Download BAI THU HOACH KINH TE CHINH TRI MAC - LENIN and more High school final essays Commercial Law in PDF only on Docsity!
BIÊN BẢN PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ NHÓM
1. Phân công nhiệm vụ các thành viên STT()*^ HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ GHI CHÚ 1 Nguyễn Văn A^ Tìm lài liệu 12 Trần Thị^ B^ Tổng hợp^ Nhóm trưởng 24 Nguyễn Thị^ C^ Đánh máy 31 45 46 57 61 *(): Ghi theo SỐ THỨ TỰ TRONG DANH SÁCH ĐIỂM DANH CỦA CÔ
- Đánh giá chất lượng công việc của thành viên STT HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO ĐIỂM NHÓM** 1 Nguyễn Văn A^ Tìm lài liệu^ A 12 Trần Thị^ B^ Tổng hợp^ A 24 Nguyễn Thị^ C^ Đánh máy^ B 31 C 45 A 46 A 57 B 61 D Lưu ý: Cách cho điểm A – Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao B – Chưa hoàn thành tốt hoặc chưa đúng thời gian nhóm yêu cầu C - Chưa hoàn thành tốt và chưa đúng thời gian nhóm yêu cầu D – Không hoàn thành nhiệm vụ Người lập bảng Trần Thị B
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
BÀI THU HOẠCH
MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
LHP: GE4092 – FR
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023- 2024
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN CHÂU THÀNH
MSSV: 0023412057
SỐ THỨ TỰ: 56
MỤC LỤC
1. THỊ TRƯỜNG LÀ GÌ? .......................................................................................
2. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG NHƯ THẾ NÀO ?..........................................
3. CÁC CHỦ THỂ BAO GỒM NHỮNG AI? VÀ VAI TRÒ THAM GIA CỦA
CÁC CHỦ THỂ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG? ………………………………………………………………………... 1
3.1. Người sản xuất ………………………………………………………………... 3.2. Người tiêu dùng ………………………………………………………………. 2 3.3. Các chủ thể trung gian ……………………………………………………….. 3.4. Nhà nước ……………………………………………………………………....
4. ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI VIỆC LÀM GIẢ , LÀM NHÁI SẢN PHẨM NGÀY CÀNG TRÀN LAN HIỆN NAY THÌ NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG CẦN PHẢI LÀM GÌ? …………………………………………………………….. 3 5. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA LÀ GÌ ?............................................ 5 6. TÍNH TẤT YẾU CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM ………………………………………………………………. 6 7. QUÁ TRÌNH CNH, HĐH SẼ DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, VÌ THẾ SONG SONG VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DẤT NƯỚC CHÚNG TA CẦN PHẢI CHÚ TRỌNG ĐẾN VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG …………………………………………………………………………. 8 8. NHỮNG ĐIỀU BẢN THÂN CẦN PHẢI THỰC HIỆN ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG …………………………………………………………………….….. 10 9. NGUỒN GỐC CỦA TIỀN TỆ ……………………………………………….. 10. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ ……………………………………………… 11. NHỮNG ƯU ĐIỂM KHI THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT .. 12. VÌ SAO ANH/CHỊ LẠI THÍCH VIỆC THANH TOÁN KHÔNG XÀI TIỀN MẶT ………………………………………………………………………………
3.1. Người sản xuất
- Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Người sản xuất bao gồm các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Họ là những người trực tiếp tạo ra của cải vật chất, sản phẩm cho xã hội để phục vụ tiêu dùng.
- Người sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận. Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội, mà còn tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn. Vì vậy, người sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa chọn sản xuất hàng hóa nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất với các yếu tố nào để có lợi nhất.
- Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, người sản xuất cần phải có trách nhiệm đối với con người; trách nhiệm cung cấp những hàng hóa, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội. 3.2. Người tiêu dùng
- Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Sức mua của người tiêu dùng là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của người sản xuất. Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất.
- Người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong định hướng sản xuất. Do đó, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, ngoài việc thỏa mãn nhu cầu của mình, người tiêu dùng cần phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội. 3.3. Các chủ thể trung gian
- Chủ thể trung gian là những cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
- Do sự phát triển của sản xuất và trao đổi dưới tác động của phân công lao động xã hội, làm cho sự tách biệt tương đối giữa sản xuất và trao đổi ngày càng sâu sắc; trên cơ sở đó xuất hiện những chủ thể trung gian trong thị trường. Những chủ thể này có vai trò ngày càng quan trọng để kết nối, trao đổi thông tin trong các quan hệ mua, bán.
- Nhờ vai trò của các chủ thể trung gian này mà nền kinh tế thị trường trở nên sống động, linh hoạt hơn. Hoạt động của các chủ thể trung gian trong thị trường làm tăng cơ hội thực hiện giá trị của hàng hóa cũng như thỏa mãn nhu cầu của người tiêu
dùng. Các chủ thể trung gian làm tăng sự kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm cho sản xuất và tiêu dùng trở nên ăn khớp với nhau.
- Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay, các chủ thể trung gian thị trường không chỉ có các trung gian thương nhân mà còn rất nhiều các chủ thể trung gian phong phú trên tất cả các quan hệ kinh tế như: trung gian môi giới chứng khoán, trung gian môi giới nhà đất, trung gian môi giới khoa học - công nghệ. Các trung gian trong thị trường không những hoạt động trên phạm vi thị trường trong nước mà còn trên phạm vi quốc tế. 3.4. Nhà nước
- Trong nền kinh tế thị trường, xét về vai trò kinh tế, nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, đồng thời thực hiện những biện pháp để khắc phục những khuyết tật của thị trường.
- Với trách nhiệm như vậy, một mặt, nhà nước thực hiện quản trị phát triển nền kinh tế thông qua việc tạo lập môi trường kinh tế tốt nhất cho các chủ thể kinh tế phát huy sức sáng tạo của họ. Việc tạo ra các rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh từ phía nhà nước sẽ kìm hãm động lực sáng tạo của các chủ thể sản xuất kinh doanh. Các rào cản như vậy phải được loại bỏ. Việc này đòi hỏi mỗi cá nhân có trách nhiệm trong bộ máy quản lý nhà nước cần phải nhận thức được trách nhiệm của mình là thúc đẩy phát triển, không gây cản trở sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
- Cùng với đó, nhà nước còn sử dụng các công cụ kinh tế để khắc phục các khuyết tật của nền kinh tế thị trường, làm cho nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả. Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, mọi quan hệ sản xuất và trao đổi, các hoạt động của các chủ thể đều chịu sự tác động bởi các quy luật kinh tế khách quan của thị trường; đồng thời chịu sự điều tiết, can thiệp của nhà nước qua việc thực hiện hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế. Mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết : của nhà nước ở từng nước, từng giai đoạn có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ can thiệp của chính phủ đối với thị trường, song tất cả các mô hình đều có điểm chung là không thể thiếu vai trò kinh tế của nhà nước 4. ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI VIỆC LÀM GIẢ , LÀM NHÁI SẢN PHẨM NGÀY CÀNG TRÀN LAN HIỆN NAY THÌ NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG CẦN PHẢI LÀM GÌ? Hiện nay, bên cạnh các loại hàng hóa có thương hiệu, đạt chất lượng thì vẫn còn tiểm ẩn những hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Những loại hàng này thường có giá
sử dụng hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng kém chất lượng.Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải nhập hàng có đầy đủ hoá đơn chứng từ, nguồn gốc rõ ràng, hàng hoá đầy đủ tem nhãn, đảm bảo chất lượng, còn hạn sử dụng
- Nghiêm khắc xử lý các hành vi sản xuất các loại hàng giả, hàng nhái hoặc các trường hợp tiếp tay cho các cơ sở vận chuyển và buôn bán các mặt hàng đó
