Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Chính sách Đối Ngoại, Papers of Foreign Trade

Tìm về quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ sau 1975

Typology: Papers

2023/2024

Uploaded on 11/06/2024

mai-huong-nguyen-3
mai-huong-nguyen-3 🇻🇳

2 documents

1 / 11

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
TẠP CH KHOA HỌC ĐHQGHN, KHXH & NV, T.XXII, s 1, 2006
QUAN H VI T - M
T BÌNH THƯNG H OÁ ĐE N HƠP t á c p h á t TRI N
Chiến tra nh lnh kết thúc vi sự tan
rã ca Liên Xô và h thông hội ch
nghĩa Đông Âu đã làm thay đổi về cơ
bn tình hình th ế gii. Tr t t thế gii
hai cc hình thành t sau Thế chiến II
đã tan võ. Ranh gii phân chia các quc
gia theo ý thc h, vì vậy, cũng không
còn nhiu ý nghĩa. Thời đim mà nhng
biến đng m nh m t tình hình quc tế
dn tới sự k ết thúc Chiến tran h lnh
cũng là thi đim k nim 15 năm kết
thúc cuc chiến tranh tng lc dài nht
trong thế k XX. 15 năm sau cuc chiến
tran h chông Mỹ, mc dù, khi đó Việt
Nam vn đang vt lộn vói nhng hu
qu tàn khôc trc tiếp t cuc chiến, còn
ớc M vn nhc nhi vi vết thương
tâm lý, nỗi đau v sự tht bi ln nht
trong lịch s quân sự ca h; song đây
li thi đim mà quan h gia hai
nước bt đu có nhng thay đi hưng
ti s hp tác, gim bót căng th ng phù
hp vi nhng chiu hưng mi trong
quan h quốc tế. Đàm phán chính thc
bình thưng hoá quan h Vit - M đã
b t đu t năm 1991, qua cuc gp g
gia Th trưng Ngoi giao Vit Nam Lê
Mai và Tr Ngoi trưng Mỹ về Đông
Á - Thái Bình Dương Solomon, điểm
khi đu cho hành trình 4 năm tiếp theo
tiến ti chính thc thiết lp quan h
ngoi giao gia hai ớc vào năm 1995,
đưa q uan h gia hai nước t qua
nhng năm còn li ca thê k XX đầy
Bù i T hàn h Nam (,)
sóng gió và bưc vào thế k XXI vi
nhiu sự cm thông.
Bài viết này tp trun g gii quyết một
sô" vn đề sau:
- Nhng tin đề cho s bình thưng
hoá quan h gia Vit Nam và M
- Đánh g s hợp tác gia hai nưc
sau 10 năm bình thưng hoá
- Nhn xét v chiều hưng quan hệ
giữa hai nưc.
1. Cơ s cho s b ìn h thư ng hoá quan
h gia h ai nưc
Skết thúc ca Chiến tran h lnh đã
to điu kin thun li cho quá trình
toàn cu hoá vi sự tiếp sc ca cuc
cách mng khoa hc k thut din ra sôi
động mức đ sâu rng chưa tng có
trước đó. Nhân loi đng trưc mt trin
vọng phát trin vng chắc hơn bao gi
hết, đng thi li ích ca tng quôc gia,
dân tc riêng l cũng đưc đt trưc
nhng cơ hi lốn hơn bao gi hết. Có th
nhn thy nhng chiều hưng vn động
ca th ế gii hu Chiến tran h lnh dưi
mt sô" khía cnh sau:
Th n ht, nguy cơ v cuc chiến
tranh th ế gii th ba, mà kết qu chắc
chn là sự hu dit ln nhau ca c siêu
cường ln nn văn minh ca con ngưi,
về cơ bn đã đưc loại tr. Xu th ế đi
thoi, hợp tác nhm giữ sự ổn đnh của
an ninh th ế gii thay th ế cho tình trng
° ThS ., Khoa Quc t ế hc, Trưng Đi hc Khoa học Xã hội & Nn văn, ĐHQGHN.
2 7
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa

Partial preview of the text

Download Chính sách Đối Ngoại and more Papers Foreign Trade in PDF only on Docsity!

TẠP CHỈ KHOA HỌC ĐHQGHN, KHXH & NV, T.XXII, số 1, 2006

QUAN HỆ VIỆT - MỶ

TỪ B ÌN H THƯỜNG HOÁ Đ EN HƠP t á c p h á t TRIẺN

Chiến tra n h lạn h kết thúc với sự tan rã của Liên Xô và hệ thông xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã làm thay đổi về cơ bản tình hình t h ế giới. T rậ t tự th ế giới hai cực h ìn h th à n h từ sau T hế chiến II đã ta n võ. R anh giới phân chia các quốc gia theo ý thức hệ, vì vậy, cũng không còn nhiều ý nghĩa. Thời điểm mà những biến động m ạn h mẽ từ tình hình quốc tế dẫn tới sự kết thúc Chiến tra n h lạnh cũng là thời điểm kỷ niệm 15 năm kết thúc cuộc chiến tra n h tổng lực dài n hất trong t h ế kỷ XX. 15 năm sau cuộc chiến tra n h chông Mỹ, mặc dù, khi đó Việt Nam vẫn đang vật lộn vói những hậu quả tà n khôc trực tiếp từ cuộc chiến, còn nước Mỹ vẫn nhức nhối với vết thương tâm lý, nỗi đau về sự th ấ t bại lớn n hất trong lịch sử q u â n sự của họ; song đây lại là thời điểm mà quan hệ giữa hai nước b ắ t đầu có những thay đổi hướng tới sự hợp tác, giảm bót căng th ẳn g phù hợp với nhữ n g chiều hướng mới trong quan hệ quốc tế. Đàm phán chính thức bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ đã b ắ t đầu từ n ăm 1991, qua cuộc gặp gỡ giữa T hứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Mai và TrỢ lý Ngoại trưởng Mỹ về Đông Á - T hái Bình Dương Solomon, là điểm khởi đ ầu cho h à n h trìn h 4 năm tiếp theo tiến tới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 1995, đưa q u an hệ giữa hai nước vượt qua n h ữ n g n ăm còn lại của thê kỷ XX đầy

Bùi Thành N am (,)

sóng gió và bước vào th ế kỷ XXI với nhiều sự cảm thông. Bài viết này tập tru n g giải quyết một sô" vấn đề sau:

  • Những tiền đề cho sự bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ
  • Đ ánh giá sự hợp tác giữa hai nước sau 10 năm bình thường hoá
  • N hận xét vể chiều hướng quan hệ giữa hai nước. 1. Cơ sở cho sự bình thường hoá quan hệ giữa hai nước Sự kết thúc của Chiến tran h lạnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình toàn cầu hoá với sự tiếp sức của cuộc cách m ạng khoa học kỹ th u ậ t diễn ra sôi động ở mức độ sâu rộng chưa từng có trước đó. N hân loại đứng trưốc một triển vọng p h át triển vững chắc hơn bao giờ hết, đồng thời lợi ích của từng quôc gia, dân tộc riêng lẻ cũng được đặt trước những cơ hội lốn hơn bao giờ hết. Có thể nh ận thấy những chiều hướng vận động của th ế giới h ậ u Chiến tra n h lạnh dưới một sô" khía cạnh sau: T h ứ n h ấ t , nguy cơ về cuộc chiến tran h th ế giới th ứ ba, mà kết quả chắc chắn là sự huỷ diệt lẫn n h au của các siêu cường lẫn nền văn minh của con người, về cơ bản đã được loại trừ. Xu th ế đối thoại, hợp tác nhằm giữ sự ổn định của an ninh th ế giới th ay th ế cho tình trạng

° ThS., Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN.

2 7

2 8 Bùi Thành Nam

đối đầu vốn làm cho t h ế giới kém hiệu quả do các cuộc chạy đua cả k in h tế lẫn qu ân sự làm kiệt quệ các nguồn lực, trở th à n h xu t h ế chi phối chính sách đốì ngoại của h ầ u h ế t các nước. Mục tiêu ổn định tìn h h ìn h an n in h chính trị của quốc gia và k h u vực là ưu tiên h à n g đầu của không chỉ là các nước p h á t triển mà còn cả các nưốc đ an g p h á t triển, bởi điểu đó không n h ữ n g giúp họ n â n g cao uy tín chính trị trê n trường quốc t ế m à còn tạo niểm tin cho các n h à đầu tư nước ngoài, nhữ n g ngươi có k h ả n ă n g thúc đẩy tăn g trưởng kinh tế.

