Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

chủ nghĩa xã hội khoa học, Exercises of Public Law

bài tập chủ nghĩa xã hội khoa học

Typology: Exercises

2024/2025

Uploaded on 06/04/2025

yen-tran-25
yen-tran-25 🇻🇳

1 document

1 / 17

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
1. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
1.1, Hoàn cảnh lịch sử ra đời của CNXHKH
Khái niệm CNXHKH
- Theo nghĩa hẹp, CNXHKH là một trong 3 bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác: triết học,
kinh tế chính trị học và CNXHKH. C.Mác: “Các nhà triết học đã giải thích thế giới bằng
nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới.”
- Theo nghĩa rộng, CNXHKH tức là chủ nghĩa Mác. V.I.Lênin: “Điểm chủ yếu trong học
thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là
người xây dựng xã hội XHCN.”
1.1.1, Điều kiện kinh tế - xã hội đầu thế kỉ XIX
- Phương thức sản xuất TBCN phát triển mạnh mẽ.
- Giai cấp vô sản hiện đại đã được hình thành
- Giai cấp vô sản hiện đại bước lên vũ đài đấu tranh chống lại giai cấp tư sản với tư cách là
một lực lượng xã hội độc lập (mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản hiện đại với giai cấp tư sản)
+ Phong trào công nhân ngành dệt thành phố Lion (Pháp) 1831, 1834
+ Phong trào công nhân ngành dệt thành phố Xiledi (Đức) 1844
+ Phong trào hiến chương Anh (1836 – 1848)
Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đều bị thất bại (bộc lộ yếu kém của
mình: chưa có đường lối đấu tranh, chưa có một tổ chức thống nhất lãnh
đạo)
Phong trào đòi hỏi phải có lí luận soi đường và phong trào hiện thực ấy
chính là cơ sở thực tiễn để Mác, Ăngghen nghiên cứu xây dựng nên
CNXHKH.
1.1.2, Tiền đề KHTN và tư tưởng lí luận
a, Tiền đề KHTN
- Học thuyét tế bào
- Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
- Học thuyết tiến hóa của Đác – uyn
Những thành tựu KHTN giúp cho Mác – Ăngghen khẳng định thêm
phép biện chứng của mình.
b, Tiền đề tư tưởng lí luận
- Triết học cổ điển Đức: phép biện chứng của Hêghen, chủ nghĩa duy vật và vô thần của
Phoi-ơ-bắc
- Kinh tế chính trị cổ điển Anh: lý luận về chính trị lao động của Adam Smit, lý luận địa tô
chênh lệch của Ri-các-đô
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp: Xanh Ximong, S.Phurie, R.O-en
1
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff

Partial preview of the text

Download chủ nghĩa xã hội khoa học and more Exercises Public Law in PDF only on Docsity!

CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

1. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học 1.1, Hoàn cảnh lịch sử ra đời của CNXHKH  Khái niệm CNXHKH

  • Theo nghĩa hẹp, CNXHKH là một trong 3 bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác: triết học, kinh tế chính trị học và CNXHKH. C.Mác: “Các nhà triết học đã giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới.”
  • Theo nghĩa rộng, CNXHKH tức là chủ nghĩa Mác. V.I.Lênin: “Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội XHCN.” 1.1.1, Điều kiện kinh tế - xã hội đầu thế kỉ XIX
  • Phương thức sản xuất TBCN phát triển mạnh mẽ.
  • Giai cấp vô sản hiện đại đã được hình thành
  • Giai cấp vô sản hiện đại bước lên vũ đài đấu tranh chống lại giai cấp tư sản với tư cách là một lực lượng xã hội độc lập (mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản hiện đại với giai cấp tư sản)
    • Phong trào công nhân ngành dệt thành phố Lion (Pháp) 1831, 1834
    • Phong trào công nhân ngành dệt thành phố Xiledi (Đức) 1844
    • Phong trào hiến chương Anh (1836 – 1848)  Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đều bị thất bại (bộc lộ yếu kém của mình: chưa có đường lối đấu tranh, chưa có một tổ chức thống nhất lãnh đạo)  Phong trào đòi hỏi phải có lí luận soi đường và phong trào hiện thực ấy chính là cơ sở thực tiễn để Mác, Ăngghen nghiên cứu xây dựng nên CNXHKH. 1.1.2, Tiền đề KHTN và tư tưởng lí luận a, Tiền đề KHTN
  • Học thuyét tế bào
  • Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
  • Học thuyết tiến hóa của Đác – uyn  Những thành tựu KHTN giúp cho Mác – Ăngghen khẳng định thêm phép biện chứng của mình. b, Tiền đề tư tưởng lí luận
  • Triết học cổ điển Đức: phép biện chứng của Hêghen, chủ nghĩa duy vật và vô thần của Phoi-ơ-bắc
  • Kinh tế chính trị cổ điển Anh: lý luận về chính trị lao động của Adam Smit, lý luận địa tô chênh lệch của Ri-các-đô
  • Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp: Xanh Ximong, S.Phurie, R.O-en

 Giá trị và hạn chế của CNXH không tưởng

  • Giá trị lịch sử
    • Thể hiện tinh thần nhân đạo
    • Đều thể hiện tinh thần phê phán, lên án chế độ người bóc lột người, chế độ TBCN
    • Thông qua những tư tưởng và bằng những hành động của mình, các nhà CNXHKT đã thức tỉnh phong trào công nhân và người lao động trong một giai đoạn lịch sử nhất định
    • Đã nêu lên nhiều luận điểm, dự báo sự phát triển về xã hội tương lai và chính những dự báo này được Mác – Ăngghen chứng minh trên cơ sở khoa học
  • Những hạn chế
    • Chưa thoát khỏi quan niệm duy tâm về lịch sử
    • Hầu hết các nhà không tưởng đều có khuynh hướng đi theo con đường ôn hòa để cải tạo xã hội bằng pháp luật và thực nghiệm xã hội
    • Đã không thể phát hiện ra lực lượng tiên phong có thể thực hiện cuộc chuyển biến cách mạng từ CNTB lên CNXH, CNCS là giai cấp công nhân 1.2, Vai trò của C.Mác và Ph.Ăngghen  C.Mác (1818 – 1883)
    • Sinh trong một gia đình luật sư gốc Do Thái có tư tưởng tự do tiến bộ. Năm 23 tuổi ông đỗ tiến sĩ với luận án xuất sắc về đề tài triết học cổ đại Hy Lạp. Sau đó ông tham gia hoạt động cách mạng.
    • Hoạt động:
    • 1842: làm biên tập báo Sông Ranh
    • 1843: sang Pari rồi sang Bruc-xen, xuất bản tạp chí Biên niên Pháp – Đức  Giai cấp vô sản được giác ngộ lí luận cách mạng là giai cấp đảm đương sứ mệnh lịch sử giải phóng loài người khỏi áp bức bóc lột.  Ăngghen
    • Sinh ngày 28/11/1820 tại Barmen, tỉnh Ranh, Vương quốc Phổ trong một gia đình chủ xưởng dệt. Từ nhỏ Ăngghen đã bộc lộ tính cách độc lập. Ông tham gia hoạt động cách mạng và gặp Mác tại Pari
    • Hoạt động:
      • 1842: sang Anh làm thư kí hãng buôn và viết cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh  phê phán sự bóc lột của giai cấp tư sản, thấy được vai trò của giai cấp công nhân. 1.2.1, Sự chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị
  • Với điều kiện và tiền đề khách quan nêu trên và trong quá trình hoạt động của mình, Mác và Ăngghen đã chuyển từ lập trường duy tâm sang lập trường duy vật, đồng thời chuyển từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản.
  • Điều kiện để có sự chuyển biến đó là:
  • Sự uyên bác về trí tuệ
  • Đứng trên lập trường là tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân
  • Tư tưởng cách mạng không ngừng có sự kết hợp phong trào vô sản với phong trào nông dân
  • Vạch ra chiến lược, sách lược đấu tranh giai cấp
  • Sự lựa chọn các phương pháp và hình thức đấu tranh trong các thời kì cao trào và thoái trào của cách mạng
  • Dự báo khoa học về các giai đoạn của HTKT – XH CSCN về thời kì quá độ lên CNCS... 2.2, Giai đoạn V.I.Lênin bảo vệ và phát triển CNXHKH
  • V.I.Lênin đã đưa CNXHKH từ lý luận trở thành hiện thực
  • Thời kì của Lênin: CNTB chuyển sang CN đế quốc
  • Nhiều kẻ cơ hội đòi xét lại CN Mác dẫn đến cần phải bổ sung và phát triển lý luận cho phù hợp với giai đoạn mới. Cụ thể:
    • Lênin phê phán 3 trào lưu tư tưởng Mác xít
    • Xây dựng lí luận về chính đảng của giai cấp công nhân – 1 đảng kiểu mới
    • Hoàn thiện tư tưởng cách mạng không ngừng của Mác – Ăngghen thành lí luận cách mạng không ngừng
    • Phân tích bản chất của CN đế quốc rút ra nhiều kết luận mới như điều kiện thắng lợi của cách mạng XHCN, thời kì quá độ lên CNXH
    • Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị
    • Đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh và tả khuynh 2.3, Giai đoạn sau V.I.Lênin
  • Thời kì từ 1924 (khi Lênin mất) đến năm 1985
  • Liên Xô trở thành nước công nghiệp hùng mạnh
  • CNXH từ một nước trở thành hệ thống XHCN
  • Hơn 100 nước giành được độc lập dân tộc
  • Thời kì thu hẹp, sụp đổ thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc
  • CNXH có khủng hoảng kinh tế - xã hội dẫn đến Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ
  • Thời kì từ 1985 trở lại đây
  • Các nước XHCN phát hiện và công khai tình trạng khủng hoảng của đất nước và đưa ra đường lối cải cách, đổi mới
  • Xóa bỏ nhận thức cũ về XHCN và đưa ra nhận thức mới về CNXH _ Đa dạng hóa hình thức sở hữu, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, trong đó nền kinh tế Nhà nước XHCN giữ vai trò chủ đạo _ Xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp, trao quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho các đơn vị và người sản xuất
  • Sự vận dụng sáng tạo CNXHKH vào hoàn cảnh của Đảng ta
  • Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động cách mạng trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể ở nước ta
  • Phát triển và bổ sung những nguyên lý CNXHKH cho phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể hiện nay
  • Đảng ta rút ra những bài học kinh nghiệm ở VN. Cụ thể: _ Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là quy luật của CMVN trong điều kiện thời đại hiện nay _ Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị _ Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ tăng trưởng, phát triển kinh tế đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội. Xây dựng phát triển kinh tế phải đi đôi với giữ gìn phát huy văn hóa bản sắc dân tộc, đi đôi bảo vệ môi trường sinh thái. _ Mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc. _ Tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại. _ Giữ gìn và tăng cường vai trò lãnh đạo của ĐCS VN 3. Đối tượng, phương pháp và ý nghĩa của việc nghiên cứu CNXHKH 3.1, Đối tượng nghiên cứu 3.2, Phương pháp nghiên cứu CNXHKH Những quy luật có tính quy luật Quá trình phát sinh, hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội CSCN; những nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, con đường, hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân để thực hiện sự chuyển biến từ CNTB lên CNXH, CNCS Những phạm trù, khái niệm, vấn đề có tính quy luật

 Hai giai cấp bị suy tàn và tiêu vong theo quan điểm của Mác – Ăngghen là nông dân và thợ thủ công 1.1, Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân Các nhà kinh điển xác định giai cấp công nhân trên 2 phương diện:

  • Giai cấp công nhân trên phương diện kinh tế - xã hội
    • Thứ nhất, về phương thức lao động: đó là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao.
    • Thứ hai, về vị trí trong quan hệ sản xuất TBCN: đó là giai cấp những người lao động không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Họ phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị chủ tư bản bóc lột giá trị thặng dư.
  • Giai cấp công nhân trên phương diện chính trị - xã hội
    • Trong chế độ TBCN, sự thống trị của giai cấp tư sản, đặc biệt là của bộ phận tư sản đại công nghiệp là điều kiện ban đầu cho sự phát triển giai cấp công nhân. 1.1.1, Đặc điểm của giai cấp công nhân với tư cách là 1 giai cấp có sứ mệnh lịch sử thế giới
  • Lao động bằng phương thức công nghiệp với đặc trưng công cụ là máy móc, tạo ra năng suất lao động cao, quá trình lao động mang tính xã hội hóa.
  • Là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp, là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất hiện đại
  • Đó là một giai cấp cách mạng và có tinh thần cách mạng triệt để với những phẩm chất đặc biệt về tính tổ chức, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác và đoàn kết. 1.1.2, Định nghĩa giai cấp công nhân
  • Là 1 tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại
  • Là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ CNTB lên CNXH
  • Ở các nước TBCH, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có TLSX phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư
  • Ở các nước XHCN, giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động làm chủ những TLSX chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội, trong đó có lợi ích chính đáng của mình 1.2, Nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhânThế nào là một giai cấp mang sứ mệnh lịch sử? Sứ mệnh lịch sử là một nhiệm vụ cao cả do lịch sử giao cho một giai cấp, một bộ phận người trong xã hội để tạo một bước tiến mới.

Giai cấp mang sứ mệnh lịch sử là giai cấp đứng ở vị trí trung tâm của hình thái kinh tế xã hội và đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất của thời đại. 1.2.1, Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

  • Nội dung kinh tế: Là nhân tố hàng đầu của LLSX xã hội hóa cao, giai cấp công nhân cũng là đại biểu cho QHSX mới, tiên tiến nhất dựa trên chế độ công hữu về TLSX
  • Nội dung chính trị - xã hội: Giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của ĐCS tiến hành cách mạng chính trị để lật đổ quyền thống trị của giai cấp tư sản, xóa bỏ chế độ bóc lột, giành quyền lực về tay giai cấp công nhân; sử dụng nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ và tổ chức xây dựng xã hội mới.
  • Nội dung văn hóa, tư tưởng: Giai cấp công nhân thực hiện cuộc cách mạng về văn hóa, tư tưởng 1.2.2, Đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
    • Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân xuất phát từ những tiền đề kinh tế - xã hội của sản xuất mang tính xã hội hóa.
    • Thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN là sự nghiệp cách mạng của bản thân GCCN cùng với đông đảo quần chúng và mang lại lợi ích cho đa số.
    • Sứ mệnh lịch sử của GCCN không phải là thay thế chế độ sở hữu tư nhân mà là xóa bỏ triệt để chế độ sở hữu tư nhân về TLSX.
    • Việc GCCN giành lấy quyền lực thống trị xã hội là tiền đề để cải tạo toàn diện, sâu sắc và triệt để xã hội cũ và xây dựng thành công xã hội mới với mục tiêu cao nhất là giải phóng con người. 1.3, Những điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 1.3.1, Điều kiện khách quan quy định về sứ mệnh lịch sử của GCCN
    • Thứ nhất, do địa vị kinh tế của GCCN quy định
      • GCCN là đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến và lực lượng sản xuất hiện đại trong CNTB, vì vậy GCCN là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất TBCN.
    • Thứ hai, do đặc điểm chính trị - xã hội của GCCN Là con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp, GCCN có những phẩm chất:
      • Là giai cấp tiên phong cách mạng
      • Là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất
      • Là giai cấp có tính tổ chức và kỉ luật cao Nội dung sứ mệnh XÓA BỎ tận gốc chế độ người bóc lột người, xóa bộ xã hội TBCN XÂY DỰNG xã hội công sản văn minh GIẢI PHÓNG cho giai cấp công nhan và toàn thể nhân dân lao động
  • Có sự đoàn kết và thống nhất chặt chẽ hơn, do họ đều bị bóc lột một cách trần trụi và không có gì trong tay cả. - Có cả lao động chân tay lẫn trí óc. - Sự đoàn kết, thống nhất không được vững chắc. Trình độ khác nhau dẫn đến tính chất công việc cũng khác nhau. Từ đó, một bộ phận giai cấp công nhân bắt đầu có tài sản riêng (ví dụ: bác sĩ, kĩ sư, …) và tự coi mình là tầng lớp trung lưu, không thuộc vào giai cấp công nhân. - Sứ mệnh của GCCN có thể bị thay thế bởi người máy trong nền công nghiệp 4. không? Khẳng định: KHÔNG THỂ THAY THẾ HAY XÓA BỎ
  • Công nghệ sẽ nâng cao phương thức sản xuất và nâng cao trình độ của GCCN
  • Người máy có thể thay thế con người trong một số lĩnh vực (thay thế con người làm những công việc lặp đi lặp lại không yêu cầu sự tương tác hay những công việc nguy hiểm...) nhưng cũng chỉ là công cụ hỗ trợ con người trong quá trình lao động, sản xuất
  • Con người tạo ra máy móc để phục vụ những nhu cầu của mình
  • Có những công việc bị người máy thay thế và mất đi nhưng vẫn có nhiều công việc mới xuất hiện gắn với sự phát triển của máy móc
  • GCCN đại diện cho LLSX tiên tiến => người máy không thể có sứ mệnh lịch sử, con người mới là đối tượng làm điểu đó
  • Giải thích tại sao GCCN có sứ mệnh lịch sử hoặc tại sao sứ mệnh lịch sử lại thuộc về GCCN ( Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh của GCCN)
  • Để thực hiện được sứ mệnh của mình thì GCCN cần phải làm gì (Những nhân tố chủ quan) 2.2, Thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN thế giới hiện nay
  • Về nội dung kinh tế - xã hội:
  • Sứ mệnh lịch sử của GCCN đối với sự phát triển xã hội ngày càng được thể hiện rõ thông qua: (1) Vai trò của họ trong quá trình sản xuất gắn với công nghệ hiện đại (2) Vai trò chủ thể của GCCN trong cuộc đấu tranh vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội và CNXH
  • Mâu thuẫn lợi ích cơ bản giữa GCCN và GCTS ngày càng sâu sắc ở từng quốc gia và trên phạm vi toàn cầu
  • Về nội dung chính trị - xã hội:
  • Ở các nước TBCN, mục tiêu đấu tranh trực tiếp của GCCN và lao động là chống bất công và bất bình đẳng xã hội, mục tiêu lâu dài là giành chính quyền về tay GCCN và nhân dân lao động.
  • Ở các nước XHCN, thực hiện thành công: (1) Sự nghiệp CNH – HDH, đưa đất nước phát triển nhanh chóng và bền vững. (2) Sự nghiệp đổi mới toàn diện trong thời kì quá độ (3) Xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch vững mạnh
  • Về nội dung văn hóa, tư tưởng:
    • Đó là cuộc đấu tranh ý thức hệ, cuộc đấu tranh giữa CNXH và CNTB
    • Cuộc đấu tranh này diễn ra phức tạp và quyết liệt, nhất là trong nền kinh tế thị trường với những tác động mặt trái của nó và sự khủng hoảng, thoái trào tạm thời của phong trào cách mạng trên thế giới. 3. Sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam 3.1, Đặc điểm của GCCN VN
  • GCCN VN ra đời và phát triển gắn liền với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở VN:
  • Ra đời trước giai cấp tư sản vào đầu thế kỉ XX
  • Trực tiếp đối kháng với tư bản thực dân Pháp, trong cuộc đấu tranh chống tư bản thực dân đế quốc và phong kiến để giành độc lập chủ quyền.
  • Gắn bó mật thiết với các tầng lớp nhân dân trong xã hội  Những đặc điểm nêu trên bắt nguồn từ lịch sử hình thành và phát triển GCCN VN với cơ sở kinh tế, xã hội và chính trị ở đầu thế kỉ XX
  • Ngày nay, hơn 30 năm đổi mới, GCCN VN đã có những biến đổi to lớn từ cơ cấu xã hội nghề nghiệp, trình độ, đời sống, tâm lý, ý thức:
  • Đã tăng nhanh về số lượng và chất lượng, là giai cấp đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH – HDH, gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên và môi trường
  • Đa dạng về cơ cấu nghề nghiệp, có mặt trong mọi thành phần kinh tế, trong đó đội ngũ công nhân trong khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo
  • Công nhân tri thức, nắm vững khoa học công nghệ tiên tiến, được đào tạo theo chuẩn nghề nghiệp 3.2, Nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN VN
  • Về kinh tế
  • Là nhân lực lao động chủ yếu tham gia phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại, định hướng XHCN
  • Là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH – HDH -> đây là vấn đề nổi bật nhất đối với việc thực hiện SMLS của GCCN VN hiện nay.

1. Chủ nghĩa xã hội 1.1, CNXH, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế xã hội CSCN

  • Lịch sử nhân loại phát triển qua các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao.
  • Theo lí luận của Mác, đó là quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội.  Theo quan điểm của Mác – Ăngghen
  • Hình thái KT – XH CSCN phát triển từ thấp lên cao, từ giai đoạn xã hội XHCN lên xã hội CSCN.
  • XHCN: làm theo năng lực, hưởng theo lao động; còn mang nhiều dấu vết của xã hội cũ về mọi phương diện kinh tế, chính trị, xã hội...
  • CSCN: lao động trở thành nhu cầu, nguyên tắc phân phối: làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu.
  • Giữa xã hội TBCN và xã hội CSCN có một thời kì quá độ.  Theo quan điểm của Lênin
  • Có 2 hình thức quá độ: quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp 1.2, Điều kiện ra đời CNXH
    • “Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị chưa đầy một thế kỉ, đã tạo ra những LLSX nhiều hơn và đồ sộ hơn LLSX của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”.
    • Sự phát triển và tính xã hội hóa ngày càng cao của LLSX thì càng mâu thuẫn với QHSX dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX  Sự phát triển của CNTB đã dẫn tới những mâu thuẫn giữa:  Tiền đề, điều kiện cho sự ra đời của CNXH Hình thái KT - XH TBCN Thời kì quá độ (giai đoạn thấp) => Hình thái KT - XH CSCN giai đoạn cao Hình thái KT - XH TBCN giai đoạn thấp (TK quá độ + XHCN) => Hình thái KT - XH CSCN giai đoạn cao (CSCN) LLSX có trình độ xã hội hóa cao QHSX mang tính tư nhân TBCN
  • Sự phát triển của LLSX đến một mức độ nhất định
  • GCCN phải phát triển cả về số lượng và chất lượng
  • GCCN phải giác ngộ cách mạng và tổ chức ra chính đảng của mình
  • GCCN kiên quyết dành chính quyền từ tay GCTS khi có thời cơ cách mạng, và muốn giành chính quyền phải thông qua cách mạng vô sản 1.3, Đặc trưng cơ bản của CNXH
  • Một là, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện.
  • Hai là, do nhân dân lao động làm chủ
  • Ba là, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và chế độ công hữu về TLSX chủ yếu.
  • Bốn là, có nhà nước kiểu mới mang bản chất GCCN, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động.
  • Năm là, có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc và tinh hoa nhân loại.
  • Sáu là, đảm bảo bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. 2. Quá độ lên CNXH 2.1, Tính tất yếu khách quan của thời kì quá độ lên CNXH
  • Thời kì quá độ là thời kì cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là thời kì đấu tranh quyết liệt giữa những nhân tố của xã hội mới và tàn dư của xã hội cũ để tạo ra những tiền đề vật chất và tinh thần cần thiết để CNXH ra đời và phát triển.
  • Một là, CNXH và CNTB là 2 chế độ xã hội có bản chất đối lập nhau. CNTB dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về TLSX, áp bức, bóc lột người. CNXH là chế độ xã hội dựa trên cơ sở công hữu TLSX chủ yếu, không áp bức, bóc lột.
  • Hai là, để có CNXH với nền sản xuất công nghiệp phát triển cao, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cần thiết phải có thời gian tổ chức, sắp xếp và xây dựng.
  • Ba là, những quan hệ xã hội của CNXH không nảy sinh tự phát trong CNTB, mà là kết quả quá trình cải tạo và xây dựng XHCN. Đây cũng là nội dung cần có thời gian để xây dựng quan hệ xã hội mới.
  • Bốn là, công cuộc xây dựng CNXH là mới mẻ, hết sức khó khăn và phức tạp. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động càng cần có thời gian để làm quen và thích nghi. 2.2, Đặc điểm của thời kì quá độ
  • Là con đường cách mạng tất yếu khách quan
  • Là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của QHSX và KTTT TBCN
  • Là đòi hỏi tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới CNTB
  • Là tạo ra sự biến đổi về chất trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội 3.2, Những đặc trưng của CNXH và phương hướng xây dựng CNXH ở VN hiện nay  Đặc trưng Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm
  1. được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI nêu rõ: “Đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của ĐCSVN và Chủ tịch HCM, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”
  • Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
  • Do nhân dân làm chủ
  • Có nền kinh tế phát triển vao dựa trên LLSX hiện đại và QHSX tiến bộ phù hợp
  • Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
  • Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện
  • Các dân tộc trong cộng đồng VN bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển
  • Có Nhà nước pháp quyền XHCN, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do ĐCS lãnh đạo
  • Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới  Phương hướng
  • Đẩy mạnh CNH – HDH đất nước gắn với phát triển KT tri thức và bảo vệ môi trường
  • Phát triển KTTT định hướng XHCN
  • Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
  • Đảm bảo vững chắc quốc phòng an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội
  • Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
  • Xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất
  • Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
  • Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

CHƯƠNG 4: DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Dân chủ và dân chủ XHCN

1.1, Dân chủ và sự ra đời, phát triển dân chủ 1.1.1, Quan niệm về dân chủ

  • Thời cổ đại, dân chủ thường được dùng với cụm từ “demokratos” (demos – nhân dân, kratos – cai trị) tức là quyền lực thuộc về nhân dân.  Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
  • Dân chủ là một giá trị chung của nhân loại: dân chủ là một nhu cầu khách quan của nhân dân, quyền cơ bản của con người
  • Dân chủ là một chế độ chính trị hay một hình thái nhà nước: nó gắn liền với bản chất giai cấp thống trị xã hội, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Theo nghĩa này, dân chủ sẽ mất đi khi nào trong xã hội không còn giai cấp.
  • Dân chủ là một nguyên tắc trong tổ chức và quản lý xã hội: nguyên tắc tập trung dân chủ  Quan điểm HCM về dân chủ
  • “Dân là chủ và dân làm chủ”
  • “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ, mà Chính phủ là người đầy tớ trung thành của nhân dân”  Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người, là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền; có quá trình ra đời, phát triển cùng với lịch sử xã hội nhân loại 1.1.2, Sự ra đời và phát triển của dân chủ
  • Hình thái KTXH Cộng sản nguyên thủy: Dân chủ giai đoạn này chỉ tồn tại với tư cách là giá trị chung của nhân loại. Không có dân chủ với tư cách là một chế độ chính trị.
  • Hình thái KTXH chiếm hữu nô lệ: Về thực chất, dân chủ trong hình thái KTXH chiếm hữu nô lệ chỉ là nền dân chủ cho giai cấp cầm quyền trong xã hội chủ nô hay còn gọi là nền dân chủ chủ nô.
  • Hình thái KTXH phong kiến: không có dân chủ với tư cách là một nền dân chủ hay một chế độ chính trị, dân chủ chỉ tồn tại như một giá trị chung của nhân loại.
  • Hình thái KTXH TBCN: Về thực chất, dân chủ trong hình thái KTXH TBCN chỉ là nền dân chủ cho giai cấp tư sản hay còn gọi là nền dân chủ tư sản.
  • Hình thái KTXH CNCS: Về thực chất, dân chủ trong hình thái KTXH CSCN là nền dân chủ toàn thể nhân dân lao động trong