Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

constitutional law.., Study notes of Law

Comparison of five Vietnamese constitutions

Typology: Study notes

2023/2024

Uploaded on 04/02/2025

kiet-mai-tuan
kiet-mai-tuan 🇻🇳

1 document

1 / 15

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
THẢO LUẬN:
SO SÁNH 5 BẢN HIẾN PHÁP
1.Giống nhau:
* Đặc trưng:
- Là văn bản pháp luật duy nhất quy định tổ chức và thực hiện toàn bộ quyền lực Nhà nước, bao gồm quyền lập
pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp có tính chất khởi thủy cho các cơ quan Nhà nước then chốt ở trung ương và địa
phương- Đều là văn bản pháp luật (quy phạm pháp luật) do cơ quan lập pháp ban hành.
- Có phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm các quy định về các lĩnh vực: chính trị , kinh tế, văn hóa- xã hội, an ninh-
quốc phòng, tổ chức và hoạt động cảu bộ máy nhà nước… và mức độ điều chỉnh ở tầm khái quát cao nhất so với các
văn bản pháp luật khác.
- Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Quốc gia thể hiện chủ quyền của Nhân dân do chủ thể đặc biệt là Nhân dân trực
tiếp thông qua bằng trưng cầu ý dân, hoặc cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước cao nhất của Nhân dân thông qua theo
một trình tự, thủ tục đặc biệt.
- Thủ tục sửa đổi phức tap, khó khăn.
* Đặc điểm:
- Các bản Hiến pháp ra đời đều nhằm mục đích bảo vệ các quyền tự nhiên của con người ( còn gọi là nhân quyền )
trước nhà nước, đề cao quyền bình đẳng, độc lập dân tộc.
- Đều là hệ thống các quy tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội; giúp con người tự giác đièu chỉnh hành vi sao cho
phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.
- Các bản Hiến pháp trên đều là hiến pháp thành văn, cương tính, mang nội dung hiện đại và mang bản chất xã hội
chủ nghĩa
- Hình thức chính thể cộng hòa
- Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất
- Đều quy định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của: chế độ chính trị, chính sách phát triển kinh tế, văn
hóa-xã hội, các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và thẩm quyền
của các cơ quan nhà nước then chốt ở trung ương và địa phương….thể hiện một cách tập trung nhất, ý chí và lợi ích
của giai cấp cầm quyền
- Đều là Hiến pháp thành văn ( nếu căn cứ vào hình thức thề hiện), Hiến pháp cương tính( nếu căn cứ vào thủ tục
sửa đổi, bổ sung, thông qua Hiến pháp), Hiến pháp xã hội chủ nghĩa( nếu căn cứ vào chế độ chính trị).
- Có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với hiến pháp, không được trái với hiến
pháp.
- Có một cơ chế giám sát đặc biệt để bảo vệ tính tối cao của hiến pháp.
2. Khác nhau:
Tiêu chí Hiến pháp
1946
Hiến pháp
1959
Hiến pháp
1980
Hiến pháp
1992
Hiến pháp
2013
Hoàn cảnh Hoàn cảnh trong Hoàn cảnh Hoàn cảnh Hoàn cảnh trong Hoàn cảnh trong
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff

Partial preview of the text

Download constitutional law.. and more Study notes Law in PDF only on Docsity!

THẢO LUẬN:

SO SÁNH 5 BẢN HIẾN PHÁP

1.Giống nhau:

* Đặc trưng:

  • Là văn bản pháp luật duy nhất quy định tổ chức và thực hiện toàn bộ quyền lực Nhà nước, bao gồm quyền lập

pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp có tính chất khởi thủy cho các cơ quan Nhà nước then chốt ở trung ương và địa

phương- Đều là văn bản pháp luật (quy phạm pháp luật) do cơ quan lập pháp ban hành.

  • Có phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm các quy định về các lĩnh vực: chính trị , kinh tế, văn hóa- xã hội, an ninh-

quốc phòng, tổ chức và hoạt động cảu bộ máy nhà nước… và mức độ điều chỉnh ở tầm khái quát cao nhất so với các

văn bản pháp luật khác.

  • Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Quốc gia thể hiện chủ quyền của Nhân dân do chủ thể đặc biệt là Nhân dân trực

tiếp thông qua bằng trưng cầu ý dân, hoặc cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước cao nhất của Nhân dân thông qua theo

một trình tự, thủ tục đặc biệt.

  • Thủ tục sửa đổi phức tap, khó khăn.

* Đặc điểm:

  • Các bản Hiến pháp ra đời đều nhằm mục đích bảo vệ các quyền tự nhiên của con người ( còn gọi là nhân quyền )

trước nhà nước, đề cao quyền bình đẳng, độc lập dân tộc.

  • Đều là hệ thống các quy tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội; giúp con người tự giác đièu chỉnh hành vi sao cho

phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.

  • Các bản Hiến pháp trên đều là hiến pháp thành văn, cương tính, mang nội dung hiện đại và mang bản chất xã hội

chủ nghĩa

  • Hình thức chính thể cộng hòa
  • Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất
  • Đều quy định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của: chế độ chính trị, chính sách phát triển kinh tế, văn

hóa-xã hội, các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và thẩm quyền

của các cơ quan nhà nước then chốt ở trung ương và địa phương….thể hiện một cách tập trung nhất, ý chí và lợi ích

của giai cấp cầm quyền

  • Đều là Hiến pháp thành văn ( nếu căn cứ vào hình thức thề hiện), Hiến pháp cương tính( nếu căn cứ vào thủ tục

sửa đổi, bổ sung, thông qua Hiến pháp), Hiến pháp xã hội chủ nghĩa( nếu căn cứ vào chế độ chính trị).

  • Có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với hiến pháp, không được trái với hiến

pháp.

  • Có một cơ chế giám sát đặc biệt để bảo vệ tính tối cao của hiến pháp.

2. Khác nhau:

Tiêu chí Hiến pháp

Hiến pháp

Hiến pháp

Hiến pháp

Hiến pháp

Hoàn cảnh Hoàn cảnh trong^ Hoàn cảnh^ Hoàn cảnh^ Hoàn cảnh trong^ Hoàn cảnh trong

ra đời nước :

  • Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • Ngày 03/9/1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định việc xây dựng một bản hiến pháp dân chủ là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ
  • Sau 10 tháng chuẩn bị tích cực, dưới sự chỉ đạo sâu sát của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 9/11/1946, Quốc hội Khóa I (kỳ họp thứ 2) chính thức thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta (với 240/242 phiếu tán thành) Hoàn cảnh quốc tế : Chiến tranh thế giới thứ 2 vừa kết thúc, quân giải giáp chuẩn bị vào lãnh thổ Việt Nam -> có nguy cơ bị xâm lược thêm lần nữa trong nước:
  • Ngày 7/5/1954, chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ tạo tiền đề cho Hiệp định Giơ- ne-vơ (các bên ký kết ngày 20/7/1954), văn kiện quốc tế đầu tiên , tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
  • Ngày 31/12/1959, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa I đã nhất trí thông qua bản Hiến pháp sửa đổi và ngày 1/1/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh công bố Hiến pháp. trong nước:
  • Thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975 đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc ta: ● Miền Nam được hoàn toàn giải phóng ● Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong phạm vi cả nước. ● Nước ta đã hoàn toàn độc lập, tự do -> điều kiện thuận lợi để thống nhất hai miền Nam - Bắc, đưa cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội)
  • Ngày 18/12/1980, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa VI đã nhất trí thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hoàn cảnh quốc tế : Bước vào giai đoạn đỉnh cao của Chiến tranh lạnh, bắt buộc chúng ta phải chọn 1 trong 2 phe Tư bản chủ nghĩa hoặc Xã hội chủ nghĩa -> bản Hiến pháp mang ảnh hưởng lớn từ Liên Xô nước:
  • Nước ta lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng
  • Đến ngày 15/4/1992, trên cơ sở tổng hợp ý kiến của nhân dân cả nước, Bản dự thảo Hiến pháp mới lần này đã được Quốc hội khóa VIII thông qua (tại kỳ họp thứ 11). Hiến pháp năm 1992 được gọi là Hiến pháp của Việt Nam trong thời kỳ đầu của tiến trình đổi mới.
  • Ngày 25/12/2001, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa X đã thông qua Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Hoàn cảnh quốc tế : Phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào thoái trào, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ

nước :

