Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

chủ nghĩa xã hội khoa học, Quizzes of Law

trắc nghiệm môn chủ nghĩa xã hội khoa học

Typology: Quizzes

2023/2024

Uploaded on 02/03/2025

nhan-truong-2
nhan-truong-2 🇻🇳

2 documents

1 / 12

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
PHẦN I: CÂU HỎI NHIỀU TÙY CHỌN
1. Giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản là:
A. Giai cấp nông dân
B. Tiểu tư sản
C. Tầng lớp trí thức
D. Giai cấp công nhân
2. Tác phẩm đánh dấu sự ra đời của Chủ nghĩa Xã hội Khoa học?
A. Chống Đuy - Rinh
B. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
C. Bộ Tư bản
D. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
3. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được xuất bản vào năm nào?
A. 1954
B. 1954
C. 1848
D. 1849
4. Phạm trù nào là phạm trù trung tâm của Chủ nghĩa Xã hội Khoa học?
A. Chủ nghĩa xã hội
B. Đảng Cộng sản
C. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
5. Nguồn gốc trực tiếp ra đời Chủ nghĩa Xã hội Khoa học là:
A. Triết học cổ điển Đức
B. Kinh tế chính trị cổ điển Anh
C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán Pháp
D. Chủ nghĩa dân tộc
6. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng là?
A. Do trình độ nhận thức của những nhà tư tưởng.
B. Do khoa học chưa phát triển
C. Do chưa xuất hiện giai cấp công nhân
D. Do những điều kiện lịch sử khách quan quy định
7. Nội dung cơ bản nhất mà nhờ đó Chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học?
A. Lên án mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản
B. Phản ánh đúng khát vọng của nhân dân lao động bị áp bức
C. Phát hiện ra giai cấp công nhân là lực lượng xã hội có thể thủ tiêu CNTB, xây dựng CNXH
D.Chỉ ra sự cần thiết phải thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội
8. Những điều kiện và tiền đề khách quan nào dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa
học?
A. Sự ra đời và phát triển của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa
B. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân công nghiệp
C. Những thành tựu khoa học tự nhiên và tư tưởng lí luận đầu thế kỉ XIX
D. Cả A, B và C
9. Ph. Ăngghen đã đánh giá: "Hai phát kiến đại này đã đưa Chủ nghĩa xã hội trở thành
một khoahọc". Hai phát kiến đó là gì?
A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa

Partial preview of the text

Download chủ nghĩa xã hội khoa học and more Quizzes Law in PDF only on Docsity!

PHẦN I: CÂU HỎI NHIỀU TÙY CHỌN

1. Giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản là: A. Giai cấp nông dân B. Tiểu tư sản C. Tầng lớp trí thức D. Giai cấp công nhân 2. Tác phẩm đánh dấu sự ra đời của Chủ nghĩa Xã hội Khoa học? A. Chống Đuy - Rinh B. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản C. Bộ Tư bản D. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán 3. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được xuất bản vào năm nào? A. 1954 B. 1954 C. 1848 D. 1849 4. Phạm trù nào là phạm trù trung tâm của Chủ nghĩa Xã hội Khoa học? A. Chủ nghĩa xã hội B. Đảng Cộng sản C. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa 5. Nguồn gốc trực tiếp ra đời Chủ nghĩa Xã hội Khoa học là: A. Triết học cổ điển Đức B. Kinh tế chính trị cổ điển Anh C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán Pháp D. Chủ nghĩa dân tộc 6. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng là? A. Do trình độ nhận thức của những nhà tư tưởng. B. Do khoa học chưa phát triển C. Do chưa xuất hiện giai cấp công nhân D. Do những điều kiện lịch sử khách quan quy định 7. Nội dung cơ bản nhất mà nhờ đó Chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học? A. Lên án mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản B. Phản ánh đúng khát vọng của nhân dân lao động bị áp bức C. Phát hiện ra giai cấp công nhân là lực lượng xã hội có thể thủ tiêu CNTB, xây dựng CNXH D.Chỉ ra sự cần thiết phải thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội 8. Những điều kiện và tiền đề khách quan nào dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học? A. Sự ra đời và phát triển của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa B. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân công nghiệp C. Những thành tựu khoa học tự nhiên và tư tưởng lí luận đầu thế kỉ XIX D. Cả A, B và C 9. Ph. Ăngghen đã đánh giá: "Hai phát kiến vĩ đại này đã đưa Chủ nghĩa xã hội trở thành một khoa học"****. Hai phát kiến đó là gì? A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

B. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân – Học thuyết giá trị thặng dư C. Học thuyết giá trị thặng dư – Chủ nghĩa duy vật lịch sử D. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân – Chủ nghĩa duy vật lịch sử

10. Những biến đổi của giai cấp công nhân hiện đại là: A. Công nhân có xu hướng trí tuệ hóa B. Công nhân đã trở thành một phần của lực lượng sản xuất hiện đại, có tính toàn cầu hóa C. Gia tăng nhanh về số lượng và chất lượng D. Cả A,B,C

  1. Giai cấp công nhân là giai cấp triệt để cách mạng bởi vì: A.Là giai cấp nghèo nhất trong xã hội tư bản B.Là giai cấp không có tài sản, đời sống bấp bênh C.Là giai cấp thực hiện xóa bỏ chế độ bóc lột D.Là giai cấp tăng nhanh về số lượng và chất lượng
  2. Giai cấp bị bóc lột giá trị thặng dư trong các nước tư bản là: A. Giai cấp nông dân B. Tiểu tư sản C. Tầng lớp trí thức D. Giai cấp công nhân
  3. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân do yếu tố khách quan nào quy định? A. Do địa vị kinh tế - xã hội và địa vị chính trị - xã hội B. Do sự phát triển của nền đại công nghiệp C. Do sự phát triển và bóc lột của giai cấp tư sản D. Do sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa 14. Cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp, tầng lớp nào lãnh đạo? A. Giai cấp công nhân B. Giai cấp nông dân C. Tầng lớp trí thức D. Tầng lớp tiểu tư sản
  4. Vì sao giai cấp công nhân đảm nhận sứ mệnh lịch sử về mặt chính trị là xóa bỏ nhà nước tư sản và xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa? A. Vì đây là giai cấp bị bóc lột giá trị thặng dư trong nền sản xuất TBCN B. Vì giai cấp công nhân thực hiện quá trình sản xuất công nghiệp C. Vì giai cấp công nhân chiếm số đông trong xã hội tư bản D. Vì giai cấp công nhân có lợi ích thống nhất với lợi ích của giai cấp nông dân 16. Xét ở phương diện kinh tế, đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân là gì? A. Là lực lượng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa và là lực lượng lao động có tính chất xã hội hóa cao. B. Là lực lượng lao động có tính chất xã hội hóa, đi đầu trong đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động. C. Thực hiện quá trình sản xuất bằng máy móc, lao động có tính chất xã hội hóa, năng suất lao động cao. D. Thực hiện quá trình sản xuất nông nghiệp, lao động có tính chất xã hội hóa, năng suất lao 17. Quy luật hình thành và phát triển Đảng cộng sản Việt Nam là: A. Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước B. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và phong trào công nhân C. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và phong trào yêu nước

C.Cách mạng xã hội ở nước Nga D.Cách mạng xã hội ở Anh

27. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa về mặt chính trị là: A. Mang bản chất của giai cấp công nhân B. Mang bản chất của quần chúng nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa C. Mang bản chất của giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân D. Mang bản chất của giai cấp thống trị và quần chúng nhân dân 28. Tổ chức nào đóng vai trò trụ cột trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay? A. Đảng cộng sản Việt Nam B. Nhà nước xã hội chủ nghĩa C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam D. Các đoàn thể nhân dân 29. Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân là chủ trương của ai? A. C.Mác B. Ph.Ăngghen C. V.I.Lênin D. Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam 30. “Dân chủ” là gì? A. Dân chủ là một hình thức hay hình thái nhà nước B. Dân chủ là một nguyên tắc thực thi quyền lực C. Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân D. Dân chủ là nhà nước, đảng của nhân dân 31. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được hình thành bắt đầu bởi sự kiện lịch sử nào? A. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1939 B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công năm 1917 C. Sự hình thành và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu D. Thực tiễn đấu tranh giai cấp ở Pháp và công xã Paris 1817 32. Về phương diện quyền lực dân chủ là gì? A. Là quyền lực (chính trị) thuộc về nhân dân B. Là quyền của con người trong quản lý nhà nước C. Là quyền tự do của mỗi người D. Là trật tự xã hội theo “Khế ước xã hội” 33. Chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam được xác lập vào năm nào? A. Sau khi thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 1930 B. Sau cách mạng Tháng Tám 1945 C. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 D. Sau thắng lợi mùa xuân 1975 34. Nước ta có bao nhiêu dân tộc cùng chung sống? A. 53 B. 54 C. 55 D. 56 35. Sắp xếp các hình thức cộng đồng từ thấp đến cao. A. Thị tộc, bộ lạc, dân tộc, bộ tộc B. Bộ tộc, bộ lạc, thị tộc, dân tộc

C. Bộ lạc, bộ tộc, thị tộc, dân tộc D. Thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc

36. Yếu tố cơ bản thể hiện chủ quyền của một dân tộc trong tương quan với quốc gia dân tộc khác là: A. Có chung một vùng lãnh thổ ổn định B. Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế C. Có chung ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp D. Có chung một nhà nước (nhà nước dân tộc) 37. Tiêu chí cơ bản để phân định một tộc người: A. Cộng đồng về ngôn ngữ B. Cộng đồng về văn hóa C. Cộng đồng về kinh tế D. Ý thức tự giác tộc người 38. Yếu tố cơ bản thể hiện chủ quyền của một dân tộc trong tương quan với quốc gia dân tộc khác là: A. Cư trú trên một vùng lãnh thổ ổn định B. Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế C. Có chung ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp D. Có sự quản lý một nhà nước (nhà nước dân tộc) 39. Theo Đại hội XIII, mục tiêu "trở thành một nước phát triển, có thu nhập cao" sẽ đạt được vào năm: A. 2025 B. 2035 C. 2045 D. 2055 40. Nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? A. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế B. Sự chuyển biến của xã hội từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp hiện đại C. Sự phát triển của IT và tác động của toàn cầu hóa D. Sự xuất hiện của các tư tưởng, quan điểm do tác động của văn hóa ngoại lai 41. Xu hướng phát triển của cơ cấu xã hội – giai cấp ở Việt Nam thời kỳ quá độ mang tính đa dạng và thống nhất chủ yếu do yếu tố nào quyết định? A. Do trình độ phát triển không đồng đều B. Do sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN C. Do lợi ích của các giai cấp, tầng lớp D. Do sự điều tiết của Nhà nước 42. Tổ chức chính trị - xã hội nào sẽ trực tiếp thực thi vấn đề dân chủ? A. Các Đảng phải chính trị B. Nhà nước C. Pháp luật D. Các tổ chức chính trị - xã hội 43. Nguyên nhân tâm lý cho sự ra đời của tôn giáo là gì? A. Sự bất lực, yếu đuối của con người trước những hiện tượng của tự nhiên B. Sự xuất hiện giai cấp cùng những phân hóa, đối kháng, bất công.. là điều không thể giải thích được

52. Hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải được lãnh đạo bởi: A. Nhân dân B. Đảng Cộng sản Việt Nam C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam D. Các đoàn thể xã hội 53. Vì sao trong giai đoạn hiện nay Việt Nam tiếp tục mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc? A. Để thực hiện thành công các nhiệm vụ trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – tư tưởng B. Phát huy sức mạnh của mọi giai cấp, mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần dân tộc, tôn giáo cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. C. Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và Đảng cộng sản Việt Nam D. Đảm bảo phát triển kinh tế gắn liền với lợi ích của các giai tầng, xã hội. 54. Trách nhiệm nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái trở thành người có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội là thuộc về chức năng nào của gia đình? A. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục B. Chức năng tái sản xuất ra con người C. Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng D. Chức năng thỏa mãn nhu cầu sinh lý, duy trì tình cảm gia đình 55. Liên bang cộng hòa Xô Viết được thành lập năm nào? A. 1917 B. 1918 C. 1920 D. 1922 56. Công lao của V.I.Lênin đối với việc phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học là: A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học B. Hiện thực hóa chủ nghĩa xã hội khoa học C. Sáng tạo ra chủ nghĩa xã hội khoa học D. Củng cố chủ nghĩa xã hội khoa học 57. Cơ sở tồn tại của tôn giáo là gì? A. Sự tồn tại của các thần linh B. Do giai cấp thống trị chi phối C. Trí tưởng tượng của con người D. Tồn tại xã hội 58. Theo Hiến pháp năm 2013, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm những bộ phận lãnh thổ nào? A. Đất liền, các đảo và hải đảo. B. Vùng biển, vùng đất liền. C. Đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. D. Đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời trên biển. 59. Dân chủ là giành cho tất cả nhân dân. Nhận định này đúng hay sai? A. Đúng B. Sai

60. Đặc trưng nào trong các đặc trưng của quốc gia - dân tộc phản ánh mạnh mẽ nhất sự khác biệt giữa quốc gia - dân tộc này với quốc gia - dân tộc khác trong thời kỳ toàn cầu hóa? A. Đặc trưng về chủ quyền lãnh thổ B. Đặc trựng về kinh tế C. Đặc trưng về dấu ấn văn hóa và tâm lý dân tộc D. Đặc trưng về sự quản lý của nhà nước

  1. "Cương lĩnh dân tộc" do ai viết? Lênin
  2. Thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN bắt đầu lúc nào? Cả nước sau 1975 ( M.Bắc 1954)
  3. Công lao của V.I.Lênin đối với chủ nghĩa xã hội khoa học? Đưa CNXH từ lý luận thành thực tiễn sinh động
  4. Nguyên nhân kinh tế dẫn đến sự ra đời của giai cấp công nhân? Khi nền sản xuất công nghiệp hình thành ( gắn liền với nền sản xuất công nghiệp)
  5. Mục tiêu cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì? Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
  6. Quy luật chung của cách mạng Việt Nam? Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
  7. Trong các đặc trưng của dân tộc quốc gia, đặc trưng nào gắn liền với vận mệnh của cộng đồng dân tộc? Lãnh thổ chung thống nhất
  8. Trong các đặc trưng của dân tộc quốc gia, đặc, trưng nào thể hiện sự khác biệt căn bản giữa dân tộc - quốc gia với dân tộc - tộc người? Có sự quản lý của nhà nước
  9. Nền tăng tư tưởng của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Chủ nghĩa Mác Leenin, tư tưởng HCM
  10. Quy luật chung, phổ biến cho sự ra đời của Đáng cộng sản? Chủ nghĩa Mác Lenin, phong trào công nhân (ở VN thêm ptrao yêu nước)
  11. Các hình thức quá độ lên Chủ nghĩa xã hội? 2 hình thức: trực tiếp và gián tiếp
  12. Nguồn gôc xuât thân của đại bộ phận công nhân Việt Nam? giai cấp nông dân, tầng lớp nhân dân lao động
  13. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng? Thực hiện cách mạng văn hóa tư tưởng, xây dựng hệ giá trị mới
  14. Đặc điểm quá độ lên CNXH ở VN? Hình thức quá độ gián tiếp bỏ qua tư bản chủ nghĩa
  15. Trình bày ngắn gọn nội dụng sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Xóa bỏ Chế độ người bóc lột người, xây dựng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân lãnh đạo
  • Thứ ba, TKQĐ là cần thiết để xóa bỏ những tàn tích của xã hội cũ, và củng cố xã hội mới vốn dĩ đang còn non yếu là xã hội XHCN. Đặc điểm: Đặc điểm cơ bản nhất của TKQĐ là thời cải tạo cách mạng sâu sắc, triệt để xã hội TBCN trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xây dựng từng bước cơ sở vật chất – kỹ thuật và đời sống tinh thần của CNXH. Trên lĩnh vực chính trị : Nhà nước được thiết lập, cũng cố và không ngừng hoàn thiện nhằm thực hiện dân chủ cho nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng, đập tan những âm mưu của các thế lực phản động Trên lĩnh vực kinh tế : Tồn tại kinh tế nhiều thành phần bên cạnh các thành phần kinh tế nhà nước và tập thể còn có các thành phần kinh tế khác với nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất Trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa : Tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và nền văn hóa khác nhau. Ở đó, hệ tư tưởng và nền VH XHCN từng bước được xây dựng Trên lĩnh vực xã hội : Tồn tại nhiều giai cấp
    1. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân -Lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng XHCN -Xóa bỏ chế độ người bóc lột người -Xây dựng xã hội chủ nghĩa- Cộng Sản chủ nghĩa Về kinh tế: -Giai cấp công nhân đại biểu cho phương thức sản xuất tiến bộ tiền đề vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của xã hội mới -Giai cấp công nhân là người đại diện cho quan hệ sản xuất mới
  • Thực hiện các nguyên tắc sở hữu, quản lý và phân phối phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất Về chính trị xã hội: -Sử dụng nhà nước của mình, do mình làm chủ như một công cụ có hiệu lực để cải tạo xã hội cũ và tổ chức xây dựng xã hội mới. Về văn hóa-tư tưởng: -Xây dựng hệ giá trị mới, lao động, công bằng, dân chủ, bình đẳng và tự do -Thực hiện cuộc cách mạng về văn hóa, tư tưởng
  1. Vị trí, chức năng cơ bản của gia đình và những biến đổi chức năng của gia đình. Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vị trí: Tế bào của xã hội Là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống mỗi thành viên trong gia đình Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội Chức năng:
  • Tái sản xuất ra con người
  • Nuôi dưỡng giáo dục
  • Kinh tế và tổ chức tiêu dùng
  • Thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình Sự biến đổi của gia đình VN hiện nay
  • Một là: biến đổi về quy mô, kết cấu của gia đình
  • Hai là: biến đổi các chức năng của gia đình
  • chức năng tái sản xuất con người: dân số giảm
  • Biến đổi chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng: đa dạng về nghành nghề
  • Biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa) Giáo dục gia đình hiện nay phát triển theo xu hướng sự đầu tư tài chính của gia đình cho giáo dục con cái tăng lên
  • Biến đối trong chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm lí, duy trì tình cảm ( chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trách nhiệm, nghĩa vụ, sự tự do của các thành viên trong gia đình)
  • Ba là: biến đổi quan hệ gia đình
  • Biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng ( chịu nhiều tác động và thách thức lớn)
  • Biến đổi quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình
  • Sự thay đổi trong giáo dục con cái
  • Người già hướng đến giá trị truyền thống, người trẻ hư ớng tới giá trị hiện đại
  1. Khái niệm dân tộc và hai xu hướng phát triển dân tộc. Dân tộc được hiểu theo hai nghĩa cơ bản: Thứ nhất: Dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc là cộng đồng chính trị - xã hội có những đặc trưng cơ bản sau đây:
  • Có lãnh thổ chung ổn định