- Ưu tiên vào việc kiểm soát tình hình vận chuyển từ nước ngoài vào tiêu thụ tại tỉnh ta, nhất là những tuyến đường và địa bàn trọng điểm giáp ranh như: Hương Sơn, Kỳ Anh, Nghi Xuân, TP Hà Tĩnh. Là những địa bàn thường xuyên tiêu thụ và nhập hàng hóa từ các nước lân cận
- Chú trọng kiểm tra những mặt hàng, sản phẩm dễ bị làm giả như: Phân bón, bánh kẹo, thực phẩm, mỹ phẩm
- Cần đầu tư nâng cao năng lực thực thi công vụ cho các lực lượng có chức năng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ như: Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, năng lực cho cán bộ công chức; đầu tư trang thiết bị nhận biết, phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; hỗ trợ phương tiện, kinh phí. CÂU 2 (4 điểm): Theo anh/chị vì sao quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam là tất yếu khách quan? Quá trình CNH, HĐH sẽ đến tình trạng ô nhiễm môi trường, điều đó có phải đang đi ngược lại với mục tiêu phát triển đất nước hay không? Bản thân anh/chị sẽ làm gì để góp phần giảm tác hại của ô nhiễm môi trường?
1. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA LÀ GÌ? Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản ở nước ta. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện nền sản xuất, doanh nghiệp và hoạt động xã hội từ sử dụng phổ biến lao động thủ công sang sử dụng phổ biến sức lao động, được đào tạo bằng công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao, tạo sự chuyển biến về chất trong mọi hoạt động của đời sống xã hội (trước hết là hoạt động sản xuất vật chất).
- Khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp Về mặt lịch sử, cho đến nay, loài người đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp và đang bắt đầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cụ thể:
- Cuộc cách mạng nghiệp lần thứ 1 khởi phát từ nước Anh, từ giữa thế kỷ XVIII- giữa thế kỷ XIX, tiền đề của cuộc cách mạng này xuất phát từ sự trưởng thành từ lực lượng sản xuất cho phép tạo ra bước đột phá về tư liệu lao động
- Cuộc cách mạng công ngiệp lần 2 từ nữa cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX, Nội dung của cuộc cách mạng này thể hiện ở việc sử dụng năng lượng điện và động cơ điện để tạo ra các dây chuyền sản xuất có tính chuyên môn hóa cao, chuyển từ nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện
- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu từ khoảng những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX đến cuối thế kỷ XX. Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng này là sự xuất hiện công nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra khí có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hóa vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và internet (thập niên 1990). Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã đưa tới những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ nổi bật trong giai đoạn này là: hệ thống mạng, máy tính cá nhân, thiết bị điện tử sử dụng công nghệ số và robot công nghiệp.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được đề cập lần đầu tiên tại Hội chợ triển lãm công nghệ Hannover (Cộng hòa liên bang Đức) năm 2011 và được Chính phủ Đức đưa vào “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” năm 2012. Gần đây, tại Việt Nam cũng như trên nhiều diễn đàn kinh tế thế giới, việc sử dụng thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với hàm ý có một sự thay đổi về chất trong lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thế giới. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được hình thành trên cơ sở cuộc cách mạng số, gắn với sự phát triển và phổ biến của internet kết nối vạn vật với nhau (Internet of Things IoT). Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có biểu hiện đặc trưng là sự xuất hiện các công nghệ mới có tính đột phá như trí tuệ nhân tạo, big data , in 3D.