T h ứ h a i , quá trìn h to àn cầu hoá diễn ra với tốc độ n h a n h hơn đã đ ặ t ra yêu cầu mới trong sự p h á t triể n của các nước, kinh tế trở th à n h n h â n tô" chiếm vị trí ngày càng q u a n trọng. Bởi lẽ, toàn cầu hoá tạo ra lợi ích lớn hơn trên nhiều lĩnh vực, trong đó q u a n trọ n g là các hoạt động thương mại và đầu tư to àn cầu. Sự hợp tác giữa các nước, vì vậy cũng th ay đổi hình th ái của nó, đi từ hợp tác chính trị đơn th u ầ n sang h ìn h thức hợp tác mới là chính trị - kinh tế. H ình th á i hợp tác mới này b ản th â n nó cũng tác động tích cực tới q u an hệ giữa các nước do phạm vi của sự hợp tác mở rộng. T h ứ b a , t r ậ t tự t h ế giới đã có nhiều th a y đổi. T rậ t tự hai cực m ấ t đi th ay th ế vào đó là nhữ n g quan điểm về t r ậ t tự th ế giới một cực đa tru n g tâ m (quan điểm chính trị * kinh tế) hoặc đa cực (quan điểm kinh t ế đơn thuần). Các q u a n điểm trên đều có sự th ừ a n h ậ n chung về vai trò ngày càng tă n g của n h ữ n g th ế lực mới trong kinh t ế to àn cầu. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Á, thòi điểm đó, đ an g nổi lên là một biểu tượng th à n h công trong quá

trìn h công nghiệp hoá. Trong khi Đông Au đang vướng vào những cú Shock của cải tố, châu Phi vẫn là bức tra n h tối m àu của sự nghèo đói, Nam Mỹ vẫn là cái “sân sau” của Mỹ thì sự lớn m ạnh của những “con rồng” H àn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore và những “con hổ” kinh tế Thái Lan, M alaysia đã biến khu vực này th à n h cục nam châm th u h ú t sự quan tâm của các n h à đầu tư và phân phôi toàn cầu. Với vai trò kinh tế ngày càng lớn, Đông Á cũng ngày càng nâng cao được vị th ế chính trị của mình. Cho dù tiếp cận nghiên cứu địa chính trị, địa chiến lược dưới những góc nhìn khác nhau song h ầu hết các n h à nghiên cứu đều n h ấ t trí đ ặ t Đông Á vào vị trí quan trọng trong m ắ t xích địa chính trị toàn cầu [4], Trước nhữ ng đòi hỏi cũng như yêu cầu của một t r ậ t tự th ế giỏi mới, các quốc gia đều điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng trá n h đốì đầu, tă n g cường hợp tác trên cơ sở đa dạng hoá các mỗĩ quan hệ quốc tế. Trong đó, mục tiêu phát triển kinh tế trở th àn h vấn đề trọng tâm trong chiến lược quốc gia nói chung cũng như trong quan hệ hợp tác giữa các nước nói riêng. Cuộc chạy đua về kinh tế và khoa học kỹ th u ậ t nhờ vậy cũng diễn ra rộng khắp do các nước đểu n h ậ n thức rõ về tầm quan trọng của sức cạnh tranh kinh tế và cố gắng đạt được vị trí có lợi n h ấ t trong cuộc chạy đua đó. Các nước tư bản p h át triển, mặc dù đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế nhưng bản th ân họ cũng cần thiết lập quan hệ với các nước có mức độ ph át triên th ấp hơn nhăm mỏ rộng thị trường tiêu th ụ những sản phẩm đang ngày càng thừ a ở xã hội tư bản. Đồng

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN. KHXH & NV, T.XXII, S ố Ị, 2006

3 0 Bùi Thành Nam

họ nên sự ủng hộ và giúp đỡ đổi vói Việt Nam là khó khăn. Chính vì vậy, việc tìm kiếm cơ hội hợp tác với các nước “bẽn ngoài ’ là sự lựa chọn duy n h ấ t cho Việt Nam.

