


Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
bài tập cơ bản luật thương mại
Typology: Cheat Sheet
1 / 4
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
*Câu 1 : Giống nhau
Chủ thể Có ít nhất 1 bên là thương nhân. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Cá nhân, tổ chức có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân Mục đích Chuyển giao quyền sở hữu từ bên bán sang bên mua nhằm mục đích sinh lợi. Chuyển giao quyền sở hữu từ bên bán sang bên mua với nhiều mục đích khác nhau như là tiêu dùng, để ở, tặng cho, kiếm thêm một phần thu nhập nhờ chênh lệch giá,… Thời điểm chuyển quyền sở hữu Quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao. CSPL: Điều 62 Luật Thương mại 2005 Sau khi các bên thực hiện nghĩa vụ trả tiền và nhận tài sản. Đối với những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sau khi đăng ký quyền sở hữu và được cấp đăng ký hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu thì người mua có quyền sở hữu. CSPL: Điều 161 Bộ luật Dân sự 2015 Pháp luật điều chỉnh Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại Bộ luật Dân sự *Câu 2 : Khái niệm mua bán hàng hóa trong thương mại Theo Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 , mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Mua bán hàng hóa được xác định là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi. Bao gồm nhiều hoạt động như trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại… Mua bán hàng hoá được phân biệt với các giao dịch dân sự thông thường (ví dụ: cho, tặng, trao đổi không vì lợi nhuận). ***Đặc điểm của mua bán hàng hoá
Quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại quốc tế không chỉ được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật trong nước mà còn bởi các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế. Ví dụ về công ước Viên 1980 (CISG) quy định về giao kết hợp đồng, nghĩa vụ của các bên và xử lý vi phạm, được ưu tiên áp dụng giữa các quốc gia thành viên. Bên cạnh đó, các tập quán thương mại quốc tế như Incoterms và UCP 600 cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn hóa các điều kiện giao nhận hàng hóa và thanh toán, giúp các bên dễ dàng tuân thủ mà không phải dựa vào từng hệ thống pháp luật quốc gia. Câu 3 : Tình huống *Xét luật điều chỉnh: Công ty A và Công ty B đều là thương nhân và hoạt động mua bán xăng ở đây là nhằm mục đích sinh lời, vậy luật điều chỉnh trong tình huống này là Luật Thương mại 2005 Thứ nhất, về thời điểm chuyển rủi ro, địa điểm giao hàng theo thỏa thuận là kho chứa của Công ty A. Theo Điều 57 Luật Thương mại 2005 chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa sẽ chuyển sang Công ty A khi hàng hóa được giao cho Công ty A khi hai bên đã thỏa thuận địa điểm giao hàng. Mặc dù Công ty A chưa thể nhập xăng vào bồn chứa do sự cố kỹ thuật, nhưng nhân viên Công ty A đã hướng dẫn tài xế đưa xe bồn vào bãi đỗ của Công ty A. Bãi đỗ xe thuộc quyền kiểm soát của Công ty A, và việc xăng bị mất xảy ra tại đây. Do đó, rủi ro về hàng hóa đã chuyển cho Công ty A khi họ chỉ định địa điểm chờ (bãi đỗ xe) và tài xế Công ty B thực hiện theo hướng dẫn này. Thứ hai, về miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm, theo Điểm b Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005 về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm và theo Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp bất khả kháng hay còn gọi là sự kiện bất khả kháng như sau: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”. Nguyên nhân là do trời mưa to mấy ngày trước làm đất ở chân tường bị sụt. Tuy nhiên, việc này cũng là dấu hiệu khiến Công ty A phải lường trước được nguy hiểm sẽ xảy ra và phải có biện pháp khắc phục như kiểm tra và gia cố lại bức tường. Vậy Công ty A không được miễn trách nhiệm. ⇒ Kết luận: Trong trường hợp này, Công ty A vẫn phải trả số tiền xăng trên cho Công ty B. Vì Công ty B đã thực hiện nghĩa vụ giao hàng đúng hợp đồng, và sự cố xảy ra khi xe bồn ở trong khu vực do Công ty A kiểm soát. Thiệt hại do tường sập là lỗi của Công ty A vì không bảo trì cơ sở hạ tầng, nên không thể viện dẫn sự kiện bất khả kháng để từ chối trách nhiệm.