Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Bai bao khoa hoc 135_12.2016_-70-72, Papers of Information Technology

Bai bao khoa hoc 135_12.2016_-70-72

Typology: Papers

2023/2024

Uploaded on 03/31/2025

tuan-nguyen-duy-2
tuan-nguyen-duy-2 🇻🇳

1 document

1 / 3

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
? NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC
70KHOA HỌC GIÁO DỤC
1. Đặt vấn đề
Trong xu thế hội nhập quốc tế, giáo dục Việt Nam
nói chung, giáo dục tỉnh Thái Bình nói riêng đang đứng
trước những thời cơ mới nhưng cũng nhiều thách thức
mới. Để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh
góp phần xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, yêu cầu đặt ra đối với
Trường Đại học Thái Bình cần đưa ra các giải pháp đảm
bảo chất lượng để từng bước nâng cao chất lượng đào
tạo, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ
trực tiếp cho sự phát triển của tỉnh. Trong bối cảnh này,
Trường Đại học Thái Bình cần xây dựng hệ thống đảm
bảo chất lượng, vận hành hiệu quả, đảm bảo chất lượng
từ đầu vào, quá trình đến đầu ra sẽ nâng cao chất lượng.
2. Một số khái niệm cơ bản liên quan
- Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu (Thông
tư 62/2012/TT-BGDĐT, Quy định về quy trình và chu kì
kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng
và trung cấp chuyên nghiệp). Mục tiêu ở đây được hiểu
theo nghĩa rộng, bao gồm sứ mạng, các mục đích, đặc
điểm của trường. Mục tiêu phải phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ và nguồn lực của trường. Mục tiêu do trường
xác định cũng phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh, của đất nước. Sự phù hợp với mục
tiêu cũng đề cập đến những yêu cầu về đầu ra, hiệu quả
của đầu tư. Chất lượng là để đạt được các mục tiêu đó.
- Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) là hoạt
động đánh giá và công nhận mức độ cơ sở giáo dục
(CSGD) đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục về mục tiêu,
nội dung, chương trình giáo dục.
- Tự đánh giá (TĐG) là quá trình CSGD tự xem xét,
nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để báo cáo
về tình trạng chất lượng giáo dục, hiệu quả hoạt động
đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất
và các vấn đề liên quan khác để CSGD tiến hành điều
chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt
tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
3. Vai trò của kiểm định chất lượng giáo dục
Thứ nhất, KĐCLGD giúp nhà trường xem xét, đánh
giá toàn bộ hoạt động của nhà trường một cách có hệ
thống, để từ đó điều chỉnh các hoạt động của trường
theo một chuẩn mực nhất định.
Thứ hai, KĐCLGD giúp nhà trường hệ thống toàn
bộ các văn bản, lưu trữ văn bản quản lí theo một trình
tự khoa học. Hình thành trong mỗi cá nhân ý thức trong
việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu, văn bản và thực hiện theo
đúng vị trí việc làm.
Thứ ba, KĐCLGD giúp nhà trường đảm bảo
nâng cao chất lượng.
Trong đó, hệ thống Đảm bảo chất lượng (ĐBCL)
bao gồm: ĐBCL bên trong và ĐBCL bên ngoài.
* ĐBCL bên trong gồm các thành tố: Đầu vào -
Quá trình - Đầu ra
Các quá trình tương tác của ĐBCL bên trong được
biểu thị qua Sơ đồ 1.
+ Đầu vào (input): Bao gồm từ quy trình tuyển sinh,
chất lượng đội ngũ giảng viên, đảm bảo cơ sở vật chất.
+ Quá trình (process): Đổi mới phương pháp giảng
dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá, đổi mới nội dung,
chương trình, xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp với đơn vị
tuyển dụng lao động...
+ Đầu ra (output): Chất lượng sinh viên tốt nghiệp
(bằng tốt nghiệp xếp loại học lực khá, giỏi, trung bình...).
+ Đầu ra (outcomes): SV ra trường làm đúng
chuyên ngành đào tạo và làm được việc; đơn vị sử dụng
lao động hài lòng về chất lượng đào tạo; sự thăng tiến
trong công việc.
VAI TRÒ CỦA KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐO TẠO
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI BÌNH
VŨ THỊ DUNG
Trường Đại học Thái Bình
Email: thuydungtbu@gmail.com
Tóm tắt: Kiểm định chất lượng vừa là công cụ nhưng cũng là mục đích để hướng tới đảm bảo và nâng cao chất
lượng đào tạo của nhà trường. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng cần quản lí tốt các thành tố: Đầu vào; quá trình; đầu
ra. Khi trường đạt kiểm định chất lượng sẽ khẳng định vị thế và uy tín; trở thành một trong những cơ sở giáo dục đại học
trọng điểm của khu vực và của cả nước. Trường sẽ là nơi cung cấp trực tiếp nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh, đặc
biệt trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Từ khóa: Kiểm định chất lượng giáo dục; đảm bảo chất lượng; chất lượng đào tạo; tự đánh giá.
(Nhận bài ngày 02/11/2016; Nhận kết quả phản biện và chỉnh sửa ngày 01/12/2016; Duyệt đăng ngày 27/12/2016).
pf3

Partial preview of the text

Download Bai bao khoa hoc 135_12.2016_-70-72 and more Papers Information Technology in PDF only on Docsity!

? NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC

70 • KHOA HỌC GIÁO DỤC

1. Đặt vấn đề Trong xu thế hội nhập quốc tế, giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục tỉnh Thái Bình nói riêng đang đứng trước những thời cơ mới nhưng cũng nhiều thách thức mới. Để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh góp phần xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, yêu cầu đặt ra đối với Trường Đại học Thái Bình cần đưa ra các giải pháp đảm bảo chất lượng để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ trực tiếp cho sự phát triển của tỉnh. Trong bối cảnh này, Trường Đại học Thái Bình cần xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng, vận hành hiệu quả, đảm bảo chất lượng từ đầu vào, quá trình đến đầu ra sẽ nâng cao chất lượng. 2. Một số khái niệm cơ bản liên quan

  • Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu (Thông tư 62/2012/TT-BGDĐT, Quy định về quy trình và chu kì kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp). Mục tiêu ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm sứ mạng, các mục đích, đặc điểm của trường. Mục tiêu phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và nguồn lực của trường. Mục tiêu do trường xác định cũng phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của đất nước. Sự phù hợp với mục tiêu cũng đề cập đến những yêu cầu về đầu ra, hiệu quả của đầu tư. Chất lượng là để đạt được các mục tiêu đó.
  • Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) là hoạt động đánh giá và công nhận mức độ cơ sở giáo dục (CSGD) đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục về mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục.
  • Tự đánh giá (TĐG) là quá trình CSGD tự xem xét, nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng giáo dục, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các vấn đề liên quan khác để CSGD tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. 3. Vai trò của kiểm định chất lượng giáo dục Thứ nhất, KĐCLGD giúp nhà trường xem xét, đánh giá toàn bộ hoạt động của nhà trường một cách có hệ thống, để từ đó điều chỉnh các hoạt động của trường theo một chuẩn mực nhất định. Thứ hai, KĐCLGD giúp nhà trường hệ thống toàn bộ các văn bản, lưu trữ văn bản quản lí theo một trình tự khoa học. Hình thành trong mỗi cá nhân ý thức trong việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu, văn bản và thực hiện theo đúng vị trí việc làm. Thứ ba , KĐCLGD giúp nhà trường đảm bảonâng cao chất lượng. Trong đó, hệ thống Đảm bảo chất lượng (ĐBCL) bao gồm: ĐBCL bên trong và ĐBCL bên ngoài. *** ĐBCL bên trong** gồm các thành tố: Đầu vào - Quá trình - Đầu ra Các quá trình tương tác của ĐBCL bên trong được biểu thị qua Sơ đồ 1.
  • Đầu vào (input): Bao gồm từ quy trình tuyển sinh, chất lượng đội ngũ giảng viên, đảm bảo cơ sở vật chất.
  • Quá trình (process): Đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá, đổi mới nội dung, chương trình, xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp với đơn vị tuyển dụng lao động...
  • Đầu ra (output): Chất lượng sinh viên tốt nghiệp (bằng tốt nghiệp xếp loại học lực khá, giỏi, trung bình...).
  • Đầu ra (outcomes): SV ra trường làm đúng chuyên ngành đào tạo và làm được việc; đơn vị sử dụng lao động hài lòng về chất lượng đào tạo; sự thăng tiến trong công việc.

VAI TRÒ CỦA KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI BÌNH

VŨ THỊ DUNG

Trường Đại học Thái Bình Email: thuydungtbu@gmail.com Tóm tắt: Kiểm định chất lượng vừa là công cụ nhưng cũng là mục đích để hướng tới đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng cần quản lí tốt các thành tố: Đầu vào; quá trình; đầu ra. Khi trường đạt kiểm định chất lượng sẽ khẳng định vị thế và uy tín; trở thành một trong những cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của khu vực và của cả nước. Trường sẽ là nơi cung cấp trực tiếp nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh, đặc biệt trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay. Từ khóa: Kiểm định chất lượng giáo dục; đảm bảo chất lượng; chất lượng đào tạo; tự đánh giá. (Nhận bài ngày 02/11/2016; Nhận kết quả phản biện và chỉnh sửa ngày 01/12/2016; Duyệt đăng ngày 27/12/2016).

NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC @

SỐ 135 - THÁNG 12/2016 • 71

  • Nâng cao chất lượng : Cải tiến liên tục để đáp ứng nhu cầu xã hội, phát huy thế mạnh của trường, khắc phục tồn tại, hạn chế để nâng cao chất lượng.
  • Hệ thống con về kiểm soát chất lượng thực hiện quá trình hoạt động giáo dục (Đầu vào- Quá trình- Đầu ra) thông qua việc thiết lập và đo/đánh giá các chỉ số đầu ra hay quá trình, nhằm ngăn chặn các sai sót hay tiến độ thực hiện so với kế hoạch đặt ra.
  • Hệ thống con về đánh giá kết quả đạt được của giáo dục, thông qua việc thiết lập và đo/đánh giá các chỉ số kết quả đầu ra và tác động, để ghi nhận việc đạt tới điều chỉnh mục tiêu cụ thể và mục tiêu chung của trường. *** ĐBCL bên ngoài** : Chính sách hỗ trợ của nhà nước, gắn kết của đơn vị sử dụng lao động với CSGD, cơ quan kiểm định độc lập. Thứ tư, KĐCLGD là điều kiện cần để nhà trường tiến tới đánh giá ngoài và thực hiện mục tiêu chiến lược đến năm 2020 trường là CSGD đạt chuẩn Quốc gia. Thứ năm, KĐCLGD làm cơ sở, căn cứ cho người học và nhà tuyển dụng lựa chọn CSGD để học tập, để đầu tư.
  • CSGD đại học được chứng nhận là đạt tiêu chuẩn KĐCL người học yên tâm học tập và lựa chọn trường học, chuyên ngành học, học liên thông cùng chuyên ngành tại các CSGD đại học cùng đạt kiểm định chất lượng.
  • Các đơn vị sử dụng lao động yên tâm tuyển dụng những SV được đào tạo từ CSGD đại học đã được kiểm định và đạt tiêu chuẩn chất lượng. Chuẩn đầu ra (CĐR) được xây dựng trên cơ sở đóng góp ý kiến của nhà tuyển dụng để gắn kết chặt chẽ với nhu cầu xã hội. Thứ sáu, KĐCLGD giúp nhà trường giải trình với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo về chất lượng đào tạo của nhà trường.

4. Thực tiễn công tác kiểm định chất lượng giáo dục của Trường Đại học Thái Bình

  • Công tác KĐCLGD là một công việc khó và còn khá mới mẻ đối với các CSGD đại học nói chung và đối với Trường Đại học Thái Bình nói riêng. Trong thời gian qua, Ban Giám hiệu nhà trường đã và đang quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện theo các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tuy nhiên công tác này chưa được thực hiện một cách liên tục và chưa quyết liệt.
  • Nhận thức về KĐCLGD của nhiều cán bộ, giảng viên, công nhân viên trong trường còn hạn chế, coi công tác KĐCLGD là một công việc làm tốn thời gian, mất nhiều công sức, nên quá trình thực hiện còn mang tính hình thức, chiếu lệ chưa đi vào thực chất, hoạt động đánh giá chưa khách quan.
  • Đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác KĐCLGD còn yếu và thiếu.
  • Kinh phí cho hoạt động KĐCLGD còn hạn chế; rất khó trong việc triển khai các hoạt động đánh giá, lấy ý kiến của cựu sinh viên và đơn vị sử dụng lao động về năng lực làm việc của người học sau khi tốt nghiệp.
  • Cơ chế và chính sách cho công tác KĐCLGD còn chung chung, chưa rõ ràng, không khuyến khích khả năng làm việc của những người tham gia viết báo cáo TĐG. 5. Đề xuất một số giải pháp Một là , hàng năm định kì tiến hành TĐG toàn bộ các hoạt động của nhà trường dựa theo Bộ Tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo một cách khách quan và trung thực. Hai là, sau khi hoàn thành báo cáo TĐG, các đơn vị liên quan triển khai kế hoạch khắc phục và cải tiến những điểm còn tồn tại được xác định ở từng tiêu chí cụ thể; có sự cân nhắc và ưu tiên tùy vào nhu cầu và nguồn lực hiện có của trường. Ba là, trường cần tiếp tục mời các đơn vị sử dụng lao động, các sở, ban, ngành về trường tham gia, đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Bốn là, nhà trường cần quan tâm hơn nữa về công tác KĐCLGD; sự chỉ đạo quyết liệt, sự tham gia, vào cuộc của cả tập thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên trong toàn trường. Năm là, nhà trường cần đưa ra cơ chế và chính sách rõ ràng trong quá trình thực hiện công tác KĐCLGD: Việc hoàn thành báo cáo TĐG có chất lượng và theo đúng
  • Hội nhập quốc tế
  • Chính sách Nhà nước
  • Nhu cầu về nhân lực, cần sản phẩm có chất lượng cao BỐI CẢNH ĐẦ U VÀO QUÁ TRÌNH ĐẦ U RA (Ch ỉ (^) tiêu) KẾ T QU Ả ĐẦ U RA (M ục tiên c ụ (^) th ể) TÁC (^) ĐỘ NG (M ục tiêu chung) -Quá trình dạy- học;
  • Quá trình kiểm tra, đánh giá;
  • Đổi mới nội dung, chương trình, mục tiêu môn học;
  • Xây dựng CĐR; Kiểm soát chất lượng thực hiện quá trình giáo dục (KĐCLGD) Đánh giá kết quả giáo dục (Đơn vị SDLĐ) SDSDSDSDLĐ
  • Quy trình tuyển sinh;
  • CSVC;
  • ĐNGV; (Ghi chú: CSVC: Cơ sở vật chất; ĐNGV: Đội ngũ giảng viên; CĐR: Chuẩn đầu ra; SDLĐ: Sử dụng lao động). Sơ đồ 1: ĐBCL bên trong tại cơ sở đào tạo