự tham gia của ý thức nhưng bị ẩn đi)
    • Ý thức; Siêu thức (ý thức không kiểm soát được, vượt ra khỏi sự kiểm tra và giám sát của ý thức) 1.2. Tâm lý học
  • Tâm lý học: Là 1 khoa học nghiên cứu những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt động của con người ( Là khoa học chuyên nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý ) 2. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ( Đọc thêm phần a, b ) a, Thời kỳ cổ đại:
  • Phương Đông: trong các di chỉ của người nguyên thủy ở các nền văn minh Ấn Độ, Ai Cập, Trung Hoa đã có những bằng cứ chứng tỏ những quan niệm về cuộc sống của “hồn”, “phách” sau cái chết của thể xác
  • Phương Tây: Aritxtốt cho rằng tâm hồn gắn liền với thể xác và có 3 loại: hồn cảm giác, hồn suy nghĩ, hồn dinh dưỡng b, Thời cận đại:
  • TK
  • Các nhà tư tưởng có những giải thích về hiện tượng tâm lý bậc thấp hợp lý hơn nhưng vẫn tồn tại khuyết điểm là coi các hiện tượng tâm lý bậc cao có tính siêu nhiên.
  • R. Đêcác đã đặt cơ sở đầu tiên cho việc tìm ra cơ chế phản xạ trong hoạt động tâm lý, dù là vậy, nhưng ông lại là đại diện điển hình cho trường phái “nhị nguyên luận” khi cho rằng “VC và tâm hồn là hai thực thể song song tồn tại”, tức là ông coi cơ thể con người phản xạ như một cái máy, còn tâm lý bên trong con người lại không biết được.
  • TK
  • Volf là người đầu tiên sử dụng cụm từ “tâm lý học” trong hai cuốn sách ông viết là tâm lý học kinh nghiệm và tâm lý học lý trí.
  • Ông đã xây dựng học thuyết giải thích hành vi dựa trên một sơ đồ cơ học theo nguyên lý phản xạ.
  • Ông còn công nhận có một tâm hồn lý trí tồn tại trong não, góp phần tạo nên bản chất con người, điều khiển ham muốn, chế ngự “tâm hồn động vật”.

- Tác giả: Simon Phờrớt (1859-1939) bác sĩ tâm thần. - Đặc điểm: Tâm lý con người có 3 khối: cái ấy (cái vô thức), cái tôi và cái siêu tôi.

  • Cái ấy là do bản năng tạo nên, tồn tại theo nguyên tắc thỏa mãn như: ăn uống, tự vệ, tính dục…(tính dục là yếu tố giữ vai trò trung tâm quyết định toàn bộ đời sống tâm lý và hành vi của con người).
  • Cái tôi là con người có ý thức trong cuộc sống hàng ngày, tồn tại theo nguyên tắc hiện thực.
  • Cái siêu tôi là cái tôi lý tưởng, là đạo đức, luân lý, pháp luật… tồn tại theo nguyên tắc kiểm duyệt, chèn ép. -Nội dung: Tập hợp những lý thuyết và phương pháp tâm lý học có mục đích để tìm hiểu những mối quan hệ vô thức của con người thông qua quá trình liên tưởng. **iii) Trường phái tâm lý học cấu trúc (Tâm lý học Ghéntalt)
  • Tác giả:** Vécthaimơ (1880-1943), Côlơ (1887-1967), Cốpka (1886-1947) người Đức chủ xướng. - Đặc điểm:
  • Nghiên cứu về tính ổn định và tính trọn vẹn của tri giác, quy luật “bừng sáng” của tư duy.
  • Sở dĩ ta có hình ảnh tâm lý trong não là do một cấu trúc có sẵn.
  • Ít chú ý đến kinh nghiệm sống. -Mục đích: Xây dựng nên một ngành tâm lý học khách quan theo kiểu mẫu của vật lý học chứ hoàn toàn không liên quan đến tâm lý học liên tưởng cũng như vai trò của kinh nghiêm sống hay kinh nghiệm lịch sử xã hội. iv) Trường phái tâm lý học nhân văn
  • Đặc điểm: ( Thêm hình ảnh tháp nhu cầu)
  • Tác giả: Rôgiơ (1902-1987) người Mỹ và H.Maxlâu sáng lập
  • Con người với bản chất là tốt đẹp, con người có lòng vị tha.
  • Nhu cầu bao gồm 5 loại (nhu cầu: sinh lí, an toàn, xã hội, địa vị, tự thể hiện)
  • Nhu cầu bậc cao hơn phải được xếp ở bậc thang cao hơn.
  • Nhu cầu bậc dưới phải được thỏa mãn ở một chừng mực nhất định thì mới xuất hiện nhu cầu ở bậc kế tiếp.
  • Người ta cần phải xử sự tốt với nhau, thông cảm và vị tha v) Trường phái tâm lý học nhận thức
  • Đặc điểm:
  • Tác giả là Piagiê (Thụy Sĩ), Brunô (Anh).
  • Nghiên cứu tâm lí con người trong quan hệ với môi trường, chủ tể và hiểu biết là nhằm thích nghi với môi trường.
  • Não phát hiện ra nhiều vấn đề có giá trị về tri giác, trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ… vi) Trường phái tâm lý học hoạt động Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan vào não thông qua hoạt động. Tâm lý mang tính chủ thể, có bản chất xã hội,được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động và giao lưu của con người trong xã hội
  • Đặc điểm: Lấy triết học Mác -lênin làm cơ sở lý luận và phương pháp luận -Lấy phạm trù hoạt động có ý thức trong hệ thống lý luận Mác Xít làm mẫu để nghiên cứu đời sống và tinh thần của con người e, Bản chất của tâm lý theo quan điểm của tâm lý học Macxit.
  • Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động cụ thể
  • Tâm lý là kinh nghiệm lịch sử - xã hội loài người đã biến thành kinh nghiệm của mỗi người thông qua hoạt động của chính họ. -Tâm lý là chức năng của não **II. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG TÂM LÝ HỌC
  1. Đối tượng nghiên cứu** Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý với tư cách là các hiện tượng tinh thần của thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra gọi chung là các hoạt động tâm lý. **Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận động và phát triển của hoạt động tâm lý.
  2. Nhiệm vụ nghiên cứu** Đặng Thư
    • Mô tả và nhận diện các hiện tượng tâm lý.
    • Nghiên cứu bản chất các hoạt động tâm lý, những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động tâm lý.
    • Nghiên cứu cơ chế hình thành, hình thức biểu hiện, quy luật hoạt động và phát triển của tâm lý.
    • Nghiên cứu chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người.
    • Ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào trọng hoạt động thực tiễn của con người. 3. Các phương pháp nghiên cứu