Tháng 5.1988, Bộ Chính trị khóa VI đã ra Nghị quyết số 13 vể "nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới" nhấn m ạnh chính sách "thêm bạn bớt thù", đa dạng hóa quan hệ trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, cùng có lợi [3, tr.324]. Hội nghị Trung ương 6, khóa VI (tháng 3.1989) đã cụ thể hoá đường lối đồỉ ngoại thời gian này là chuyển m ạnh hoạt động ngoại giao từ quan hệ chính trị là chủ yếu sang quan hệ chính trị - kinh tế [3, tr.325]. Với cách tiếp cận mối trong tình h ìn h mới, Việt Nam đã lần lượt th u được nhiều th àn h tích hoạt động đối ngoại nhữ n g năm đầu thập niên 90 như trên đã trìn h bày, từng bước thoát ra khỏi t h ế cô lập trong bỗì cảnh tan võ của hệ thông XHCN, hội nhập từng bước vào khu vực và th ế giới. Những động th ái tích cực của Việt Nam và sự vận động của xu th ế hoà hoãn cũng khiến quan hệ Việt - Mỹ xích lại gần n h au hơn. Tiếp sau những phiên đàm phán chính thức về việc bình thường hoá quan hệ năm 1991, tháng 2.1994 Tổng thông Mỹ Clinton đã tuyên bô" dỡ bỏ lệnh cấm vận và th iết lập Cơ quan liên lạc giữa hai nước (được thực thi tháng 2.1995) tạo cơ sở cho tuyên bô' chính thức bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Mỹ vào ngày 11.7.1995. Q uan hệ giữa hai nước được th iết lập lại cũng là cơ hội cho nhiều dự định mỏi của cả hai bên được thực thi.

2. Quan hệ V iệt - Mỹ từ sau k h i bình thường hoá N h ử n g t h à n h tựu Nhìn lại 10 năm bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, tu y chưa hoàn toàn trở th àn h đôì tác một cách toàn diện song có thể n h ậ n th ấ y mảng sáng là m àu chủ đạo của mốì quan hệ này, được đánh dấu bằng những tiến bộ vượt bậc trong buôn bán và đầu tư, sự hợp tác rộng mở về quân sự, an ninh và sự chia sẻ những giá trị văn hoá. Nó được thể hiện qua các quan hệ hợp tác cụ thể: Quan hê chính tri, ngoai g ia o Khởi đầu bằng chuyến th ăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ W arren Christopher ngay sau khi bình thường hoá, quan hệ ngoại giao giữa hai nước luôn p h át triến m ạnh mẽ đ ạt được nhiều ý nghĩa thực tiễn, biểu hiện bằng các chuyến viếng thăm lẫn n h a u của quan chức cấp cao hai bên. Bên cạnh các chuyến th ăm Mỹ của nhiều đoàn cấp Bộ trưởng đem lại những hợp tác cụ thể trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quân sự,... thì các chuyến th ăm Mỹ của các q u an chức cao cấp n h ấ t luôn tạo nền móng cho những quan hệ mới. Các chuyến th ăm của Phó Thủ tưóng Nguyễn M ạnh c ầ m (1998, 2000), Phó Thủ tướng Nguyễn T ấn Dũng (2001), Phó Thủ tướng Vũ K hoan (2003) đã thúc đẩy n h ận thức của cả hai bên trên nhiều lĩnh vực cùng quan tâm và quan trọng hơn cả là chuẩn bị cho những chuyên đi có tính chất quyết định hơn. Chuyến đi đậc biệt thầm Mỹ của Thủ tướng P h a n Văn Khải th á n g 6.2005, nhân dịp kỷ niệm 30 năm kết thúc chiến

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, KHXH & N V , T.XXII, S ố Ị , 2006