- Đây là quá trình vận động khả năng, kinh nghiệm, trí tuệ,, bản lĩnh của người sáng tạo, sử dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại kết hợp với các giá trị truyền thống của dân tộc để đổi mới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, hướng tới một xã hội văn minh, hiện đại. Ngày nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã trở thành một tất yếu của sự phát triển, làn sóng mạnh mẽ tác động đến mọi quốc gia trên thế giới cũng như mọi mặt của đời sống xã hội. 2. TÍNH TẤT YẾU CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa được thực hiện cũng sẽ tăng cường tiềm lực cho an ninh, quốc phòng, góp phần nâng cao sức mạnh của an ninh, quốc phòng, đồng thời tạo điều kiện vật chất và tinh thần để xây dựng nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa. Như vậy, có thể khẳng định công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Nhân dân ta đã lựa chọn.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kính tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cấu hóa kinh tế và Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế 3. QUÁ TRÌNH CNH, HĐH SẼ DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, VÌ THẾ SONG SONG VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DẤT NƯỚC CHÚNG TA CẦN PHẢI CHÚ TRỌNG ĐẾN VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
- Quá trình CNH-HĐH là quá trình tất yếu của mỗi quốc gia cần phải làm để đưa đất nước phát triển vững mạnh nên Việt Nam cũng cần phải thực hiện quá trình này. Bên cạnh những thành tựu rực rỡ về khoa học và công nghệ thì chúng ta cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn lao về chính trị, văn hóa và đặc biệt là môi trường. Trong 2 thập kỷ đầu thế kỷ XXI, do sức ép gắt gao về dân số và sự phát triển kinh tế thiếu tính toán, các nguồn tài nguyên trên trái đất ngày càng cạn kiệt, môi trường bị suy thoái nghiêm trọng, thậm chí một số vùng còn bị phá hủy hoàn toàn. Hàng loạt các vấn đề về môi trường như biến đổi khí hậu, hiện tượng băng tan nước biển dâng, suy thoái tầng ozon, suy thoái đa dạng sinh học, ô nhiễm và suy thoái tài nguyên đất và nước ngọt.... đang là những thách thức đối với sự tồn tại của loài người, của trái đất, Việt Nam cũng không nằm ngoài những thách thức này. Đại hội XIII của Đảng (năm 2021) xác định quan điểm về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế: Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền
kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát huy tối đa lợi thế của các vùng, miền; phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, người yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số Có nghĩa là, cần cụ thể hóa nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường, tiếp cận mô hình tăng trưởng xanh đã được đề cập trong văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ XI. Trong đó, Nhà nước cần dành sự quan tâm đặc biệt để xây dựng năng lực nội sinh nhằm sử dụng và phát triển các công nghệ tiết kiệm tài nguyên, nguyên liệu, năng lượng, vì đây là động lực chủ yếu để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng phát triển bền vững. Một nghiên cứu của VCCI cho thấy, có khoảng trên 70% máy móc thiết bị ở nước ta sử dụng công nghệ cũ; 70% đã khấu hao hết và gần 50% là máy móc cũ, hoặc vừa mới tân trang được nhập vào. Thực tế này là một thách thức đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị lớn nhằm tạo ra bước đột phá lớn trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Bước đột phá ở đây là chuyển đổi quyết liệt từ cơ chế nặng về ''bao cấp ”, '' xin cho ” sang cơ chế kinh tế hóa, tài chính hóa trong quản lý tài nguyên, môi trường. Thực tế hiện nay, nhà nước bỏ ra rất nhiều kinh phí, trang thiết bị và nguồn nhân lực cho công tác điều tra tài nguyên khoáng sản, khí tượng, thủy văn... nhưng thường là cung cấp không hoặc với khoản phí không đáng kể cho các nhà đầu tư. Đó là sự bù đắp không cân xứng dẫn đến không đủ nguồn lực cho công tác quy hoạch tài nguyên và môi trường. Nhà nước cũng cần sử dụng công cụ tài chính nhằm khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệ sạch; sản xuất và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các sản phẩm và bao bì không gây hại hoặc ít gây hại đến môi trường; tái chế và sử dụng các sản phẩm tái chế.
- Thực tiễn phát triển nước ta trong những năm gần đây khẳng định, chúng ta có đủ năng lực, điều kiện để chuyên đổi thành công sang mô hình phát triển bền vững. Kinh nghiệm phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, cơ khí tự động hóa, công nghệ vật liệu cũng như việc chế tạo thành công các sản phẩm nano, những thành tựu trong công nghệ sinh học, cùng với năng lực sáng tạo trong toán học, vật lý học, hóa học... cho thấy nếu có đủ quyết tâm và cách sáng tạo, phù hợp, chúng ta sẽ nhanh chóng bước vào quỹ đạo phát triển hiện đại mà 21 quốc gia thành viên
- Tham gia các câu lạc bộ, hội nhóm vì cộng đồng, các chiến dich hoạt động mùa hè xanh, bảo vệ môi trường để có cơ hội được cống hiến sức mình làm sạch thành phố và môi trương xung quanh
- Có ý thức sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường, nói không với bao nilong, các loại vật liệu khó phân hủy
- Tuyên truyền vận động mọi người có ý thức và chung tay cùng nhau trồng thêm cây xanh, giảm việc xả rác chất thải bừa bãi
- Luôn tiết kiệm điện nước khi cần thiết, và ưu tiên sử dụng các vật dụng dùng năng lượng sạch như nắng, gió như vậy sẽ hạn chế được ảnh hưởng của heieuj ứng nhà kính **CÂU 3 (3 điểm): Trình bày nguồn gốc và chức năng của tiền tệ. Theo anh/chị việc thanh toán không dùng tiền mặt có những ưu thế gì? Vì sao anh/chị thích/không thích việc thanh toán này.
- NGUỒN GỐC:** Giá trị của hàng hóa là trừu tượng, chúng ta không nhìn thấy giá trị như nhìn thấy hình dáng hiện vật của hàng hóa; giá trị của hàng hóa chỉ được bộc lộ ra trong quá trình trao đổi thông qua các hình thái biểu hiện của nó. Theo tiến trình lịch sử phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, những hình thái của giá trị cũng trải qua quá trình phát triển từ thấp tới cao. Quá trình này cũng chính là lịch sử hình thành tiền tệ. Nghiên cứu lịch sử hình thành tiền tệ sẽ giúp lý giải một cách khoa học nguyên nhân vì sao tiền có thể mua được hàng hóa. Cụ thể: + Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: Đây là hình thái ban đầu của giá trị xuất hiện trong thời kỳ sơ khai của trao đổi hàng hóa. Khi đó, việc trao đổi giữa các hàng hóa với nhau mang tính ngẫu nhiên. Người ta trao đổi trực tiếp hàng hóa này lấy hàng hóa khác. Tức là khi ông A có 1 con vịt, ông A có thể đổi với bà B 1 con gà hoặc bất cứ thứ gì bà B có mà không tính đến giá trị của các loại hàng hóa đó như thế nào + Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: Khi trình độ phát triển của sản xuất hàng hóa được nâng lên, trao đổi trở nên thường xuyên hơn, một hàng hóa có thể được đặt trong mối quan hệ với nhiều hàng hóa khác. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng xuất hiện. Ví dụ: 1A = 2B; hoặc 1A = 3C; hoặc 1A = 5D, tức là khi ông A có 5 con gà và đổi được 1 con heo của bà B, tức và vật ngang giá của 1 con heo sẽ bằng 5 con gà. Hình thái vật ngang giá đã được mở rộng ra ở nhiều hàng hóa khác nhau. Hạn chế của hình thái này ở chỗ vẫn chỉ là trao đổi trực tiếp với những tỷ lệ chưa cố định.