⇒Phải dựa vào mục đích và những điều kiện cụ thể để lựa chọn hình thức quan sát cụ thể.

- Ưu, nhược điểm: + Ưu điểm: ●Thu thập thông tin một cách nhanh chóng ●Dễ tiến hành, tư liệu phong phú + Nhược điểm: ●Thường bị phụ thuộc, tư liệu thường là cảm tính, trực quan ●Độ tin cậy không cao ●Tốn nhiều thời gian và đôi khi không đạt được mục đích - Yêu cầu: + Xác định rõ mục đích nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và nội dung cụ thể + Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt trước khi quan sát + Tiến hành quan sát một cách cẩn thận và có hệ thống + Ghi chép và phân tích dữ liệu một cách khách quan + Cần phải kết hợp với các phương pháp khác trong nghiên cứu - Cách quan sát: (Đọc thêm) o Sử dụng gì để quan sát? + Sử dụng các cơ quan cảm giác như: MẮT, TAI, MŨI, LƯỠI, DA. Trong đó MẮT và TAI là sử dụng thường xuyên hơn. o Sử dụng như thế nào? + Dùng mắt để nhìn: ● Những đặc điểm tĩnh: Hình dáng, mặt (trán, chân mày, mắt, mũi, gò má, miệng, cằm, tai…), trang phục (đồng phục, màu sắc…) ● Những đặc điểm động: Dáng (đi, đứng, chạy, ngồi, nằm), đầu, các chi…

  • Dùng tai đề nghe: từ ngữ, ngữ điệu, nội dung
  • Cần kết hợp các cơ quan cảm giác khi quan sát.
  • Phương pháp thực nghiệm Là phương pháp chủ động tác động vào đối tượng trong điều kiện đã được khống chế để đối tượng bộc lộ đặc điểm tâm lý ra ngoài, từ đó người nghiên cứu đưa ra sự nhận định, đánh giá của mình.
  • Ưu, nhược điểm: Rất chủ động; tài liệu tương đối tin cậy có thể định tính và định lượng được; có thể lặp đi lặp lại nhằm kiểm tra.

Tuy nhiên không hoàn toàn có thể khống chế những yếu tố chi phối đến kết quả nghiên cứu; và có thể tốn kém về mặt kinh tế.

  • Phân loại : có 2 loại thực nghiệm cơ bản:
    • Thực nghiệm tự nhiên (được tiến hành trong các điều kiện hoạt động bình thường của đối tượng thực nghiệm) chia làm 2 loại: ● Thực nghiệm nhận định: là loại thực nghiệm nhằm xác định tình trạng những vấn đề tâm lý ở đối tượng thực nghiệm. ● Thực nghiệm hình thành: nhằm hình thành một phẩm chất tâm lý nào đó ở đối tượng thực nghiệm dưới tác động của nhà nghiên cứu
    • Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm là loại thực nghiệm được tiến hành theo một quy trình nghiêm ngặt với sự tham gia hỗ trợ của các loại máy móc với tính chất là công cụ để làm thực nghiệm (độ tin cậy của thông tin thu thập không cao)
  • Phương pháp đàm thoại Là phương pháp sử dụng lời nói, giao tiếp với đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập những thông tin cần thiết.
  • Cách thức: có nhiều cách trao đổi, đàm thoại với đối tượng như đặt ra các nội dung trao đổi, đặt ra những câu hỏi trực tiếp hoặc gián tiếp,... - Ưu, nhược điểm:
  • Ưu: dễ nghiên cứu, kinh tế, chủ động
  • Nhược: tư liệu thu được dễ bị đối tượng ngụy trang, phụ thuộc nhiều vào tâm trạng của đối tượng - Yêu cầu:
  • Phải có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung câu hỏi cần đàm thoại (xác định rõ vấn đề cần tìm hiểu, thông tin và đặc điểm về đối tượng, kế hoạch đàm thoại rõ ràng
  • Khéo léo ghi chép tỉ mỉ
  • Cần phải có nghệ thuật trong việc định hướng đàm thoại
  • Cần phải phối hợp chặt chẽ với phương pháp quan sát. *** Phương pháp điều tra:** Là phương pháp sử dụng một hệ thống câu hỏi được trình bày bằng văn bản thông qua việc trả lời của đối tượng nghiên cứu để thu thập những thông tin cần thiết.
  • Ưu và nhược điểm : Dễ nghiên cứu; thông tin thu thập được trên một loạt đối tượng, dễ xử lý bằng toán thống kê.