Quan hệ Viôt-Mỹ: Từ bình thường hoá đến phát triển (^) 3 1

tran h và 10 năm bình thường hoá quan hệ đã tạo ra bưóc ngoặt mới trong quan hệ giữa hai nước như thừa n h ậ n chung trong chính giới Mỹ “Sỉ/ hiện diện của N gài Thủ tướng tại W ashington ngày hôm nay , 10 năm sau khi hai nước bình thường hoá cùng các đại diện Việt N am và các vị khách M ỹ chứng tỏ: nhữ ng nước từng ở hai chiến tuyến có th ể trở thành đối tác và bạn òè”(1). Chuyên đi này cũng đặt ra nền móng mới trong quan hệ hai nưốc trê n cơ sở những n h ậ n thức chung được gợi mở “30 năm sau khi chiến tranh kết thúc , chúng ta nên hướng tới tương lai và n h ữ n g tiềm năng p h á t triển chứ không p h ả i nh ìn lại quá k h ứ đau buồn”{2). Phía Mỹ cũng đã tổ chức nhiều đoàn cấp cao th ăm Việt Nam. Đáng chú ý là các chuyên viếng thăm của Ngoại trưởng W.Chistopher (1995), Ngoại trưởng M.Albright (1997), Cô" vấn an ninh quốc gia A. Lake (1996), cựu Tổng thông G. Bush (1995), Bộ trưởng Quốc phòng W.Cohen (2000), Ngoại trưởng c. Powell (2001), và đặc biệt là chuyên thăm của Tổng thông Clinton th án g 11.2000. Các chuyến viếng thăm nói trên một m ặt chứng tỏ dấu hiệu ngày càng tốt đẹp hơn trong q u an hệ giữa hai nưóc, m ặt khác các chuyên th ăm đó còn tập trung giải quyết một sô" vấn đề về an ninh chính trị n hằm trực tiếp tục khai thông mối quan hệ đã được kết nối. Thông qua các chuyến viếng thăm lẫn nhau, nhận thức chung về giá trị của các vấn đề tôn giáo, d ân chủ,... cũng được đôi bên hiểu

(1) “Từ hai chiến tuyến thành bạn bè”, Phát biểu của TNS Mỹ John McCain trong buổi tiệc chiêu đãi đoàn Thủ tướng Việt Nam trong chuyến thăm Mỹ, Việt Nam Net 22/6/ (2) “Từ hai chiến tuyến thành bạn bè", tài liệu đã dẫn

rõ hơn trên tinh th ầ n tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau. Trong bối cảnh cuộc chiến chông khủng bô" đang có nguy cơ lan rộng, hai bên có cùng nhận thức về sự nguy hiểm của chủ nghĩa khủng bô" và có những động thái hợp tác nhằm ngăn chặn sự b àn h trướng của nó. Đầu năm 2005 Mỹ đã đặt “Tổ chức Việt Nam cách mạng giải phóng”, một tổ chức chông phá Việt Nam do một sô" Việt kiều phản động th à n h lập vào danh sách các nhóm khủng bô" cần loại trừ. Hai bên cũng tích cực giải quyết các vấn đề do cuộc chiến tra n h để lại. Từ 1988 đến 2004 Việt Nam đã trao trả Mỹ 827 bộ hài cốt quân n h â n Mỹ thiệt mạng trong chiến tr a n h (3), chuyên thăm năm 2000 của Tổng thông Clinton cũng đã giúp Việt Nam có được 360 nghìn trang tư liệu về các trường hợp m ất tích và hy sinh của quân n h â n Việt Nam. Vấn đề người m ất tích trong chiến tran h được tích cực giải quyết là cơ sở cho các hoạt động đối ngoại khác. Mỹ ủng hộ Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như toàn cầu thông qua việc Việt Nam tham gia Diễn đàn kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương APEC (năm 1998); và tuyên bô" ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại T hế giói WTO (“nền kin h tế Việt N a m đã có những bước p h á t triển m ạnh mẽ về căn bản và chúng tôi đả thảo luận về lời đề nghị gia nhập WTO của Việt N a m ”(4) tuyên bô" của Tổng thống Bush trong buổi tiếp kiến Thủ tướng P h an Văn Khải n h ân chuyến thăm Mỹ th án g 6.2005).

