Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

câu hỏi ôn tập KNGT cô sáu, Assignments of Communication and Presentation Skills

trọn bộ câu hỏi ôn thi cuối kì KNGT

Typology: Assignments

2024/2025

Uploaded on 03/03/2025

linh-le-93
linh-le-93 🇻🇳

2 documents

1 / 6

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BỘ NHỮNG CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI KỲ KNGT
1. Khái niệm và vai trò của giao tiếp
-Khái niệm: Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, cảm xúc và ý
tưởng giữa các cá nhân hoặc nhóm. Chỉ riêng con người mới
có,giao tiếp dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau.
Vai trò của giao tiếp:
+ Giao tiếp giúp thiết lập mối quan hệ, truyền đạt thông tin, giải
quyết vấn đề, và tạo sự hiểu biết lẫn nhau.
+ Giao tiếp là nhu cầu đặc trưng của mỗi con người,là điều kiện đảm
bảo cuộc sống bình thường của mỗi con người.
+ Giúp tiếp thu kinh nghiệm xã hội lịch sử, biến thành kinh nghiệm
cá nhân.
2. Cấu trúc của quá trình giao tiếp
Truyền thông: Lượng truyền đạt thông tin từ người gửi đến người
nhận.
Nhận thức: Cách mà người nhận tiếp nhận và hiểu thông tin.
Tác động lẫn nhau: Ảnh hưởng của thông tin đến cảm xúc, thái độ và
hành vi của người tham gia giao tiếp.
Sự lây lan tâm lí
Ams thị trong giao tiếp
Hiện tượng áp lực nhóm
Bắt chước
Thuyết phục
3. Nguyên tắc giao tiếp
-Khái niệm: Nguyên tắc giao tiếp là hệ thống các quy tắc cơ bản
chỉ đạo, định hướng thái độ và hành vi của con người khi tiếp xúc
với nhau, đồng thời chỉ đạo việc lựa chọn các phương thức và
phương tiện giao tiếp của con người.
Tôn trọng: Tôn trọng tất cả những gì hiện có của nhau, từ cá tính đến
tâm tư nguyện vọng của nhau, không buộc hoặc áp đặt nhau.
pf3
pf4
pf5

Partial preview of the text

Download câu hỏi ôn tập KNGT cô sáu and more Assignments Communication and Presentation Skills in PDF only on Docsity!

BỘ NHỮNG CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI KỲ KNGT

1. Khái niệm và vai trò của giao tiếp - Khái niệm: Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, cảm xúc và ý tưởng giữa các cá nhân hoặc nhóm. Chỉ riêng con người mới có,giao tiếp dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau. Vai trò của giao tiếp: + Giao tiếp giúp thiết lập mối quan hệ, truyền đạt thông tin, giải quyết vấn đề, và tạo sự hiểu biết lẫn nhau. + Giao tiếp là nhu cầu đặc trưng của mỗi con người,là điều kiện đảm bảo cuộc sống bình thường của mỗi con người. + Giúp tiếp thu kinh nghiệm xã hội lịch sử, biến thành kinh nghiệm cá nhân. 2. Cấu trúc của quá trình giao tiếp Truyền thông : Lượng truyền đạt thông tin từ người gửi đến người nhận. Nhận thức: Cách mà người nhận tiếp nhận và hiểu thông tin. Tác động lẫn nhau : Ảnh hưởng của thông tin đến cảm xúc, thái độ và hành vi của người tham gia giao tiếp. Sự lây lan tâm lí Ams thị trong giao tiếp Hiện tượng áp lực nhóm Bắt chước Thuyết phục 3. Nguyên tắc giao tiếp - Khái niệm: Nguyên tắc giao tiếp là hệ thống các quy tắc cơ bản chỉ đạo, định hướng thái độ và hành vi của con người khi tiếp xúc với nhau, đồng thời chỉ đạo việc lựa chọn các phương thức và phương tiện giao tiếp của con người. Tôn trọng : Tôn trọng tất cả những gì hiện có của nhau, từ cá tính đến tâm tư nguyện vọng của nhau, không buộc hoặc áp đặt nhau.

Thiện chí : Giao tiếp với tâm thế tích cực, sẵn sàng hợp tác, nó thể hiện phẩm chất đạo đức của của mỗi người qua giao tiếp với người khác. Đồng cảm : Hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác, từ đó cùng chia sẽ tâm tư với họ.

4. Vô thức và cơ chế tự vệ trong giao tiếp Vô thức : Các hiện tượng tâm lý không có sự tham gia của ý thức và chúng xảy ra ngoài sự kiểm soát của con người. Một số cơ chế tự vệ: + Cơ chế tự vệ : Các phản ứng tự động để bảo vệ bản thân trong giao tiếp, như chối bỏ, phòng thủ, hay tấn công. + Cơ chế đè nén : Đó là sự chối bỏ, gạc ra khỏi ý thức những ý tưởng, cảm xúc, kinh nghiệm tiêu cực. + Cơ chế đền bù : Là một cố gắng che đậy đi những khiếm khuyết cá nhân bằng cách phát triển những nét tích cực. + Cơ chế quy chụp : Là gán cho người khác những ý nghĩ,lỗi lầm của mình. + Cơ chế viện lý giả tạo : Là đưa ra những lý lẻ giả tạo để giải thích cho hành động của mình. + Cơ chế di chuyển : Tức là di chuyển một cảm xúc, một phản ứng đối với đối tượng này sang đối tượng khác. + Cơ chế thoái bộ : Tức là dùng những hành vi trẻ con để trốn tránh trách nhiệm, ngại thử thách. 5. Phong cách giao tiếp - Khái niệm : Phong cách giao tiếp là hệ thống những lời nói, cử chỉ, điệu bộ, động tác, các ứng xử tương đối ổn định của mỗi con người, hoặc một nhóm người trong giao tiếp.

Các quy tắc: Lời nói phải đúng vai Phù hợp với trình độ người nghe Nội dung cần truyền đạt phải rõ ràng, mạnh lạc, tránh dùng theo nhiều nghĩa, không nên có câu từ dư thừa Nói phải khéo léo, tế nhị “ Nói ngọt, lọt đến xương” Các lưu ý: âm lượng, phát âm,độ cao, chất lượng, tốc độ, điểm dừng, điểm nhấn, phân nhịp. Liên hệ: nói chyện với ông bà

7. Kỹ năng sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ - Khái niệm : Giao tiếp phi ngôn ngữ, là khả năng giao tiếp thông qua sự vận động của cơ thể, như cử chỉ, tư thế nét mặt, giọng nói, thông qua các trang phục hoặc tạo ra khoảng không gian nhất định trong giao tiếp. Phân loại: + Giao tiếp thông qua thị giác + Giao tiếp thông qua thính giác + Giao tiếp thông qua khứu giác + Giao tiếp thông qua xúc giác + Giao tiếp thông qua vị giác Vai trò: Phi ngôn ngữ hỗ trợ, đôi khi còn thay thế cả lời nói : “ Không ai giữ được bí mật cả. Nếu miệng không nói thì ngón tay, ngón chân cũng động đậy” Tạo nên sinh động, cuốn hút trong giao tiếp, gửi những thông điệp “ tế nhị” mà người ta khó nói nên lời, “ mật mã” giúp con người giao tiếp riêng tư, kín đáo. Sử dụng đúng cách tạo nên sự duyên dáng, đáng yêu, gây thiện cảm. 8. Kỹ năng lắng nghe - Khái niệm : Kỹ năng lắng nghe là khả năng hiểu được nội dung lời nói, nhận biết được tâm trạng, cảm xúc và nhu cầu của người nói, một cách hiệu quả trong giao tiếp. Vai trò của lắng nghe: + Thỏa mãn nhu cầu của đối tượng + Thu thập được nhiều thông tin hơn + Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với người khác

  • Tìm hiểu được người khác một cách tốt hơn
  • Giúp người khác có được một sự lắng nghe có hiệu quả
  • Lắng nghe giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề Khi nghe nên: Lắng nghe tích cực : Chú ý, không ngắt lời, và phản hồi một cách phù hợp. Đồng cảm : Cố gắng hiểu và cảm nhận những gì người khác đang trải qua.

9. Kỹ năng đặt câu hỏi - Khái niệm: Kỹ năng đặt câu hỏi là khả năng đưa ra câu hỏi chính xác, thích hợp với mục đích, nội dung, đối tượng và hoàng cảnh giao tiếp. Câu hỏi mở: Khuyến khích đối phương chia sẻ nhiều hơn. Câu hỏi đóng : Dễ dàng để kiểm tra thông tin cụ thể. Mục đích đặt câu hỏi: + Xác định vấn đề + Xác định nguyên nhân + Thu thập thông tin cần thiết + Tìm kiếm phương án giải quyết cho một số vấn đề nào đó + Kích thích suy nghĩ + Khuyến khích sự tham gia + Tìm kiếm sự đồng tình, ủng hộ Các sai lầm: 10. Khái niệm nhóm và kỹ năng làm việc nhóm - Khái niệm: Nhóm là tập hợp các cá nhân làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung. - Ý nghĩa: Kỹ năng làm việc nhóm giúp cải thiện hiệu suất và sáng tạo, xây dựng mối quan hệ và hỗ trợ lẫn nhau. Một số kỹ năng làm việc nhóm: