Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Bộ môn Triết học Mác- Lênin, Thesis of Political Philosophy

270 câu bản 2024 đại học Nguyễn Tất Thành

Typology: Thesis

2023/2024

Uploaded on 01/21/2025

thanh-binh-19
thanh-binh-19 🇻🇳

1 document

1 / 42

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
CÂU HI TRC NGHIM ÔN TẬP THI KT THÚC MÔN
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
1. Bộ phận nào trong chủ nghĩa Mác - Lênin có chức năng làm sáng tỏ bản chất những quy luật
chung nhất của mọi sự vận động, phát triển của thế giới?
a. Triết học Mác - Lênin
b. Kinh tế chính trMác - Lênin
c. Chủ nghĩa xã hội khoa học
d. Không có bộ phận nào giữ chức năng đó vì chủ nghĩa Mác - Lênin thuần túy là khoa học
xã hội
2. Có mấy thời kchủ yếu trong sự hình thành và phát triển của triết học Mác? (giai đoạn Mác
- Ăngghen)
a. 2 thời kỳ
b. 3 thời kỳ
c. 4 thời kỳ
d. 5 thời kỳ
3. Tiền đề nào sau đây không phải là tiền đề khách quan của sự ra đời triết học Mác?
a. Điều kiện kinh tế - xã hội
b. Tiền đề lý luận
c. Tiền đề khoa học tự nhiên
d. Tài năng, phẩm chất của C.Mác và Ph.Ăngghen
4. C.Mác - Ph.Ănghen đã kế thừa trực tiếp những tư tưởng triết học của triết gia nào?
a. Các triết gia thời Cổ đại
b. Phoiơbắc và Hêghen
c. Hium và Béccơli
d. Các triết gia thời Phục hưng
5. Tiền đề lý luận hình thành triết học Mác là gì?
a. Thế giới quan duy vật của Phoiơbắc và phép biện chứng của Hêghen
b. Thế giới quan duy vật của Hêghen và phép biện chứng của Phoiơbắc
c. Thế giới quan duy tâm của Hêghen và phương pháp siêu hình của Phoiơbắc
d. Thế giới quan duy tâm biện chứng của Heghen và chủ nghĩa duy vật siêu hình của Phoiơbắc
6. Quan điểm nào của Phoiơbắc đã ảnh hưởng đến lập trường thế giới quan của Mác?
a. Chủ nghĩa duy vật, vô thần
b. Quan niệm con người là mt thc thể phi xã hội, mang những thuộc tính sinh học bẩm sinh
c. Xây dựng một thứ tôn giáo mới dựa trên tình yêu thương của con người
d. Phép biện chứng
7. Những phát minh nào của khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX tác động đến sự hình thành
triết học Mác? Chọn phương án sai
a. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
b. Thuyết tiến hóa
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a

Partial preview of the text

Download Bộ môn Triết học Mác- Lênin and more Thesis Political Philosophy in PDF only on Docsity!

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP THI KẾT THÚC MÔN

TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

  1. Bộ phận nào trong chủ nghĩa Mác - Lênin có chức năng làm sáng tỏ bản chất những quy luật chung nhất của mọi sự vận động, phát triển của thế giới? a. Triết học Mác - Lênin b. Kinh tế chính trị Mác - Lênin c. Chủ nghĩa xã hội khoa học d. Không có bộ phận nào giữ chức năng đó vì chủ nghĩa Mác - Lênin thuần túy là khoa học xã hội
  2. Có mấy thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của triết học Mác? (giai đoạn Mác
  • Ăngghen) a. 2 thời kỳ b. 3 thời kỳ c. 4 thời kỳ d. 5 thời kỳ
  1. Tiền đề nào sau đây không phải là tiền đề khách quan của sự ra đời triết học Mác? a. Điều kiện kinh tế - xã hội b. Tiền đề lý luận c. Tiền đề khoa học tự nhiên d. Tài năng, phẩm chất của C.Mác và Ph.Ăngghen
  2. C.Mác - Ph.Ănghen đã kế thừa trực tiếp những tư tưởng triết học của triết gia nào? a. Các triết gia thời Cổ đại b. Phoiơbắc và Hêghen c. Hium và Béccơli d. Các triết gia thời Phục hưng
  3. Tiền đề lý luận hình thành triết học Mác là gì? a. Thế giới quan duy vật của Phoiơbắc và phép biện chứng của Hêghen b. Thế giới quan duy vật của Hêghen và phép biện chứng của Phoiơbắc c. Thế giới quan duy tâm của Hêghen và phương pháp siêu hình của Phoiơbắc d. Thế giới quan duy tâm biện chứng của Heghen và chủ nghĩa duy vật siêu hình của Phoiơbắc
  4. Quan điểm nào của Phoiơbắc đã ảnh hưởng đến lập trường thế giới quan của Mác? a. Chủ nghĩa duy vật, vô thần b. Quan niệm con người là một thực thể phi xã hội, mang những thuộc tính sinh học bẩm sinh c. Xây dựng một thứ tôn giáo mới dựa trên tình yêu thương của con người d. Phép biện chứng
  5. Những phát minh nào của khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX tác động đến sự hình thành triết học Mác? Chọn phương án sai a. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng b. Thuyết tiến hóa