(3) http://www..mofa.gov.vn (4) http://whitehouse.gov

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, KHXH & NV, T.XXII, S ố 1 :

Q uan hệ Viôt-Mỹ: Từ bình thường hoá đến phát triển (^) 3 3

bình thường hoá quan hệ ngoại thương đã tăng hơn 5 lần, đạt 1.188 triệu USD(6), trở th à n h nền móng thúc đẩy các cam k ết về hợp tác ở mức độ cao hơn. Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam

  • Hoa Kỳ (BTA) được ký kết tháng 7.2000 n h ân dịp kỷ niệm 5 năm bình thường hoá (có hiệu lực từ ngày 10.12.2001) là bưốc đi cụ thể hoá cho những tiến bộ trong quan hệ kinh tế, đồng thời đã đưa quan hệ kinh tế giữa hai nước sang một bưốc quan trọng mới. Hiệp định thương mại song phương, kể từ khi được đưa vào thực thi đến nay, đã tạo ra bước chuyển biến sâu sắc trong quan hệ kinh tế giữa hai nưốc, lập nên những kỷ lục mới, đặc biệt là trong quan hệ thương mại. Nếu như toàn bộ giai đoạn 5 năm đầu tiên bình thường hoá quan hệ 1995 - 2000, quan hệ thương mại hai chiều diễn ra trầm lắng và chỉ đạt tổng cộng khoảng 4.990 triệu USD thì kim ngạch hai chiều của riêng năm 2004 đã đạt 6,439 tỷ USD tăn g hơn gấp đôi năm 2002 (2,974 tỷ USD) và tăng hơn gấp 4 lần năm 2001 (1,513 tỷ USD)(7), đóng góp vào kết quả thực tế là sau 10 năm bình thường hoá, buôn bán song phương đã tăn g hơn 1.000%(8). Các doanh nghiệp Việt Nam đã tậ n dụng tốt lợi th ế trong các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt - may, giày dép, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản tă n g cường xuất h àn g sang Mỹ. Các doanh n h â n Mỹ cũng tậ n dụng thị trường mới nổi với kim ngạch nhập k h ẩ u khỏảng 30 tỷ USD/năm của Việt Nam để x u ất sang

(6) http://www.ustr.gov (7) Bộ Thương mại Mỹ, http://doc.gov (8) http://www.vnn.vn/10namvietmy/tulieu/

các máy móc, th iế t bị công nghiệp, hàng điện tử, máy bay và dược phẩm. Bên cạnh hoạt động thương mại, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam cũng bắt đầu tăn g mạnh. Kể từ sau khi thực thi BTA đến nay đầu tư trực tiếp FDI của các doanh n h â n Mỹ vào Việt Nam đã tăng hơn 400% (Tính đến h ế t 2004, tổng sô" đã có 256 dự án với số vốn 2,013 tỉ USD đầu tư vào Việt Nam) (9). Cùng vỏi các dòng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trực tiếp, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cũng bắt đầu tiếp cận thị trường được đánh giá là giàu tiềm năng vói tốc độ tăn g trưởng kinh tế 7%/năm. Hiện đã có hơn 800 doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Dòng khách du lịch Mỹ đến Việt Nam cũng tăng n h a n h hàng năm, tạo điều kiện tốt hơn cho những hợp tác hiện tại cũng như tương lai. Tính đến hết 11/2004 khách du lịch Mỹ đến Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ hai (chỉ sau khách du lịch T rung Quốc) đạt 247.221 lượt người, tăn g 27,7% so với năm 2003(10). Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách cả hai phía, cuỗi năm 2004 chuyên bay đầu tiên từ Mỹ đến Việt Nam kể từ sau khi kết thúc chiến tran h đã hạ cánh xuống T hành phô" Hồ Chí Minh là cơ hội mói cho những nỗ lực mở rộng hợp tác du lịch từ hai phía, cũng như những cơ hội hợp tác làm ăn khác. Thôhg qua các cuộc tiếp xúc qua kênh du lịch, n h ân dân hai bên cũng đã thông cảm với n h a u hơn, sẵn sàng gác bỏ quá

(9) Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( 10 ) http://www.dei.gov.vn/vi/contents/c_vietnam/i_Bc/vn_hk y/b_Sc/

Tạp chi Khoa học ĐHQGHN, KHXH & NV, T.XXIỊ, SỔI, 2006

3 4 Bùi Thành Nam

khứ để xây dựng một tương lai mới trong quan hệ giữa hai nước (một phong trào mói về lòng yêu nưỏc và là biểu hiện cụ thể giữa quan hệ m ang tính n h ân dân giữa hai nước được dấy lên ở Việt Nam và Mỹ qua câu chuyện của người cựu chiến binh Mỹ và cuốn n h ậ t ký của liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm).

