






Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
How to lean business economic when you are a freshman
Typology: Cheat Sheet
1 / 11
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
**Câu 1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa? Từ đó vận dụng để tăng được tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường?
- Một là, năng suất lao động. Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động cần thiết trong một đơn vị hàng hóa. Do vậy, năng suất lao động tăng lên, sẽ làm cho lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động gồm: i) trình độ khéo léo trung bình của người lao động; ii) mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy trình công nghệ; iii) sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất; iv) quy mô và hiệu xuất của tư liệu sản xuất; v) các điều kiện tự nhiên. Khi xem xét về mối quan hệ giữa tăng năng suất với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa, cần chú ý thêm về mối quan hệ giữa tăng cường độ lao động với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa. Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản xuất. Tăng cường độ lao động là tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động. Trong chừng mực xét riêng vai trò của cường độ lao động, việc tăng cường độ lao động làm cho tổng số sản phẩm tăng lên. Tổng lượng giá trị của tất cả các hàng hóa gộp lại tăng lên. Song, lượng thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất một đơn vị hàng hóa không thay đổi. Do chỗ, tăng cường độ lao động chỉ nhấn mạnh tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động thay vì lười biếng mà sản xuất ra số lượng hàng hóa ít hơn. Cường độ lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe, thể chất, tâm lý, trình độ tay nghề thành thạo của người lao động, công tác tổ chức, kỷ luật lao động... - Hai là, tính chất phức tạp của lao động. Căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động mà chia thành lao động gian đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được. Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn
so với lao động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân bội lên. *** Vận dụng để tăng tính cạnh tranh trên thị trường**
- Trong thực hành sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp cần chú ý đến tăng năng suất lao động, để có thể giảm thời gian hao phí lao động cá biệt, giúp sản lượng hàng hoá tạo ra sẽ nhiều hơn. Các doanh nghiệp cần chú trọng tăng trưởng dựa vào tri thức và công nghệ; tập trung đầu tư nâng cao năng lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, quản trị doanh nghiệp. Qua đó giúp tăng năng suất lao động, làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
VD: Năng suất lao động bình thường: 1h sản xuất được 2 sản phẩm, nghĩa là tổng sản phẩm tạo ra trong 1h là 2 sản phẩm và tổng giá trị của 2 sản phẩm là 1h. Như vậy ta có giá trị của một đơn vị sản phẩm là 0,5h. Năng suất lao động tăng gấp đôi: 1h sản xuất được 4 sản phẩm, nghĩa là tổng sản phẩm tạo ra trong 1h là 4 sản phẩm và tổng giá trị của 4 sản phẩm là 1h. Như vậy ta có giá trị của một đơn vị sản phẩm là 0,25h.
VD: Cường độ lao động bình thường: 1h hao phí 3000 calo sản xuất được 2 sản phẩm, nghĩa là tổng sản phẩm tạo ra trong 1h là 2 sản phẩm và tổng giá trị của 2 sản phẩm là 3000 calo. Như vậy ta có giá trị của một đơn vị sản phẩm là 1500calo. Cường độ lao động tăng gấp đôi: 1h hao phí hết 6000 calo sản xuất được 4 sản phẩm, nghĩa là tổng sản phẩm tạo ra trong 1h là 4 sản phẩm và tổng giá trị của 4 sản phẩm là 6000 calo. Như vậy ta có giá trị của một đơn vị sản phẩm là 1500 calo.
VD: Trong điều kiện phát triển bình thường của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát tự nhiên hằng năm thường ở mức một con số, tiền lương danh nghĩa nếu không được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát thì tiền lương thực tế sẽ giảm xuống.
*Câu 3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tuần hoàn và chu chuyển tư bản? Nêu các biện pháp để tuần hoàn tư bản được diễn ra liên tục và rút ngắn thời gian chu chuyển tư bản? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tuần hoàn và chu chuyển tư bản
*** Các biện pháp để tuần hoàn tư bản được diễn ra liên tục và rút ngắn thời gian chu chuyển tư bản**
Qua kết cấu của thời gian chu chuyển tư bản thì muốn rút ngắn thời gian CCTB thì ta cần rút ngắn thời gian sản xuất bao gồm: thời gian lao động, thời gian gián đoạn
chuyển tư bản^ Thời gian chu
Thời gian sản xuất
Thời gian lao động
đoạn lao động^ Thời gian gián Thời gian dự trữ sản xuất
Thời gian lưu thông^ Thời gian mua Thời gian bán
+ Thứ ba, sử dụng hiệu quả máy móc. C.Mác gọi việc này là chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Theo C.Mác, máy móc được sử dụng toàn bộ tính năng của nó, song giá trị chỉ được tính dần vào giá trị sản phẩm qua khấu hao. Sau mỗi chu kỳ như thế, máy móc vẫn hoạt động toàn bộ nhưng giá trị của bản thân nó đã giảm dần do tính giá khấu hao để chuyển vào giá trị sản phẩm. Hệ quả là, mặc dù giá trị đã bị khấu hao, song tính năng hay giá trị sử dụng thì vẫn nguyên như cũ, như lực lượng phục vụ không công trong sản xuất. Sự phục vụ không công ấy được lao động sống nắm lấy và làm cho chúng hoạt động. Chúng được tích luỹ lại cùng với tăng quy mô tích luỹ tư bản. + Thứ tư, đại lượng tư bản ứng trước. Nếu thị trường thuận lợi, hàng hóa luôn bán được, tư bản ứng trước càng lớn sẽ là tiền đề cho tăng quy mô tích luỹ.