c. Học thuyết tế bào d. Thuyết tương đối rộng và thuyết tương đối hẹp

  1. Ai là người kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc? a. V.I.Lênin b. Stalin c. Trần Đức Thảo d. Mao Trạch Đông
  2. Thế giới quan là gì? a. Là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới vật chất b. Là toàn bộ những quan niệm của con người về siêu hình học c. Là toàn bộ những quan điểm của con người về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó d. Là toàn bộ những quan điểm con người về sự hình thành và phát triển của các giống loài
  3. Phản ánh nào mang tính thụ động, chưa có định hướng lựa chọn của vật chất tác động? a. Phản ánh lý - hóa b. Phản ánh sinh học c. Phản ánh tâm lý d. Phản ánh năng động, sáng tạo
  4. Hình thức phản ánh nào biểu hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ? a. Phản ánh lý - hóa b. Phản ánh sinh học c. Phản ánh tâm lý d. Phản ánh năng động, sáng tạo
  5. Phản ánh năng động, sáng tạo đặc trưng cho dạng vật chất nào? a. Vật chất vô sinh b. Giới tự nhiên hữu sinh c. Động vật có hệ thần kinh trung ương d. Bộ óc người
  6. Hình thức phản ánh nào chỉ có ở con người? a. Phản ánh lý - hóa b. Phản ánh sinh học c. Phản ánh tâm lý d. Phản ánh năng động, sáng tạo
  7. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Chọn đáp án đúng nhất: a. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan b. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải phát huy tính năng động chủ quan của con người c. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan; đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan của con người
  1. Quy luật nào sau đây được xem là “hạt nhân” của phép biện chứng duy vật? a. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập b. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại c. Quy luật phủ định của phủ định d. Quy luật về sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
  2. Đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội là nội dung của hoạt động nào? a. Hoạt động sản xuất vật chất b. Hoạt động chính trị - xã hội c. Hoạt động thực nghiệm khoa học d. Hoạt động nhận thức
  3. Trường phái triết học nào cho thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức? a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng d. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
  4. Chủ nghĩa duy vật là gì? a. Là học thuyết triết học cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái sinh ra cùng với ý thức b. Là học thuyết triết học cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức c. Là học thuyết triết học cho rằng ý thức là cái có trước vật chất, giới tự nhiên và quyết định vật chất d. Là học thuyết triết học cho rằng vật chất, giới tự nhiên chỉ tồn tại trong ý thức con người
  5. Triết học là gì? a. Là hệ thống quan niệm về con người và thế giới b. Là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy c. Là hệ thống quan niệm, quan điểm của mỗi người về thế giới cũng như về vị trí, vai trò của họ trong thế giới đó d. Là khoa học của mọi khoa học
  6. Triết học Mác - Lênin là gì? a. Là khoa học của mọi khoa học b. Là khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên c. Là khoa học nghiên cứu về con người d. Là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy - thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong nhận thức và cải tạo thế giới
  7. Anaximander cho rằng cơ sở đầu tiên của mọi vật trong vũ trụ là gì?

