Download CƠ SỞ VĂN HÓA THI HẾT MÔN and more Lecture notes Cognitive Sociology in PDF only on Docsity!
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
ĐỀ CƯƠNG MÔN CSVHVN
I. 10 CÂU TÁI HIỆN (mỗi câu 4 điểm)
TT Câu hỏi 1 Trình bày khái niệm văn hóa. Phân biệt văn hoá với văn minh, văn hiến, văn vật. *** Khái niệm văn hóa:** Văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo, tích lũy trong lịch sử nhờ quá trình hoạt động thực tiễn của con người. Các giá trị này được cộng đồng chấp nhận, vận hành trong đời sống xã hội, được xã hội giữ gìn, trao truyền cho thế hệ sau. Văn hóa thể hiện trình độ phát triển và những đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
- Văn minh: là một loại xã hội phức tạp được đặc trưng bởi sự phát triển đô thị, sự phân tầng xã hội, một hình thức của chính phủ và các hệ thống giao tiếp mang tính biểu tượng như chữ viết.
- Văn hiến: là bộ phận của văn hóa, là truyền thống văn hóa lâu đời thiên về những giá trị tinh thần thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ nét. - Văn vật: là bộ phận của văn hóa chỉ những công trình vật chất có giá trị nghệ thuật văn hóa, lịch sử, những nhân tài lịch sử trở thành di sản văn hóa của dân tộc. *** Sự khác nhau :
- Về đối tượng:**
- Văn hóa: tất cả các yếu tố vật chất và tinh thần,
- Văn vật: thiên về yếu tố vật chất
- Văn hiến chủ yếu tập trung về các yếu tố tinh thần
- Văn minh lại thiên về các yếu tố vật chất kỹ thuật.
- Văn hóa, văn hiến, văn vật có tính lịch sử, tính dân tộc
- Văn minh lại có tính quốc tế và chỉ sự phát triển theo giai đoạn. Cũng bởi những thuộc tính đó mà văn minh thường gắn với xã hội phương tây còn văn hóa, văn hiến, văn vật lại thân thuộc hơn với xã hội phương Đông.
2 Trình bày đặc trưng và vị trí của nền văn hoá Đông Sơn trong tiến trình lịch sử văn hoá Việt Nam.
* Khái niệm: Văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa cổ từng tồn tại ở một số tỉnh miền bắc Việt Nam và bắc trung bộ Việt
Nam (Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Tây, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mà trung tâm là khu vực Đền Hùng), và ba con sông lớn và chính của đồng bằng Bắc Bộ (sông Hồng, sông Mã và sông Lam) vào thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt sớm.
* Đặc trưng của văn hoá Đông Sơn
Văn hoá Đông Sơn là nền văn hoá tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, là cốt lõi của nền văn hoá thời Việt cổ, phản ánh một thời kỳ phát triển văn hoá rực rỡ. Đông Sơn là một địa danh nổi tiếng thuộc tỉnh Thanh Hoá. Văn hoá Đông Sơn được phát hiện từ trước Cách mạng tháng 8, khi một người dân chài tình cờ phát hiện ra một số hiện vật bằng đồng đầu tiên của nền văn hoá này bên bờ sông. Cho đến hiện nay, người ta đã tìm được dấu tích của văn hoá Đông Sơn trên 100 địa điểm phân bố hầu hết ở các tỉnh miền Bắc cho tới Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Thời gian, vị trí xuất hiện : Văn Hoá Đông Sơn là nền văn hóa thuộc thời đại đồng thau và sơ kỳ thời đại đồ sắt ở Việt Nam, nó được phát triển liên tục từ khoảng 2000 năm TCN cho đến thế kỷ VII TCN và trải qua 4 giai đoạn phát triển: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn. Các nhà văn hoá cho rằng vào thế kỷ VII TCN, các nhóm bộ lạc liên kết với nhau thành 1 cộng đồng lớn và nhà nước sơ khai Văn Lang ra đời. Các nền văn hoá bộ lạc mất dần tính địa phương tiến tới hòa chung vào một nền văn hóa thống nhất - văn hoá Đông Sơn. Địa bàn phân bố của nền văn hoá này không chỉ ở vùng Thanh Hoá mà trải rộng khắp vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, tập trung nhất ở vùng lưu vực các con sông Hồng, Mã, Chu, Cả. => “ Văn minh sông Hồng” - Phương thức sản xuất:
- Sản xuất nông nghiệp đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện và giữ vai trò chủ đạo trong đời sống và trong khi đó, nền kinh tế săn bắn, hái lượm vẫn còn tồn tại với tư cách bổ trợ cho sinh hoạt sống.
- Sản xuất nông nghiệp phát triển tới trình độ cao, có năng suất khá, kỹ thuật canh tác thuần phục. Người Việt đã biết “đao canh thuỷ nậu”, biết sản xuất theo mùa ( 2 mùa ), gieo trồng nhiều loại lúa ( nếp, tẻ ) và các loại cây rau quả khá đa dạng khác.
- Biết làm thuỷ lợi nhỏ, biết dẫn thuỷ nhập điền để tạo ra những đồng ruộng có mực nước phù hợp với nhu cầu phát triển của cây lúa trong từng giai đoạn. Đồng thời, họ cũng biết bón phân để tăng năng suất vụ mùa.
- Dùng vật nuôi để làm sức kéo, phục vụ các hoạt động trong nông nghiệp, làm nguồn thực phẩm …
khúc triết, rõ ràng. Ngoài ra, còn có các dạng văn tự khác viết trên đồ đá, đồ gốm. Trong đó có loại hình văn tự thắt nút dùng 1 số sợi dây có màu sắc khác nhau buộc lại thành các nút khác nhau để trao đổi thông tin
- Về kỹ thuật quân sự: Vũ khí Đông Sơn rất phổ biến, đa dạng về loại hình, độc đáo về hình dáng, phong phú về số lượng. Có thành quách với các bức thành kiên cố với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy để bảo vệ phòng thủ.
- Về tín ngưỡng, tôn giáo: Phát triển tín ngưỡng vạn vật hữu linh ( tức là họ tin rằng mọi vật đều có linh hồn và tôn thờ mọi vật có tác động đến đời sống con người). Điển hình là hình ảnh mặt trời được thể hiện khắp mọi nơi như ở trống đồng, nhà ở, trang phục,..tín ngưỡng bái vật giáo, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã phát triển phổ biến ở thời kỳ này, không những thờ cúng tổ tên đã sinh ra mình mà họ còn thờ cúng các vị thủ lĩnh bộ lạc, liên minh bộ lạc, thờ vua Hùng.
- Về phong tục: đã xuất hiện tục nhuộm răng, ăn trầu, phong tục cưới xin, ma chay, phong tục lễ hội. Đặc biệt lễ hội thời kỳ này khá phong phú như hội mùa, hội cầu, hội nước…
- Tổ chức xã hội: + Xuất hiện chế độ tư hữu và phân chia xã hội thành giai cấp. Chủ yếu là hình thức gia đình Mẫu hệ + Nhà nước đã được hình thành trong nền văn hóa Đông Sơn, đó chính là nhà nước Văn lang thuộc thời đại Hùng Vương, và nhà nước  u Lạc thuộc thời đại An Dương Vương => Cấu trúc cơ bản gia đình – làng – nước về cơ bản đã được hình thành
* Vị trí của nền văn hoá hoá Đông Sơn trong tiến trình lịch sử văn hoá Việt Nam. -> quan trọng
- là một nền văn hóa bản địa, phát triển liên tục, lâu dài ổn định trong một giai đoạn lịch sử lâu dài trước khi tiếp xúc với các nền văn hóa Trung Hoa và Ấ n Độ
- là một nền văn hóa phi Hoa, phi Ấ n,có cá tính,có đặc trưng tiêu biểu là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, nền văn hóa xóm làng. Ở đó, nền văn hóa Việt đã hình thành bản sắc và truyền thống
- là sự hội tụ lần thứ nhất trong văn hóa Việt Nam giữa những nhóm người  u Việt sống trên núi với những nhóm người Lạc Việt sống dưới biển
- là sự kết tinh của văn hóa các tộc người trên đất nước Văn Lang – Â u Lạc suốt mấy nghìn năm lịch sử.
- là cơ sở, nền tảng, động lực của văn hóa Đại Việt. Văn hoá Đông Sơn có vị trí và vai trò đặc biệt trong tiến trình lịch sử văn hoá Việt Nam. Qua 80 năm phát hiện và nghiên cứu, văn hoá Đông Sơn được biết đến như là cơ sở vật chất cho sự ra đời của nhà nước Văn Lang của các vua Hùng và tiếp đó là nước  u Lạc của An Dương Vương. Với nền văn hoá Đông Sơn, kỹ thuật chế tác đồ đồng đã vươn lên trình độ khác cao so với trình độ thế lúc đương thời, đồng thời cũng là biểu tượng của văn hoá Đông Sơn là trống đồng Đông Sơn. Quá
trình hình thành và phát triển của văn hoá Đông Sơn/ văn minh sông Hồng ở miền Bắc là một quá trình hình thành nên cái cốt lõi của người Việt Cổ và nhà nước đầu tiên của họ. Đây là một nền văn hóa thống nhất mà chủ nhân của nền văn hoá đó là một cộng đồng dân cư gồm nhiều thành phần tộc người gần gũi nhau về nhân chủng và văn hoá. Văn hoá Đông Sơn là một điển hình của nền văn hoá nông nghiệp lúa nước.
3 **Trình bày những biến đổi của văn hóa Việt Nam trong giao lưu tiếp biến với văn hoá Trung Hoa.
- K/n giao lưu tiếp biến:** GLTB là khi các thành tố của văn hóa gặp gỡ, tiếp xúc với nhau, sau đó thông qua những hệ giá trị, chuẩn mực, những quan niệm, thói quen ăn sâu vào tiềm thức => sàng lọc => tiếp nhận => hòa trộn => bổ sung => sáng tạo (nếu đó là những nội dung có sự tương đồng, phù hợp) >< đấu tranh (nếu k phù hợp)
- Có 2 hình thức GLTB: tự nguyện >< cưỡng bức
- Quá trình GLTB của vh Việt vs TQ: qua hình thức cưỡng bức.
- Tiếp cận với các kỹ thuật rèn, đúc sắt gang => p hục vụ nhu cầu sản xuất và đấu tranh bảo vệ dân tộc
- Sáng tạo kỹ thuật làm gạch, làm đồ gốm, đắp đê, làm thủy lợi,..
- Từ TK X trở đi, người Việt đã tiếp nhận tiếng nói, chữ viết, hệ tư tưởng tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến TW tuy nhiên, tất cả những tinh hoa vh bên ngoài đã được Việt hóa => phù hợp với ng bản địa 4 **Trình bày diện mạo văn hoá Đại Việt thời Lý - Trần.
- Giới thiệu chung**
- Nhà Lý (1010-1225) trải qua các triều đại: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý cao Tông, Lý Huệ Tông, Lý Chiêu Hoàng.
- Nhà Trần (1225-1400): Trải qua các triều vua: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông, Trần Phế Đế, Trần Thuận Tông…
- Văn hoá Lý - Trần mở đầu cho thời kỳ văn hoá dv, diễn ra sau khi đất nước thoát khỏi ách Bắc thuộc. Thời kỳ Lý - Trần tồn tại trong khoảng từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV là thời kỳ đạt được nhiều thành tựu cơ bản, góp phần khẳng định bản sắc văn hoá dân tộc. 2. Đặc trưng văn hoá a. Văn hóa vật chất *** Xây dựng, kiến trúc:**
- Sau khi dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, nhà Lý cho xây dựng nhiều thành luỹ, đền đài. Lớn nhất là thành Thăng Long.
- Kiến trúc thời Lý phát triển mạnh và để lại nhiều di tích đến ngày nay, như: Chùa Một Cột, Tháp Báo Thiên, tháp Chương Sơn, tháp Sùng Thiện… Đặc điểm của các kiến trúc này là có quy mô lớn, hòa hợp với cảnh quan thiên nhiên xung quanh.
để đào tạo nhân tài, tuyển lựa quan lại cho bộ máy hành chính.
- Năm 1070 nhà Lý cho dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám - trường học dành cho các hoàng tử và con em quan lại trong triều đình. Năm 1076, triều đình mở khoa thi đầu tiên để lựa chọn nhân tài.
- Đến đời Trần, vương triều đã chính quy hóa việc học hành thi cử, mở Quốc học viện và Giảng Võ đường dành cho con em quý tộc và cả con em thứ dân cũng được học. => Từ cách thi cử này mà Nho giáo ảnh hưởng và có địa vị trong xã hội, Nho giáo dần phát triển và lấn át Phật giáo, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống xã hội, trong văn hóa, ứng xử, quan niệm, giáo dục đạo đức luân lý... của người Việt, góp phần làm giàu cho văn hóa Việt. *** Một số loại hình văn hóa nghệ thuật:
- Văn chương nghệ thuật** :
- Nền văn học viết bằng chữ Hán, sau đó là văn học viết bằng chữ Nôm được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ này. Trong đó, văn học viết bằng chữ Hán đặc biệt đạt nhiều thành tựu với đội ngũ đông đảo tác giả tham gia và có một số lượng lớn tác phẩm.
- Lực lượng sáng tác thời kỳ này chủ yếu là các trí thức Phật giáo, sau đó là Nho giáo. Nội dung thơ văn thời kỳ Lý Trần chủ yếu thể hiện tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, đặc biệt thời Lý còn mang quan niệm Phật giáo, mang tính Thiền. Một số các tác phẩm tiêu biểu như: Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn)…
- Dòng văn học chữ Nôm cũng được hình thành với tên tuổi của một số tác giả như: Trần Nhân Tông, Nguyễn Sỹ Cố… Có thể thấy, đặt trong diễn trình lịch sử văn hoá dân tộc, sự xuất hiện của một nền văn học dưới cả 2 hình thức viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, đã đánh dấu sự phát triển cả về lượng và về chất của một nền văn hoá. - Nghệ thuật điêu khắc :
- phát triển và đạt đến độ ngày càng tinh xảo, phát triển hơn rất nhiều so với thời kỳ thiên niên kỷ đầu CN.
- Nghệ thuật điêu khắc thời kỳ này chủ yếu thể hiện trên đá, gốm, trong kiến trúc của các ngôi chùa.
- Thời Lý nghệ thuật điêu khắc chú ý đến những đường nét chạm trổ tinh tế, mềm mại, thanh thoát. Thời Trần mang tính chất phóng khoáng, khỏe khoắn và gần thực tế hơn. VD: Hình tượng con Rồng: Rồng thời Lý: Rồng chỉ có ở kiến trúc cung đình. Được chạm khắc là những con rồng thân tròn lẳng, khá dài, không có vẩy, uốn khúc mềm mại và thon dài từ đầu đến chân, rất nhẹ nhàng và thanh thoát. Rồng thời Trần: Thân vẫn giữ dáng dấp như rồng thời Lý, nhưng được chạm khắc thêm nhiều vảy ở lưng và có thêm sự xuất hiện chi tiết cặp sừng và đôi tay. Rồng thời Lý mềm mại, thanh thoát thì Rồng Trần uốn lượn thoải mái, động tác dứt khoát, mạnh mẽ, tư thế vươn về phía trước.
- Ngoài văn học, điêu khắc, các ngành nghệ thuật sân khấu dân gian như: ca, múa, nhạc, chèo tuồng, múa rối nước… cũng ra đời và phát triển.
* Bên cạnh những thành tựu về chữ viết, về văn học nghệ thuật, văn hoá thời kỳ Lý Trần còn cho thấy những kinh nghiệm,
những thành quả nghiên cứu thuộc nhiều ngành có liên quan mật thiết đến việc giữ gìn độc lập, xây dựng và phát triển đất nước như: thiên văn, lịch pháp, y dược, quân sự …
* Về quân sự , do đặc điểm thời kỳ này phải đối phó với giặc ngoại xâm, nên quân sự phát triển. Nhà Lý đã đề ra và nhà Trần
tiếp tục thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”. “Ngụ binh ư nông” là việc kết hợp hài hòa giữa việc quân sự và nông nghiệp, giữa kinh tế và quân sự, chuyển hóa nhanh từ thời bình sang thời chiến khi cần. Thời Lý - Trần đặc biệt coi trọng giáo dục tướng sĩ và binh lính lòng yêu nước, thương dân, tinh thần đoàn kết chiến đấu, lòng tự hào dân tộc và lòng căm thù giặc. Lý Thường Kiệt có Nam quốc sơn hà, Trần Quốc Tuấn có Hịch tướng sĩ, các vua thường ra các chiếu, dụ gửi tướng hiệu và quân sĩ. Nhà Trần chuộng võ, khuyến khích coi trọng vũ thuật của trai tráng là lối sống của nam nhi từ quý tộc tới nô tỳ. Tóm lại, những đặc trưng văn hóa thời Lý - Trần đã thể hiện văn hoá Việt Nam thời kỳ này phát triển phong phú và đa dạng. Mặc dù đây là thời kỳ xây dựng đất nước sau khi dân tộc ta thoát khỏi ách đô hộ của các đế chế phương Bắc nhưng nó đã đạt được những thành tựu nổi bật. Văn hoá Đại Việt thời Lý - Trần là cơ sở, tiền đề cho sự phát triển văn hoá ở những triều đại sau 5 Trình bày đặc điểm hệ thống tín ngưỡng Việt Nam.
* Tín ngưỡng là gì? Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập
quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
* Các đặc điểm hệ thống tín ngưỡng ở Việt Nam:
- Một là, các tín ngưỡng, tôn giáo có sự dung hợp, đan xen và hòa đồng, không kỳ thị, tranh chấp và xung đột. Các tín ngưỡng truyền thống phản ánh đời sống tâm linh phong phú, đa dạng, sự khoan dung, độ lượng, nhân ái của người Việt Nam và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc. Đây là những yếu tố để người Việt Nam dễ hòa đồng với nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Trong nhiều cộng đồng dân cư có sự xen kẽ giữa người có tôn giáo và người không có tôn giáo. Ở nhiều nơi, trong cùng một làng, xã, có nhóm tín đồ của tôn giáo này sống đan xen với nhóm tín đồ của tôn giáo khác hoặc với những người không theo tôn giáo, và họ sống hòa hợp với nhau trên nền tảng làng, xóm, dòng họ. - Hai là, các tôn giáo ở Việt Nam chủ yếu thờ Thượng đế và linh nhân là người nước ngoài. Các nghiên cứu về lịch sử tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam cho thấy, tư tưởng tôn giáo có từ người Việt cổ, thể hiện trực quan qua các hình tượng chim Lạc và con Rồng. Hệ thống giáo lý của các tôn giáo nội sinh (Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam,...) hầu hết đều sao chép hoặc chịu ảnh hưởng từ các tôn giáo có trước.
phục phụ như khăn quàng thắt lưng cùng với các đồ trang sức.Chức năng chủ yếu của trang phục là nhằm bảo vệ thân thể con người và để làm đẹp.
- Trang phục của từng dân tộc, từng quốc gia hình thành và phát triển gắn bó với những đặc điểm lịch sử, đặc điểm kinh tế, địa lý, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo,... mà dân tộc đó, quốc gia đó chịu sự chi phối. Trang phục nhiều khi là dấu hiệu bên ngoài để nhận thấy vị trí xã hội của con người, chỉ rõ đẳng cấp, nguồn gốc xuất thân của người mặc trang phục.
- Trang phục phát triển từ sơ khai cho đến hiện tại và luôn song hành cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử. Ban đầu con người dùng những đồ che thân thô sơ như lá cây, vỏ cây, da thú… cho đến nay con người tự trang điểm cho mình bằng những bộ trang phục với chất liệu quý hiếm. Người ta mặc những bộ trang phục thích hợp với hoàn cảnh, với tính chất nghề nghiệp với môi trường sinh hoạt đa dạng của từng người. Về chất liệu: chủ yếu được chế tác từ các loại cây cối như tơ cây chuối, cây gai, bông, nuôi tằm lấy kén dệt vải Về màu sắc: chủ yếu dùng màu nâu hoặc đen, màu gần với bùn đất, phù hợp với công việc lao động đồng áng
- Trang phục có thể phân ra nhiều loại hình khác nhau, đó có thể là các bộ triều phục trong xã hội phong kiến trước đây, trang phục lễ hội cổ truyền, trang phục dân tộc, trang phục biểu diễn nghệ thuật, trang phục tôn giáo, trang phục lễ cưới, lễ tang…
- Văn hóa trang phục cũng chính là văn hóa mặc của con người. Nhưng con người không chỉ biết mặc cho ấm mà còn biết mặc cho đẹp, nên vấn đề mặc chính là văn hóa. Đằng sau văn hóa là thị yếu thẩm mỹ, là quan niệm sống, là sự thể hiện trình độ nhận thức trong văn hóa ứng xử.
- Trang phục của người Việt có thể được xem xét bằng cách phân định thời gian: trang phục truyền thống, trang phục hiện đại. Cũng có thể tiếp cận vấn đề từ góc độ trang phục đời thường, trang phục lễ hội. Hoặc chỉ ra các lớp văn hóa hội tụ trên trang phục người Việt từ phương Đông và phương Tây… *** Trang phục truyền thống**
- Chất liệu ban đầu: vỏ cây, lá cây, những sợi dây rừng
- Trang phục của người phụ nữ là mũ đội đầu, yếm che thân và váy; sau này xuất hiện trang phục lễ hội với áo mớ ba mớ bảy
- Trang phục của người đàn ông trước đó là chiếc khố che thân, về sau biết tạo ra cho mình bộ quần áo riêng. Xuất hiện quần ống hẹp, đũng cao, gọn gàng hơn, thường may bằng vải trắng, đó là quần ống sớ. Lễ phục sau này là áo dài, khăn xếp
- Dần dần, người Việt bắt đầu sử dụng cây gai, cây bông, trồng dâu nuôi tằm để lấy kén để dệt vải; biết tạo ra sắc màu để làm đẹp -> Kỹ thuật nhuộm vải ra đời, nhiều màu sắc phong phú được tận dụng từ tự nhiên
- Văn hóa mặc của VN ít nhiều chịu sự tác động và thay đổi khi tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc. Người Việt tiếp nhận các yếu tố vật chất của phương Bắc để bổ sung và làm giàu thêm cho văn hóa truyền thống
- Tấm áo manh quần không chỉ là cái mặc che thân mà còn là văn hóa lối sống: “nhường cơm sẻ áo”, “vạch áo cho người xem lưng”, “yêu nhau cởi yếm cho nhau”,...
*** Trang phục hiện đại**
- Đây là văn hóa trang phục của người Việt kể từ khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây. Khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây, cái truyền thống của người Việt đã chịu tác động của hiện đại và thay đổi nhiều
- Chiếc áo dài hiện nay được kế thừa từ áo tứ thân ngũ thân, cách tân mà tạo thành. Á o dài Việt Nam trở thành biểu tượng của sự kết hợp thông minh và tài hoa trong sự sáng tạo của người Việt, trở thành nét độc đáo trong văn hóa trang phục Việt Nam hôm nay, làm nổi bật sự dịu dàng, nét cong mềm mại đằm thắm của người phụ nữ
- Trang phục nữ giới ngày càng đa dạng: áo sơ mi, áo phông, quần đủ kiểu đủ loại hợp mốt, năng động, thời trang.
- Trang phục nam giới: áo sơ mi, comple, cavat, quần âu, áo khoác,... Nhiều kiểu dáng quần áo giúp người đàn ông thể hiện rõ cá tính mạnh mẽ và thị yếu thẩm mỹ của mình.
- Trang phục truyền thống xưa chỉ xuất hiện trong lễ hội hay những sinh hoạt văn hóa đặc thù như giao lưu âm nhạc
- Quá trình xâm nhập của phương Tây một mặt hiện đại hóa văn hóa nước nhà, mặt khác làm mất đi nét đẹp truyền thống. Trang phục người Việt xưa nghiêng về sự kín đáo tinh tế thì ngày nay nhiều bộ trang phục khiến nhiều người phải suy ngẫm về quan điểm thẩm mỹ
- Quá trình xâm nhập văn hóa đòi hỏi mỗi chúng ta phải giữ gìn nét đẹp trong văn hóa mặc của dân tộc mình nhưng
- đồng thời cũng biết tôn trọng cái khác biệt trong văn hóa dân tộc khác 8 Trình bày những đặc điểm của gia đình người Việt truyền thống.
* Gia đình là gì?
Tại Luật hôn nhân và gia đình giải thích khái niệm về gia đình như sau: “ Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy đinh” Một gia đình theo truyền thống Việt Nam sẽ bao gồm các thành viên: vợ, chồng, cha, mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh, chị em ruột, hoặc anh chị em nuôi, cô, dì, chú, bác,…
* Sự gắn kết giữa gia đình và dòng họ
Gia đình người Việt trong xã hội cổ truyền có mối quan hệ mật thiết với dòng họ, gia đình mạnh thì dòng họ mạnh. Ý thức của con người về dòng họ và sự liên minh giữa gia đình và dòng họ của người Việt trong xã hội cổ truyền độc lộ những mặt tru điểm và hạn chế của nó.
- Ưu điểm:
- Là nơi nương tựa của con người về cả vật chất và tinh thần
- Là sự liên kết để khẳng định sức mạnh với các dòng họ khác và cơ bản để thực hiện chức năng thờ cúng Tổ tiên.
- Ý nghĩa tích cực của sự liên kết là sự bảo tồn, giữ gìn gtri đạo đức và gia phong.
- Là người nội trợ, người phụ nữ đã thể hiện vai trò đảm đang trong quán xuyến công việc gia đình, từ việc đi chợ, lo cơm nước đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, đến việc sắp xếp công việc chung và công việc cho các thành viên trong gia đình hợp lý, hằng ngày thu xếp, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp để giữ ổn định trong gia đình.
- Trong kinh tế, lao động, sản xuất:
- Là người người lao động tham gia lao động, sản xuất tạo thu nhập cho gia đình.
- Là một thành phần lao động chính, tham gia vào mọi khâu trong quá trình sản xuất, cũng như hoạt động buôn bán trong xã hội. đóng vai trò tay hòm chìa khóa, có tác dụng quyết định đến việc chi tiêu trong gia đình.
- Là người khéo léo sắp xếp để làm sao tất cả mọi người trong gia đình đều thấy được trách nhiệm của mình tham gia lao động tạo thu nhập đối với gia đình; đồng thời chi tiêu một cách hợp lý phù hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh tế của gia đình và xã hội - Trong đời sống tín ngưỡng, tâm linh:
- Là người giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống của gia đình, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc mà trước hết đó là xây dựng gia đình văn hóa. Đó là vai trò của người phụ nữ trong gia đình thời truyền thống còn trong thời đại ngày nay, vai trò của người phụ nữ ngày càng quan trọng hơn. Ngày nay trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của gia đình là điều rất cần được coi trọng; trong đó phụ nữ giữ vai trò chủ đạo, vai trò của phụ nữ là cơ sở “hậu phương” vững chắc.
- Ảnh hưởng của người phụ nữ tác động sâu sắc đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống gia đình.
- Người phụ nữ của một gia đình hiện đại ngày nay biết tự nâng tầm nhận thức của mình, ý thức được vai trò của mình trong gia đình và biết tự bảo vệ hạnh phúc của chính mình, có khả năng giải phóng cho chính mình, cân bằng công việc xã hội và công việc gia đình được coi là một phẩm chất cần thiết để hoàn thiện gia đình.
- Người phụ nữ phải biết “giữ lửa”, “truyền lửa” hâm nóng bầu không khí gia đình “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Giữ gìn và thực hiện thiên chức của mình càng làm cho hình ảnh người phụ nữ truyền thống trở nên dịu dàng, hiền thục với đức tính “Công, dung, ngôn, hạnh” hơn nhưng vẫn không làm giảm đi sự mạnh mẽ, quyết liệt và cao thượng rất hiện đại, điều đó được chứng minh rất sinh động trong cuộc sống ngày nay có rất nhiều những người phụ nữ thành đạt trên nhiều lĩnh vực khác nhau do đó tin tưởng rằng những nguy cơ trên khó có thể đánh bại được ý chí của người phụ nữ trong vai trò xây dựng gia đình văn hóa hạnh phúc. 9 Trình bày những đặc điểm của lễ Tết Việt Nam.
10 Trình bày những biến đổi của văn hóa Việt Nam trong quá trình giao lưu với văn hóa Pháp giai đoạn 1858 – 1945. Văn hóa là tiếp điểm đầu tiên và xuyên suốt của mối quan hệ Pháp - Việt. Không phải đến khi người Pháp xâm lược Việt Nam, thì giao lưu văn hóa Việt Nam và văn hóa phương Tây mới diễn ra mà quá trình giao lưu văn hóa này đã diễn ra từ rất sớm trong lịch sử Việt Nam. Qua các nghiên cứu khảo cổ, người ta thấy trong các di chỉ văn hóa Óc Eo có nhiều di vật của các cư dân La Mã cổ đại. Tuy nhiên, giao lưu văn hóa Việt Nam và Pháp chỉ diễn ra toàn diện khi Pháp xâm lược Việt Nam. Đây là thời kì biến động lớn về tư tưởng và chính trị, đồng thời văn hóa Việt Nam cũng có sự thay đổi căn bản. Giao lưu văn hóa ở thời kì này diễn ra dưới hai dạng: giao lưu một cách cưỡng bức và tiếp nhận một cách tự nguyện. Vì cuộc giao lưu tiếp biến văn hóa này diễn ra trong hoàn cảnh nhân dân ta phải chống lại chính việc cai trị bằng văn hóa của Pháp, tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập dân tộc, mặt khác phải tiếp nhận nền văn hóa phương Tây để đổi mới, phát triển. Kết quả là quá trình này đã làm thay đổi diện mạo và cấu trúc văn hóa Việt Nam nhưng những giá trị cốt lõi, bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam vẫn được bảo tồn.
1. Văn hóa vật chất a. Trong kiến trúc, cấu trúc đô thị - Trên lĩnh vực đô thị, từ cuối thế kỉ XIX, do ảnh hưởng từ chính sách xây dựng các thành phố để tăng cường khai thác thuộc địa của Pháp, hàng loạt các đô thị lớn Việt Nam từ mô hình cổ truyền với chức năng trung tâm chính trị đã chuyển sang phát triển theo mô hình đô thị công - thương nghiệp chú trọng chức năng kinh tế.
- Xuất hiện các kiến trúc đô thị kết hợp khá tài tình phong cách phương Tây với tính cách dân tộc, phù hợp với điều kiện thiên nhiên Việt Nam.
- Gần một thế kỷ hiện diện của người Pháp ở Việt Nam đã đặt một nét đậm ảnh hưởng tới kiến trúc Việt. Quá trình đó thể hiện một phần nào sự giao hòa của hai nền văn hóa Đông dương - Tây phương. Thời gian này, người ta gọi những đặc điểm kiến trúc giao thoa đó là kiến trúc thuộc địa. Nhìn lại thời điểm hiện tại, kiến trúc thuộc địa đã tạo nên những ảnh hưởng lớn trong tiến trình phát triển lịch sử kiến trúc Việt Nam. Ảnh hưởng đó diễn ra theo trình tự, quy luật song song với giai đoạn chính trị 1858 - 1945. b. Hệ thống giao thông
- Sau khi hoàn tất cuộc xâm lược Việt Nam về mặt quân sự, đầu năm 1897, người Pháp đã triển khai ngay công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam nói riêng cũng như Đông Dương nói chung một cách quy mô. Trong đó người Pháp đã tập trung xây dựng hạ tầng giao thông vận tải lớn ở Việt Nam như: Xây dựng hệ thống bến cảng, đường sắt, đường bộ, sân bay... để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa.
- ỞViệt Nam thời đó, giao thông đường thủy đóng vai trò chủ đạo, vì thế ngay sau những đợt tấn công quân sự đầu tiên
đến Việt Nam để truyền giáo, các giáo sĩ phương Tây đã nghĩ đến việc Latin hóa tiếng Việt bằng mẫu tự Latin, mà ngày xưa gọi là "chữ Annam viết bằng mẫu tự Latin". Chữ Quốc ngữ có đặc điểm đơn giản về hình thể kết cấu, cách viết, cách đọc, giúp dễ phổ biến trong quảng đại quần chúng nhân dân. - Đến nay, dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã tự nguyện lựa chọn chữ Quốc ngữ làm chữ viết tiếng Việt.
- Khi người Pháp đến Việt Nam họ đem theo rất nhiều thiết bị, đồ dùng, thực phẩm,…chưa từng xuất hiện ở Việt Nam trước đây, nên người dân đã mượn những từ gốc tiếng Pháp để gọi tên những thứ này. Tuy nhiên khi mượn từ ngữ từ tiếng Pháp, người Việt không sử dụng y nguyên từ gốc mà có sự việt hóa bằng cách đọc chệch đi, thay đổi sao cho gần gũi, dễ đọc. b. Trong văn học, nghệ thuật Trong văn học
- Sự ra đời và phổ biến của chữ Quốc ngữ đã làm phát sinh một dòng văn học mới trong nền văn học Việt Nam. Ngoài văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm, chúng ta có thêm văn học chữ quốc ngữ.
- Sự tiếp xúc với văn hóa phương Tây và sự phổ biến của dòng văn học bằng chữ quốc ngữ đã làm nảy sinh trong lĩnh vực văn học thể loại tiểu thuyết hiện đại vốn là không có trong nền văn học truyền thống Việt Nam. Trong giai đoạn những năm 1930 – 1940, văn xuôi bằng chữ Quốc ngữ đã xuất hiện hai trường phái lớn chịu ảnh hưởng từ văn học Pháp là trường phái lãng mạn và trường phái hiện thực. Nhóm Tự lực văn đoàn tiêu biểu cho trường phái lãng mạn, bên cạnh nhóm Tự lực văn đoàn là các nhà văn hiện thực phê phán. Chất văn xuôi, tính cách cá nhân phương Tây còn ảnh hưởng vào cả một lĩnh vực có truyền thống lâu đời như thơ dẫn đến sự bùng nổ của dòng thơ mới với những tên tuổi như Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận… vào những năm 30. Trong hội họa
- Tác động lớn nhất của văn hóa Pháp đến hội họa Việt Nam là vào năm 1924, khi Trường mỹ thuật Đông Dương được thành lập tại Hà Nội. Năm 1925 là thời điểm quan trọng cho các họa sĩ Việt Nam tiếp cận với hội họa Châu  u. Trường Mỹ thuật Hà Nội với nhiều bộ môn khác nhau (từ kiến trúc đến hội họa, từ nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật trang trí đến sơn mài…) là chiếc nôi của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Về phương diện nghệ thuật, các họa sĩ Việt Nam thời đó được tiếp cận với trường phái hiện thực, và họ cũng đã có những khái niệm mới trong cách bố trí, trong tầm nhìn và chiều sâu của bức họa. Về chủ đề trong tranh, trước đó thì hội họa Việt Nam thường được biết tới qua những bức chân dung của các vị chức sắc, hay những bức tranh thờ phụng. Qua giao lưu với các nghệ sĩ Pháp, nền mỹ thuật Việt Nam quan tâm nhiều đến khía cạnh thực tế của cuộc sống, đến thiên nhiên, những sinh hoạt bình thường nhất trong cuộc sống, trong một gia đình … Trong âm nhạc
- Âm nhạc của châu  u theo chân người Pháp vào Việt Nam từ rất sớm.
- Những bài thánh ca được dạy về âm nhạc với mục đích truyền giáo.
- Tầng lớp giàu có ở thành thị được tiếp xúc với nhạc khiêu vũ, nhạc cổ điển phương Tây. Từ đầu, các bài hát châu  u, Mỹ được phổ biến mạnh mẽ ở Việt Nam với các đĩa hát 78 vòng rồi qua những bộ phim nói.
- Những thanh niên yêu âm nhạc thời kỳ đó bắt đầu chơi mandolin, guitar và cả vĩ cầm, dương cầm. Dần dần hình thành Tân nhạc Việt Nam là thể nhạc lấy nhạc ngữ Tây phương làm nền tảng, dần thay đổi phát triển tạo ra những dấu ấn riêng của nền âm nhạc Việt Nam Các thể loại nghệ thuật khác
- Nghệ thuật thanh sắc tổng hợp cổ truyền bắt đầu phân hóa thành hàng loạt bộ môn như ca, múa, nhạc kịch… Các thể chế nghệ thuật khác như nhà hát Opera Hà Nội, Opera Saigon, Opera Hải Phòng, rạp chiếu phim Cinema Palace (nay là rạp Công Nhân),… và tiếp tục tồn tại tới ngày nay. => Qua quá trình phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam dưới ảnh hưởng của văn hóa Pháp có thể thấy văn học, nghệ
thuật Việt Nam đã chắt lọc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa Pháp nhưng vẫn luôn phát triển, thay đổi để tạo ra những dấu
ấn riêng.
c. Trong giáo dục
- Để phục vụ cho guồng máy cai trị, người Pháp đặt mục tiêu hủy diệt nền Nho học, chữ Hán, chữ Nôm phải triệt bỏ và thay thế bằng chữ Pháp, chữ quốc ngữ cùng một họ mẫu tự La tinh. Hệ thống thi cử thời phong kiến bị hủy bỏ
- Khi kỳ thi Hương chưa bị hủy, có thêm hai môn Quốc ngữ và Pháp văn.
- Hệ thống giáo dục mới này cùng với sách vở phương Tây đã góp phần giúp tầng lớp trí thức hình thành và tiếp xúc với các tư tưởng dân chủ tư sản, rồi sau là tư tưởng Mácxít. Nền khoa học hiện đại manh nha từ thời thuộc Pháp này đến khi giao lưu với Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, đã trở nên thực sự vững mạnh và phát triển d. Trong tôn giáo
- Trong lịch sử, ở Việt Nam phát triển nhất chủ yếu chỉ có đạo Phật và một số tín ngưỡng dân gian. Nhưng dưới sự can thiệp của Pháp, triều đình nhà Nguyễn buộc phải kí hòa ước Nhâm Tuất 1862, thừa nhận sự đô hộ của nước Pháp ở miền nam và xóa bỏ các quy định cấm đoán Công giáo.
- Công giáo phát triển mạnh mẽ
- Trong thời gian này, với chính sách tự do tôn giáo của Pháp, nhiều tôn giáo mới cũng được hình thành. e. Trong tư tưởng, chính trị
- Những giá trị cổ hủ lạc hậu của Nho giáo dần bị thay thế bởi những quan điểm tiến bộ tiếp thu từ nền văn minh thế giới.
- “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” được Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc và nhận ra những giá trị trong tư tưởng văn hóa
Như vậy, không gian linh thiêng là một đặc điểm chung của lễ hội truyền thống, đó là nơi diễn ra các nghi lễ trọng tâm của lễ hội. Không gian linh thiêng sẽ tạo ra sức lan toả của lễ hội và quyết định đến quy mô, phạm vi của lễ hội. Nói cách khác, tình cảm, niềm tin và sự ngưỡng mộ của nhân dân đối với những vị thánh, thần được thờ tại không gian linh thiêng sẽ quyết định quy mô, phạm vi của lễ hội. Do đó, cùng thờ một vị thánh, thần nhưng có nơi không khí thờ cúng lạnh lẽo, ít gây nên cảm giác linh thiêng cho khách thập phương, song có nơi lại tạo ra không khí tôn nghiêm, thu hút nhiều người đến tham dự làm cho không gian linh thiêng của lễ hội trở nên rộng lớn. *** Về nghi thức tổ chức**
- Trong một lễ hội có rất nhiều nghi thức tuân theo trình tự nhất định, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo, quá trình tập luyện kỹ lưỡng và sự đồng lòng, hợp sức của nhân dân, nhằm làm cho lễ hội diễn ra một cách tốt nhất, thu hút nhiều người tham gia, đồng thời thỏa mãn lòng mong mỏi, chờ đợi của mọi người. Thông thường, người ta đưa ra các chuẩn mực chung về quá trình chuẩn bị và các nghi thức tổ chức lễ hội như sau:
- Quá trình chuẩn bị gồm hàng loạt công việc phải làm như: chọn địa điểm, trang hoàng nơi thờ tự, chuẩn bị tổ chức các trò chơi và các hoạt động dịch vụ để làm cho không khí hội trở nên sôi động và náo nức hơn; chuẩn bị đồ tế tự, lễ vật (kiểm tra, lau sạch các đồ vật như cờ, tán, lọng…, chuẩn bị lễ vật với loại hoa quả ngon, các loại bánh, gạo…); chuẩn bị về con người: những người tham gia các nội dung tế lễ (quan trọng nhất là ban hành tiết), to nhất là chủ tế (người đại diện cho dân làng hầu hạ thần linh, ngoại hình khỏe mạnh, cao tuổi, phẩm chất tốt, được nhân dân yêu quý, tín nhiệm, gia sự phải là một gia đình văn hóa, con cháu phương trượng, có vị trí trong xã hội), bồi tế (phó tế) là người kề cận chủ tế, nội táng (hai người) giúp chủ tế vào ra, Đông xướng và Tây xướng một người hô hứng, một người hô bái và một loạt những người phục vụ có thể từ 10 đến 12 người chấp sự làm nhiệm vụ dâng đồ cúng; chuẩn bị người khiêng kiệu, người cầm cờ… tất cả đều luyện tập kỹ lưỡng
- Nghi thức tổ chức gồm trình tự các bước: lễ cáo yết: đây là lễ xin phép thần linh được mở hội, lễ vật ở chùa thường là đồ chay, hương, hoa quả, trà… ở những nơi đình, đền thường là xôi, gà, rượu, từ sau lễ này đèn nhang luôn được thắp sáng trên bàn thờ.