+ Hình thái chung của giá trị: Việc trao đổi trực tiếp không còn thích hợp khi trình độ sản xuất hàng hóa phát triển cao hơn, chủng loại hàng hóa càng phong phú hơn. Trình độ sản xuất này thúc đẩy sự hình thành hình thái chung của giá trị. Ví dụ: 2B; hoặc 3C; hoặc 5D; = 1A. Tức là khi ông A có 1 trâu, ông B muốn đổi để lấy con trâu đó thì ông B phải có vật ngang giá là 2 con heo, hoặc 20 con vịt. Vậy giá trị của 1 vật được xác đinh rõ ràng hơn bằng số lượng cụ thể của các vật khác để làm vật ngang giá. Tuy vậy, giữa các vùng lãnh thổ khác nhau trong cùng một quốc gia có thể có những quy ước khác nhau về loại hàng hóa làm vật ngang giá chung Khắc phục hạn chế này, hình thái giá trị phát triển hơn xuất hiện. + Hình thái tiền: Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa, sản xuất hàng hóa và thị trường ngày càng mở rộng, thì tình hình có nhiều vật làm ngang giá chung sẽ gây trở ngại cho trao đổi giữa các địa phương trong một quốc gia. Do đó, đòi hỏi khách quan là cần có một loại hàng hóa làm vật ngang giá chung thống nhất. Ví dụ: 2B; 3C; 5D;... = 0,1 gr vàng. Vàng trong trường hợp này trở thành vật ngang giá chung cho thế giới hàng hóa. Vàng trở thành hình thái tiền của giá trị. Tiền vàng trong trường hợp này trở thành vật ngang giá chung cho thế giới hàng hóa vì tiền có giá trị. Lượng lao động xã hội đã hao phí trong đơn vị tiền được ngầm hiểu đúng bằng lượng lao động đã hao phí để sản xuất ra các đơn vị hàng hóa tương ứng khi đem đặt trong quan hệ với tiền. Như vậy, về bản chất, tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, là kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá chung cho thế giới hàng hóa. Tiền là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa. Tiền phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hóa. Hình thái giản đơn là mầm mống sơ khai của tiền.
**2. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN:
- Thước đo giá trị:** Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác. Muốn đo lường giá trị của các hàng hóa, bản thân tiên phải có giá trị. Để thực hiện chức năng đo lường giá trị, không nhất thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với một lượng vàng nhất định một cách tưởng tượng. Sở dĩ có thể thực hiện được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ này là thời gian lao động xã hội cần thiết đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa. Như vậy, giá cả hàng hóa là hình thức biểu hiện bằng tiên của giá trị hàng hóa. Giá trị là cơ sở của giá cả. Trong khi các điều kiện khác không thay đổi, nếu giá trị
- Trong xã hội hiện đại và phát triển ngày nay, việc sử dụng tiền mặt đã nảy sinh nhiều bất cập như: Bất tiện khi giao dịch với số lượng lớn, độ an toàn không cao cũng như bảo quản khó khăn. Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, Thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống hiện đại, với nhiều lợi ích mang lại đối với nhà nước và các bên tham gia.
- Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong những tháng đầu năm nay đã tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành công nghiệp tài chính nói riêng và toàn nền kinh tế Việt Nam nói chung.
- Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán nội địa của thẻ ngân hàng đã tăng lên đáng kể. Các tính năng, tiện ích đã được tích hợp vào thẻ ngân hàng để người tiêu dùng có thể thanh toán hàng hóa, dịch vụ một cách đơn giản, nhanh chóng. Song song với đó, các ngân hàng cũng đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ, độ an toàn, bảo mật trong thanh toán thẻ.