+Thực hiện lộ trình

đổi mới mạnh mẽ và

toàn diện

+ Kỳ họp thứ 2

Quốc hội khóa XIII

đã quyết định sửa

đổi Hiến pháp năm

● Bảo đảm đổi mới

đồng bộ cả về kinh

tế và chính trị,

● Xây dựng Nhà

nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa “của

Nhân dân do Nhân

dân và vì Nhân dân”

● Hoàn thiện thể

chế kinh tế thị

trường định hướng

xã hội chủ nghĩa

● Bảo đảm tốt hơn

quyền con người,

quyền và nghĩa vụ

cơ bản của công

dân;

● Xây dựng và bảo

vệ đất nước

● Tích cực và chủ

động hội nhập quốc

tế

+ 28/11/2013 Kỳ

họp thứ 6 Quốc hội

khóa XIII chính

thức thông qua Hiến

pháp nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa

Việt Nam – Hiến

pháp năm 2013, bản

Hiến pháp của thời

kỳ tiếp tục đổi mới

đất nước trong sự

nghiệp xây dựng,

Hình

thức

cấu

trúc:

Đơn nhất Đơn nhất Đơn nhất Đơn nhất Đơn nhất

Bản

chất

nhà

nước:

Chưa đề cập Chưa đề cập Chuyên chính vô sản (điều 2 chương I) Của dân, do dân, vì dân (điều 2 chương I)

Của Nhân dân, do

Nhân dân, vì Nhân

dân ( khoản 1 điều

2 chương I)

Quyền

lực nhà

nước

Tất cả quyền bính thuộc về nhân dân (điều 1 chương I) Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân (điều 4 chương I) Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân (điều 6 chương I) Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân (điều 2 chương I)

Tất cả quyền lực

thuộc về hân dân

(khoản 2 điều 2

chương I)

Nguồn

gốc

quyền

lực nhà

nước

Chưa đề cập Liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo (lời nói đầu) Liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo (điều 3 chương I) Liên minh công nông và đội ngũ trí thức (điều 2 chương I)

Liên minh công

nông và đội ngũ trí

thức (điều 2

chương I)

Nguyên

tắc thực

hiện

quyền

lực nhà

nước

Dân chủ đại diện: Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên bầu cử phổ thông đầu phiếu, tự do, kín Dân chủ trực tiếp: Chưa quy định Dân chủ đại diện: sử dụng quyền lực thông qua Quốc Hội – HĐND bằng cách bầu cử (điều 4 - chương I) Dân chủ trực tiếp: trưng cầu dân ý (điều 53 – chương IV) Dân chủ đại diện: sử dụng quyền lực thông qua Quốc Hội – HĐND bằng cách bầu cử (điều 6 - chương I) Dân chủ trực tiếp: trưng cầu dân ý (điều 100

- chương VII) Dân chủ đại diện: sử dụng quyền lực thông qua Quốc Hội

  • HĐND bằng cách bầu cử (điều 6 - chương I) Dân chủ trực tiếp: trưng cầu dân ý (điều 53 – chương V)

Dân chủ đại diện:

sử dụng quyền lực

thông qua Quốc Hội

  • HĐND và những

cơ quan khác của

Nhà nước bằng cách

bầu cử (điều 6 -

chương I)

Dân chủ trực

tiếp: trưng cầu dân ý

(điều 70 – chương

V)

Nguyên

tắc bầu

cử

Phổ thông đầu phiếu, tự do, kín Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín

Phổ thông, bình

đẳng, trực tiếp, bỏ

phiếu kín

Nguyên

tắc bãi

nhiệm

Nhân viên Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính và nghị viên có thể bị bãi miễn (điều 61 chương V) khi nhận được đề nghị của một phần tư số cử tri của tỉnh hay thành phố đã bầu ra cử tri đó. Nếu hai phần ba nghị viên ưng thuận thì nghị viên bị đề nghị bãi miễn sẽ phải từ Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có thể bị cử tri bãi miễn trước nhiệm kì nếu tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân (điều 5 chương I) Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có thể bị bãi miễn bởi cử tri nếu tỏ không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân (điều 7 chương I) Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có thể bị bãi miễn bởi cử tri hoặc Hội đồng nhân dân nếu tỏ không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân (điều 7 chương I)

Đại biểu Quốc hội

và đại biểu Hội đồng

nhân dân các cấp có

thể bị bãi miễn bởi

cử tri, Quốc hội hoặc

Hội đồng nhân dân

nếu tỏ không xứng

đáng với sự tín

nhiệm của nhân dân

(điều 7 chương I)

chức ( điều 41 chương III)

Quy

định về

Đảng

Do tồn tại đa đảng nên chưa có quy định Chưa có quy định về Đảng Lần đầu tiên có sự xuất hiện của Đảng trong cơ sở hiến định. Xác định Đảng lãnh đạo xã hội, nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam Tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung Hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp (điều 4 chương I) Đảng là lực lượng lãnh đạo xã hội Hoạt động theo khuôn khổ của pháp luật và Hiến pháp (điều 4 chương I)

Đảng là lực lượng

lãnh đạo Nhà nước

và xã hội

Gắn bó mật thiết

với Nhân dân, chịu

sự giám sát và chịu

trách nhiệm với

Nhân dân về những

quyết định của mình

Hoạt động trong

khuôn khổ Hiến

pháp và pháp luật

Quy

định về

Mặt

trận Tổ

quốc

Việt

Nam

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm: Tổng công đoàn Việt Nam, tổ chức liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam Tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, động viên nhân dân đề cao ý thức làm chủ tập thể (điều 9 chương I) Mặt trận tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội và các cá nhân tiêu biểu Chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân và động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp và pháp luật đồng thời giám sát hoạt động của nhà nước (điều 9 chương I)

Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam là cơ sở

chính trị của chính

quyền nhân dân, đại

diện, bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp,

chính đáng của

Nhân dân, thực

hiện dân chủ, giám

sát, phản biện xã

hội,..

Hoạt động trong

khuôn khổ Hiến

pháp và pháp luật.

(điều 9 chương I)

Quyền và nhiệm vụ cơ

- Vị trí: Chương II - Vị trí: Chương III - Vị trí: Chương V -Vị trí: Chương V Vị trí: Chương II

+ Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung. ( Điều 8) + Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện. ( Điều 9) Công dân Việt Nam có quyền:

  • Tự do ngôn luận
  • Tự do xuất bản
  • Tự do tổ chức và hội họp
  • Tự do tín ngưỡng
  • Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài. (Điều 10) để công dân được hưởng các quyền đó.( Điều 25, 28 ) +Quyền khiếu nại tố cáo. ( Điều 29) +Quyền người lao động được giúp đỡ vật chất khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động. (Điều 32) +Quyền tự do nghiên cứu khoa học.( Điều 34) quản lý công việc của nhà nước và xã hội ( Điều 56) +Quyền học không trả tiền ( Điều 60) +Quyền khám và chữa bệnh không trả tiền ( Điều 61)
  • Quy định sự ràng buộc các quyền: "phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và nhân dân", đồng thời " không ai được lợi dựng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và nhân dân".( Điều 67 ) khôi phục lại “Trưng cầu dân ý”. (Điều 50) +Đã bổ xung thêm quyền được tự ứng cử .( Điều 54 ) +Đã xuất hiện quyền tự do kinh doanh.( Điều 57 ) +Quy định thêm quyền sở hữu những tư liệu sản xuất vốn và tài sản khác của doanh nghiệp nhằm đáp ứng kinh tế thị trường. ( Điều 58)
  • Quy định giảm chi phí bảo vệ sức khỏe chứ không miễn như Hiến pháp
  1. (Điều 61) Điều 72: Được quyền suy đoán vô tội.
  • Hiến pháp 1992 loại bỏ quy định về "Nhà nước đảm bảo những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó", đặc biệt các quyền công dân thường có ràng buộc " theo quy định của pháp luật" => Nhằm đảm bảo quyền công dân luôn được ban hành, thực thi trong phạm vi cho phép của Hiến pháp và pháp luật. +Điều19: Quyền sống.
  • Quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn hóa, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.( Điều 40 )
  • Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa,tham gia vào đi sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa. ( Điều 41)
  • Quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp. (Điều 42) +Xuất hiện quyền không bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác (Điều 45) +Quyền được sống trong môi trường trong lành: Đây là một quyền hết sức thiết thực nhất là trong tình hình hiện nay khi mà ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề báo động. ( Điều 43) Tên gọi Chưa có Quốc hội nhưng có Nghị viện nhân dân Quốc hội Quốc hội Quốc hội Quốc hội

Bộ má y nhà nướ c

Qu

ốc

hội

Vị trí Chương II Chương IV Chương VI Chương VI Chương 5 Tín h chất phá p lý: Là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. (Điều22) Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt nam dân chủ cộng hòa. (Điều43) Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( Điều 98 ) Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( Điều 83) Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 69) Nhi ệm kỳ : 3 năm, do nhân dân bầu ra. (Điều 24) 4 năm, toàn dân bầu ra. .( Điều 45) 5 năm, nhân dân bầu ra. (Điều 84) 5 năm do nhân dân bầu ra .(Điều 85 5 năm do nhân dân bầu ra, ( trong trường hợp đặc biệt được kéo dài không quá 12 tháng).( Điều 97 ) Nhi ệm vụ, quy ền hạn Quy định chung ở chương III Được quy định cụ thể và chi tiết hơn so với Hiến Pháp 1946 là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. (Điều 50) Được quy định nhiều, vượt ra bên ngoài Hiến Pháp; là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, có quyền giám soát tối cao đối với toàn bộ hoạt động nhà nước.Chủ tịch Quốc Hội mang tính chất hành chính. ( Điều 82,83) Không có toàn quyền so với năm 1980 , là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; thành lập các cơ quan tối cao của nhà nước ; quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia; thực hiện quyền giám soát tối cao đối với toàn bộ hoạt động nhà nước. (Điều 83) Gần giống Hiến Pháp 1992, thực hiện quyền lập hiến và lập pháp quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám soát tối cao đối với hoạt động nhà nước. ( **Điều 69,

Cơ cấu** 1 viện. Ban thường vụ là cơ quan thường xuyên của nghị viện. Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội là cơ quan thường trực ngoài ra còn có các Uỷ ban khác .(Điều 51) Không có Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội như Hiến Pháp 1959 , có các ủy ban thường trực của Quốc Hội. (Điều 92) Thiết lập lại Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, thành viên Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội không đồng thời là thành viên Chính Phủ. Các Uỷ ban có một Kế thừa hoàn toàn Hiến Pháp

hạn bị xét xử ở Tòa án đặc biệt). (Điều 50) Nắm quyền hành pháp, tổng chỉ huy quân đội. hơn.Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu không đồng thời là thành viên Hội đồng bộ trưởng. ( Điều 61 ). trên danh nghĩa cho hội đồng nhà nước ;vừa là CT tập thể vừa là cơ quan thường trực hoạt động thường xuyên của Quốc Hội .(Điều 100) Việt Nam về đối nội và đối

Chí

nh

Phủ

Tên gọi Chính phủ Hội đồng Chính phủ Hội đồng Bộ trưởng Chính phủ Chính Phủ Vị trí Chương IV Chương VI Chương VIII Chương VIII Chương 7 Tín h chất phá p lý Là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc (Điều 43) Là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. (Điều 71) Là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất .(Điều 104) Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Điều 109) Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội (Điều 94) Nhi ệm kỳ Không đề cập đến Không thấy đề cập 5 năm (theo nhiệm kỳ của Quốc hội). (Điều 108) Theo nhiệm kỳ của Quốc hội (5 năm) (Điều 113) Theo nhiệm kỳ của Quốc hội (5 năm ). (Điều 97) Cơ cấu tổ chứ c Gồm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch và Nội các ( gồm Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng. Có thể có Phó Thủ tướng ).( Điều 44) Gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, các Chủ nhiệm các Ủy ban Nhà nước và Tổng giám đốc ngân hàng Nhà nước. (Điều 72) Gồm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các bộ trưởng và Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước ( Điều 105) Gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác ( Điều 110) Gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. (Điều 95) Các h thứ c tổ chứ c Chủ tịch nước do Nghị viện nhân dân bầu ra( phải được hai phần ba tổng số nghi viện bỏ phiếu thuận); Phó Chủ tịch do Khoản 5 Điều 50 Do Quốc hội nước ta bầu ra (Điều 108) Chỉ có Thủ tướng là do Quốc hội nước ta bầu ra, còn các thành viên khác là do Thủ tướng đề nghị và Quốc hội biểu quyết .(Điều Chỉ có Thủ tướng là do Quốc hội nước ta bầu ra, còn các thành viên khác là do Thủ tướng đề nghị và Quốc hội biểu quyết .(Điều 94,98)

dân bầu ra; Chủ tịch nước chọn Thủ tướng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết, Thủ tướng chọn các Bộ trưởng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết, Thứ trưởng có thể chọn ngoài Nghị viện và do Thủ tướng đề cử ra Hội đồng chính phủ duyệt y .(Điều 45)

Tòa

án

nhâ

n

dân

Vị trí Không quy định thành chương riêng Chương VIII Chương X Chương X Chương 7 Tín h chất phá p lý Không nhắc đến Tòa án nhân dân tối cao nước Việt nam dân chủ cộng hòa, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự là những cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. (Điều 97) Tòa án nhân dân tối cao , các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. (Điều 128) Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( Điều 127) Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. (Điều 102 ) Chứ c năn g Không quy định Xét xử Xét xử Xét xử Xét xử Nhi ệm vụ Không quy định Không quy định Không quy định Không quy định : Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. (Khoản 3, Điều 102)

dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước Toà án (Điều 102)

Việ

n

kiể

m

sát

Vị trí Không có viện kiểm sát chỉ có công tố của tòa án. Chương VIII Chương X Chương X Chương VII Tín h chất phá p lí Không quy định Kiểm sát chung( kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan nhà nước và công dân.) Kiểm sát chung và thực hành quyền công tố (Điều 138) Thực hành quyền công tố, bỏ chức năng kiểm sát chung. Thực hành quyền công tố, bỏ chức năng kiểm sát chung. Chứ c năn g Không quy định Kiểm sát chung và kiểm sát các hoạt động tư pháp (Điều 105) Kế thừa của Hiến Pháp 1959 và có thêm chức năng công tố (Điều 138) Kế thừa Hiến Pháp 1980 nhưng bị hạn chế quyền lực, bỏ chức năng kiểm sát chung. (Điều 137) Viện kiểm sát thực hiện quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. (Điều 107) -Nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất (Điều 107) Cơ cấu tổ chứ c Theo mô hình cấp xét xử Tổ chức theo cấp hành chính lãnh thổ (Điều 105) Tổ chức theo cấp hành chính lãnh thổ (Điều 138 Tổ chức theo cấp hành chính lãnh thổ (Điều 137) Theo mô hình cấp xét xử **(Khoản 2, Điều

Nhi ệm kì** Không quy định 5 năm (Điều 106) Theo nhiệm kì của Quốc hội (Điều 139) Theo nhiệm kì của Quốc hội (Điều 138) Theo nhiệm kì của Quốc hội (Điều 107)

Đơn vị

hành

chính

Gồm 4 cấp: bộ, tỉnh, huyện, xã (Điều 57) Gồm 3 cấp: tỉnh, huyện, xã (Điều 78) Gồm 3 cấp: tỉnh, huyện, xã (Điều 113) Gồm 3 cấp: tỉnh, huyện, xã (Điều 118) Gồm 3 cấp: tỉnh, huyện, xã (Điều 110)

Phân biệt

cấp chính

quyền

hoàn

Có sự phân biệt:

  • Chỉ có chính quyền cấp xã, cấp tỉnh và chính quyền cấp thành Không phân biệt Không phân biệt Không phân biệt Có sự phân biệt ( Điều 110, điều 111)

Tổ chứ c chí nh quy ền địa phư ơng

chỉnh và

không

hoàn

chỉnh

phố, thị xã được xác định là cấp chính quyền cơ bản và hoàn chỉnh (có cả HĐND và UBHC) (Theo Điều 58)

  • Cấp bộ và cấp huyện là cấp chính quyền không hoàn chỉnh (chỉ có UBHC) (Theo Điều 58)

Phân biệt

tổ chức

chính

quyền

nông

thôn, đô

thị, hải

đảo

Có sự phân biệt:

  • Tỉnh tổ chức 3 cấp chính quyền (tỉnh-huyện và xã) +Thành phố được chia thành khu phố Không phân biệt Không phân biệt Không phân biệt Có sự phân biệt (Khoản 2,Điều 111)

Đơn vị

hành

chính đặc

biệt

  • Không có đơn vị hành chính đặc biệt
    • Không có đơn vị hành chính đặc biệt
      • Không có đơn vị hành chính đặc biệt
        • Không có đơn vị hành chính đặc biệt
          • Có đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập (Điều 110)

Quy định

về

HĐND,

UBND

  • Không quy định cụ thể và chi tiết mà chỉ quy định một cách khái quát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBHC các cấp ( Theo Điều 59, Điều 60).
    • Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBHC các cấp được quy định rõ ràng hơn so với Hiến pháp năm 1946 (Từ Điều 80 đến Điều 91).
      • Quy định rõ chi tiết chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND ( Từ Điều 114 đến Điều 126). Thay đổi UBHC thành UBND.
        • Kế thừa nhiều quy định của Hiến pháp năm 1980, nhưng đồng thời cũng bổ sung nhiều điểm mới mở đường cho việc tiếp tục đổi mới pháp luật về chính quyền địa phương (Từ Điều 119 đến điều 125).
          • Kế thừa nhiều quy định của Hiến pháp năm 1992, nhưng đồng thời cũng bổ sung nhiều điểm mới mở đường cho việc tiếp tục đổi mới pháp luật về chính quyền địa phương (Điều 52, Điều 110, Điều 111, Điêu 112). Hiệ u lực và thủ tục sửa đổi hiế n

Hiệu lực

Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam được Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946. Bản Hiến pháp này đã được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá thứ nhất, kỳ họp thứ 11, nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 31 tháng 12 năm 1959, hồi 15 giờ 50. Bản Hiến pháp này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 7, nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 18 tháng 12 năm 1980, hồi 15 giờ 25 phút Bản Hiến pháp này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nan khoá VIII, kỳ họp thứ 11 nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 15 tháng 4 năm 1992, hồi 11 giờ 45 phút. Hiến pháp này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 Khi có 2/3 thành viên Nghị viện biểu quyết tán Khi có 2/3 tổng số Đại biểu Quốc hội trở lên tán thành Chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi, việc sửa đổi được tiến Giống như Hiến pháp 1980

  • Thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số Đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thanh