Những ha n c h ế Nhìn chung, sau 10 năm bình thường hoá quan hệ cả hai nước Việt N am và Mỹ đều đã đạt được những lợi ích cụ thể trên nhiều lĩnh vực. Tuy vậy vẫn còn nhiều rào cản mà hai nước cần vượt qua để hướng tối một tương lai rộng mở hơn. Những rào cản này x uất p h á t từ thực tiễn là nhiều m ặt hợp tác vẫn chưa có tiếng nói chung.

T hứ n h ấ t , còn chưa có sự hiểu biết đầy đủ giữa hai bên về các giá trị về dân chủ, nhân quyền hay quan niệm về tự do tôn giáo. Ngày 15/9/2004 Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra báo cáo về tình hình tự do tôn giáo th ế giới, trong đó xếp Việt Nam vào danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo.

Thứ h a i , cho dù hai bên đã có những tiến bộ trong việc giải quyết h ậ u quả do chiến tra n h để lại như ng phía Mỹ mới chỉ tập tru n g sự quan tâm chủ yếu vào các vấn đề người m ấ t tích (MIA), tù binh chiến tra n h (POW)- Các vấn đề khác, đặc biệt là vấn đề n ạn n h â n chất độc da cam ở Việt Nam còn chưa được chính phủ Mỹ đề cập tới hoặc né trán h , phủ nhận. Sự quan tâm “một chiều” này khó làm cho sụ cảm thông giữa hai bên có ý nghĩa đầy đủ hơn.

T h ứ ba , lợi ích kinh tế đã đ ạt được còn khiêm tổn với tiềm năng của cả hai bên. Hiện nay h àn g xuất k h ẩ u của Việt Nam mới chỉ chiếm 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường tiêu th ụ lớn n h ấ t th ế giới vối kim ngạch n h ậ p khẩu lên tới 1.250 tỷ USD. Trong lĩnh vực đầu tư, Mỹ cũng là nhà đầu tư lớn n h ấ t trên th ế giới nhưng ở Việt Nam các n h à đầu tư Mỹ chỉ đứng vị trí thứ 11, còn thấp hơn một sô" n h à đầu tư từ các nước nhỏ trong khu vực ASEAN. T h ứ tư, mặc dù quy mô thương mại của Việt Nam còn nhỏ trong cán cân thương mại Mỹ nhưng đã x u ấ t hiện những cuộc tra n h chấp thương mại giữa doanh nghiệp hai nước. Các vụ kiện tụng liên quan đến hầu hết các m ặt h àn g xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như cá basa, tôm, dệt may, giày dép,... được phán quyết chưa thực sự công bằng ở các toà án Mỹ gây ra tâm lý e ngại đối vối đội ngũ doanh nhân về thực chất phát triển mốì quan hệ này. Them vào đó quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam vẫn đang gặp rào cản lớn n h ấ t là Mỹ do những đòi hỏi mở cửa thị trường vượt quá khả năng chịu đựng của một nền kinh tế đang còn chậm p h át triển.

3. Triển vọng quan hệ V iệt - Mỹ Nhìn lại 10 năm bình thường hoá quan hệ giữa hai nưốc Việt N am và Mỹ có thể n h ận th ấy những n h â n tô' thúc đẩy sự thiết lập lại quan hệ giữa hai nước tiếp tục vận động cùng chiều mối quan hệ này và ngày càng trỏ nên rõ ràng hơn. Bên cạnh đó sự vận động nội tại của cả hai nước cũng tạo ra những tiền đề mới để quan hệ giữa hai bên có

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, KHXtì & N V , T.XX1Ỉ, S ố 1, 2006

3 6 (^) Bùi Thành Nam

như sự mặc cảm và chông đối của một bộ phận Việt Kiều đang được tháo gõ bằng các chính sách cởi mở hơn của Việt Nam. P h á t biểu tại buổi họp báo sau khi kết thúc hội đàm với Tổng thông Mỹ G.W.Bush trong chuyến thăm được coi là lịch sử, Thủ tưỏng P h an Văn Khải đã n h ấn m ạnh “Tôi tin rằng chuyến đi này tới M ỹ sẽ giúp nâng quan hệ giữa hai quốc gia lẽn m ột tầm cao mới”

