III. Ý nghĩa đối với nền sản xuất hiện nay
1) Đối với doanh nghiệp
Việc vân dụng quy luật của tích lũy tư bản vào trong huy động vốn và
sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả là vô cùng quan trọng và cần
thiết. Quy mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng của giá trị
thặng dư. Đồng thời, nó cũng phụ thuộc vào tỉ lệ phân chia giữa tích
lũy và tiêu dùng. Nếu như không có sự biến động trong tỉ lệ phân chia
giá trị thặng dư kể trên thì quy mô tích lũy tư bản sẽ bị ảnh hưởng, tác
động bởi các nhân tố làm tăng giá trị thặng dư. Từ nghiên cứu những
nhân tố ảnh hưởng đến tích lũy tư bản, doanh nghiệp cần nâng cao
năng lực sáng tạo trong nền kinh tế thị trường hội nhập ngày nay.
Doanh nghiệp chủ động hơn trong việc nâng cao năng lực sáng chế,
phát minh…Bên cạnh đó cần cải tiến sản phẩm, công nghệ kỹ thuật
đáp ứng thị trường hiện nay. Tạo ra bầu không khí sáng tạo, tinh thần
năng nổ thi đua làm việc cho đội ngũ nhân viên, công nhân nhằm
nâng cao năng suất lao động. Chủ động đổi mới trong bộ máy tổ chức,
vận hành linh hoạt, nâng cao trình độ quản lý. Cần kế thừa những mô
hình quản lý truyền thống mang lại hiệu quả cao bên cạnh đó ứng
dụng linh hoạt mô hình tổ chức quản lý hiện đại. Ứng dụng công nghệ
thông tin, khoa học kỹ thuật vào trong mô hình quản lý cũng như sản
xuất kinh doanh nhằm tăng năng suất lao động của doanh nghiệp. Đó
chính là tận dụng tối đa nguồn lực của doanh nghiệp một cách hợp lý
để mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
2) Đối với Nhà nước
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc nâng cao
năng lực cạnh tranh trở thành vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Vận
dụng lí luận tích lũy tư bản của C. Mác có thể đưa ra một số giải pháp
để tăng cường tích lũy vốn và nâng cao sức cạnh tranh ở Việt Nam
hiện nay như sau:
-Vốn đầu tư trong nước: Nhà nước đưa ra Chính sách và pháp
luật đồng thời trực tiếp tạo ra năng lực sản xuất của một số lĩnh
vực quan trọng của nền kinh tế đảm bảo theo đúng định hướng
của chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội . Nguồn