Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

câu hỏi ôn tập kinh tế chính trị, Study notes of Political Economy

đây là tổng hợp một số câu hỏi ôn tập kinh tế chính trị

Typology: Study notes

2021/2022

Uploaded on 06/27/2024

quang-an
quang-an 🇻🇳

1 document

1 / 3

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Câu hỏi ôn tập kinh tế chính trị Mác Lê-nin
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác Lê-nin?
Đó là quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc
thượng tầng nhằm tìm ra bản chất:của:các hiện:tượng:và quá trình:kinh tế, phát hiện ra
các phạm trù, quy luật:kinh tế:ở các giai đoạn phát triển nhất định:của:xã hội loài
người.
Câu 2: Khái niệm hàng hóa, hai thuộc tính của hàng hóa (giá trị, giá trị sử dụng):
- Hàng hóa:
+là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
thông qua trao đổi, buôn bán.
+là hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cải trong xã hội tư bản ( một đống
hàng hóa khổng lồ).
+là hình thái nguyên tố của của cải, là tế bào kinh tế trong đó chứa đựng mọi
mầm mống mâu thuẫn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Giá trị sử dụng:
+là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
+mỗi một vật có thể có nhiều giá trị sử dụng.
+Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra
được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học
– kỹ thuật.
+Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật
thể hàng hóa quyết định => giá trị sd là một phạm trù vĩnh viễn.
+Chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, là nội dung vật chất của của
cải, không kể hình thức xã hội của của cải đó như thế nào.
+Một vật, khi đã là hàng hóa thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng nhưng
không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng thì cũng trở thành hàng hóa ( không
khí rất cần cho sự sống nhưng không phải là hàng hóa ).
Một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật
được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị
trao đổi.
- Giá trị:
+Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
+Sản phẩm nào không có lao động của người sản xuất kết tinh trong đó thì nó
không có giá trị.
+Hao phí lao động để sản xuất ra sản phẩm càng nhiều thì giá trị sản phẩm càng
cao.
+Biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
+Là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hóa.
+Là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi chỉ đóng vai trò
hình thức biểu hiện của giá trị.
pf3

Partial preview of the text

Download câu hỏi ôn tập kinh tế chính trị and more Study notes Political Economy in PDF only on Docsity!

Câu hỏi ôn tập kinh tế chính trị Mác Lê-nin Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác Lê-nin? Đó là quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng nhằm tìm ra bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế, phát hiện ra các phạm trù, quy luật kinh tế ở các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người. Câu 2: Khái niệm hàng hóa, hai thuộc tính của hàng hóa (giá trị, giá trị sử dụng):

  • Hàng hóa:
    • là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, buôn bán.
    • là hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cải trong xã hội tư bản ( một đống hàng hóa khổng lồ).
    • là hình thái nguyên tố của của cải, là tế bào kinh tế trong đó chứa đựng mọi mầm mống mâu thuẫn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
  • Giá trị sử dụng:
    • là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
    • mỗi một vật có thể có nhiều giá trị sử dụng.
    • Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học
      • kỹ thuật.
    • Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định => giá trị sd là một phạm trù vĩnh viễn.
    • Chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cải đó như thế nào.
    • Một vật, khi đã là hàng hóa thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng thì cũng trở thành hàng hóa ( không khí rất cần cho sự sống nhưng không phải là hàng hóa ).  Một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi.
  • Giá trị:
    • Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
    • Sản phẩm nào không có lao động của người sản xuất kết tinh trong đó thì nó không có giá trị.
    • Hao phí lao động để sản xuất ra sản phẩm càng nhiều thì giá trị sản phẩm càng cao.
    • Biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
    • Là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hóa.
    • Là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi chỉ đóng vai trò hình thức biểu hiện của giá trị.
  • Là thuộc tính xã hội của hàng hóa. Câu 3: Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa : a. Lao động cụ thể:
  • Định nghĩa: là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng và kết quả riêng.
  • VD: lao động cụ thể của người thợ mộc:

mục đích:sx bàn, ghế,… đối tượng lđ:gỗ phương pháp:thao tác về cưa, bào, … phương tiện:cưa, bào, khoan,… kết quả:tạo ra bàn, ghế,…

  • Mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định. Lao động cụ thể càng nhiều loại càng tạo ra nhiều giá trị sử dụng khác nhau.
  • Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội.
  • Phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội.
  • Là phạm trù vĩnh viễn tồn tại gắn liền với vật phẩm.
  • Hình thức của lao động cụ thể cũng có thể thay đổi. b. Lao động trừu tượng:
  • Định nghĩa: là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động (tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng hóa nói chung.
  • Lao động trừu tượng chính là lao động hao phí đồng nhất của con người.
  • Không phải bất cứ sự hao phí sức lực lao động nào về mặt sinh lý cũng là lao động trừu tượng.
  • Lao động trừu tượng chỉ chỉ xuất hiện trong nền sản xuất hàng hóa, do mụ đích của sản xuất là để trao đổi.
  • Lao động trừu tượng tạo ra giá trị, làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi.
  • Là một phạm trù lịch sử riêng của sản xuất hàng hóa.
  • Là nhân tố duy nhất tạo ra giá trị của hàng hóa => Giá trị của mọi hàng hóa chỉ là sự kết tinh của lao động trừu tượng. c. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa:
  • Có ý nghĩa hết sức to lớn về mặt lý luận, nó đem đến cho lý thuyết lao động sản xuất một cơ sở khoa học thực sự
  • Giúp chúng ta giải thích được hiện tượng phức tạp diễn ra trong thực tế, như sự vận động trái ngược khi khối lượng của cải vật chất ngày càng tăng lên, đi liền với khối lượng giá trị của nó giảm xuống hoặc không thay đổi.
  • Phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của người sản xuất hàng hóa
  • Trong nền sản xuất hàng hóa, lao động tư nhân và lao động xã hội không phải là hai lao động khác nhau, mà chỉ là hai mặt đối lập của một lao động thống nhất.
  • Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội biểu hiện ở chỗ:
    • Sản phẩm do người sản xuất hàng hóa tạo ra có thể không ăn khớp hoặc không phù hợp với nhu cầu của xã hội