- Hiện nay, người dân cũng đã hiểu được những lợi ích mà thanh toán không dùng tiền mặt đem lại. Nếu như trước đây bạn luôn phải mang theo tiền mặt khi đi ăn uống, mua sắm thì giờ đây chỉ với một tấm thẻ hay điện thoại di động là đã hoàn tất quá trình thanh toán. Các cửa hàng, quán cafe, nhà hàng, đã chuẩn bị sẵn những thiết bị cần thiết để người tiêu dùng có thể thanh toán bằng nhiều phương thức khác nhau. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả người bán và người mua. **- Đối với kinh tế - xã hội
- Thứ nhất:** sẽ giảm được chi phí xã hội: Thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho các cơ quan tài chính giảm chi phí in ấn, vận chuyển, kiểm soát và lưu trữ tiền. + Thứ hai: sẽ làm giảm lạm phát: Lạm phát xảy ra khi đồng tiền bị mất giá. Nếu như dòng tiền mặt trong lưu thông trong nền kinh tế không nhiều thì việc xảy ra lạm phát cũng được giảm thiểu. + Thứ ba: Minh bạch nền kinh tế, giúp phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố: Những tên tội phạm thường dựa vào những khe hở khi sử dụng tiền mặt để mua sắm vũ khí bất hợp pháp, việc kiểm soát được tiền mặt ở mức thấp giúp hạn chế được những hành vi đó. - Đối với cá nhân
+ Thứ nhất: Nhanh chóng, an toàn: Người tiêu dùng không phải trực tiếp mang tiền đến thanh toán cho người bán như trước đây. Nhờ đó, vấn đề an toàn cũng được đảm bảo, hạn chế được các tình trạng mất cắp, rơi tiền,... + Thứ hai: Giúp chúng ta tiết kiệm: Bên cạnh việc giúp tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian giao dịch thì thanh toán không dùng tiền mặt còn mang đến cho người tiêu dùng hiện nay nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Mục đích là để kích cầu tiêu dùng, đồng thời mở rộng mạng lưới thanh toán không dùng tiền mặt ở phạm vi rộng hơn. + Thứ ba: Độ chính xác cao: Khi sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, người tiêu dùng không còn phải lo lắng đã kiểm đếm đúng, đủ tiền hay chưa. Bởi vì các ứng dụng thanh toán cho phép người dùng nhập số tiền chính xác đến từng đồng.
4. VÌ SAO ANH/CHỊ LẠI THÍCH VIỆC THANH TOÁN KHÔNG XÀI TIỀN MẶT
- Tôi thích cách thanh toán không dùng tiền mặt vì những tiện lợi mà nó đem lại giúp tôi thuận tiện hơn trong công việc và các mặt khác trong đời sống, thay vì tôi đem theo trong người 30 triệu để đi du lịch thì tôi chỉ cần đem theo 1 chiếc thẻ ngân hàng rất dễ cất giữ và gọn gàng
- Thanh toán khi mua hàng không quá phức tạp mà rất dễ dàng và nhanh chóng, thay vì phải đếm lại tiền để thanh toán thì chỉ cần 1 cái quẹt thẻ là đã thanh toán xong và không cần phải đếm hoặc nhận tiền thừa.
- Thanh toán ở xa mà không cần phải đến trực tiếp của hàng để mua, giúp tiết kiệm thời gian cũng như công sức. VD: tôi muốn mua 1 chiếc xe đạp, 1 quyển sách, 1 cái đèn chỉ cần lên trang thương mại để tìm và đặt sản phẩm đó, thanh toán qua thẻ ngân hàng và trả phí vận chuyển, và người bán sẽ chuyển giao sản phẩm đó đến trực tiếp đến nhà.
- Bên cạnh đó, việc thanh toán không dùng tiền mặt còn đem lại nhiều lợi ích to lớn đối với xã hội và việc phát triển kinh tế đất nước. Giảm chi phí in ấn tiền, chi phí vận chuyển, kiểm đếm và bảo quản tiền. Hạn chế được lượng tiền mặt lưu thông, giúp giảm thiểu lạm phát, ổn định nền kinh tế quốc dân. Thu hút nhiều hơn các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội, tăng nguồn vốn đầu tư, mở rộng sản xuất. Tăng cường hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, tội phạm kinh tế. Tham gia cải cách hành chính nhà nước, xây dựng chính phủ điện tử. Góp phần đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng. Đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao của xã hội trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.