a. Lửa b. Nước c. Apeirôn d. Nguyên tử

  1. Hai khái niệm “triết học” và “thế giới quan” liên hệ với nhau như thế nào? a. Chúng đồng nhất với nhau, đều là hệ thống quan điểm về thế giới b. Triết học không phải là toàn bộ thế giới quan mà là hạt nhân lý luận chung nhất của thế giới quan c. Khái niệm triết học bao hàm khái niệm thế giới quan d. Chúng hoàn toàn khác nhau và không có quan hệ gì
  2. Triết học ra đời khi nào, ở đâu? a. Vào khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên tại một số trung tâm văn minh Cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp b. Vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên tại Hy Lạp c. Vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên tại Trung Quốc và Ấn Độ d. Vào đầu thế kỷ XIX tại Đức, Anh, Pháp
  3. Vấn đề cơ bản của triết học là gì? a. Vấn đề mối quan hệ giữa thần và người b. Vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức c. Vấn đề thế giới quan của con người d. Vấn đề về giới tự nhiên
  4. Nội dung mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học là gì? a. Vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau? b. Con người và thế giới sẽ đi về đâu? c. Bản chất của thế giới là vật chất hay ý thức? d. Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
  5. Nội dung nào sau đây thể hiện quan điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan? a. “Cho hay trăm sự tại trời” b. “Đức chúa trời đã sinh ra thế giới trong bảy ngày” c. Tinh thần, ý thức của con người do trời ban cho d. “Không có cái lý nào ngoài tâm”, “ngoài tâm không có vật”
  6. Hệ thống triết học nào quan niệm “sự vật là phức hợp của các cảm giác”? a. Chủ nghĩa duy vật siêu hình b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng c. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan d. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
  7. Quan điểm nào dưới đây của chủ nghĩa duy tâm khách quan? a. Sự vật là sự “phức hợp của các cảm giác” b. “…người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

b. Ý thức c. Tư duy d. Con người

  1. Chọn câu trả lời đúng nhất. Tri thức của con người ngày càng hoàn thiện là do đâu? a. Thế giới đang vận động bộc lộ càng nhiều tính qui định b. Nhờ sự nỗ lực hoạt động thực tiễn của con người c. Nhờ hệ thống tri thức trước đó (chân lý) làm tiền đề d. Do khả năng tổng hợp của trí tuệ của con người trong thời đại mới
  2. Trường phái triết học nào cho rằng vận động bao gồm mọi sự biến đổi nói chung, là phương thức tồn tại của vật chất? a. Chủ nghĩa duy vật siêu hình b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng c. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan d. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
  3. Sự khác nhau cơ bản giữa phản ánh ý thức và các hình thức phản ánh khác của thế giới vật chất là ở chỗ nào? a. Tính đúng đắn trung thực với vật phản ánh b. Tính sáng tạo, năng động c. Tính quy định bởi vật phản ánh d. Tính thụ động
  4. Bất kỳ sự vật hiện tượng nào, ở bất kỳ không gian thời gian nào đều có mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Đó là biểu hiện của: a. Sự phát triển của thế giới vật chất b. Mối liên hệ phổ biến c. Tính khách quan của thế giới vật chất d. Tính kế thừa trong sự phát triển của các sự vật, hiện tượng
  5. Trường phái triết học nào cho vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối? a. Chủ nghĩa duy vật tự phát b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng c. Chủ nghĩa duy tâm khách quan d. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
  6. Theo C.Mác, yếu tố đầu tiên đảm bảo cho sự tồn tại của con người là gì? a. Làm khoa học b. Sáng tạo nghệ thuật c. Lao động sản xuất d. Làm chính trị
  7. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là đúng? a. Phát triển là xu hướng chung của sự vận động thế giới vật chất b. Phát triển là xu hướng chung nhưng không bản chất của sự vận động của sự vật

c. Phát triển là xu hướng cá biệt của sự vận động của các sự vật d. Phát triển là điều hiển nhiên