2. Việc thực hành lễ hội hiện nay
- Trong những năm qua, công tác tổ chức và quản lý lễ hội ở nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, từ tư duy nhận thức của các cấp lãnh đạo và toàn xã hội; việc ban hành và thực thi các văn bản quản lý nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra lễ hội cho đến việc phục hồi và phát huy có hiệu quả nhiều lễ hội dân gian, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
- Hầu hết các lễ hội quy mô quốc gia đến các lễ hội nhỏ phạm vi làng, xã đều được tổ chức các nghi thức cúng lễ trang trọng, linh thiêng và thành kính. Chương trình tham gia phần hội phong phú hấp dẫn, bảo tồn có chọn lọc những phong
tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian, diễn xướng dân gian, dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc để quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa của các dân tộc Việt Nam.
- Mặt khác, việc tổ chức lễ hội dân gian đã kết hợp gắn kết các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống với quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và mỹ tục truyền thống văn hoá lâu đời tốt đẹp, độc đáo của dân tộc ta, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, tâm thức hướng về nguồn cội của cộng đồng. Đồng thời, các sinh hoạt lễ hội truyền thống đã góp phần giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng, làm nên vẻ đẹp của các công trình tín ngưỡng, tôn giáo.
- Thông qua lễ hội, đã và đang tạo lập môi trường thuận lợi để nhân dân thực sự là chủ thể của hoạt động lễ hội, chủ động sáng tạo, cùng tham gia tổ chức, đóng góp sức người sức của cho các lễ hội truyền thống, nâng cao trách nhiệm của tổ chức cá nhân và cộng đồng trong tham gia hoạt động lễ hội, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và nhu cầu tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân.
- Bên cạnh những điều đáng mừng trên, quan sát bức tranh lễ hội cổ truyền hiện nay, ta vẫn thấy canh cánh những lo lắng, băn khoăn. Sau một thời gian dài, do chiến tranh, do quan niệm ấu trĩ, sai lầm của chúng ta, lễ hội mất mát, tiêu điều, nay phục hưng trở lại, do vậy cũng không tránh được lệch lạc, khiếm khuyết; công tác tổ chức và quản lý lễ hội đã và đang nảy sinh nhiều bất cập, nhiều hạn chế và tồn tại.
- Đơn điệu hóa lễ hội: Ngày nay, lễ hội đang đứng trước nguy cơ nhất thể hoá, đơn điệu hoá, hội làng nào, vùng nào cũng na ná như nhau, làm thui chột đi tính đa dạng của lễ hội, du khách thập phương sau một vài lần dự hội thì cảm thấy nhàm chán và không còn hứng thú đi chơi hội nữa.
- Trần tục hóa lễ hội: Ngày nay, trong phục hồi và phát triển lễ hội, do chưa nắm được ý nghĩa thiêng liêng, đặc biệt là cách diễn đạt theo cách “biểu trưng”, “biểu tượng” của người xưa, nên lễ hội đang bị trần tục hoá, tức nó không còn giữ được tính thiêng, tính thăng hoa và ngôn ngữ biểu tượng của lễ hội và như vậy lễ hội không còn là lễ hội đích thực nữa.
- Quan phương hóa lễ hội: Trong việc phục hồi và phát huy lễ hội cổ truyền hiện nay, dưới danh nghĩa là đổi mới lễ hội, gắn lễ hội với giáo dục truyền thống, gắn lễ hội với du lịch…đây đó và ở những mức độ khác nhau đang diễn ra xu hướng quan phương hóa, áp đặt một số mô hình định sẵn, làm cho tính chủ động, sáng tạo của người dân bị suy giảm, thậm chí họ còn bị gạt ra ngoài sinh hoạt văn hoá mà vốn xưa là của họ, do họ và vì họ
- Thương mại hóa lễ hội: bên cạnh những hoạt động buôn bán đặc sản địa phương đáng khuyến khích thì cũng xuất hiện không ít các hoạt động mang tính “thương mại hoá”, lợi dụng lễ hội để thu lợi bất chính, ép buộc, bắt chẹt người đi trẩy hội, đặc biệt là lợi dụng tín ngưỡng trong lễ hội để “buôn thần bán thánh” theo kiểu “đặt lễ thuê”, “khấn vái thuê”, bói toán, đặt các “hòm công đức” tràn lan, tạo dựng các “di tích mới” để thu tiền như trong lễ hội Chùa Hương, Bà Chúa