  • Quan hệ thương mại tiếp tục p hát triển n h an h chóng, đặc biệt là khi VN trở th àn h th àn h viên chính thức của WTO. Với lợi th ế của những ngành sử dụng nhiều n h ân công và n h u cầu của một thị trường đang công nghiệp hoá, nền kinh tế Việt Nam sẽ th u được cũng như sẽ m ang lại nhiều lợi ích hơn từ thị trường Mỹ.
  • Bùng nổ trong đầu tư trực tiếp FDI của Mỹ vào Việt Nam. Chuyên thăm của Thủ tướng P h an Văn Khải tới Mỹ với những cam kết cụ thể cũng như những gì Việt Nam đang nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thông lu ật sẽ tạo ra sức th u h ú t

mối đổi với các nhà đầu tư Mỹ. Bên cạnh đó, lộ trìn h thực hiện Hiệp định thương mại song phương BTA đã và đang được thực thi nghiêm túc sẽ là cơ sở cho nhiều doanh nghiệp Mỹ với các lĩnh vực kinh doanh đa dạng có thể xuất hiện ở Việt Nam thời gian tới.

  • Như trên đã trình bày, quan hệ m ang tính n h â n dân giữa hai bên đang được cải thiện sẽ là cầu nôi tích cực cho các quan hệ trong nhiểu lĩnh vực, không chỉ là kinh tê mà còn là hợp tác văn hóa, trợ giúp p h át triển... Với các chiều hướng của tình hình quốc t ế và n ă n g lực nội tại của hai nước, các kịch bản nêu trên có tính khả thi. Tuy vậy đáp án hiện thực trong mối quan hệ giữa hai nước như th ế nào lại đòi hỏi sự cô" gắng và nỗ lực không ngừng của cả hai bên. Hướng tới tương lai, tăng cường đối thoại và hợp tác là con đường cơ bản n h ấ t cho dự định tốt đẹp như Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Richard

Amitage n h ậ n định "Trước làm bạn, sau

là bạn thân" trở th àn h thực tiễn.

TAI LIỆU THAM KHÁO

  1. Bruce W.Jentleson, Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ - Động cơ của sự lựa chọn trong thế kỷ X X I , NXB Chính trị Quốc gia, HN 2004
  2. Colin Powell, Hành trình nước Mỹ của tôi , NXB Công an nhân dân, 2004
  3. Ngoại giao Việt N am 1945 - 2000, NXB Chính trị Quốc gia, HN 2002
  4. Nguyễn Viết Thảo, Tư duy địa chính trị thế giói thòi kỳ sau Chiến tranh lạnh, Tạp chí Cộng sản điện tử, số 91/2005.

(13) http://www.vnn.vn/10namvietmy/chuyenthammy/2005/06/ (14) Quan hệ Việt Mỹ: “Trước là bạn, sau là bạn thân" http://www.vnn.vn/10namvietmy/chuyenthammy/2005/06/460943/

Tạp chí Khoa học ĐtìQGHN, KHXH & NV, T.XXI1, S ố Ị, 2006

Quan hệ Viẽt-M ỹ: Từ bình thường hoá đến phát triển 3 7

VNU. JOURNAL OF SCIENCE, soc., SCI., HUMAN, T.XXII, N01, 2006

THE VIETNAM - UNITED STATES RELATIONSHIP:

FROM NORMALIZATION TO DEVELOPMENT COOPERATION

MA. Bui Thanh Nam Departments of International Studies, College o f Social Sciences and Humanities, VNU

When the Cold W ar ended, it also m arked a new step in the relationship between

Vietnam an d us. In spire of th e unforgettable memories of the 20-year war, Vietnam

and US relations was affected bv the new international context. In 1991, Vietnam and US sat together to negotiate a normalization process. It was 10 year since officially normalization in 1995 significant progress has been made in this special relation: from normalization to development cooperation. The progress was culm inated when

Vietnamese Prim e M inister P h a n Van Khai paid an official visit to the us in June,

  1. Although the relationship between two countries have gone through many ups and downs, this 10 year relation has shown a stable and sustainable m anner in every fields: political, security and economic. This article focuses on 3 issues: (1) Analyzing the foundation of the relation; (2) Overview the achievements as well as challenges in the relations; and (3) To advance

some comments on the future of the relationship between Vietnam and us.

Tạp chi Klioa học ĐHQGHN, KHXH & NV, T.XXII, Sô 1, 2006