  1. Luận điểm sau đây thuộc trường phái triết học nào? “Sự thống nhất của các mặt đối lập loại trừ sự đấu tranh của các mặt đối lập” a. Chủ nghĩa duy vật siêu hình b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng c. Chủ nghĩa duy tâm d. Chủ nghĩa duy lý
  2. Trong mâu thuẫn biện chứng, các mặt đối lập quan hệ với nhau như thế nào? a. Các mặt đối lập luôn thống nhất với nhau b. Các mặt đối lập luôn đấu tranh với nhau c. Các mặt đối lập dung hòa với nhau d. Các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau
  3. Trong xã hội Tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản được gọi là: a. Mâu thuẫn đối kháng b. Mâu thuẫn bên trong c. Mâu thuẫn bên ngoài d. Mâu thuẫn thứ yếu
  4. Chọn đáp án đúng. Đứng im là: a. Biểu hiện của trạng thái vận động trong thăng bằng b. Biểu hiện của sự vận động lặp đi lặp lại c. Sự vật không có sự biến đổi d. Sự vật giữ nguyên vị trí
  5. Điền vào chỗ trống từ còn thiếu: Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, bản chất của thế giới là ….…, thế giới thống nhất ở tính……. a. Vật chất b. Tồn tại c. Không tồn tại d. Vô tận
  6. Biện chứng khách quan là? a. Biện chứng của bản thân thế giới tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người b. Biện chứng của thế giới khách quan nhưng phụ thuộc vào ý thức con người c. Biện chứng của sự thống nhất giữa logic, phép biện chứng và lý luận nhận thức d. Biện chứng của chính quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người
  7. Nguồn gốc xã hội của ý thức là: a. Các quy luật trong thế giới vật chất b. Lao động và ngôn ngữ c. Bộ óc người và thế giới khách quan
  1. Theo quan điểm duy vật biện chứng, quan điểm nào sau đây đúng? a. Vật chất là cái tồn tại b. Vật chất là cái không tồn tại c. Vật chất là cái tồn tại khách quan d. Vật chất là cái tồn tại chủ quan
  2. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức có mấy nguồn gốc? Đó là nguồn gốc nào? a. Một, nguồn gốc tự nhiên b. Một, nguồn gốc xã hội c. Hai, nguồn gốc tự nhiên và thế giới khách quan d. Hai, nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội
  3. Cơ quan vật chất của ý thức là yếu tố nào? a. Bộ óc người b. Thế giới khách quan c. Thực tiễn d. Thế giới vật chất
  4. Hình thức phản ánh nào đặc trưng cho vật chất vô sinh? a. Phản ánh lý - hóa b. Phản ánh sinh học c. Phản ánh tâm lý d. Phản ánh năng động, sáng tạo
  5. Chọn ý đúng về phát triển theo quan điểm siêu hình? a. Phát triển là sự tăng lên hoặc giảm đi về mặt lượng, chỉ là sự tuần hoàn, lặp đi lặp lại mà không có sự thay đổi về chất b. Nguồn gốc của sự phát triển nằm bên trong sự vật, hiện tượng, là kết quả của quá trình đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng c. Phát triển là quá tình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn d. Phát triển có tính khách quan, tính kế thừa, tính phổ biến, tính đa dạng và phong phú
  6. Chọn quan điểm đúng nhất về phạm trù? a. Phạm trù là những ý niệm, tồn tại khách quan bên ngoài và độc lập với ý thức của con người b. Phạm trù là những cụm từ trống rỗng, do con người tưởng tượng ra để diễn tả về hiện thực, không liên quan đến các đối tượng trong hiện thực c. Phạm trù là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, là những mô hình tư tưởng phản ánh những thuộc tính và mối liên hệ vốn có ở tất cả các đối tượng hiện thực d. Phạm trù là do con người tạo ra nhằm phản ánh những suy nghĩ, khát vọng mà con người muốn hướng đến
  1. Cặp phạm trù nào trong số các cặp phạm trù sau là cơ sở phương pháp luận chỉ ra mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật, hiện tượng như những quá trình tự nhiên? a. Nguyên nhân và kết quả b. Cái chung và cái riêng c. Nội dung và hình thức d. Bản chất và hiện tượng
  2. Cặp phạm trù nào là cơ sở phương pháp luận, nắm bắt các hình thức tồn tại hoặc biểu hiện của đối tượng, phản ánh tính đa dạng các phương pháp nhận thức và hoạt động thực tiễn? a. Cái chung và cái riêng b. Nội dung và hình thức c. Khả năng và hiện thực d. Nguyên nhân và kết quả
  3. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là? a. Sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng b. Sự sự liên hệ, nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho nhay tồn tại, không có mặt này thì không có mặt kia c. Sự gắn bó lẫn nhau giữa hai mặt đối lập biện chứng d. Sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập biện chứng trong một mâu thuẫn
  4. Chọn cụm từ để hoàn thiện luận điểm sau của Lênin: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các ….… như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng” a. Mặt đối lập b. Mâu thuẫn biện chứng c. Phạm trù d. Qui luật
  5. Mâu thuẫn tồn tại tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật, hiện tượng, qui định bản chất, sự phát triển của sự vật từ khi hình thành đến khi tiêu vong gọi là? a. Mâu thuẫn chủ yếu b. Mâu thuẫn thứ yếu c. Mâu thuẫn cơ bản d. Mâu thuẫn không cơ bản
  6. Phạm trù nào dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định? a. Cái riêng b. Cái chung c. Cái đơn nhất d. Cái đặc thù
  7. Phạm trù nguyên nhân theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin là: a. Dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau và gây nên một sự biến đổi nhất định
  1. Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, phạm trù nào dùng để chỉ sự chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi cơ bản về lượng? a. Điểm nút b. Độ mới c. Phủ định d. Bước nhảy
  2. Theo triết học Mác - Lênin, trạng thái nào của các mặt đối lập mà ở đó có sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề? a. Thống nhất giữa các mặt đối lập b. Đấu tranh giữa các mặt đối lập c. Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập d. Không có trạng thái nào
  3. Mâu thuẫn biện chứng là? a. Chỉ sự đấu tranh của các mặt đối lập b. Chỉ sự thống nhất của các mặt đối lập c. Chỉ sự thống nhất, không bao hàm sự đấu tranh giữa các mặt đối lập d. Chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất vừa đấu tranh giữa các mặt đối lập
  4. Vị trí của qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong phép biện chứng duy vật? a. Là “hạt nhân” của phép biện chứng duy vật b. Là qui luật thể hiện sự cụ thể hóa của phép biện chứng duy vật c. Là qui luật về sự quan trọng của phép biện chứng duy vật d. Là qui luật bổ sung trong nghiên cứu lý luận về phép biện chứng duy vật
  5. Theo nội dung qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, chọn phương án đúng nhất a. Mâu thuẫn là động lực của sự phát triển, vì vậy mâu thuẫn bao giờ cũng là cái có ích b. Mâu thuẫn có tính khách quan, do đó giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo qui luật, điều kiện khách quan c. Mâu thuẫn tồn tại vĩnh viễn nên chúng ta không cần phát hiện và giải quyết mâu thuẫn d. Mâu thuẫn tồn tại khách quan, mâu thuẫn này mất đi sẽ thay thế bằng mâu thuẫn khác nên việc giải quyết mâu thuẫn là không thực hiện được
  6. Tính kế thừa biện chứng theo quan điểm triết học Mác - Lênin là: a. Những thuộc tính của cái cũ được giữ lại nguyên vẹn trong cái mới b. Những thuộc tính của cái cũ đã mất đi hoàn toàn, không xuất hiện trong cái mới c. Đối tượng giữ lại toàn bộ những gì bản thân nó đã có ở giai đoạn phát triển trước d. Giữ lại có chọn lọc và cải tạo yếu tố thích hợp, loại bỏ những yếu tố không còn thích hợp của cái cũ để chuyển sang cái mới
  7. Đêmôcrit cho rằng thực thể đầu tiên quyết định toàn bộ thế giới vật chất là gì?

a. Lửa b. Nước c. Nguyên tử d. Apeirôn

  1. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện là nguyên lý nào? a. Nguyên lý về sự phát triển b. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến c. Nguyên lý về sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất d. Nguyên lý về tính đa dạng, phong phú của thế giới vật chất
  2. Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu quy luật mâu thuẫn? Chọn phương án sai a. Thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng b. Phân tích mâu thuẫn phải cần bắt đầu từ việc xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng loại mâu thuẫn c. Nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, không điều hòa mâu thuẫn d. Mâu thuẫn mang tính khách quan, vì vậy cần giải quyết mâu thuẫn theo hướng điều hòa tránh căng thẳng
  3. Phép biện chứng xem xét các sự vật hiện tượng trong thế giới như thế nào? a. Có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, do đó chúng vận động, biến đổi và phát triển không ngừng b. Tồn tại cô lập, tĩnh tại không vận động và phát triển, hoặc nếu có vận động thì chỉ là sự dịch chuyển vị trí trong không gian và thời gian do những nguyên nhân bên ngoài c. Sự tồn tại và biến đổi của các sự vật, hiện tượng là do những tác động từ những nguyên nhân thần bí bên ngoài d. Không tuân theo một quy luật nào, con người không thể nào biết được mọi sự tồn tại và vận động của các sự vật, hiện tượng
  4. Chọn câu trả lời sai theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng a. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng b. Nội dung và hình thức luôn luôn có sự phù hợp tuyệt đối c. Nội dung thay đổi bắt buộc hình thức cũng phải biến đổi theo d. Nội dung quyết định hình thức nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung
  5. Tính phổ biến của sự phát triển được hiểu theo ý nghĩa? a. Toàn bộ thế giới vật chất luôn luôn phát triển b. Tất cả các sự vật hiện tượng có cấu trúc nguyên tử đều phát triển c. Phát triển diễn ra cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy d. Phát triển chỉ diễn ra trong tự nhiên và xã hội
  6. Ở các không gian, thời gian khác nhau, các mối liên hệ cũng có những biểu hiện khác nhau. Đó là biểu hiện của: a. Tính khách quan của mối liên hệ
  1. Sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội được gọi là gì? a. Phương thức sản xuất b. Lực lượng sản xuất c. Quan hệ sản xuất d. Cơ sở hạ tầng
  2. Những yếu tố vật chất của sản xuất mà lao động con người dùng tư liệu lao động tác động lên, nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích sử dụng của con người được gọi là? a. Tư liệu sản xuất b. Đối tượng lao động c. Công cụ lao động d. Phương tiện lao động
  3. Yếu tố nào sau đây trong tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm? a. Người lao động b. Đối tượng lao động c. Công cụ lao động d. Phương tiện lao động
  4. Đặc trưng chủ yếu của lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa? a. Người lao động và công cụ lao động b. Phương tiện lao động và đối tượng lao động c. Đối tượng lao động và công cụ lao động d. Công cụ lao động và phương tiện lao động
  5. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện khẳng định sau của C.Mác: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất ra bằng cách nào, với những ….… nào.” a. Tư liệu sản xuất b. Tư liệu lao động c. Công cụ lao động d. Phương tiện lao động
  6. Yếu tố nào sau đây được xem là nguồn gốc của mọi sáng tạo trong sản xuất vật chất, nguồn gốc của sự phát triển sản xuất? a. Người lao động b. Đối tượng lao động c. Công cụ lao động d. Phương tiện lao động
  7. Đặc trưng của kinh tế tri thức là? a. Công nghệ cao