**-Giải pháp để hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy tác động tích cực của quy luật tích lũy tư bản:
đẩy xây dựng và triển khai các chương trình KHCN trọng điểm gắn phát triển các ngành, các lĩnh vực ưu tiên.
**Câu 5. Phân tích nguyên nhân hình thành và đặc điểm chủ nghĩa tư bản độc quyền
- Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất thúc đẩy các tổ chức độc quyền. Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh. Điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có vốn lớn mà từng doanh nghiệp khó đáp ứng được. Vì vậy, các doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các doanh nghiệp quy mô lớn. - Hai là, do cạnh tranh. Cạnh tranh gay gắt làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản hàng loạt, còn các doanh nghiệp lớn tồn tại được, nhưng cũng đã bị suy yếu, để tiếp tục phát triển họ phải tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất, liên kết với nhau thành các doanh nghiệp với quy mô ngày càng to lớn hơn. V.I.Lênin khẳng định: "... tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển đến mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền". - Ba là, do khủng hoảng sự phát triển của hệ thống tín dụng. Cuộc khủng hoảng kinh tế lớn năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp lớn tồn tại, nhưng để tiếp tục phát triển được, họ phải thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản suất hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn. *** Phân tích đặc điểm chủ nghĩa tư bản độc quyền** 1. Các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ và tập trung tư bản lớn
Dưới chủ nghĩa tư bản tích tụ và tập trung sản xuất cao, biểu hiện số lượng các xí nghiệp tư bản lớn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế, nhưng nắm giữ và chi phối thị trường. Sự tích tụ và tập trung sản xuất đến mức cao như vậy đã trực tiếp dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền. Vì một mặt, do số lượng các doanh nghiệp lớn ít nên có thể dễ dàng thoả thuận với nhau; mặt khác, các doanh nghiệp có quy mô lớn, kỹ thuật cao nên cạnh tranh sẽ rất gay gắt, quyết liệt, khó đánh bại nhau, do đó đã dẫn đến khuynh hướng thoả hiệp với nhau để nắm lấy địa vị độc quyền. Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hoá, các tổ chức độc quyền hình thành theo
3. Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến
Đối với các tập đoàn độc quyền, việc đưa tư bản ra nước ngoài đế tìm kiếm nơi đầu tư có lợi nhất trở thành phổ biến, gắn liền với sự tồn tại của các tổ chức độc quyền. Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản. Xuất khẩu tư bản có thể được thực hiện dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xi nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao, biến nó thành một chi nhánh của “công ty mẹ” ở chính quốc. Các xí nghiệp mới hình thành thưởng tồn tại dưới dạng hỗn hợp song phương hoặc đa phương, nhưng cũng có những xí nghiệp toàn bộ vốn là của công ty nước ngoài. Đầu từ gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc cho vay để thư lợi tức, mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư
4. Cạnh tranh để phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa cầu tập đoàn độc quyền
V.I.Lênin nhận xét: "Bọn tư sản chia nhau thế giới, không phải do tính độc ác đặc biệt của chúng, mà do sự tập trung đã tới mức độ buộc chúng phải đi vào con đường ấy để kiếm lời". Để từ đó, sự đụng độ trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền có sức mạnh kinh tế hùng hậu lại được sự ủng hộ của nhà nước và các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp, ký kết các hiệp định, để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và những thị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế dưới dạng Cartel, Syndicate, Trust quốc tế.
5. Lôi kéo, thúc đẩy các chính phủ vào việc phân định khu vực lãnh thổ ảnh hưởng là cách thức để bảo vệ lợi ích độc quyền
V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: "Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao, nguyên liệu càng thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu trên toàn thế giới càng ráo riết, thì cuộc đấu tranh để chiếm thuộc địa càng quyết liệt hơn"
Do sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đều của các cường quốc tư bản, tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh đòi chia lại lãnh thổ thế giới. Đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc chiến tranh thậm chí chiến tranh thế giới. Từ những năm 50 của thế kỷ XX trở đi, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh
mẽ đã làm sụp đổ và tan rã hệ thống thuộc địa kiểu cũ, nhưng điều đó không có nghĩa là chủ nghĩa thực dân đã bị thủ tiêu. Trái lại, các cường quốc tư bản chuyển sang thi hành chính sách thực dân mới, mà nội dung chủ yếu của nó là dùng viện trợ kinh tế, kỹ thuật, quân sự để duy trì sự lệ thuộc của các nước đang phát triển. Đứng đằng sau, hậu thuẫn cho các hoạt động của các quốc gia tư bản luôn có vai trò của các tập đoàn tư bản độc quyền.