b. Công nghệ thông tin c. Trí tuệ nhân tạo d. Các phương án được nêu đều đúng

  1. Quan hệ nào sau đây có vai trò quyết định trực tiếp đến quy mô, tốc độ, hiệu quả của nền sản xuất? a. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất b. Quan hệ về địa vị kinh tế - xã hội c. Quan hệ tổ chức quản lý sản xuất d. Quan hệ phân phối sản phẩm lao động
  2. Quan hệ nào sau đây được xem là “chất xúc tác” kinh tế thúc đẩy tốc độ, nhịp điệu sản xuất, làm năng động hóa toàn bộ đời sống kinh tế xã hội? a. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất b. Quan hệ về địa vị chính trị - xã hội c. Quan hệ tổ chức quản lý sản xuất d. Quan hệ phân phối sản phẩm lao động
  3. Khi quan hệ sản xuất không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất thì nhận định nào sau đây là đúng? a. Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển b. Thúc đẩy sự phát triển của quan hệ sản xuất c. Kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất d. Kìm hãm quan hệ sản xuất phát triển
  4. Trong thực tiễn muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu từ phát triển yếu tố nào sau đây? a. Lực lượng sản xuất b. Quan hệ sản xuất c. Tư liệu sản xuất d. Đối tượng sản xuất
  5. Nội dung nào sau đây không thuộc cấu trúc của cơ sở hạ tầng? a. Quan hệ sản xuất thống trị b. Quan hệ sản xuất bị trị c. Quan hệ sản xuất tàn dư d. Quan hệ sản xuất mầm mống
  6. Quan hệ nào sau đây được xem là đặc trưng cho cơ sở hạ tầng của xã hội? a. Quan hệ sản xuất thống trị b. Quan hệ sản xuất bị trị c. Quan hệ sản xuất tàn dư d. Quan hệ sản xuất mầm mống
  7. Kiến trúc thượng tầng là gì? a. Là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó
  1. Yếu tố nào sau đây của hình thái kinh tế-xã hội là nền tảng vật chất của xã hội, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau, yếu tố xét đến cùng quyết định sự vận động, phát triển của hình thái kinh tế xã hội? a. Lực lượng sản xuất b. Quan hệ sản xuất c. Cơ sở hạ tầng d. Kiến trúc thượng tầng
  2. Điền vào chỗ trống từ còn thiếu để hoàn chỉnh câu nói sau của C.Mác: “Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình ….…”? a. Lịch sử - xã hội b. Lịch sử - tự nhiên c. Tự nhiên - xã hội d. Chính trị - xã hội
  3. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin thì hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa sẽ được thay thế bằng hình thái kinh tế-xã hội nào sau đây? a. Cộng sản nguyên thủy b. Chiếm hữu nô lệ c. Cộng sản chủ nghĩa d. Phong kiến
  4. Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được thực hiện như thế nào? a. Phát triển tuần tự theo các hình thái kinh tế-xã hội b. Phát triển bỏ qua chế độ phong kiến c. Phát triển bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa d. Phát triển nhảy vọt lên hình thái kinh tế-xã hội cao nhất
  5. Ai là tác giả của chuyên luận “Sự kết thúc của lịch sử” đăng trên tạp chí Lợi ích quốc gia (1988)? a. Francis Fukuyama b. Samuel Huntington c. Alvin Toffler d. Edward Said
  6. Ông đã chia lịch sử ra thành ba “làn sóng” tức ba nền văn minh lần lượt kế tiếp nhau: nông nghiệp, công nghiệp và hậu công nghiệp. Ông là ai? a. Francis Fukuyama b. Samuel Huntington c. Alvin Toffler d. Edward Said
  7. Ai là tác giả của bài viết “Sự xung đột giữa các nền văn minh” đăng trên tạp chí Ngoại giao của Mỹ? a. Francis Fukuyama b. Samuel Huntington

c. Alvin Toffler d. Edward Said

  1. Định nghĩa “Giai cấp” của Lênin cho thấy, giai cấp là một phạm trù kinh tế - xã hội có tính chất nào sau đây? a. Tính trừu tượng b. Tính tuyệt đối c. Tính cụ thể d. Tính lịch sử
  2. Trong các chế độ xã hội sau đây, chế độ xã hội nào chưa có giai cấp? a. Cộng sản nguyên thủy b. Chiếm hữu nô lệ c. Phong kiến d. Tư bản chủ nghĩa
  3. Theo triết học Mác - Lênin thì Nhà nước có mấy chức năng cơ bản a. 2 chức năng b. 3 chức năng c. 4 chức năng d. 5 chức năng
  4. Hoạt động điều hành các công việc chung như thủy lợi, giao thông, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường… thuộc chức năng nào của nhà nước? a. Chức năng thống trị chính trị b. Chức năng đối nội c. Chức năng đối ngoại d. Chức năng xã hội
  5. Nhà nước thành bang Xpac ở Hy Lạp thời cổ đại là điển hình của kiểu nhà nước nào sau đây? a. Nhà nước quân chủ chủ nô b. Nhà nước cộng hòa dân chủ chủ nô c. Nhà nước phong kiến tập quyền d. Nhà nước phong kiến phân quyền
  6. “Những hình thức của nhà nước tư sản thì hết sức khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một: chung quy lại thì tất cả những hình thức nhà nước ấy, vô luận thế nào, cũng tất nhiên phải là nền chuyên chính tư sản”. Câu nói này được trích trong tác phẩm nào sau đây? a. “Tư bản” của Mác và Ăngghen b. “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” của Ăngghen c. “Nhà nước và cách mạng” của Lênin d. “Phê phán cương lĩnh Gôta” của Mác
  7. Nguồn gốc sâu xa của cách mạng xã hội là gì? a. Mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa